Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đc sử dụng trong câu thơ:
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong lòng người có ngọn sóng nào không.
(Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc nhìn từ biển)
Giúp em với mọi người oiiiiii
PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) : Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa Trong hồn người có ngọn sóng nào không? Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo Lạc Long cha nay chưa thấy trở về Lời cha dặn phải giữ từng thước đất Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi (Trích Tổ quốc nhìn từ biển- Nguyễn Việt Chiến, Báo Thanh niên, 28/05/2011) a, Xác định phương thức biểu đạt chính ? Thể thơ? (0.5) b, Nêu nội dung chính của đoạn thơ ? (1.0) c, Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ có trong hai câu thơ in đậm? (1.5). PHẦN II: LÀM VĂN( 7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Từ đoạn thơ trong phần Đọc - hiểu ,em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi một người dân đối với biển đảo quê hương Chỉ cần câu đoạn văn thôi ạ
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ u Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không?
Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi
(Trích Tổ quốc nhìn từ biển- Nguyễn Việt Chiến, Báo Thanh niên, 28/05/2011)
a, Xác định phương thức biểu đạt chính ? Thể thơ?
b, Nêu nội dung chính của đoạn thơ ?
c, Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ có trong hai câu thơ in đậm?
Cho mình hỏi nội dung của đoạn thơ sau với.mình đang rất cần,giúp mình.
Đọc đoạn thơ sau:
TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN
Nguyễn Việt Chiến
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không
Bài thơ rất hay em thấy trái tim mình đang rung lên những sợi dây cảm xúc dạt dào về biển đảo quê hương. Em nguyện hóa thân cho dáng hình xứ sở để làm nên đất nước muôn đời. Biển đảo quê hương là một phần máu thịt của anh em ta, ngực biển chưa bao giờ nguôi những nhịp đập phập phồng của những con sóng cả dựng đứng chấm trời, em xin một lòng khắc ghi tất cả những trang sử bi tráng hào hùng của dân tộc, giữ trong tim mình hình ảnh của những người lính biển không tiếc tuổi đôi mươi cống hiến cuộc đời tuổi trẻ nơi đảo xa để hoàn thành nhiệm vụ BẢO VỆ TỔ QUỐC. Trái tim em ở với đất liền những vẫn đang đợi chờ tiếng gọi của Tổ quốc quyết ra đi, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh
Phút giải lao của các chiến sĩ trực chiến trên đảo. Ảnh: A.Đ
(THO) - Bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đăng trên báo Thanh Niên ngày 28 tháng 5 năm 2011, sau sự kiện ngày 26 tháng 5 năm 2011, tầu hải giám Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp quang thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam trong vùng biển Việt Nam. Bài thơ đã được bạn đọc cả nước mến mộ và nhạc sĩ Phạm Minh Thuận đã phổ nhạc bài hát. Ngày 1-5-2014 vừa qua, Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương 981 lên vùng biển chủ quyền Việt Nam, gây nên làn sóng phản đối Trung Quốc trong và ngoài nước. Dịp này, bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của Nguyễn Việt Chiến lại được nhiều người nhắc đến.
Bài thơ có mười khổ, mỗi khổ bốn câu theo thể thơ tự do. Mỗi câu thơ đọc lên, ta cảm như có tiếng nấc uất nghẹn, đau xót tận tâm can khi những câu thơ dẫn dắt về khoảng thời gian dằng dặc mấy ngàn năm, máu người Việt tưới xanh cỏ nước Việt, nhằm chống giặc ngoại xâm để giữ lấy hòa bình và độc lập dân tộc:“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển/ Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa/.../ Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc/ Các con nằm thao thức phía Trường Sơn/ Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả/ Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn”. Đọc khổ thơ mở đầu của bài, ta bỗng nhớ đến câu ca của những người dân biển: “Đến mùa tu hú kêu thanh/ Cá chuồn đã mãn mà anh chưa về”. Tiếng tu hú hằng đêm khắc khoải kêu trên những ngôi mộ gió nhân dân vun lên từ cát ở đảo Lý Sơn, để ghi nhớ những linh hồn hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải mấy trăm năm trước, theo lệnh vua ban, vượt ngàn hải lý, lớp cha đi trước, con tiếp bước theo sau, bằng thuyền ván ra trấn giữ Hoàng Sa. Biết bao vọng phu đời này qua đời khác tiễn chồng đi giữ nước mà một đi không hẹn ngày về: “Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo/ Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn/ Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy/ Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân”. Câu thơ trên đẹp như một bức tranh với những vần thơ chỉ đọc một lần, những hình ảnh bi tráng đã khắc sâu vào tâm trí chúng ta:“ ... bóng giặc chập chờn”, “ Máu đã đổ...”, “ Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân”. Thi pháp của văn chương dù giỏi kỹ năng bao nhiêu trong cách dùng từ, cũng không thể thoát ra khỏi hiện thực. Chính hiện thực là viên ngọc tỏa sáng hào quang cho ý hay, lời đẹp bay lên. Vì vậy, hình ảnh người lính hy sinh để bảo vệ biển đảo quê hương: “Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân” là một hình ảnh đẹp tráng lệ, không hề mang yếu tố bi lụy hay kém phần dũng khí... Cứ hãy để “hơi thở “ nóng hổi của thời cuộc cho dù là những ngọn lửa đau đớn thổi vào văn chương, thì văn chương ấy mới thực sự “vị nhân sinh”, mới thực sự hay, đẹp vì sự thật. Với câu:“Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử/ Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng”, tác giả chủ định đưa vào nhiều sự kiện lịch sử và dùng những từ ngữ giàu hình ảnh, giàu gợi tưởng để muốn chúng ta nhớ lại cảnh hàng ngàn chiến thuyền của cánh quân thủy Ô Mã Nhi đã bị quân Đại Việt đánh chìm ở cửa sông Bạch Đằng, 30 vạn quân do Thoát Hoan cầm đầu tấn công nước Việt bằng đường bộ bị đánh tan tác nơi biên giới. Vì muốn cứu Vương Thông mà Liễu Thăng đem 10 vạn quân, 2 vạn ngựa tràn sang nước Việt để rồi bị chặt đầu ở ải Chi Lăng... Là nước lớn, có lúc họ vỗ về chúng ta, khi họ tàn sát chúng ta trong quá khứ, cũng có thời họ vừa bắt tay hữu hảo, nhưng rồi lại đem xe tăng và những binh đoàn rầm rập húc đổ mốc biên, tàn sát dân lành, giết bao chiến sĩ khi áo chiến sĩ chúng ta chưa kịp rũ bụi bom ở chiến trường miền Nam, đã vội vàng ra trấn nơi cửa Bắc...
Văn học nghệ thuật ngoài “vị nhân sinh”, những tác phẩm có giá trị còn mang tính dự báo về số phận con người, số phận cả đất nước: “Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa/ Đã mười lần giặc đến tự biển Đông” và: “Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo/ Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn”. Sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam, dẫu đã kìm nén, nhưng sóng lòng 90 triệu dân nước Việt đã nổi giận:“Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể/ Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù/ Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ/ Thương Hòn Mê bão tố phía âm u”. Từ sự kiện Hoàng Sa, không ai biết trước hòn đảo nào của nước Việt Nam sẽ được bình yên trước tham vọng của nước lớn, kể cả đảo Lý Sơn con tú hú vẫn hằng đêm kêu khắc khoải, hay đảo Cồn Cỏ bây giờ con cua đá cũng chẳng thiết rong chơi, đảo Hòn Mê chẳng còn mơ màng nhìn vẻ đẹp Biện Sơn như ngày nào nữa... Tiếng sóng biển Đông đã dội vào ký ức, dội vào tiềm thức và dội vào bao trái tim con dân Việt cũng như những trái tim của tất cả mọi người yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Chúng ta nào có ao ước gì hơn Độc lập - Hòa bình - Tự do - Hạnh phúc. Chúng ta muốn bình yên để nỗ lực dựng xây đất nước, tiến kịp các nước anh em, đem lại ấm no và hạnh phúc cho nhân dân, không hề muốn bất kỳ một phát súng nào nổ ra trên đất nước Việt Nam nữa, dẫu lòng vẫn đau đáu một niềm: “ Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát/ Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời”.
Toàn bộ bài thơ kết lại là niềm thương đau đất nước hàng ngàn năm dày đặc vết thương với lòng yêu chuộng hòa bình, độc lập dân tộc và truyền thống yêu nước không bao giờ vơi cạn. Giờ đây tinh thần đó vẫn tràn đầy với khí phách hiên ngang, tinh thần lạc quan, tin tưởng ở sức mạnh chính nghĩa đời đời của dân tộc Việt Nam. Một khi đã bị dồn ép, thì sức mạnh đoàn kết quật cường của dân tộc sẽ chiến thắng tất cả các thế lực mang dã tâm xâm lược. Câu kết trong bài thơ đã nói lên điều đó: “Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất/ Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”.
Cán bộ, chiến sĩ Đảo Mê anh hùng luôn cảnh giác sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Trong đoạn văn trăng lên dòng sông trăng gợn sóng .....lòng người đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ nào
Nghệ thuật tu từ: Ẩn dụ,hoán dụ.
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong hai câu thơ: “Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu”? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
biện pháp tụ từ trong bài thơ là : nhân hóa
phân tích : hai câu thơ được trích trong bài thơ ngụ ngôn " ông đồ " của nhà thơ vũ đình liên.
giấy đỏ buồn không thấm
mực đọng trong nguyên sầu
ở đây , tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa " buồn , đọng " thể hiện nổi buồn thê lương của ông . chút lưu luyến , thương tiết cuối cùng của lòng người cũng không có , khiến cảnh tựng nơi ông đồ ngồi viết trở nên thê lương , ẩm đạm vô cùng . những người đồng điệu yêu thích thư pháp này còn đâu để bút nguyên mực tươi rói , thơm phức mùa xuân nào , nay chỉ còn phủ lên lớp bụi thời gian - nổi buồn nhân thế
-Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ:
“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”?
+ Biện pháp nhân hóa giấy đỏ buồn,mực và nghiên sầu
+ Biện pháp đối giữa thanh nặng ở "chữ đọng,chữ mực: và thanh bằng ở "chữ sầu"
Tác dụng:Hai biện pháp nghệ thuật đã khắc họa hình ảnh ông đồ thời tàn đầy cô đơn, thê lương,buồn bã và bẽ bàng thậm chí còn lan sang cảnh vật xung quanh như giấy,mực và nghiên.Đặc biệt cảm xúc xót xa,thương tiếc của tác giả được bộc lộ sâu sắc
Câu 1. Tìm bài thơ "Tổ quốc là tiếng mẹ - Nguyền Việt Chiến + Xác định PTb + khái quát Nd chính của đoạn trích bằng 2 câu văn. t Chỉ ra và trong khổ thơ nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật
=> Tổ quốc như người mẹ ôm ấp và yêu thương những người con, là cái nôi lớn ru mỗi người con trưởng thành.
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi “Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả Những chàng trai ra đảo đã quên mình Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.” (Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên? Câu 2: Xác định các phương thức biểu dạt trong đoạn thơ trên. Câu 3: Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? Câu 4: Qua đoạn thơ trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
giúp mình với mình đang cần gấp đó !!!!
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Thuyền chúng tôi chèo thoắt qua kênh Bọ Mắt, đổ ra Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ rừng được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây được mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.
( Sông nước Cà Mau- Đoàn Giỏi)
1) Trong đoạn văn trên tác giả muốn giới thiệu với người đọc điều gì?
2) Em hiểu từ “trường thành” là gì? Đặt câu có sử dụng từ đó?
3) Đoạn văn trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
4) Viết đoạn văn từ 5-7 câu miêu tả dòng sông Năm Căn có sử dụng biện pháp so sánh.
1. Đoạn văn được trích từ văn bản nào ? Ai là tác giả ?
Đoạn văn được trích từ văn bản Sông nước Cà Mau. Đoàn Giỏi là tác giả.
2. Chủ đề của đoạn văn trên là gì ? Nếu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Chủ đề của đoạn văn trên là miêu tả dòng sông Năm Căn và xung quanh dòng sông ấy ( cá nước, cây đước,.. ) Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: Miêu tả.
3. Các cụm từ " chèo thoát ", " đổ ra ", " xuôi về " trong câu đầu đoạn văn có tác dụng gì ?
Các cụm từ " chèo thoát " , " đổ ra " , " xuôi về " trong câu đầu đoạn văn có tác dụng miêu tả, diễn tả trạng thái con thuyền trong mỗi quang cảnh.
4. Trong đoạn văn có mấy phép so sánh ? Chỉ rõ và nêu tác dụng của từng phép so sánh.
Trong đoạn văn có 4 hình ảnh so sánh :
- Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
→ Tác dụng : Cho ta thấy con sông rất hùng vĩ → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Cá nước bơi hàng đàn như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
→ Tác dụng : Cho ta thấy con sông rất trù phú → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Thuyền xuôi giữa lòng con sông rộng hơn ngàn thước.
→ Tác dụng : Cho ta thấy con sông rất rộng → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
→ Tác dụng : Cho ta thấy rừng đước rất cao, rất dài như vô tận không thấy điểm kết thúc → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
5. Hãy viết một đoạn văn 6 - 8 câu nêu cảm nhận của mình về cảnh sắc thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau, đoạn văn sử dụng một từ láy và một phó từ. Gạch chân và chú thích.
Như chúng ta đã học trong sách giáo khoa tập 2 lớp 6 bài " Sông nước Cà Mau " thì văn bản này tả về vùng Cà Mau sông nước rộng lớn hùng vĩ với những câu văn tác giả đã chứng minh : " Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác " hay " thuyền chúng tôi xuôi qua con sông rộng hơn ngàn thước". Ở đây có rất nhiều màu xanh như màu xanh cây lá, màu xanh đất trời đã ru ngủ con người đất cuối bản đồ Việt Nam này. Con người tại đây cũng rất mộc mạc, giản dị điều đó chứng tỏ ở cách đặt tên con rạch, con kênh là đặt tên dựa vào điểm riêng biệt của chúng. Ví dụ như đặt tên kênh Bọ Mắt vì có nhiều chú bọ mắt nhỏ bé con, li ti và qua đó, ta biết cảnh sắc ở đây rất hoang sơ. Chợ Năm Căn khắc họa nên hình ảnh đặc trưng của một khu chợ vùng sông nước. Đó là đầu mối tập kết và vận chuyển hàng hóa cho cả miền Nam. Cách mua bán chỗ này cũng có điểm thuận lợi : trên thuyền xuôi theo dòng sông đến từng nhà mà người ta không cần bước ra khỏi thuyền, người mua, người bán cũng đến từ nhiều địa phương, dân tộc. Từ những điều đó đã tạo nên nét đông vui, tấp nập, nhộn nhịp, độc đáo ở đây. Văn bản này được trích từ chuơng 18 của truyện " Đất rừng phương Nam " và nó đem đến cho độc giả những hiểu biết phong phú về vùng đất đáng yêu này.
Chú thích : Từ in đậm : Từ láy và phó từ.
*Cụ thể hơn :
- Li ti : Từ láy.
- Cũng : Phó từ.
Chúc bn hok tốt :)
Ukmm, hình như bn hơi lạc đề
1. Đoạn văn được trích từ văn bản nào ? Ai là tác giả ?
Đoạn văn được trích từ văn bản Sông nước Cà Mau. Đoàn Giỏi là tác giả.
2. Chủ đề của đoạn văn trên là gì ? Nếu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Chủ đề của đoạn văn trên là miêu tả dòng sông Năm Căn và xung quanh dòng sông ấy ( cá nước, cây đước,.. ) Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: Miêu tả.
3. Các cụm từ " chèo thoát ", " đổ ra ", " xuôi về " trong câu đầu đoạn văn có tác dụng gì ?
Các cụm từ " chèo thoát " , " đổ ra " , " xuôi về " trong câu đầu đoạn văn có tác dụng miêu tả, diễn tả trạng thái con thuyền trong mỗi quang cảnh.
4. Trong đoạn văn có mấy phép so sánh ? Chỉ rõ và nêu tác dụng của từng phép so sánh.
Trong đoạn văn có 4 hình ảnh so sánh :
- Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
→ Tác dụng : Cho ta thấy con sông rất hùng vĩ → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Cá nước bơi hàng đàn như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
→ Tác dụng : Cho ta thấy con sông rất trù phú → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Thuyền xuôi giữa lòng con sông rộng hơn ngàn thước.
→ Tác dụng : Cho ta thấy con sông rất rộng → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
→ Tác dụng : Cho ta thấy rừng đước rất cao, rất dài như vô tận không thấy điểm kết thúc → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
5. Hãy viết một đoạn văn 6 - 8 câu nêu cảm nhận của mình về cảnh sắc thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau, đoạn văn sử dụng một từ láy và một phó từ. Gạch chân và chú thích.
Như chúng ta đã học trong sách giáo khoa tập 2 lớp 6 bài " Sông nước Cà Mau " thì văn bản này tả về vùng Cà Mau sông nước rộng lớn hùng vĩ với những câu văn tác giả đã chứng minh : " Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác " hay " thuyền chúng tôi xuôi qua con sông rộng hơn ngàn thước". Ở đây có rất nhiều màu xanh như màu xanh cây lá, màu xanh đất trời đã ru ngủ con người đất cuối bản đồ Việt Nam này. Con người tại đây cũng rất mộc mạc, giản dị điều đó chứng tỏ ở cách đặt tên con rạch, con kênh là đặt tên dựa vào điểm riêng biệt của chúng. Ví dụ như đặt tên kênh Bọ Mắt vì có nhiều chú bọ mắt nhỏ bé con, li ti và qua đó, ta biết cảnh sắc ở đây rất hoang sơ. Chợ Năm Căn khắc họa nên hình ảnh đặc trưng của một khu chợ vùng sông nước. Đó là đầu mối tập kết và vận chuyển hàng hóa cho cả miền Nam. Cách mua bán chỗ này cũng có điểm thuận lợi : trên thuyền xuôi theo dòng sông đến từng nhà mà người ta không cần bước ra khỏi thuyền, người mua, người bán cũng đến từ nhiều địa phương, dân tộc. Từ những điều đó đã tạo nên nét đông vui, tấp nập, nhộn nhịp, độc đáo ở đây. Văn bản này được trích từ chuơng 18 của truyện " Đất rừng phương Nam " và nó đem đến cho độc giả những hiểu biết phong phú về vùng đất đáng yêu này.
Chú thích : Từ in đậm : Từ láy và phó từ.
*Cụ thể hơn :
- Li ti : Từ láy.
- Cũng : Phó từ.
@Min_ngu_ngục