Những câu hỏi liên quan
thao vy ha huong
Xem chi tiết
Thảo Phương
13 tháng 5 2021 lúc 21:45

Câu 1 :

*Dưới thời cai trị của nhà Hán tên nước ta là gì?

Sau khi chiếm được Âu Lạc, Triệu Đà chia Âu Lạc thành hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân sáp nhập vào nước Nam Việt .

*Năm 111 diễn ra sự kiện gì ?

Nhà Hán chiếm được Nam Việt của nhà Triệu. Hán Vũ Đế chia đất Nam Việt thành 9 quận. Ở phần đất Âu Lạc trứơc đây, ngoài việc tiếp tục duy trì hai quận Giao Chỉ , Cửu Chân , lại đặt thêm một quận mới tên là Nhật Nam
*Năm 542-603 diễn ra sự kiện gì ?

+Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.

+Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân dã đánh chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.

+Tháng 4 năm 542, nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đàn áp. Nghĩa quân đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu (Quảng Ninh).

+ Đầu năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc tấn công đàn áp lần thứ hai. Quân của Lý Bí chủ động đón đánh ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan. 

=> Kết quả: Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, lập được nước Vạn Xuân

+ .Năm 548, Lý Nam Đế mất. Sự nghiệp của Lý Nam Đế đã được Lý Thiên Bảo (anh của Lý Nam Đế) và Triệu Quang phục đứng ra gánh vác chống lại nhà Lương.

+571, Lý Phật Tử bất ngờ đánh úp Triệu Quang Phục, thâu tóm toàn bộ quyền lực, tự xưng là Nam Đế

+Năm 602, quân của Nam đế Lý Phật Tử thất bại trước quân nhà Tuỳ. Nước Vạn Xuân mất sau 60 năm độc lập. 

*Năm 544 diễn ra sự kiện gì ?

 Mùa Xuân tháng Giêng âm lịch (tháng 2 năm 544) Lý Bí chính thức lên ngôi Hoàng đế, xưng là Việt Đế, còn gọi là Lý Nam Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, đóng đô ở miền cửa sông Tô Lịch (Hà Nội ngày nay).

Bình luận (0)
MAI GIA BẢO 7A3
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
6 tháng 4 2022 lúc 22:09

tham khảo:

undefined

Bình luận (2)
TV Cuber
6 tháng 4 2022 lúc 22:10

refer

undefined

Bình luận (3)
MAI GIA BẢO 7A3
Xem chi tiết
hungpro
7 tháng 4 2022 lúc 9:33

hok bt bé ơi

 

Bình luận (1)
TV Cuber
7 tháng 4 2022 lúc 9:36

refer

Hãy lập bảng những sự kiện lớn đáng ghi nhớ của lịch sử nước ta từ khi Ngô  Quyền dành được độc lập, kết thúc 1000 năm bắ... - Hoc24

 

Bình luận (0)
Minh khôi Bùi võ
7 tháng 4 2022 lúc 9:37

Hãy lập bảng những sự kiện lớn đáng ghi nhớ của lịch sử nước ta từ khi Ngô  Quyền dành được độc lập, kết thúc 1000 năm bắ... - Hoc24

Bình luận (0)
MAI GIA BẢO 7A3
Xem chi tiết
Ngọc Nam Nguyễn k8
6 tháng 4 2022 lúc 20:13

Tham Khảo

sự kiện Chiến thắng sông Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938. Vì:

- Cuộc chiến này đã để lại trong em nhiều ấn tượng: cuộc chiến này đã đè bẹp ý đồ xâm lược của nhà Nam Hán, chấm dứt hoàn toàn ách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc kéo dài hơn 1000 năm đối với nước ta. Đúng theo lời bình lỗi lạc của nhà sử học Lê Văn Hưu, Ngô quyền không chỉ là một người lắm lắm kế, giỏi mưu mà còn là một người rất biết chăm lo, chăm chút cho nhân dân và đất nước. Tuy chỉ xưng vương,chưa lên ngôi hoàng đế và đổi niên hiệu nhưng chính thống của nước Việt ngõ hầu đã được nối lại được.

Thời bấy giờ nhà Đường ở Trung Quốc cai trị nước Việt. Từ giữa thế kỷ IX, nhà Đường phải đối phó với hai biến cố lớn là nông dân khởi nghĩa và phiên trấn cát cứ. Năm 907, nhà Đường mất, Chu Ôn lập nên nhà Hậu Lương, bắt đầu cuộc loạn Ngũ Đại, sử Trung Quốc gọi là Ngũ đại Thập quốc. Ở miền Nam Trung Quốc, Tiết độ sứ Quảng Châu là Lưu Nham đã cát cứ và dựng nước Nam Hán.[7]

Năm 905, nhân việc nhà Đường có loạn, một thổ hào người Việt là Khúc Thừa Dụ nổi lên đánh đuổi người Trung Quốc, chiếm giữ phủ thành, xưng là Tiết độ sứ. Năm 907, Khúc Thừa Dụ chết, con là Khúc Hạo lên thay. Khúc Hạo sai con là Khúc Thừa Mỹ làm Hoan hảo sứ sang dò xét nhà Nam Hán. Năm 917, Khúc Hạo chết, Khúc Thừa Mỹ lên thay, cho người sang nhà Lương lĩnh tiết việt, muốn lợi dụng sự mâu thuẫn giữa nước Lương và Nam Hán để củng cố sự nghiệp tự cường của mình. Vua Nam Hán là Lưu Cung tức giận, xua quân chiếm cứ Giao Chỉ. Năm 923, tướng Nam Hán Lý Khắc Chính đem binh đánh, bắt được Khúc Thừa Mỹ, Lý Khắc Chính lưu lại Giao Chỉ.[8]

Một hào trưởng người Ái Châu (thuộc Thanh Hóa ngày nay) là Dương Đình Nghệ nuôi 3000 con nuôi, mưu đồ khôi phục. Ngô Quyền lớn lên làm nha tướng cho Dương Đình Nghệ, được Dương Đình Nghệ gả con gái cho và giao quyền cai quản Ái châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 931, Dương Đình Nghệ phát binh từ Thanh Hóa ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán, đánh bại Lý Tiến và quân cứu viện do Trần Bảo chỉ huy, chiếm giữ bờ cõi nước Việt, xưng là Tiết độ sứ. Năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là Kiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ, trở thành vị Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ cuối cùng trong thời kì Tự chủ. Nhưng Công Tiễn lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc, hành động tranh giành quyền lực của ông bị phản đối bởi nhiều thế lực địa phương và thậm chí nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Bị cô lập, Công Tiễn vội vã cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán. Thắng lợi của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng vào năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho mọi âm mưu xâm lược Tĩnh Hải quân của nhà Nam Hán, đồng thời cũng kết thúc thời kì Bắc thuộc của Việt Nam. Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô. Ngô Vương qua đời ở tuổi 47, trị vì được 6 năm. Sau cái chết của ông, nhà Ngô suy yếu nhanh chóng, không khống chế được các thế lực cát cứ địa phương và sụp đổ vào năm 965.

Hai trong số các cọc gỗ do Ngô Quyền sai đóng dưới lòng sông Bạch Đằng để chống lại quân Nam Hán.

Tháng 10/938 Ngô Quyền truy sát Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn chạy sang Trung Quốc cầu cứu quân Nam Hán. Lợi dụng cơ hội đó, Nam Hán kéo sang xâm lược Tĩnh Hải quân lần hai.

Năm 938, sau khi Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền được tin về việc phản nghịch của Công Tiễn và thấy việc Công Tiễn quy phục Nam Hán là nguy hại cho cuộc tự chủ mà họ Khúc và Dương Đình Nghệ cố gắng xây nền móng nên phát binh từ Ái châu ra đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn sai sứ sang đút lót để cầu cứu với nhà Nam Hán. Sách An Nam chí lược viết rằng: Công Tiễn bị Ngô Quyền vây, sức yếu bị thua mới cầu cứu nhà Nam Hán.[9] Vua Nam Hán là Lưu Cung nhân Giao Chỉ có loạn muốn chiếm lấy. Lưu Cung phong cho con mình là Vạn vương Lưu Hoằng Tháo làm Giao Vương, đem quân cứu Kiều Công Tiễn. Nhưng khi quân Nam Hán chưa sang, mùa thu năm 938, Ngô Quyền đã giết được Kiều Công Tiễn.[10][11]

Lưu Cung tự làm tướng, đóng ở Hải Môn để làm thanh viện. Lưu Cung hỏi kế ở Sùng Văn sứ là Tiêu Ích, Tiêu Ích nói: "Nay mưa dầm đã mấy tuần, đường biển thì xa xôi nguy hiểm, Ngô Quyền lại là người kiệt hiệt, không thể khinh suất được. Đại quân phải nên thận trọng chắc chắn, dùng nhiều người hướng đạo rồi sau mới nên tiến".

Ngô Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, bảo các tướng tá rằng: Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát.[10]

Bình luận (1)
Vương Nguyễn
Xem chi tiết
Thảo Phương
26 tháng 4 2020 lúc 9:41

Nước Việt Nam giữa thế kỷ XIX - trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp.

- Từ thế kỉ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam bị khủng hoảng, mâu thuẫn xã hội nảy sinh, biểu hiện là những cuộc bạo loạn và khởi nghĩa bùng phát trên phạm vi cả nước.

- Yêu cầu lịch sử là thống nhất đất nước, cải thiện đời sống của nhân dân.

- Giữa lúc đó các nước phương Tây trên con đường phát triển tư bản chủ nghĩa nên ráo riết bành trướng thế lực sang phương Đông.

- Sau thời gian điều tra, tìm hiểu, thực dân Pháp tìm cách xâm lược Việt Nam, thông qua các hoạt động truyền giáo, bằng nhiều thủ đoạn, Pháp đã thiết lập những cơ sở chính trị, xã hội, dọn đường cho cuộc xâm lược.

Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

- Thực dân Pháp đánh chiếm Việt Nam:

+ Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

+ Tháng 2/1859, Pháp đánh thành Gia Định.

+ Tháng 2/1862, Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam kì.

+ Ngày 5/6/1862, triều đình Huế ký Hiệp ước Nhâm Tuất.

+ Tháng 6/1867, Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam kì.

+ Ngày 20/11/1873, Pháp đánh thành Hà Nội.

+ Ngày 18/8/1883, Pháp đánh vào Huế, triều đình đầu hàng ký Hiệp ước Hácmăng.

+ Ngày 6/6/1884, ký hiệp ước Patơnốt, hiệp ước cuối cùng đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình phong kiến Việt Nam.

- Trái ngược với triều đình Huế, nhân dân Việt Nam đã bền bỉ chiến đấu chống thực dân Pháp khiến chúng phải mất 26 năm mới hoàn thành cuộc chiến tranh xâm lược và 11 năm bình định mới thiết lập được nền thống trị trên toàn cõi. Trong những năm cuối thế kỉ XIX, nổ ra nhiều cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp của nhân dân như phong trào Cần vương và các cuộc khởi nghĩa.

- Phong trào Cần Vương (1885 – 1896):

+ Ngày 5/7/1885, phe chủ chiến ở Huế phản công quân Pháp.

+ Ngày 13/7/1885, ra chiếu Cần vương và phát động phong trào đến năm 1896 mới chấm dứt.

- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:

+ Từ năm 1886 – 1887, diễn ra cuộc khởi nghĩa Ba Đình.

+ Từ năm 1883 – 1892, diễn ra cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy.

+ Từ năm 1885 – 1895, diễn ra cuộc khởi nghĩa Hương Khê.

+ Từ năm 1884 – 1913, diễn ra cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX.

- Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hương Khê, thực dân Pháp bắt đầu khai thác thuộc địa quy mô, hệ thống trên toàn Đông Dương.

- Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến, là nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp.

- Thực dân Pháp áp dụng thêm nhiều thứ thuế, kìm hãm sự phát triển của Việt Nam.

- Đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam xuất hiện nhiều thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, cơ cấu xã hội biến động, xuất hiện một số tầng lớp mới. Giai cấp công nhân còn đang trong giai đoạn tự phát, tư sản và tiểu tư sản đã phát triển nhưng chưa trở thành giai cấp thực thụ. Tuy nhiên các tầng lớp này đóng vai trò quan trọng trong cuộc vận động yêu nước đầu thế kỉ XX.

Phong trào yêu nước và cách mạng.

- Cuối thế kỷ XIX, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu vào Việt Nam và được các sĩ phu yêu nước đón nhận.

+ Từ năm 1905 – 1909, diễn ra phong trào Đông Du.

+ Năm 1907, diễn ra phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

+ Năm 1908, diễn ra cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung kì.

- Do tầm nhìn hạn chế và nhiều trở lực, các cuộc vận động yêu nước đầu thế kỉ XX cuối cùng đều thất bại.

- Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, đầu thế kỉ XX vẫn bùng nổ nhiều phong trào đấu tranh, khởi nghĩa.

+ Năm 1916, vụ mưu khởi nghĩa ở Huế.

+ Năm 1917, diễn ra khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên.

- Phong trào cách mạng Việt Nam giai đoạn này bị khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo nên kết quả đều bị đàn áp và thất bại. Trong bối cảnh đó, năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, là cơ sở quan trọng cho con đường cứu nước đúng đắn của cách mạng Việt Nam.

Bình luận (0)
Đỗ Thị Linh Trang
Xem chi tiết
mèo hôi bạn mèo thúi
Xem chi tiết
Lê Chí Công
9 tháng 5 2016 lúc 22:11

bn gio trang gan cuoi cug Sgk la co do

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Ngọc Minh
Xem chi tiết
Thời Sênh
19 tháng 3 2020 lúc 13:35

Cao trào cách mạng 1918 - 1923 có bước chuyển biến mới: giai cấp công nhân trưởng thành, nhiều Đảng Cộng sản ra đời. Trên cơ sở đó, Quốc tế Cộng sản được thành lập, lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Phong trào độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc là đòn tấn công và tư bản chủ nghĩa, trong phong trào đó, giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã dẫn đến hậu quả là chủ nghĩa phát xít thắng thế và đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mới.

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là cuộc chiến tranh gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
{__Shinobu Kocho__}
19 tháng 3 2020 lúc 15:49

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ. Đến những năm 50, phần lớn các nước châu Á đã giành độc lập.

- Gần suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định, bởi các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là khu vực Đông Nam Á và Tây Á.

- Sau “chiến tranh lạnh”, ở một số nước châu Á đã xảy ra những cuộc cung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ, hoặc cá phong trào li khai với những hành động khủng bố tệ hại.

- Nhiều nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Sin-ga-po, Thái Lan...

~~~Learn Well Nguyễn Thị Ngọc Minh~~~

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Con rồng hắc ám
Xem chi tiết
♡♕ The Prince ♡
21 tháng 4 2019 lúc 20:47

k/n Hai bà trưng 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thùy Trang
22 tháng 4 2019 lúc 11:41

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).

- Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).

- Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).

- Triệu Quang Phục giành độc lập (năm 550).

- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722).

- Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776 - 794).

- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905).

- Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (năm 930 - 931) của Dương Đình Nghệ.

- Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.

Bình luận (0)