Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Thị Mơ
Xem chi tiết
#Blue Sky
29 tháng 12 2022 lúc 19:07

Tham Khảo Nha Bạn:
Chiếc lá thường xuân trong tác phẩm "Chiếc lá cuối cùng" của tác giả O Hen-ri mà cụ Bơ-men đã vẽ trên bức tường trong đêm mưa rét là một kiệt tác. Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác trước hết vì nó rất đẹp, sinh động, giống lá thật đến nổi con mắt nhà chuyên môn của cả hai họa sĩ mà cũng không phân biệt được là thật hay giả. Đó còn là bởi nó có giá trị nhân sinh rất cao, đem lại sự sống cho Giôn-xi, cứu sống Giôn-xi. Chiếc lá được vẽ bằng tình thương yêu bao la, đức hy sinh cao cả, có giá trị nhân sinh rất cao.  Nó có cái giá quá đắt, nó cứu sống được một người nhưng lại cướp đi một người khác - chính người đã tạo ra nó. Với kiệt tác chiếc lá cuối cùng của mình, cụ Bơ-men đã ra đi mãi mãi nhưng hành động cao cả - xả thân vì sự sống của Giôn-xi, vì hạnh phúc của con người thì hình ảnh cụ Bơ-men đã khiến Giôn-xi xúc động, cảm phục với lòng biết ơn vô hạn. Tác phẩm được hoàn thành trong gió rét, tuyết rơi, dưới ánh sáng vàng vọt của chiếc đèn bão. Trên chiếc thang lênh khênh là cụ họa sĩ già sắt  xéo cũng đang run run, miệt mài đậm tô từng nhát cọ vào bức tường gạch-đúng chỗ chiếc lá cuối cùng vừa rụng. Bức tranh ấy không chỉ được vẽ bằng bút lông và bột màu mà bằng cả đức hi sinh thầm lặng, cao quí của cụ Bơ- men. Chiếc lá thường xuân cuối cùng còn lại sau đêm mưa gió phũ phàng, dai dẳng, điều mà Giôn-xi không thể hiểu nổi và khó có thể xảy ra. Không phải chỉ có chúng ta kinh ngạc về sự kỳ diệu của chiếc lá mà Giôn-xi cũng cảm thấy ngạc nhiên. Cô tự so sánh mình với chiếc lá mong manh và thấy yêu cuộc sống hơn. Chính chiếc lá đã khơi dậy niềm tin ở nơi cô, giúp cô có nghị lực vượt lên trên bệnh tật. Sức sống tiềm tàng của Giôn-xi đã trỗi dậy. Như vậy, chiếc lá chính là một chi tiết nghệ thuật đắt giá, là biểu tượng cho tình yêu thương, lòng nhân ái của cụ Bơ men. Từ đó tiếp thêm cho Gioon xi niềm tin, sức mạnh trong cuộc sống.

Phạm Lê Thúy Anh
Xem chi tiết
Thư Phan
21 tháng 11 2021 lúc 10:50

tham khảo

 

I. Mở bài:

Giôn - xi giới thiệu về mình: Tôi là Giôn - xi, nhân vật trong truyện ngắn “chiếc lá cuối” cùng của O Hen - ri, là họa sĩ, sống cùng phòng với người bạn tên Xiu, lớn tuổi hơn 1 chút và cũng là họa sĩ nghèo. Mùa đông năm ấy, tôi bị sưng phổi nặng. Bệnh tật và nghèo túng khiến tôi trở nên tuyệt vọng không muốn sống nữa. Tôi đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì tôi cũng buông xuôi, lìa đời. Tôi được cụ Bơ - men cứu sống nhưng rồi cụ đã qua đời do bệnh viêm phổi. Sau khi khỏi bệnh, tôi mong muốn được ra thăm mộ cụ Bơ - men để tạ ơn.

II. Thân bài:

1. Một buổi sáng mùa xuân (tả vài nét) sau khi tôi đã khỏe hẳn nên cùng Xiu ra thăm mộ cụ Bơ - men

Tả vài nét về quang cảnh nơi yên nghỉ của cụ Bơ - men: Men theo con đường đất đỏ là đến một quả đồi cao ráo nơi cụ Bơ - men yên nghỉ, cỏ mọc xanh tốt, trên tấm bia có khắc ghi rất rõ dòng chữ họa sĩ Bơ - men. Xiu và tôi đã đặt bó hoa tươi lên mộ, kính cẩn nghiêng mình, tưởng niệm người quá cố. Không khí lặng im, quang cảnh trang nghiêm tôi nghe rất rõ tiếng gió thì thào trong lá cây.

2. Giôn - xi hồi tưởng nhớ lại:

a) Nhớ về tình trạng bệnh tật và nỗi tuyệt vọng

 

- Đứng trước mộ cụ Bơ - men, tôi nhớ lại những ngày vật lộn với căn bệnh quái ác và nỗi tuyệt vọng nghĩ đến cái chết. Ngày đó do bị bệnh viêm phổi rất nặng, cuộc sống lại nghèo đói, không có tiền chữa trị nên tôi trở nên tuyệt vọng. Nhìn lá thường xuân cứ rụng dần tôi bỗng nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng kia rụng thì mình cũng sẽ lìa đời cho dù Xiu hết lòng săn sóc, động viên, an ủi nhưng tôi không thoát được nỗi tuyệt vọng đó. Thế rồi sau một đêm mưa to gió lớn khi kéo tấm rèm lên, cứ đinh ninh rằng chiếc lá cuối cùng đã rụng và mình sẽ chết, nhưng kì lạ là chiếc lá vẫn còn bám trên cuống. Tôi thấy mình nghĩ đến cái chết là có tội, sau đó là đòi ăn, uống sữa, soi gương, muốn được đi vẽ ở vịnh Na - Phơ. Bác sĩ đến khám thông báo bệnh của tôi đã đỡ nhiều.

- Điều đáng buồn là cụ Bơ - men không còn nữa bởi vì chính cụ đã đem tính mạng của mình để giành giật lấy sự sống cho tôi.

b) Nhớ hình ảnh và việc làm của cụ Bơ - men

- Giờ đây nhìn dòng chữ họa sĩ Bơ - men trên tấm bia mộ tôi bỗng nhớ lại hình ảnh của cụ khi còn sống. Những hình ảnh ấy vẫn còn in rõ trong tâm trí tôi, đó là một họa sĩ già, râu xồm thích uống rượu trông khó tính, dữ dằn chỉ hay chê bai những người yếu đuối nhưng tốt bụng, có lòng nhân từ.

- Nhớ nhất là những lời kể của Xiu về việc làm âm thầm vẽ chiếc lá cuối cùng thay cho chiếc lá đã rụng để cứu tôi thoát khỏi tình trạng tuyệt vọng bởi ý nghĩ vớ vẩn cho dù không được chứng kiến việc làm đó mà chỉ được nghe lại qua lời kể của xiu nhưng tôi hình dung ra rất rõ việc làm của cụ Bơ - men trong đêm mưa to gió lớn chiếc lá ấy đã cứu tôi khỏi tay lưỡi hái của tử thần, đối lại cụ Bơ - men bị viêm phổi do nhiễm lạnh và đã qua đời.

 

3. Suy nghĩ cảm xúc Giôn - xi

- Cụ Bơ - men đã hết lòng cứu mình, việc làm ấy thật cao cả, cụ đã hi sinh thầm lặng vì người khác đây quả thật là 1 con người có trái tim nhân hậu.

- Tôi ân hận và trách mình quá yếu đuối vẩn vơ không chỉ làm hại bản thân mình mà còn khiến cụ Bơ - men phải lo lắng đem tính mạng để dành giật sự sống cho tôi, giá như tôi không sống như thế thì giờ đây cụ Bơ - men không ra nông nỗi này.

- Mọi chuyện cũng đã xảy ra, không làm lại được nữa, tôi thầm mang ơn và tiếc thương cụ biết bao nhiêu

- Suy nghĩ về tác phẩm của cụ: Là kiệt tác

- Suy nghĩ về cuộc đời của cụ: Là 1 họa sĩ chân chính đầy tài năng, tâm huyết rất đáng cảm phục ngưỡng mộ:

- Lời thầm hứa: Giờ đây cụ không còn nữa, thầm hứa với cụ “cụ Bơ - men ơi! cháu hứa với cụ là không bao giờ yếu đuối phải có nghị lực và quý giá sự sống, học tập, phấn đấu theo tấm gương của cụ”.

III. Kết bài:

Khi mặt trời đã đứng bóng thì tôi cùng Xiu ra về, lòng tôi buồn rười rượi tôi cảm thấy tiếc thương cụ Bơ - men và thấy trống vắng vô cùng.Tự nhủ trong lòng, không bao giờ quên cụ Bơ - men thường xuyên ra thăng viếng mộ cụ…
Đại Tiểu Thư
21 tháng 11 2021 lúc 10:51

 

 

Hồ Thị trà Giang
Xem chi tiết
Phương Trâm
19 tháng 10 2016 lúc 21:03

Chiếc lá cuối cùng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của nhà văn O’Hen-ri. Cậu chuyện là hiện thực cuộc sống đầy rẫy những bất công vô lý, đem đến bao bất hạnh cho những cuộc đời nghèo khổ. Tuy vậy, nhà văn lại tìm thấy và khơi dậy được vẻ đẹp tâm hồn những con người ấy qua những tình huống truyện bất ngờ, cảm động.

Câu chuyện kể về cuộc sống nghèo của ba người hoạ sĩ nghèo: Xiu, Giôn-xi, Bơ-men. Cụ Bơ-men suốt bốn chục năm mơ ước vẽ một bức kiệt tác mà không thực hiện được, đành phải ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ để kiếm chút tiền còm nuôi thân. Xiu vẫn mòn mỏi với những bức vẽ. Giôn-xi bị sưng phổi, dần mất niềm tin vào cuộc sống: cô đếm từng chiếc lá rơi, với niềm tin khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ ra đi…

Mỗi ngày trôi đi với mưa gió lạnh lẽo và khắc nghiệt, cây thường xuân cứ thế trút dần những chiếc lá trên cành để rồi còn một chếc duy nhất. Giôn-xi như nhìn thấy cái chết của mình đang đến gần. Sự sống của cỗ bỗng trỏe nên mong manh hơn bao giờ hết. Cô bất lực và buông xuôi, càng khiến cho cụ Bơ-men và Xiu lo lắng: “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì” cam nhan cua em ve truyen ngan chiec la cuoi cung. Đặc biệt là Xiu. Cô âu lo thổn thức, bồn chồn “tỉnh dậy sau khi chợp mắt được một tiếng đồng hồ”.

Đêm mưa gió dữ dội, chiếc lá kia chắc cũng đã bị vùi dập. Cái khoảnh khắc Giôn-xi nhìn tấm mành kéo xuống thật đáng sợ. Không một ai có thể khiến cho cô từ bỏ suy nghĩ sẽ lấy số lá còn sót lại trên cành thường xuân làm thước đo mạng sống của mình. Bản thân Xiu có lẽ cũng không thể chịu nổi cái ý nghĩ rằng đã đến lúc phải chia tay người bạn đồng nghiệp của mình trong mãi mãi. Nhưng điều kì diệu đã xảy ra: vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Niềm vui trong Xiu như vỡ òa. Còn đối với Giôn-xi, cô cũng có chút ngạc nhiên, miễn cưỡng chấp nhận sự thật để rồi lại chìm đắm trong suy nghĩ từ bỏ cuộc đời : “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sẽ chết”. Ta thấy Giôn-xi vừa đáng trách mà lại đáng thương.

Mùa đông khắc nghiệt vẫn kéo dài. Thế nhưng chiếc lá thường xuân vẫn còn đó. Rồi một ngày kia, mưa gió tràn về trong đêm. Vậy mà “chiếc lá thường xuân vẫn còn đó”. Chống chọi với thiên nhiên khắc nhiệt, chiếc lá vượt qua mọi khó khăn, bám vững trên cành cây khẳng khiu. Giôn-xi cảm thấy khó hiểu, và cũng như bừng tỉnh. Cô mơ ước: “một ngày nào đó em sẽ vẽ được vịnh Na- plơ”. Điều đó chứng tỏ cô đã có niềm tin vào cuộc sống. Chiếc lá thường xuân kia đã tiếp thêm cho cô sức mạnh vô hình để chống chọi bệnh tật.

Kết thúc câu chuyện đã khiến cho cả người trong cuộc lẫn độc giả phải bất ngờ. Chiếc lá cuối cùng còn sót lại tren cây thường xuân kia, hóa ra là một tác phẩm tài hoa của một người nghệ sĩ lão làng. Đó chính là cụ Bơ-men. Vì sự sống của một cô gái, cụ đã vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, để mang lại cho cô chút niềm tin vào cuộc sống. Người họa sĩ già với mong ước cả một đời được vẽ nên một kiệt tác, và cuối cùng điều đó cũng trở thành hiện thực. Tác phẩm của ông chân thật và sống động đến không ngờ. Không chỉ vậy, nó đã cứu rỗi tâm hồn của một cô gái trẻ đang đưa tay về Thần Chết. Không một ai biết được sự thật này cho đến khi ra đi. Cụ Bơ-men quả thật không chỉ là một người họa sĩ tài năng, mà còn là một người nghệ sĩ chân chính với tâm hồn cao cả.

“Chiếc lá cuối cùng” mang đậm tình cảm giữa con người với con người trong tình cảnh nghèo khó. Đồng thời, tác phẩm còn mang đến một thông điệp: Nghệ thuật vị nhân sinh.

Nguyễn thanh trúc
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

a) Từ từ dịch kính lúp ra xa chiếc lá sẽ không nhìn rõ chi tiết.

b) Bây giờ, nếu tiếp tục dịch kính xa chiếc lá hơn một chút, ảnh của chiếc lá sẽ mờ đi. Khi đó, kích thước của chiếc lá nhìn thấy qua kính to hơn.

Tran Huy
Xem chi tiết
Dương Phương Anh
26 tháng 1 2021 lúc 12:29

Vết thẹo trên mặt anh Sáu là chi tiết  ko thể thiếu trong tp chiếc lược ngà của tg NQS. Thứ nhất, nó thể hiện sự gian khổ nơi chiến trg, sự hi sinh vì hòa bình của những người lính. Để rồi, cho họ những thương tật trên cơ thể, những mất mát cho người thân. thứ hai, nnos là thứ khiến bé Thu ko nhận ra anh là chả của mk. Nó khiến cho Thu ngày càng xa cách cha mk, đối sử vs cha n hư người dưng và khiến người đọc có cảm giác vô cùng bức bối. Anh Sáu ở hiện tại vs anh Sáu trong hình chụp cùng mẹ bé Thu quả là ko giống nhau, bé Thu còn quá nhỏ đẻ nhận ra rằng cha mk sau chiến tranh đã thay đổi. Nhưng vết thẹo cũng là điểm nhấn khiến sau này bé nhận ra và nhớ lại tới cha của mk. Sự hối hận dâng trào, tinh cha con trong thu xuất hiện mãnh liệt. Vết thẹo cũng tạo nên một sự gắn kêt vô hình giữa bé Thu và anh Sáu qua cái ôm cuối cùng.

Nếu thấy dài quá thì bn đọc hết rồi bỏ vài dòng cững đc <3

phương chi bi
Xem chi tiết
Người dùng hiện không tồ...
28 tháng 9 2018 lúc 19:57

chi tiết tưởng tượng kì ảo la sự tượng tượng của người dân việt nam về sự kiện và nhân vật trong các truyền thuyết 
hay nói cách khác, là sự thần thánh hoá hoặc hình tượng hoá các chi tiết trong truyện  . các chi tiết tương ki ảo khac bú sinh cùng bọc trăm trứng, không cần bú mớm mà lớn nhanh như thổi có ý nghĩa rằng tất cả người dân nước Việt Nam đều là anh em , khi sinh ra người Việt Nam đã có khả năng tự chống chọi với các thảm họa thiên nhiên, chiến tranh ..... 

phương chi bi
28 tháng 9 2018 lúc 20:00

phạm thị như quỳnh ơi . bạn giúp mimk nêu cảm nghĩ nhé bạn . mi đã k cho bạn

Người dùng hiện không tồ...
28 tháng 9 2018 lúc 20:12

Cuộc hôn nhân giữa hai vị thần như mối lương duyên tiền định. Họ đến với nhau, chung sống và Âu Cơ cũng sinh con. Nhưng lạ thay, nàng sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành một trăm người con hồng hào, xinh đẹp. Đàn con lớn nhanh như thổi, ai ai cũng khôi ngô, tuấn tú, khỏe mạnh. Yếu tố thần tiên in đậm trong chi tiết này. Đây cũng là chi tiết giải thích rõ nguồn gốc dân tộc Việt là con Rồng, cháu Tiên. Tổ tiên của chúng ta là hai vị thần khỏe mạnh, tài năng, xinh đẹp.

Hình ảnh bọc trứng mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó khẳng định mối quan hệ khăng khít, ruột thịt của những con người Việt Nam. Hai tiếng đồng bào đã nói lên sự đùm bọc, ruột thịt ấy.

Chi tiết Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống biển, còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên non giải thích sự phân bố dân cư trên đất nước ta. Ngoài lý lo thói quen sống, phong tục tập quán khác nhau, chi tiết này còn thể hiện sự cai trị toàn bộ đất đai rộng lớn của ta. Dân ta tự quản lấy lãnh thổ ta. Đây cũng là chi tiết khẳng định chủ quyền dân tộc Việt Nam.


 

Hoàng Việt
Xem chi tiết
duchoa
Xem chi tiết
Mẫn Nhi
23 tháng 12 2022 lúc 20:35

tk:

Tình cảm tương thân tương ái của con người luôn là một tình cảm đẹp và là mạch cảm hứng bất tận của thơ văn . Chính những tình cảm cao đẹp ấy đã giúp con người có được nghị lực và niềm tin để vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống. Điều đó được thể hiện qua truyện ngắn ''Chiếc lá cuối cùng". Đặc biệt trong bài có chi tiết chiếc lá cuối cùng đã để lại ấn tượng trng người đọc. 

Chiếc lá thường xuân trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của tác giả O Hen-ri mà cụ Bơ-men đã vẽ trên bức tường trong đêm mưa rét là một kiệt tác. Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác trước hết vì nó rất đẹp, sinh động, giống lá thật đến nổi con mắt nhà chuyên môn của cả hai họa sĩ mà cũng không phân biệt được là thật hay giả. Đó còn là bởi nó có giá trị nhân sinh rất cao, đem lại sự sống cho Giôn-xi, cứu sống Giôn-xi. Chiếc lá được vẽ bằng tình thương yêu bao la, đức hy sinh cao cả, có giá trị nhân sinh rất cao.  Nó có cái giá quá đắt, nó cứu sống được một người nhưng lại cướp đi một người khác – chính người đã tạo ra nó. Với kiệt tác chiếc lá cuối cùng của mình, cụ Bơ-men đã ra đi mãi mãi nhưng hành động cao cả - xả thân vì sự sống của Giôn-xi, vì hạnh phúc của con người thì hình ảnh cụ Bơ-men đã khiến Giôn-xi xúc động, cảm phục với lòng biết ơn vô hạn. Tác phẩm được hoàn thành trong gió rét, tuyết rơi, dưới ánh sáng vàng vọt của chiếc đèn bão. Trên chiếc thang lênh khênh là cụ họa sĩ già sắt  xéo cũng đang run run, miệt mài đậm tô từng nhát cọ vào bức tường gạch-đúng chỗ chiếc lá cuối cùng vừa rụng. Bức tranh ấy không chỉ được vẽ bằng bút lông và bột màu mà bằng cả đức hi sinh thầm lặng, cao quí của cụ Bơ- men.

Chiếc lá thường xuân cuối cùng còn lại sau đêm mưa gió phũ phàng, dai dẳng, điều mà Giôn-xi không thể hiểu nổi và khó có thể xảy ra. Không phải chỉ có chúng ta kinh ngạc về sự kỳ diệu của chiếc lá mà Giôn-xi cũng cảm thấy ngạc nhiên. Cô tự so sánh mình với chiếc lá mong manh và thấy yêu cuộc sống hơn. Chính chiếc lá đã khơi dậy niềm tin ở nơi cô, giúp cô có nghị lực vượt lên trên bệnh tật. Sức sống tiềm tàng của Giôn-xi đã trỗi dậy.

Như vậy, chiếc lá chính là một chi tiết nghệ thuật đắt giá, là biểu tượng cho tình yêu thương, lòng nhân ái của cụ Bơ men. Từ đó tiếp thêm cho Gioon xi niềm tin, sức mạnh trong cuộc sống.