Cho tam giác ABC có AB=AC. Trên tia đối của BC lấy điểm D. Trên tia đối của CD lấy điểm E sao cho DB=CE. a)CMR AD=AE b)Kẻ BH vuông góc AD,CK vuông góc AE. 2 đường thẳng đó cắt nhau tại O. Gọi M là trung điểm của BC.CM A,M,O thẳng hàng
cho tam giác ABC cân tại A. trên tia đối của tia BC lấy điểm D, trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho BD = CE. kẻ BH vuông góc AD, CK vuông góc AE (H thuộc AD, K thuộc AE). hai đường thẳng HB và KC cắt nhau tại CMR: OA là phân giác của góc BOC
Ta có: \(\widehat{ABD}+\widehat{ABC}=180^0\)(hai góc kề bù)
\(\widehat{ACE}+\widehat{ACB}=180^0\)(hai góc kề bù)
mà \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(ΔABC cân tại A)
nên \(\widehat{ABD}=\widehat{ACE}\)
Xét ΔABD và ΔACE có
AB=AC
\(\widehat{ABD}=\widehat{ACE}\)
BD=CE
Do đó: ΔABD=ΔACE
=>AD=AE và \(\widehat{ADB}=\widehat{AEC}\)
Xét ΔHBD vuông tại H và ΔKCE vuông tại K có
BD=CE
\(\widehat{HDB}=\widehat{KEC}\)
Do đó; ΔHBD=ΔKCE
=>\(\widehat{HBD}=\widehat{KCE}\)
mà \(\widehat{HBD}=\widehat{OBC}\)(hai góc đối đỉnh)
và \(\widehat{KCE}=\widehat{OCB}\)(hai góc đối đỉnh)
nên \(\widehat{OBC}=\widehat{OCB}\)
=>OB=OC
Xét ΔABO và ΔACO có
AB=AC
BO=CO
AO chung
Do đó: ΔABO=ΔACO
=>\(\widehat{BOA}=\widehat{COA}\)
=>OA là phân giác của góc BOC
Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BC lấy điểm D, trên tia đối của tia BC lấy điểm E sao cho Goac BAD = Góc CAE. Kẻ BH vuông góc AD ( H thuộc AD). Kẻ CK vuông góc với AE ( K thuộc AE).. CMR
a) BD =CE; b) BH=CK
C
Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BC lấy D, trên tia đối của tia CBlấy điểm E sao cho BD=CE. Kẻ BH vuông góc với AD, CK vuông góc với AE. 2 đường thẳng hb và kc cắt nhau tại o.Chứng minh a, tam giác Abd=tam giác ace; b,tam giác ade cân; c,tam giác dhb= tam giác ekc;d.tam giác boc cân;e.oa là tia phân giác của góc boc
a, Xét tam giác abd và tam giác ace có
ab=ac(tam giác abc cân tại a)
bd=ce(theo cách vẻ hình)
góc abd = góc ace
Cho tam giác ABC; AB=AC. Trên tia đối của tia BC lấy điểm D; và trên tua đối của tia CB lấy điểm E sao cho BD=CE. KẺ BH vuông góc AD( H thuộc AD); CK vuông góc AE( K thuộc AE).
a, Chứng minh: Tam giác ABD= Tam giác ACE; tam giác ACD= tam giác ABE
b, Chứng minh: BH=CK
c, Gọi M, N tương ứng là trung điểm của HK,BC; và I=BH Ω CK. Chứng minh rằng: A,M,N,I thẳng hàng.
GIÚP MINH VỚI MÌNH ĐANG THI NÊN CẦN GẤP LẮM. CHO MÌNH CẢ HÌNH VẼ NỮA NHÉ.
a: Xét ΔABD và ΔACE có
AB=AC
\(\widehat{ABD}=\widehat{ACE}\)
BD=CE
Do đó: ΔABD=ΔACE
Suy ra: AD=AE
Xét ΔACD và ΔABE có
AC=AB
CD=BE
AD=AE
Do đó: ΔACD=ΔABE
b: Xét ΔAHB vuông tại H và ΔAKC vuông tại K có
AB=AC
\(\widehat{HAB}=\widehat{KAC}\)
Do đó: ΔAHB=ΔAKC
Suy ra: BH=CK
Cho mình xin hình vẽ với câu c nữa. Mình cảm ơn nhiều lắm huhuhhhu
Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BC lấy điểm D, trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho BD = CE. Kẻ BH vuông góc với AD tại H, CK vuông góc với AE tại K. Hai đường thẳng HB và KC cắt nhau tại I. Chứng minh rằng:
a) Tam giác ADE cân.
b) Tam giác BIC cân.
c) IA là tia phân giác của góc BIC
a) Xét \(\Delta ADB\) và \(\Delta AEC\) có:
\(AB=AC\) (do \(\Delta ABC\) cân tại \(A\))
\(\widehat{ABD}=\widehat{ACE}\)
\(BD=CE\) (giả thiết)
\(\Rightarrow\Delta ADB=\Delta AEC\left(c.g.c\right)\)
\(\Rightarrow AD=AE\) (\(2\) cạnh tương ứng)
\(\Rightarrow\Delta ADE\) cân tại \(A\)
b) Vì \(\Delta ADE\) cân tại \(A\)
\(\Rightarrow\widehat{ADB}=\widehat{ACE}\) (\(2\) góc tương ứng)
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{ADB}+\widehat{HBD}=90^o\\\widehat{ACE}+\widehat{KCE}=90^o\end{matrix}\right.\) (\(2\) góc phụ nhau)
Từ hai điều trên \(\Rightarrow\widehat{HBD}=\widehat{KCE}\)
Mà \(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{HBD}=\widehat{CBI}\\\widehat{KCE}=\widehat{BCI}\end{matrix}\right.\) (\(2\) góc đối đỉnh)
Từ đó \(\Rightarrow\widehat{CBI}=\widehat{BCI}\)
\(\Rightarrow\Delta BIC\) cân tại \(I\)
c) Xét \(\Delta ABI\) và \(\Delta ACI\) có:
\(AB=AC\) (giả thiết)
\(BI=CI\) (do \(\Delta BIC\) cân tại \(I\))
\(AI\) là cạnh chung
\(\Rightarrow\Delta ABI=\Delta ACI\left(c.c.c\right)\)
\(\Rightarrow\widehat{AIB}=\widehat{AIC}\) (\(2\) góc tương ứng)
\(\Rightarrow AI\) là tia phân giác \(\widehat{BIC}\)
Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BC lấy điểm D, trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho BD = CE. Kẻ BH vuông góc với AD tại H, CK vuông góc với AE tại K. Hai đường thẳng HB và KC cắt nhau tại I. Chứng minh rằng:
a) Tam giác ADE cân.
b) Tam giác BIC cân.
c) IA là tia phân giác của góc BIC.
a; Xét ΔABD và ΔACE có
AB=AC
\(\widehat{ABD}=\widehat{ACE}\)
BD=CE
Do đó: ΔABD=ΔACE
Suy ra: AD=AE
hay ΔADE cân tại A
b: Xét ΔHBD vuông tại H và ΔKCE vuông tại K có
BD=CE
\(\widehat{D}=\widehat{E}\)
Do đó: ΔHBD=ΔKCE
Suy ra: \(\widehat{HBD}=\widehat{KCE}\)
hay \(\widehat{IBC}=\widehat{ICB}\)
hay ΔIBC cân tại I
Bài 6: Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BC lấy điểm D, trên tia đối của tia CB lấy điểm E sao cho BD = CE. Kẻ BH vuông góc với AD tại H, CK vuông góc với AE tại K. Hai đường thẳng HB và KC cắt nhau tại I. Chứng minh rằng:
a) Tam giác ADE cân.
b) Tam giác BIC cân.
c) IA là tia phân giác của góc BIC.
Help me!!!
Cho tam giác ABC có AB=AC; trên tia đối BC lấy D; trên tia đối CB lấy E sao cho BD=CE
a)Chứng minh rằng AD=AE
b)Qua B kẻ BH vuông góc với AD; qua C kẻ CK vuông góc với AE, chứng minh BH=CK
c)Gọi giao điểm của BH và CK là I, gọi M là trung điểm BC, chứng minh 3 điểm A,M,I thẳng hàng
Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối BC lấy điểm D trên tia đối BC lấy điểm E sao cho BC=CE. Kẻ BH vuông góc với AD , kẻ CK vuông góc với AE. CMR:
a, BH=CK
b, Tam giác ABH= tam giác ACK
b) Xét ΔABH,ΔACKΔABH,ΔACK có :
ˆAHB=ˆACK(=90o)AHB^=ACK^(=90o)
AB=AC (gt)
ˆHAB=ˆKACHAB^=KAC^ (ΔABD=ΔACEΔABD=ΔACE)
=> ΔABH=ΔACKΔABH=ΔACK (cạnh huyền - góc nhọn)
mik mới lớp 6 nên ko giải đc ! mong bn k
Cho tam giác ABC cân tại A có gốc A bằng 40 độ. Trên tia đối của tia BC lấy điểm D, trên tia đối của tía CB lấy điểm E sao cho BD = AB; CE = AC.
a) CMR: tam giác ADE cân.
b) Tính số đo các góc của tam giác ADE
C) Vẽ BH vuông góc AD; CK vuông góc AE (H thuộc AD, K thuộc AE). Tia BH cắt tia KC tại O. CMR: OH = OK.
d) CMR: AO vuông góc BC.
Giải câu d giúp mình với!
a) Có : \(\widehat{ABC}+\widehat{ABD}=\widehat{ACB}+\widehat{ACE}=180^o\)
Mà : \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(tam giác ABC cân tại A)
\(\Rightarrow\widehat{ABD}=\widehat{ACE}\)
-Xét tam giác ABD và ACE có :
AB=AC (tam giác ABC cân tại A)
BD=CE(đều bằng AB)
\(\widehat{ABD}=\widehat{ACE}\left(cmt\right)\)
=> Tam giác ABD=ACE(c.g.c)
=> AD=AE
=> Tam giác ADE cân tại A(đccm)
b) Tam giác ABC cân tại A có : \(\widehat{BAC}=40^o\)
\(\Rightarrow\widehat{ABC}=\widehat{ACB}=\frac{180^o-40^o}{2}=70^o\)
- Có : \(\widehat{ABC}+\widehat{ABD}=180^o\)
\(\Rightarrow70^o+\widehat{ABD}=180^o\)
\(\Rightarrow\widehat{ABD}=110^o\)
- Xét tam giác ABD cân tại B(BD=AB) có :
\(\widehat{ABD}+\widehat{BAD}+\widehat{ ADB}=180^o\)
\(\Rightarrow110^o+\widehat{BAD}+\widehat{ADB}=180^o\)
\(\Rightarrow\widehat{BAD}=\widehat{BDA}=\frac{180^o-110^o}{2}=35^o\)
- Tương tự, ta có : \(\widehat{AEC}=\widehat{CAE}=35^o\)
- Có : \(\widehat{DAE}=\widehat{DAB} +\widehat{CAE}+\widehat{BAC}=35^o+35^o+40^o=110^o\)
Vậy : \(\widehat{D}=\widehat{E}=35^o,\widehat{DAE}=110^o\)
c) Tam giác ABD cân tại B(AB=BD) có \(BH\perp DA\)
=> HD=HA(t/c đg TT,PG,cao,.. của tam giác cân)
Tương tự có AK=KE
Mà : AD=AE(tam giác ADE cân tại A)
=> AH=AK
-Xét tam giác AHO và AKO, có :
AH=AK(cmt)
\(\widehat{AHO}=\widehat{AKO}=90^o\)
AO-cạnh chung
=> Tam giác AHO=AKO(cạnh huyền-cạnh góc vuông)
=> HO=OK(đccm)
d) Do tam giác AHO=AKO(cmt)
=> \(\widehat{HAO}=\widehat{KAO}\)
\(\Rightarrow\widehat{HAB}+\widehat{BAO}=\widehat{KAC}+\widehat{CAO}\)
Mà : \(\widehat{HAB}=\widehat{KAC}=35^o\left(cmt\right)\)
Mà :\(\widehat{BAO}+\widehat{CAO}=\widehat{BAC}\)
\(\Rightarrow\widehat{BAO}=\widehat{CAO}=\frac{\widehat{BAC}}{2}=\frac{40}{2}=20^o\)
- Gọi giao điểm của AO và BC là I
Xét tam giác AIB có : \(\widehat{BAI}+\widehat{ABI}+\widehat{AIB}=180^o\)
\(\Rightarrow20^o+70^o+\widehat{AIB}=180^o\)
\(\Rightarrow90^o+\widehat{AIB}=180^o\)
\(\Rightarrow\widehat{AIB}=90^o\)
\(\Rightarrow AI\perp BC\left(đccm\right)\)
#H