Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
ko co ten
Xem chi tiết
Nguyễn Đức An
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Kiệt
10 tháng 8 2021 lúc 21:06

Gợi em liên tưởng đến nhân vật Thị Kính trong vở chèo cổ Quan âm Thị Kính

So sánh:

Vũ Nương:bị chồng nghi oan có gian díu,có tình cảm với người đàn ông khác khi mình đi lính hoặc là bị chồng gán cho tội ''Hồng hạnh vượt tường''.....(bạn tự so sánh nhé)

Thị Kính:bị nghi có ý định mưu hại chồng,rồi bị nhà chồng đuổi về nhà mẹ đẻ(bạn tụ so sánh nhé)

Khách vãng lai đã xóa
Lil Meow Meow
Xem chi tiết
Lil Meow Meow
Xem chi tiết
Lil Meow Meow
Xem chi tiết
Lil Meow Meow
Xem chi tiết
DUTREND123456789
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
26 tháng 9 2023 lúc 5:15

1. Nhân vật Vũ Nương được nhà văn giới thiệu là một người con gái công dung ngôn hạnh, thùy mị nết na theo đúng chuẩn mực về người phụ nữ thời phong kiến.

Qua đó em có nhận xét về Vũ Nương:nàng đẹp toàn diện từ vẻ ngoài đến phẩm chất bề trong, người phụ nữ của gia đình.

2. Vũ Nương đã bị nỗi oan: bị chính chồng mình nghi bản thân không còn trong sạch, dan díu với người khác.

Nguyên dân dẫn đến nỗi oan đó: sự đa nghi của Trương Sinh tin lời con trẻ, không chịu nghe lời giải thích chính đáng của vợ mình.

Vũ Nương đã hết lòng thanh minh thành thật.

Kết quả: Trương Sinh không tin tưởng mà lựa chọn đuổi Vũ Nương, cùng sự định kiến xã hội về người phụ nữ nàng gieo mình ở bến Hoàng Giang, lấy cái chết để minh oan cho bản thân.

Nguyễn Thị Trang
Xem chi tiết
Quang Ngô
Xem chi tiết
minh nguyet
11 tháng 1 2021 lúc 21:42

Tham khảo:

Chuyện người con gái Nam Xương là một trong những tác phẩm hay và đặc sắc nhất của tác giả Nguyễn Dữ. Tác phẩm được lấy cốt từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương” kết hợp với những sáng tạo của tác giả tạo nên một áng văn tuyệt bút. Trong truyện nổi bật lên là vẻ đẹp và số phận bất hạnh của nhân vật chính – Vũ Nương.

Vũ Nương là người hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống “tính đã thùy mị nết na lại được tư dung tốt đẹp” nhưng số phận của nàng lại hết sức bất hạnh, bị đẩy đến bước đường cùng phải tìm đến cái chết.

Trước hết về vẻ đẹp của nàng, Vũ Nương là người vợ hiền thục, thủy chung, trong trắng, một lòng một dạ với chồng. Khi mới về nhà chồng, biết chồng mình có tính hay ghen nên Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép, bảo vệ hạnh phúc gia đình để gia đình luôn yên ấm. Chiến tranh xảy ra, chồng nằm trong danh sách đi lính, ngày tiễn Trương Sinh, nàng chỉ tha thiết mong mang hai chữ “bình yên” trở về. Nàng không ham giàu sang, danh vọng mà chỉ mong một cuộc sống yên ổn, êm đềm bên gia đình bé nhỏ. Giây phút ngậm ngùi tiễn chồng ra trận càng cho thấy rõ hơn tình yêu thương, tấm lòng Vũ Nương dành cho Trương Sinh. Bởi vậy trong những năm tháng xa chồng, nàng luôn nhớ Trương Sinh tha thiết, thậm chí nàng còn trỏ bóng mình trên tường vừa để dỗ con vừa để vơi bớt nỗi nhớ chồng. Ngay cả khi bị Trương Sinh nghi oan thất tiết thì tình yêu, sự thủy chung của vẫn được thể hiện qua những lời phân trần hết sức tha thiết, mong tìm cách hàn gắn lại hạnh phúc gia đình. Nhưng mọi cố gắng của nàng đều đã không được đền đáp, dù phải tìm đến cái chết để chứng minh tấm lòng của mình nàng vẫn không hề oán hận, ở thủy cung nàng vẫn mong ngóng ngày về để đoàn tụ với gia đình.

Nàng còn là một người con dâu hết sức hiếu thảo. Chồng đi lính nàng ở nhà chăm mẹ chồng, bà vì thương nhớ con bệnh ngày một nặng, nàng thuốc thang cầu khấn trời phật mong cho mẹ nhanh khỏi bệnh, nàng hết lòng chăm sóc. Tấm lòng ấy được thể hiện rõ nhất qua lời cuối cùng bà nói trước khi mất: “sau này, trời xét lòng thành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Lời nói ấy chính là lời ghi nhận nhân cách và công lao to lớn của Vũ Nương với mẹ chồng. Khi mẹ chồng chết nàng thương xót làm ma chay chu đáo như với cha mẹ đẻ của mình. Với đứa con nhỏ, nàng là người hết mực yêu thương con. Nàng chăm sóc bé Đản chu đáo, hiểu được những thiếu thốn của con, nàng đã chỉ bóng mình trên vách để con luôn được sống trong tình yêu thương của cha.

Không chỉ vậy, nàng còn là người phụ nữ trọng nhân phẩm, tình nghĩa và lòng bao dung, vị tha. Bi kịch lớn nhất của đời nàng là bị chồng nghi ngờ và không làm cách nào để minh oan được. Thất vọng, đau đớn nàng phải tìm đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình. Khi Trương Sinh lập đàn giải oan, Vũ Nương chỉ trở về nói lời đa tạ rồi từ biệt. Nàng không hề trách móc, oán hận Trương Sinh, điều đó đã giúp chồng vơi bớt nỗi lòng, nỗi ân hận. Người phụ nữ nào cũng mong muốn được hưởng cuộc sống hạnh phúc từ hơi ấm gia đình, Vũ Nương cũng không phải trường hợp ngoại lệ, nhưng nàng không trở về là bởi đã giữ lời hứa với Linh Phi “thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ”. Vũ Nương là hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam, mang trong mình vẻ đẹp phẩm chất rất đáng trân trọng, ngợi ca.

Mặc dù vậy, số phận của nàng lại hết sức bất hạnh. Mầm mống bi kịch của Vũ Nương bắt nguồn từ cuộc hôn nhân không bình đẳng. Chồng là kẻ độc đoán, hay ghen. Hưởng gia thất chưa lâu, chiến tranh xảy ra, nàng và Trương Sinh phải li tán, sống cô đơn, mòn mỏi chờ chồng. Ngày gặp chồng lại là giây phút oan nghiệt, bi kịch. Không những không được minh oan mà nàng còn bị đối xử thô bạo, vũ phu, tàn nhẫn. Nàng bị đẩy đến bước đường cùng phải tự tử mà thực ra là bị bức tử. Dù sống bất tử dưới thủy cung nàng vẫn không hạnh phúc, luôn nhớ chồng con. Cho dù được minh oan, nàng vẫn không trở về, hạnh phúc tan vỡ không thể lành, bi kịch vẫn là bi kịch. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến cái chết của Vũ Nương. Đầu tiên phải kể đến Trương Sinh – người chồng vũ phu, hay ghen, trước lời cầu xin của vợ, hắn đã không cho Vũ Nương cơ hội giải thích chỉ đánh đập, rồi đuổi nàng đi. Do chiến tranh phong kiến phi nghĩa, nếu không có chiến tranh, gia đình Vũ Nương không phải chịu cảnh li tán thì đâu đến nỗi Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất lạ lùng như vậy. Nguyên nhân sâu xa do xã hội phong kiến nam quyền độc đoán, gia trưởng đã đẩy Vũ Nương vào con đường tuyệt vọng, phải nhảy sông tự vẫn. Bi kịch, cái chết của Vũ Nương là số phận tiêu biểu của nhiều phụ nữ khác trong xã hội đó. Nó là lời tố cáo mạnh mẽ và đanh thép chế độ phong kiến đương thời. Qua đó thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật được khắc họa tâm lý, tính cách thông qua đối thoại, lời tự bạch đặt nhân vật vào những hoàn cảnh khác nhau. Đặc sắc trong việc sử dụng yếu tố kì ảo đã làm hoàn chỉnh, tô đậm nét đẹp vốn có của Vũ Nương: Nặng tình nghĩa, coi trọng nhân phẩm, vị tha mặc dù ở thế giới khác vẫn quan tâm đến chồng con, vẫn luôn muốn khôi phục danh dự.

Với nghệ thuật xây dựng truyện độc đáo, hấp dẫn tác phẩm đã vẽ nên chân dung đẹp đẽ đức hạnh toàn tài của người phụ nữ phong kiến xưa mà đại diện tiêu biểu là nàng Vũ Nương. Nhưng những người phụ nữ ấy phải chịu nỗi oan khuất lạ thường, bị tước đoạt hạnh phúc. Qua đó, tác phẩm đề cao vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời cảm thương cho số phận bất hạnh của họ. Và lên án, tố cáo xã hội nam quyền phi nghĩa đẩy con người đến bước đường cùng.