Dựa vào kiến thức đã học về các khu vực kinh tế, em sẽ định hướng bản thân phát triển kinh tế dựa trên khu vực nào, vì sao ?
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy
1. Trình bày các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên
2. Nêu các khu vực chuyên canh cà phê và các biện pháp để có thế phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này
1. Điều kiện phát triên cây cà phê ở Tây Nguyên
a) Thuận lợi
*Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
-Đất trồng: chủ yếu là đất feralit hình thành trên đá badan (đất badan), có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố chủ yếu trên các cao nguyên với những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh cà phê quy mô lớn
-Khí hậu
+Có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa (cung cấp nước tưới cho cây trồng) và một mùa khô kéo dài (có khi 4-5 tháng) tạo điều kiện thuận lợi cho việc phơi sấy, bảo quản sản phẩm.
+Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao. Ở các cao nguyên cao 400 - 500m khí hậu khá nóng thuận lợi cho việc phát triển cây cà phê vối, cà phô mít với năng suất cao và ổn định. Ở các cao nguyên trên l.000rn khí hậu lại rất mát mẻ thích hợp để trồng cà phê chè.
-Tài nguyên nước
+Các sông Xô Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai có giá trị tương đối lớn về thủy lợi
+Nguồn nước ngầm rất có giá trị về nước tưới trong mùa khô
*Điều kiện kinh tế - xã hội
-Dân cư và nguồn lao động
+Nguồn lao động được bổ sung từ các vùng khác trong cả nước
+Nhân dân trong vùng có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến sản phẩm cà phê
-Cơ sờ hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho việc trồng và chế biến cà phê từng bước phát triển. Sự phát triển các nhà máy chế biến cà phê góp phần nâng cao chất lượng và giá trị cây cà phê ỏ Tây Nguyên
-Thị trường tiêu thụ: Nhu cầu cà phê trên thị trường thế giới rất lớn, giá cao và ổn định, sản xuất cà phê đem lại hiệu quả kinh tế cao. Do việc chế biến các sản phẩm cà phê hợp thị hiếu của các thị trường chính, nên cà phê Việt Nam đã đứng vững trên thị trường thế giới (nhất là thị trường Tây Âu)
-Chính sách: Hàng loạt chính sách có tác dụng thúc đấy sự phát triển cây cà phê
+Chính sách phân bố lại dân cư và nguồn lao dộng trong phạm vi cả nước
+Giao đất lâu dài cho nông dân
+Phát triển cây công nghiệp dể tạo nguồn hàng xuất khẩu
+Chính sách phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm (trong đó có chế biến lương thực thực phẩm)
+Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu
b) Khó khăn
-Mùa khô kéo dài, mực nước ngầm hạ thấp dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và sinh họat
-Đất đai bị đe dọa xói mòn trong mùa mưa
-Trình độ học vấn của đồng bào dân tộc còn thấp, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, thiếu cán bộ khoa học - kĩ thuật
-Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật nhìn chung còn nghèo nàn, đặc biệt là mạng lưới đường giao thông, dịch vụ kĩ thuật,...
2. Các khu vực chuyên canh cà phê
-phê là cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên. Diện tích khoảng 450 nghìn ha (năm 2006), chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (259 nghìn ha)
-Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn, ở Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng; còn cà phê vôi được trồng ờ những vùng nóng hơn, chủ yếu ờ tỉnh Đắk Lắk. Cà phê Buôn Ma Thuộc nổi tiếng có chất lượng cao
3. Các biện pháp đế có thể phát triên ổn định cây cà phê ở Tây Nguyên
-Đảm bảo đủ nước tưới cho cà phê trong mùa khô. Phải giữ được nguồn nước ngầm trong mùa khô. Vì vậy, phải ngăn chặn tình trạng phá rừng bừa bãi, phát triển vốn rừng, phải có kế họach phát triển hợp lí diện tích trồng cà phê
-Thu hút lao động từ các vùng khác nhau của đất nước, đồng thời tận dụng lao động tại chỗ, tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân lộc ở Tây Nguyên. Thực hiện việc chuyển giao công nghệ cho đồng bào các dân tộc ít người về trồng và chê biến cà phê
-Đảm bảo đủ lương thực - thực phẩm cho các vùng chuyên canh để ổn định diện tích trồng cây cà phê
-Phát triển và nâng cấp chất lượng mạng lưới giao thông, đặc biệt là tuyến đường 14 vì đây là trục giao thông chính theo chiều Bắc - Nam di qua các tỉnh Tây Nguyên
-Tăng cường cơ sở vật chất - kĩ thuật cho các vùng chuyên canh cà phê, xây dựng các cơ sở công nghiệp chế biến gần các vùng chuyên canh cà phê
-Thu hút vốn đầu tư nước ngoài
-Có chính sách ưu đãi đối với các vùng sản xuất cà phê
-Mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê
Thế nào là khu vực hóa kinh tế và hệ quả của nó. Chứng minh xu hướng khu vực hóa kinh tế đang phát triển mạnh. Chứng minh rằng Việt Nam đã nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế và khu vực.
a. Khái niệm khu vực hóa kinh tế.
- Là sự liên kết hợp tác kinh tế của các quốc gia trong các khu vực trên thế giới trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội, hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển.
b. Hệ quả.
- Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ trong khu vực.
- Bảo vệ lợi ích của các nước thành viên.
- Mở rộng thị trường quốc gia và khu vực, tăng cường toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
- Vấn đề tự chủ kinh tế, quyền lực quốc gia…bị ảnh hưởng.
c. Xu hướng khu vực hóa kinh tế đang phát triển mạnh.
- Hiện tại trên thế giới đã hình thành được 5 tổ chức liên kết khu vực lớn:
+ Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).
+ Liên minh Châu Âu (EU).
+ Hiệp hội các quốc gia ĐNÁ (ASEAN).
+ Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC).
+ Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).
- Số lượng thành viên các tổ chức này ngày càng tăng:
+ Năm 2004, EU kết nạp thêm 10 thành viên mới, năm 2007 kết nạp thêm 2 thành viên, nâng tổng số thành viên lên 27.
+ MERCOSUR kết nạp thêm 1 thành viên nâng tổng số thành viên lên 6 vào năm 2006.
d. Việt Nam đã nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế và khu vực.
* Năm 2009:
- Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (trên 5%).
- Thiết lập quan hệ ngoại giao song phương với 170 nước trên thế giới, kí kết hơn 90 hiệp định thương mại song phương.
- Việt Nam đã hoàn thành tốt trọng trách Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc năm 2009.
- Tổ chức, tham gia nhiều hoạt động văn hóa, thể thao.
- Tham dự hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu tại Cô-pen-ha-gen (Đan Mạch).
* Năm 2010:
- Tiếp tục đảm nhiệm trọng trách Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc năm 2010.
- Đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN.
- Tiếp tục mở rộng quan hệ ngoại giao, tăng cường phát triển kinh tế nâng cao vị thế.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích mối quan hệ giữa sự chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1995 - 2007.
HƯỚNG DẪN
Căn cứ vào biểu đồ “Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế” (trang 15) và biểu đồ “Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế” (trang 17) để phân tích mối quan hệ.
- Tỉ trọng lao động nông, lâm, thuỷ sản giảm nhanh, công nghiệp và xây dựng tăng, dịch vụ tăng. Tương ứng, tỉ trọng GDP nông, lâm, thuỷ sản giảm, công nghiệp và xây dựng tăng nhanh, dịch vụ giảm.
- Tỉ trọng lao động và GDP của khu vực nông, lâm, ngư giảm tương ứng. Tỉ trọng lao động công nghiệp và xây dựng giảm chậm, trong khi tỉ trọng GDP công nghiệp và xây dựng tăng nhanh chứng tỏ đây là khu vực có năng suất lao động cao. Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng, nhưng tỉ trọng GDP giảm chứng tỏ năng suất lao động trong khu vực này chưa cao.
Khu vực nào sau đây tập trung các nước có nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào khai thác khoáng sản dầu khí ?
A. Tây Nam Á và Trung Á
B. Đông Nam Á, Nam Á
C. Đông Nam Á và Tây Nam Á
D. Đông Á và Đông Nam Á
Khu vực Tây Nam Á và Trung Á tập trung nguồn dầu mỏ giàu có bậc nhất thế giới. Các quốc gia thuộc khu vực này có nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào hoạt động khai thác, chế biến dầu mỏ. Đây là những nước thuộc nhóm nước đang phát triển ở châu Á.
Đáp án cần chọn là: A
Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế
- Xác định vị trí của các nước Pháp và U- crai-na trên bản đồ. Hai nước này thuộc các khu vực nào ở châu Âu?
- Dựa vào bảng số liệu (SGK trang 185) để vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế của Pháp và U-crai-na (năm 2000).
- Qua biểu đồ, nhận xét vè trình độ phát triển kinh tế của Pháp và U-crai-na.
- Xác định vị trí của các nước Pháp và U- crai-na trên bản đồ. Pháp thuộc khu vực Tây Âu, U-crai-na thuộc khu vực Đông Âu
- Vẽ biểu đồ:
- Nhận xét: Trình độ phát triển kinh tế của Pháp cao hơn U-crai-na . Biểu hiện là tỉ trọng dịch vụ của Pháp cao hơn của U-crai-na rất nhiều.
Dựa vào lược đồ tự nhiên khu vực đông nam á.Phân tích tiềm năng về tự nhiên để phát triển kinh tế-xã hội khu vực Đông Nam Á ? (giúp mình với sắp thi rồi)
Dựa vào lược đồ Hình 27.1 Lược đồ phân bố lược mưa châu Phi.
a. Những khu vực nào có lượng mưa trên 2000 mm.
b. Vì sao ở các vùng đó có lượng mưa lớn?
c. Thuận lợi cho ngành kinh tế nào phát triển?
d. Các loại cây trồng chủ yếu ở đây?
Dựa vào hình 11.1, hãy cho biết khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với các biển và đại dương nào? Nêu ý nghĩa của biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.
- Tiếp giáp các biển: Andaman, Araphura; các đại dương: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
- Ý nghĩa: Có điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển, giao lưu giữa các nước trong khu vực và giữa khu vực với thế giới bằng đường biển.
Dựa vào thông tin mục I, và hình 6.1, hãy:
- Xác định phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý của khu vực Mỹ La-tinh trên bản đồ.
- Phân tích ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý đến sự phát triển kinh tế, xã hội của khu vực Mỹ La-tinh.
Tham khảo:
Xác định phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý của khu vực Mỹ La-tinh
- Phạm vi lãnh thổ
+ Khu vực Mỹ La-tinh có diện tích khoảng 20 triệu km2;
+ Bao gồm: Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ, các đảo và quần đảo trong vùng biển Ca-ri-bê, toàn bộ lục địa Nam Mỹ.
- Vị trí địa lí:
+ Lãnh thổ Mỹ La-tinh trải dài từ khoảng vĩ độ 33°B đến gần vĩ độ 54°N, tiếp giáp với ba đại dương: phía đông là Đại Tây Dương, phía tây là Thái Bình Dương và phía nam là Nam Đại Dương.
+ Mỹ La-tinh nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, tách biệt với các châu lục khác. Phía bắc giáp khu vực Bắc Mỹ (gồm Hoa Kỳ và Ca-na-đa).