Những câu hỏi liên quan
vũ quốc huy
Xem chi tiết
minh nguyet
3 tháng 10 2021 lúc 20:05

Em tham khảo:

   Cuộc chia tay của những con búp bề là tác phẩm đã để lại trong lòng người đọ bao nhiêu là tình cảm. Truyện kể về cuộ chia tay của hai anh em Thành và Thủy khi bố mẹ ly hôn. Cả hai anh em đều hiện lên với những vẻ đẹp riêng biệt. Anh Thành chính là một trong số đó. Thành là anh cả trong nhà, một người anh rất yêu thương em. dù vẫn chỉ là một cậu bé nhưng Thành đã có những suy nghĩ rất truongr thành, ra dáng một người anh luôn bảo vệ em gái mình. Thành là một cậu bé sống nội tâm, dù đứng trước hoàn cảnh chia li nhưng cậu vẫn cố giấu nỗi buồn trong lòng. Khi chia đồ chơi, Thành nhường hết cho em. Lúc chia tay em, Thành mếu máo, chân như chôn xuống đất, hứa với em sẽ để con Vệ Sĩ và Em Nhỏ cạnh nhau. Tuy rằng cảm xúc là vậy nhưng Thành vẫn rất kiên cường, giỏi chịu đựng, Thành như đành cam chịu, chết lặng trước khoảnh khắc chia li. Tóm lại, nhân vật Thành đã hiện lên đây đẹp đẽ trong mắt người đọc, Thành mãi là nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc đối với đọc giả.

Bình luận (0)
Quang
Xem chi tiết
Quang
7 tháng 10 2021 lúc 16:46

giúp tui cho 1 tym

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Đoan Trang
Xem chi tiết
Huỳnh Quang Sang
3 tháng 11 2018 lúc 11:10

Cảm nhận của em về nhân vật mụ vợ 

Truyện cổ dân gian Nga “ông lão đánh cá và cơn cả vàng” có giá trị phê phán sâu sắc. Nó đã giễu cợt và lên án những kẻ hám vàng, hám danh vị và quyền lực mà mất hết tất cả tính người. Mụ vợ ông lão đánh cá là một người đàn hà ghê gớm và đáng ghét như vậy.

Sau 3 lần đòi cá vàng cho mụ được cái máng lợn mới, một cái nhà rộng, được làm nhất phẩm phu nhân, mụ lại muốn làm nữ hoàng. Được khoác áo long, đau đội mũ nhiễu hoa, cổ quấn ngọc trai, tay đeo nhẫn vàng, chân đi giày đỗ… giàu sang phú quý nhất đời, thố mà mụ vẫn chưa thỏa mãn. Tính nết thay đoi, mụ trở thành kẻ ác độc xấu xa. Mụ chửi mắng kẻ hầu người hạ. Mụ biến ông chồng hiền lành thành một tên nô lệ quét dọn chuồng ngựa. Với lòng tham vô đáy, mụ muốn được thành nữ hoàng. Lạ thay, lần thứ 4, cá vàng vẫn thỏa mãn yêu cầu của mụ. Mụ ăn tiệc trong cung điện nguy nga, uống rượu quý, ăn những thứ bánh ngon lành, chung quanh có vệ binh gươm giáo chỉnh tề đứng hầu.

Mụ vợ sai vệ binh đuổi ông chồng khôn khổ đi. Làm nữ hoàng được ít tuần, mụ lại nổi cơn thịnh nộ sai người đi bắt ông lão đến. Mụ lại sai lão đi gặp cá vàng. Mụ đòi làm Long Vương ngự trên mặt biển, bắt cá vàng phải hầu hạ mụ và làm theo ý mụ. Mụ khát quyền lực, khát quyền uy đến cực độ. Cá vàng đã “quẫy đuôi lặn sâu xuống đáy biển”. Và lần này, cảnh tượng biển thật dữ dội: cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Phải chăng trời đã trừng phạt? Ông lão đánh cá trở về chỉ thấy nữ hoàng hôm nào nay đã trở thành một người đàn bà rách rưới ngồi trước cái máng lợn ăn sứt mẻ. Lâu đài cung điện biến đâu mất. Như một cơn ác mộng.

Thói đời hiền quá hóa ngu, tham thì thâm. Đọc truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, ta càng ghê tởm về lòng tham vô độ của người đời. Tham vàng bạc, tham quyền lực đến táng tận lương tâm là nguồn gốc mọi tội ác, làm mất tính người! Mụ vợ ông lão đánh cá khác nào một con quỷ đội lốt người!

Cũng như Tiên, Bụt, Thần, Thánh… trong các truyện cổ dân gian Việt Nam, hình tượng biển trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” cho ta nhiều ấn tượng. Biển cũng biểu lộ tình cảm, thái độ, nó tượng trưng cho đạo lí và sức mạnh của công lí.

Chuyện ông lão đánh cá bắt được con cá vàng, không giết thịt nó, ông đã thả nó về với biển. Con cá biết nói, muốn đền ơn ông lão đánh cá phúc hậu. Nghe cá vàng nói: “Ông sinh phúc thả tôi trở biển, tôi sẽ xin đền ơn ông, ông muốn gì cũng được”, ông lão nói: “Trời phù hộ cho ngươi! Ngươi trở về biển khơi mà vùng vẫy. Ta không đòi gì cả, ta cũng chẳng cần gì”. Ông đã thương con cá vàng như thương con người trong hoạn nạn.

Đền ơn đáp nghĩa là đạo lí làm người. Xưa nay, người giàu lòng nhân ái “làm ơn há dễ trông người trả ơn?’ Ồng lão đánh cá rất hiền lành, chất phác, bị bắt buộc phải làm theo lệnh mụ vợ tham lam. Lần thứ nhất ông gọi cá xin cho mụ vợ một cái máng lợn mới. “Biển gợn sổng êm ả”. Biển như mang niềm vui được trả ơn người. Lần thứ hai, “Biển xanh đã nổi sổng” khi nghe ông lão nói: “Mụ đòi một tòa nhà đẹp”. Biển mếch lòng nhưng vẫn chiều lòng mụ.

Biển cảm thông vì mụ đang sông trong túp lều rách nát. Lần thứ ba, “Biển xanh nổi sóng dữ dội” khi mụ vợ ông lão đánh cá đòi làm nhất phẩm phu nhân.

Biển giận nhưng vẫn cho mụ vợ ông lão đánh cá toại nguyện. Lần thứ tư, “Biển xanh nổi sổng mà mịt” khi mụ ta đồi làm nữ hoàng. Kì lạ thay, biển bất bình nổi giận nhưng vẫn cho người đàn bà tham lam vô độ được làm nữ hoàng. Và lần thứ năm, “mật cơn giông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm ” khi mụ vợ ông lão đòi làm Long Vương ngự trên mặt biển, bắt cá vàng phải hầu hạ mụ, làm theo ý muốn của mụ. Biển đã nổi giận lôi đình, trừng phạt kẻ lòng tham vô đáy, táng tận lương tâm, được voi đòi tiên.

Cùng với con cá vàng biết nói và có phép lạ, hình tượng biển đã tạo nên màu sắc hoang đường kì diệu của truyện “Ông lão đánh cá vù con cá vàng”. Biển đã tượng trứng cho đạo lí và sức mạnh của công lí.

Cảm nhận về nhân vật ông lão :

Ông lão đánh cá là một trong hai nhân vật chính của truyện, một nhân vật đối lập với nhân vật mụ vợ.

Đọc tác phẩm, ta thấy mến ông lăo bởi cái bản tính lương thiện. Bản tính ấy được thể hiện ở những chi tiết rất nhỏ, mà nếu không chú ý kĩ, thì có thể ta sẽ bỏ qua. Ấy là một công việc lao động chân chính: thả lưới đánh cá trên biển. Một công việc không mấy dễ dàng được lão chọn và cần mẫn với nó. Tuy nhiên cái bản tính ấy càng được bộc lộ rõ kể từ khi gặp cá vàng.

Đầu tiên là việc thả cá vàng trở lại biển khơi. Đối với một người đánh cá, bắt được cá là mục đích của họ. Hơn nữa, vợ chồng lại rất nghèo (chỉ có một cái máng lợn sứt mẻ và một túp lều rách nát). Và ngày hôm ấy, đã hai lần kéo lưới, lão vẫn chỉ gặp bùn và rong biển. Lần thứ ba kéo được cá vàng (chắc sẽ bán được nhiều tiền vì con cá đẹp đến thế cơ mà). Thế nhưng, trước sự kêu van tha thiết của cá vàng, ông đã thả nó xuống biển mà không đòi hỏi gì (mặc dù cá vàng có hứa với ông lão là sẵn sàng đền ơn ông, muốn gi cũng được). Lòng thương người của ông thật là chân thành và trong sáng, sự cứu giúp người khác một cách vô tư, hào hiệp, không hề tính toán thiệt hơn, không mong đền ơn báo đáp. Việc làm ấy thể hiển bản tính lương thiện, hiền hậu của người lao động.

Tiếp theo, năm lần ông lảo đi ra biển nhờ cá vàng giúp đỡ theo yêu cầu của mụ vợ, ông cũng không đòi hỏi gì cho riêng mình, vẫn bằng lòng với cuộc sống vốn có của mình, tự kiếm sống bằng bàn tay lao động của mình. Thậm chí, khi mụ vợ đối xử tệ bạc với mình (quát mắng và bắt quét dọn chuồng ngựa), ông lão có thể xin cá vàng ban cho mình quyền lực lớn hơn: làm hoàng đế để mụ vợ không dám xem thường và sai khiẹn ông (vì mụ mới chỉ làm bà nhất phẩm phu nhân), ông lão vẫn không đòi hỏi gì,  ở con người ông lão, chưa bao giờ lòng tham xuất hiện (dù chỉ là trong ý nghĩ). Thật là một tâm hồn trong sáng đáng trân trọng.

Nhìn về góc độ cổ tích, ông lão đánh cá là hình tượng nhân vật tượng trưng cho cái thiện, cho phẩm chất tốt đẹp của con người. Tuy nhiên, dưới con mắt và ngòi bút nghệ thuật của Pu- skin, nhân vật ông lão có thêm một tầng ý nghĩa mới. Ông là hình ảnh của nhân dân Nga cam chịu và nhẫn nhục.

Trong suốt câu chuyện, tả chưa thấy ông lão đánh cá một lần dám cãi lại, dám làm trái ý mụ vợ tham lam bội bạc. Bất cứ yêu cầu, đòi hỏi gì của mụ vợ cũng được ông răm rắp thực hiện. Hình bóng ông lão hết “lóc cóc”, rồi lại “lủi thủi” đi ra biển vừa đáng thương, vừa đáng giận. Đáng giận hơn nữa là cả khi mụ vợ bội bạc với chính ông (chửi mắng, đối xử như nô lệ, rồi đánh đuổi đi), ông lão cũng không hề dám kêu ca, phàn nàn, không dám phản ứng lại.

Tất cả những gì mụ vợ được hưởng (của cải, danh vọng, quyền lực), lẽ ra phải là của ông, chỉ có ông mới xứng đáng được hưởng (vì ông chính là ân nhân của cá vàng, người có công lớn với cá vàng). Thế mà ông lại cam chịu nhường lại những quyền lực đó cho kẻ khác (một kẻ đã không có công lao gì). Đến khi đã nhường hết công lao cho mụ vợ, lại bị đối xử tệ bạc, ông vẫn cam chịu.

Từ hình tượng ông lão đánh cá giản dị đơn thuần, Pu-skin muốn cảnh báo nhân dân Nga một điều to lớn hơn : nếu cứ nhu nhược thì sẽ suốt đời bị áp bức cực khổ. Một lời cảnh báo kín đáo và vô cùng thấm thía.

Dù còn có những hạn chế nhất định, nhân vật ông lão đánh cá vẫn là hình ảnh của nhân dân, hình ảnh của cái thiện. Ông lão đánh cá là nhân vật để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng người đọc.

Chúc bạn học tốt :>

Bình luận (1)
Moon
3 tháng 11 2018 lúc 11:24

em ms hok lớp 1

Bình luận (1)
Trịnh Ngọc Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Phạm Vĩnh Linh
4 tháng 2 2022 lúc 10:26

Tham khảo nha bạn:

 Câu 1:  

     Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách. 

Câu 2:

Gioóc- ba vs Lắc-ki là ai z ?

Bình luận (1)
phuong nguyen
Xem chi tiết
minh nguyet
8 tháng 11 2021 lúc 20:46

Em tham khảo:

      Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách.

Bình luận (1)
Vũ Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
12 tháng 11 2021 lúc 13:26

Tham khảo!

 

Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy là một truyện truyền thuyết vô cùng hay và đặc sắc. Truyện cũng đã nêu được ra một bài học cảnh giác đầu tiên của lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. Ngay từ phần đầu truyện phản ánh vai trò của An Dương Vương trong việc xây dựng và bảo vệ nước Âu Lạc. Tiếp đến là phần sau là bi kịch nước mất nhà tan do sự mất cảnh giác của cha con An Dương Vương. Trong đó thì hình ảnh nhân vật Mị Châu cũng luôn để lại trong lòng bạn đọc biết bao cảm xúc, thương có giận có, hờn trách và cảm thông,…

Lập nước Âu Lạc vua An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa nhưng xây rồi lại đổ. Khi đó được Rùa Vàng giúp nhà vua xây thành, còn tặng một cái móng để làm lẫy nỏ chống giặc. Triệu Đà ở phương Bắc đã có dã tâm xâm lược Âu Lạc. Nhờ nỏ thần, An Dương Vương thắng giặc. Triệu Đà xin hòa và đã âm mưu cho con là Trọng Thuỷ sang cầu hôn. Vua An Dương Vương không nghi ngờ, gả con là Mị Châu cho Trọng Thủy. Khi đó thì Mị Châu bị Trọng Thủy lừa đánh tráo lấy nỏ rồi trở về phương Bắc. Triệu Đà lúc này khi đã có nỏ thần trong tay đã mang quân đến tấn công Âu Lạc, An Dương Vương bại trận. Vua lúc này cùng con gái chạy đến vùng biên. Rùa Vàng hiện lên, kết tội Mị Châu là giặc. Nhà vua đã chém Mị Châu rồi đi xuống biển. Khi Trọng Thuỷ tìm theo dấu lông ngỗng mà tìm thấy xác Mị Châu, vô cùng thương tiếc Mị Châu, hối hận nhảy xuống giếng tự tử máu Mị Châu chảy xuống biển, loài trai ăn phải, biến thành ngọc cả.

Mị Châu là một người con gái ngoan ngoãn và tài sắc. Khi vua cha gả Trọng Thủy thì nàng cũng nghe theo sự sắp đặt của cha. Nàng yêu say đắm chồng của mình đến mù quáng và ngay cả khi Trọng Thủy lừa tráo lấy nỏ thần Mị Châu cũng không biết nữa. Có thể thấy được bi kịch tình yêu Mị Châu – Trọng Thủy thể hiện thái độ phê phán rạch ròi của nhân dân trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng. Thông qua đây ta nhận thấy được đây cũng chính là bài học muôn đời cho những ai đặt tình yêu cá nhân lên trên vận mệnh của quốc gia, đặt trên vận mệnh của dân tộc, tách tình yêu khỏi những mối quan tâm chung.

Nhân vật Mị Châu ngây thơ hết lòng vì chồng thì Trọng Thủy thì cũng đã sẵn có âm mưu chiếm nỏ thần. Thế nhưng những ngày ở Âu Lạc, những ngày bên cạnh người vợ đẹp người, ngoan nết thì Trọng Thủy đã nảy sinh mối tình thật sự với Mị Châu. Khi đó thì ngay cả Trọng Thủy cũng là nảy sinh mâu thuẫn giữa hai tham vọng lớn cùng tồn tại trong con người Trọng Thuỷ. Trong các tham vọng đó có thể kể đến đó chính là tham vọng chiếm được nước Âu Lạc và trọn tình với người đẹp. Thế nhưng cũng chính hai tham vọng đó không thể dung hòa. Có lẽ chính vì vậy sau khi chiến thắng, đáng lẽ Trọng Thủy lúc này đây cũng phải là người vui mừng hưởng vinh quang thì lại tự tử vì nỗi tiếc thương Mị Châu khôn cùng biết bao nhiêu.

Thế rồi trước khi chết, Mị Châu cũng đã kịp nhận ra mình bị lừa, mà kẻ lừa nàng lại chính là người nàng tin yêu nhất. Và đau xót hơn nữa, sự nhẹ dạ của nàng đã phải trả giá rất đắt bằng chín sinh mạng nàng, nàng đã phải để người cha thân yêu mất mạng và lớn hơn nữa chính là số phận của cả một dân tộc cũng rơi vào tình cảnh lao đao.

 

Nhân vật Mị Châu đã ý thức được tội lỗi nặng nề của mình, chính bản thân của nàng không xin tha chết, chỉ xin được hóa thành châu ngọc để tẩy sạch mối nhục thù. Khi hình ảnh ngọc trai nước giếng tượng trưng cho sự tái ngộ của hai người ở kiếp sau. Thực sự thì đó không phải là biểu tượng của mối tình chung thuỷ mà chỉ là hình ảnh một nỗi oan tình được hóa giải.

Công chúa Mị Châu dù có vô tình phạm tội cũng không thể coi là không có tội. Kết cục bi thảm của cha con An Dương Vương chắc chắn sẽ mãi mãi là bài học nhắc nhở ý thức công dân của mỗi người đối với cộng đồng. Đó là bài học phải cảnh giác với kẻ thù.

Bình luận (0)
19. Phạm Quỳnh Mai
12 tháng 11 2021 lúc 15:33

Mị Châu là con gái duy nhất của vua An Dương Vương từ nhỏ đã được "ăn sung mặc sướng", nhận được đủ bao bọc và tình thương yêu của vua cha. Khi lớn bởi vì vòng xoáy chính trị mà cô được gả cho Trọng Thuỷ con trai Triệu Đà. Triệu Đà là người đã từng đánh chiếm đất nước của cô nhưng thất bại, vì thế mà cầu thân. Bởi vì được bảo bọc từ nhỏ nên cô có bản tính ngây thơ không thấu hiểu sự đời, vì vậy mà bị chính chồng của mình là Trọng Thuỷ lấy cắp mất nỏ thần, là một mối hoạ lớn mà cô không thể nào lường trước được. Mị Châu không thấu hiểu được sự quan trọng của nỏ thần và sự suy vong của đất nước, nó chính là con dao hai lưỡi giết chết chính cô và đất nước của cô. Khi thua trận cô cùng cha mình trốn chạy, nhưng cô vẫn một lòng thuỷ chung tin cậy chồng, một mặt nghe theo lời cha chạy trốn, nhưng trên đường lại rắc lông ngỗng để tìm theo. Sự mù quáng trong tình yêu đã vô tình gián tiếp giết chết cha cô. Nhưng với sự nhẹ dạ cả tin cô đã trả giá vô cùng đắc chính là nhà tan cửa nát khi mất đi đem theo sự oán hận day dứt khôn nguôi. Nhưng cuối cùng, ân oán cũng được giải thoát khi nàng chết đi máu nhỏ giọt thành sông, đó cũng chính là sự cảm thông thấu hiểu cho những gì mà nàng phải chịu.

Bình luận (0)
Lê khánh Nhung
Xem chi tiết
Nguyễn Công Tỉnh
22 tháng 12 2018 lúc 20:10

Sơn Tinh là biểu tượng sức mạnh của nhân dân ta. Muốn chống lại thiên tai của thiên nhiên. Và đó cũng là một hình ảnh, ước mơ chế ngự thiên tai của nhân dân ta. Dù có khó khăn cũng không lùi bước.Dù lũ lụt có diễn ra hằng năm nhưng Sơn Tinh vẫn quyết tâm bào vệ mảnh đất của cha ông. Tôi mong Sơn Tinh luôn vững vàng để người dân không rơi vào cảnh lũ lụt hằng năm. Những cơn lũ lụt hằng năm cứ kéo đến mà Sơn Tinh vẫn vững vàng chống chọi tất cả để bảo vệ người dân chúng ta. Chúng ta cần ghi nhớ những công lao to lớn mà Sơn Tinh đã làm cho đất nước chúng ta. Tôi chắn chắn rằng Sơn Tinh luôn theo dõi và bảo vệ người dân chúng ta.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 10 2019 lúc 11:14

1. Mở đoạn

- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm

- Giới thiệu chung về nhân vật Nhuận Thổ

2. Thân đoạn

- Hình ảnh Nhuận Thổ lúc còn nhỏ: thông minh, tháo vát, lanh lợi, nhanh nhẹn...

- Hình ảnh Nhuận Thổ lúc trưởng thành: còm cõi, đần độn, mụ mẫm, chậm chạp...

- Tình cảm của nhân vật “Tôi” với Nhuận Thổ.

3. Kết đoạn

- Nhận xét chung về nhân vật.

- Suy nghĩ của bản thân về nhân vật Nhuận Thổ.

Bình luận (0)
Hoàng Việt
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
9 tháng 5 2022 lúc 13:15

tham khảo nha

Văn bản “Con muốn làm một cái cây” đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Nhân vật chính trong truyện là cậu bé Bum. Khi mẹ mang bầu cậu, ông nội đã trồng một cây ổi để đứa nhỏ ra đời sẽ có chỗ leo trèo như ba nó ngày xưa. Mẹ Bum từng xúi bố chặt cây đi vì nghĩ đó là cây ổi điếc. Phụ công ông nội chăm sóc, cây ổi cứ ra hoa lại rụng. Nhưng rồi đến một ngày kia, những chùm quả bé xíu bỗng xuất hiện trên cây. Sau này, khi gia đình chuyển đi, Bum rất nhớ cây ổi, nhớ ông nội và đám bạn cũ của mình. Cậu đã viết những điều ấy vào bài văn trên lớp. Khi cô giáo gọi điện về nói với mẹ Bum, bố mẹ đã lập tức bàn nhau trồng một cây ổi trong sân nhà. Mẹ còn lên kế hoạch mời những người bạn thân ngày xưa đến chơi và cùng Bum leo trèo, hái ổi chia nhau. Bum nhớ về tiếng của đám bạn và nụ cười hiền hậu của người ông đã mất, cậu cười toe toét mà mắt lại rưng rưng. Hình ảnh cây ổi xuất hiện từ đầu đến cuối truyện giống như một kỉ vật minh chứng cho tình yêu thương của ông nội, bố mẹ dành cho Bum. Qua câu chuyện này, tác giả muốn gửi gắm thông điệp cần phải trân trọng tình yêu thương, sự sẻ chia của những người thân trong gia đình.

(nếu thấy nhiều quá thì nhớ bỏ ra mấy câu nhé)

Bình luận (0)
Duy Ninh Khánh
10 tháng 4 lúc 19:29

Response stopped

Trong truyện ngắn “Con muốn làm một cái cây” của nhà văn Võ Thu Hương, nhân vật Bum đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Bum là một đứa trẻ vô tưhồn nhiên, và có tuổi thơ hạnh phúc.

Bum sống trong sự quan tâm của gia đình, đặc biệt là ông nội. Ông nội đã lên kế hoạch trồng một cây ổi trước nhà để sau này Bum có chỗ leo trèo, nghịch ngợm, và vẽ nên những màu sắc khác nhau cho tuổi thơ của mình. Khi cây ổi bắt đầu ra hoa, Bum cảm thấy hạnh phúc đến rơi nước mắt. Ông nội và cha mẹ quyết định trồng cây ổi để đáp ứng mong muốn của cậu bé. Bum tự hào kể cho bạn nghe câu chuyện này nhiều lần, với giọng điệu tự hào và đầy biết ơn.

Nhân vật Bum trong truyện mang đến cho chúng ta bài học về tình yêu thương trong gia đình, về việc trân trọng những giá trị thiêng liêng và niềm hạnh phúc đơn giản từ những điều mà mình yêu quý

 

Bình luận (0)