tìm một câu ca dao châm biếm và phân tích
Hãy tìm những câu hát than thân và châm biếm. Hãy phân tích câu ca dao sau:
" Thương thay thân phận con rùa
Dưới đình đội lạc, lên chùa đội bia
Em tham khảo:
- Thể hiện sự chịu đựng, nhẫn nhịn những người nông dân trong xã hội xưa.
cảm nghĩ của em về những câu ca dao châm biếm(có phân tích,dẫn chứng các bài ca dao)
Cuộc đời vốn đa sắc, đa màu, muôn hình, muôn vẻ. Văn học dân gian trong đó có ca dao đã phản ánh được điều ấy. Trong ca dao ta bắt gặp cảnh đẹp làm ngơ ngẩn lòng người của non sông, đất nước. Cũng có khi gặp những cảnh ngộ tnương tâm, sự ngược đời khiến ta không nén nỗi thương cảm. Lại có những câu hát châm biếm trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 khiến ta phải bật cười. Cái cười trong chùm ca dao cũng đa dạng, phong phú: cười đả phá cái xấu, đề cao cái tốt, cười chua xót, mỉa mai.
Đọc bài ca dao thứ nhất ta tưởng đó là lời một cô cháu ngoan đang hăm hở đi tìm vợ cho chú minh. Nhưng thử đọc kĩ xem, ta sẽ nhận ra sự bất thường của việc đi tìm vợ cho chú. Để được cô yếm đào ưng thuận làm vợ chú, bản "lí lịch" của chú được hé lộ dần qua lời của đứa cháu. Nào là thích rượu chè, thích ngủ muộn, nằm ườn thích những ngày mưa, thích đêm kéo dài. Để làm gì ư: ngày mưa để khỏi phải ra đồng cày cấy, đêm thừa trống canh để ngủ cho no mắt... tóm lại toàn là những thói xấu mà người lao động xưa thậm ghét. Điều thú vị là tất cả những thói xấu đó được nói một cách rất lạc quan, mà mới đọc ta có cảm tưởng như đó là lời khen, khen ông chú tài giỏi. Lời nhẹ nhàng, đùa vui hóm hỉnh nhưng ý nghĩa phê phán lại rất sâu cay qua từ "hay" được hiểu theo cả hai nghĩa, lối chơi chữ được kết hợp với điệp từ và cách nói ngược... tất cả làm cho lời mỉa mai cứ nhẹ tênh như là biểu dương, khâm phục. Chân dung ông chú chính là đại diện tiêu biểu cho những gã đàn ông lười nhác, những gã chồng hèn chỉ biết bám váy vợ, kiểu như:
Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo
Hay:
Chồng người năng vũ năng văn
Chồng tôi chỉ chủ miếng ăn
Đong ít thì nó cằn nhằn
Bốc thêm nắm nữa nó nhăn răng cười.
Tạm biệt ông chú lười chảy thây ấy, ta lại chiêm ngưỡng chân dung một ông thầy bói giả cầy. Một loạt những điều hiển nhiên, vớ vẩn đến trẻ con cũng biết lần lượt xuất hiện trong lời của thầy:
Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà
Số cô có mẹ có cha
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông
Số cô có vợ có chồng
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai.
Những điều vốn thế, hiển nhiên thế chẳng cần phải tìm đến bói toán người ta cũng biết lại được thầy nói bằng cái vẻ nghiêm trang, nghiêm trọng. Lại nữa, bằng cách nói nước đôi theo kiểu chẳng thế này thì thế nọ. Chấn tướng của thầy càng rõ hơn. Bộ mặt thật của kẻ chuyên lừa bịp kiếm tiền bị vạch trần, bị phơi bày, bị lôi ra ánh sáng. Nhục nhã và xấu xa, hắn xứng đáng để người ta mỉa mai, bêu riếu. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, tác giả dân gian còn muốn phê phán những người mê tín đến mức lú lẫn, không phân biệt đâu là thực, là hư. Tìm đến lễ bái vu vơ, tiền mất mà tật mang, mua thêm nỗi lo lắng vào lòng. Bời thế tiếng cười lại đa sắc, đa diện và ý nghĩa của nó lại càng thấm thìa, sấu xa.
Bài ca dao thứ ba lại vẽ ra cảnh thương tâm của một đám tang ở nông thôn xưa qua hình ảnh ẩn dụ giàu ý nghĩa. Tang chủ là gia đình cò - một thân phận bé mọn tận cùng của xã hội và cái chết thật thương tâm:
Con cò chết rũ trên cây
Hình ảnh cò "chết rũ" khiến cho ta liên tưởng đến cái chết vì đói khát, chết vì kiệt sức khi không có nổi miếng ăn. Vậy mà, đã chết rồi, cò vẫn không được yên. Khốn khổ cho cái gia đình cò ấy khi có người nằm xuống, mất mát, đau thương tưởng có người sẻ chia, ai ngờ. Xa gần kéo đến rất đông nào cà cuống, chim ri, chào mào, chim chích... nhưng hẳn là chẳng để chia buồn vì cái ồn ào, láo nháo không chút tang ma kia đã nói lên điều đó. Chúng đến để "uống rượu la đà", để "ríu rít bò ra lấy phần", để "đánh trống quân"... nghĩa là để làm cho gia đình tang chủ thêm rối ren, trong lúc vốn đã rối lên vì có người chết. Mỗi một con vật, một hành động là một ẩn dụ cho một loại người, hạng người, một việc làm của con người. Tang ma vốn là một việc hiếu, việc nghiêm trọng, việc để mọi người chia sẻ bỗng bị biến thành màn hài kịch, biến thành cơ hội để tất cả xúm vào xâu xé, kiếm chác, đánh chén no say, chia chác om sòm. Mỉa mai thay, đau đớn thay. Đằng sau những lời ca châm biếm ấy là giọt nước mắt cảm thương cho gia đinh cò, cảm thương cho những kiếp người bé mọn phải chịu khổ trăm bề. Bài ca dao cũng là lời tố cáo, lên án hủ tục ma chay lạc hậu ở nông thôn xưa. Lời ca dao vì thế mà khiến cho mỗi người không thể dửng dưng trước nỗi đau của người khác, nhắc nhở người ta bài học về sự cảm thông và chia sẻ.
Cuối cùng là chân dung "cậu cai" với "nón dấu lông gà" hiện lên khá oai, oách:
Cậu cai nón dấu lông gà
Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai
Ba năm được một chuyến sai
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê
Tìm một cách "định nghĩa" về cậu cai, người dân muốn vạch trần bản chất, vạch trần sự thật về bọn tay sai cho giai cấp thống trị. Hãy thử xem cậu cai thuộc thứ hạng gì trong cái bộ máy cai trị, bóc lột ấy nhé. Trong bộ máy cai trị ấy, nhỏ nhất là cậu lệ (cậu lính lệ) và cậu cai kia, hơn hẳn cậu lính lệ một bậc. Thật oách, trong con mắt dân đen phải không. Và bởi thế, xét cho cùng chả là gì cả nhưng cậu vẫn tha hồ lên mặt với dân, bắt nạt dân làng, lắng nhắng, lắm sự. Cũng bởi thế, người dân được nhìn tận mặt cậu cai, bởi được cái vố "nón dấu lông gà", "ngón tay đeo nhẫn" của cậu. Họ phát hiện ra cái sự thật nực cười mà cậu cai cố tìm cách dấu đậy nó đi:
Ba năm được một chuyến sai
Áo ngắn đi mượn, quằn dài đi thuê
Thảm hại biết bao vì tất cả những thứ hào nhoáng kia đều thuộc về người khác, cậu ta chả có gì, chả là cái gì vậy mà lại hay khoe mẽ. Thân phận rờm, uy quyền cũng rởm, tác giả dân gian đã vạch trần con người thật của cậu cai, phơi cậu ta ra trước bàn dân thiên hạ, gọi tất cả ánh mắt hướng về. Nhưng nếu chỉ "cởi trần" cái nhân vật cậu cai kia thôi thì chưa có nhiều điều để nói, cũng không phải là mục đích của người xưa. Đằng sau cậu cai là cả một tập hợp những kẻ rởm như cậu. Nghĩa là, tất cả bọn tay sai của tầng lớp thống trị, của những ông quan cai trị người Pháp đều một duộc như cậu cai. Hào nhoáng, lố lăng nhưng bản chất thì tầm thường và quyền hành chỉ là cái vỏ mà chúng thì luôn sống trong ảo tưởng. Dùng phép đối trong hình ảnh, thâm ý của tác giả dân gian thật sâu sắc. Vừa thổi chúng bay lên chín tầng mây ở hai câu đầu thì lại kéo chúng rơi xuống thực tại mỉa mai. Vừa khoác lên người chúng nón dấu lông gà, áo ngắn, quần dài vừa vạch trần chúng ra, phơi bày con người thật trước bàn dân thiên hạ. Ta thì hả hê cười, còn hẳn bọn chúng sẽ tím ruột, tím gan khi đọc những câu ca dao thâm thúy như thế. Tác giả dân gian quả thật rất tài.
Mỗi bài ca dao một cách cười, một kiểu cười, một ẩn ý sâu sa. Tuy nhiên, điểm gặp gỡ của cả bốn bài ca dao là thái độ phê phán những con người xấu xa, những sự việc, hiện tượng, những hủ tục rườm rà, sự bóng bẩy hào nhoáng mà không thực chất. Qua đó, tác giả muốn xem nó như một vũ khí để loại bỏ cái xấu, cái ác để cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Xưa nhưng không cũ, tiếng cười phê phán và những sự việc, con người bị đem ra phê phán trong bài ca dao ta vẫn có thể bắt gặp trong cuộc sống ngày nay. Bởi thế, hơn ai hết, ta hãy biết dùng tiếng cười để điều chỉnh mình, hoàn thiện mình và sống đẹp hơn.
1. Cái cò lặn lội bờ ao,
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa,
Đèm thì ước những đêm thừa trống canh.
2. Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà
Số cô có mẹ có mẹ có cha
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.
Số cô có vợ có chồng,
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai.
3- Con cò chết rũ trên cây,
Cò con mở lịch xem ngày làm ma.
Cà cuống uống rượu la đà,
Chim ri ríu rít bò ra lấy phần,
Chào mào thì đánh trống quân,
Chim chích cởi trần, vác mõ đi rao.
4. Cậu cai nón dấu lông gà,
Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.
Ba năm được một chuyến sai,
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.
Những câu hát châm biếm trên phê phán các thói hư tật xấu qua một số hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng và qua lối nói trào lộng gây cười.
Bài thứ nhất là lời giới thiệu, quảng cáo về nhân vật chú tôi. Chân dung của người chú là bức biếm họa được vẽ toàn bằng những nét giễu cợt, mỉa mai.
Hai câu mở đầu: Cái cò lặn lội bờ ao, Hỡi cô yểm đào lấy chú tôi chăng làm nhiệm vụ bắt vần và chuẩn bị cho việc giới thiệu nhân vật.
Cô yếm đào là hình ảnh tương phản với hình ảnh của nhân vật chú tôi. Chiếc yếm đào tượng trưng cho những cô gái nông thôn trẻ, đẹp. Xứng đáng lấy cô yếm đào phải là chàng trai chăm chỉ, giỏi giang chứ không thể là người có nhiều thói hư tật xấu.
Cái cò giới thiệu về chú của mình với cái giọng cố làm ra vẻ phô trương, trịnh trọng: Chú tôi hay tửu hay tăm, Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa. Ý nghĩa phê phán, chỉ trích nằm cả ở từ hay. Theo cách hiểu dần gian thì hay có nghĩa là tài giỏi, nhưng trong văn cảnh này thì nó có nghĩa ngược lại. Tưởng hay lam hay làm, ai dè lại hay rượu hay chè đến mức nghiện ngập, bê tha. Ý mỉa mai của từ hay còn hàm chứa ở tầng nghĩa sâu hơn nữa. Tuổi thanh niên sức dài vai rộng mà không lo chí thú làm ăn, lại chấp nhận sống đời tầm gửi thì quả là chẳng đáng mặt làm trai. Người xưa có câu: Làm trai cho đáng nên trai, xuống Đông Đông tĩnh, lên Đoài Đoài yên… để khẳng định khí phách nam nhi. Bên cạnh đó cũng có câu: Đời người ngắn một gang tay, Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang với nội dung phê phán những kẻ siêng ăn nhác làm. Nhân vật chú tôi trong bài ca dao trên là loại người như thế.
Câu ca dao cụ thể hoá sự lười biếng của nhân vật chú tôi thành những điều ước trái lẽ tự nhiên: Ngày thì ước những ngày mưa, Đêm thì ước những đêm thừa trống canh. Anh ta ước những ngày mưa để không phải đi làm và ước những đêm thừa trống canh để được tha hồ ngủ. Vậy là ngoài nghiện rượu, nghiện chè, chú tôi lại còn thêm nghiện… ngủ (!) Rõ là con người lắm thói hư tật xấu, rất đáng chê cười.
Thông thường, để tác thành việc nhân duyên cho ai, người đứng ra mai mối phải nói tốt, nói đẹp cho người đó. Nhưng ở bái ca dao này thì ngược lại. Bài ca dùng ngôn ngữ hài hước, châm biếm để giới thiệu nhân vật chú tôi – tiêu biểu cho hạng người bất tài vô dụng. Liệu có cô yếm đào nào đủ can đảm để trao thân gởi phận cho những “ông chồng” như thế ?! Bài ca dao thứ hai nhại lại lời của ông thầy bói nói với người xem bói. Nó “ghi âm” một cách khách quan chứ không đưa ra lời bình luận, đánh giá nào. Đây là nghệ thuật dùng “gậy ông đập lưng ông”, có tác dụng gây cười và châm biếm rất thâm Thúy. Chúng ta thử nghe xem ông thầy bói giỏi giang kia đã phán những gì ? Ông ta phán toàn những chuyện hệ trọng mà người đi xem bói (là nữ) rất quan tâm: giàu – nghèo, cha – mẹ, chồng – con. Chuyện nào thầy cũng nói vanh vách và hết sức cụ thể. Chỉ buồn cười là thầy nói theo kiểu nước đôi (!) Thầy khẳng định như đinh đóng cột những sự việc hiển nhiên mà người trần mắt thịt nào cũng thấy, cũng biết, chẳng cần đến thần thánh phán bảo qua miệng lưỡi trơn tru, dẻo quẹo của thầy. Dân gian quan niệm rằng Con người ta có số. Mỗi người một số phận khác nhàu, có kẻ giàu, người nghèo, có kẻ sang, người hèn. Thầy bói phán Ị Số cô không giàu thì nghèo, có nghĩa là bất luận thế nào thì lời thầy cũng đều đúng cả (!) Nói về ba ngày Tết, tục ngữ có câu: Đói quanh năm, no ba ngày Tết. Dù giàu dù nghèo thì mỗi nhà cũng cố mà lo cho được miếng thịt, đĩa xôi để cúng tổ tiên, ông bà, đó là lẽ đương nhiên. Nhà cô Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà, chắc chắn là thế, thầy chẳng có nói sai đâu (?!) Tính chất trào lộng, châm biếm của bài ca dao được đẩy lên tới điểm đỉnh ở những lời thầy phán về phụ mẫu: Số cô có mẹ có cha, Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông và về nhân duyên: Sô cô có vợ có chồng, Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai. Điệp từ Số cô được đặt ở đầu mỗi câu và lặp đi lặp lại nhiều lần khiến người đọc hình dung lão thầy bói cố làm ra vẻ trịnh trọng, thiêng liêng nhưng thực chất là thủ đoạn lừa bịp để moi tiền của những người nhẹ dạ, cả tin. Tiếng cười đả kích, phê phán bật lên từ đó. Ca dao có câu châm biếm hạng người lười biếng, chuyên đi lừa đảo, dụ dỗ người khác: Thầy đi xem bói cho người, Số thầy thì để cho ruồi nó bâu. Cách nói ỡm ờ nước đôi trong bài đã lật tẩy bản chất giả dối của những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, lợi dụng lòng tin của người khác để trục lợi. Bài ca dao cũng phê phán sự mê tín đến mức mù quáng của không ít người trong xã hội đương thời. Với nội dung tích cực như vậy nên cho đến nay, bài ca dao vẫn nóng hổi ý nghĩa thời sự. Bài ca dao thứ ba vẽ lên cảnh tượng một đám ma theo tục lệ cũ. Mỗi con vật tượng trưng cho một loại người, một hạng người trong xã hội. Con cò tượng trưng cho người nông dân nghèo. Cà cuống tượng trưng cho những kẻ có máu mặt như lí trưởng, chánh tổng và đám chức dịch trong làng. Lũ chim ri, chào mào gợi liên tưởng tới bọn cai lệ, lính lệ tay sai; Chim chích giống như anh mõ chuyên đi rao việc làng trong các tích chèo cổ. Người xưa chọn các con vật để “đóng vai” như thế là nhằm mục đích mượn thế giới loài vật để nói về xã hội loài người (giống truyện ngụ ngôn). Từng con vật với những đặc điểm riêng là hình ảnh sinh động tiêu biểu cho từng loại người, hạng người trong xã hội phong kiến đương thời. Do vậy mà nội dung châm biếm, phê phán của bài ca dao trở nên kín đáo hơn, sâu sắc hơn. Cảnh được miêu tả hoàn toàn trái ngược với cảnh tượng thường thấy ở một đám ma. Cuộc đánh chén lu bù, vui vẻ diễn ra trọng không khí tang tóc. Con cò có thể chết vì đói khát, vì bệnh tật nhưng cái chết thương tâm của nó lại bị biến thành dịp kiếm chác béo bở cho những kẻ bất nhân, bất nghĩa. Bài ca dao châm biếm hủ tục ma chay trong xã hội cũ. Tàn dư của hủ tục ấy đến nay vẫn còn, chúng ta cần phê phán mạnh mẽ để loại trừ nó ra khỏi đời sống văn minh. Bài ca dao thứ tư miêu tả chận dung anh chàng cai lệ – kẻ đứng đầu đám lính canh gác và phục dịch ở phủ, huyện thời xưa. Chỉ cần phác họa vài nét là bức biếm họa sinh động về chân dung cậu cai đã hiện lên đầy đủ trước mắt người đọc. Trước tiên phải kể đến cái bề ngoài nhố nhăng của cậu cai. Đầu đội nón dấu lông gà, chứng tỏ cậu cai là lính, nhưng chỉ tiết ngón tay đeo nhẫn lại đặc tả tính thích phô trương, làm dáng và trai lơ của cậu. Tính cách này cũng được miêu tả trong một số bài ca dao khác, ví dụ như: Cậu cai buông áo em ra, Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa… Lâu lâu được các quan phủ, quan huyện sai phái đi làm một công việc nào đấy, dù là việc vặt thì cậu cai cũng coi đó là dịp may để phô trương “quyền lực”. Khổ nỗi về hình thức, cậu chẳng có cái gì ra hồn để thị oai với thiên hạ. Do vậy mà cậu phải vất vả xoay sở sao cho đủ bộ: Áo ngắn đi mượn quần dài đi thuê. Chính cách ăn mặc xộc xệch, tạm bợ ấy tự nó đã nói lên cái thân phận bé mọn đến thảm hại của kẻ đầy tớ chôn công đường. Đã vậy mà cậu cai vẫn còn cố khoe mẽ, vênh váo, cáo mượn oai hùm để bắt nạt người dẫn nghèo thấp cổ bé họng. Nghệ thuật trào lộng trong bài ca dao này thật đặc sắc. Người xưa châm biếm ngay trong cách gọi anh chàng cai lệ là cậu cai, mới nghe qua tưởng trầm trọng nhưng thực ra đó là thái độ mỉa mai, phê phán thói háo danh đến mức lố lăng, kệch cỡm của những kẻ có tí chức quyền, dù là bé cỏn con, không đáng kể. Chân dung cậu cai được “định nghĩa” vẻn vẹn trong hai dòng lục bát và cái gọi là uy quyền của cậu cai tất tật cũng chỉ có bấy nhiêu thôi. Bài ca đặc tả chân dung nhân vật bằng vài nét “điểm chỉ” rất chọn lọc và đắc địa. Qua trang phục và công việc, cậu cai xuất hiện như một kẻ bắng nhắng, đáng cười. Tác giả dân gian đã sử dụng rất thành công nghệ thuật phóng đại để châm biếm cái gọi là quyền hành và thân phận thảm hại của cậu cai. Chi tiết : Ba năm được một chuyến sai là phóng đại. Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê cũng là phóng đại. Thế nhưng đằng sau chuyện như đùa ấy lại là một sự thật khác: Cậu cai đã bỏ tiền túi ra thuê mướn áo quần, thì chắc “cậu” phải kiếm chác ra trò để gỡ gạc lại cho bõ chuyến sai ba năm mới có một lần. Thời trước, tiếp xúc với hạng cai đội, dân nghèo thường phải chịu sự sách nhiễu của chúng. Vì vậy, họ rất hiểu và coi thường hạng người này. Bức biếm họa bằng ngôn ngữ đã thể hiện thái độ mỉa mai, khinh ghét pha chút thương hại của người dân đối với đám tay sai của giai cấp phong kiến thống trị.Mn ưi giúp mik. Mik cần gấp .
Viết một đoạn văn 5 đến 7 câu phân tích và nêu cảm nhận về hình ảnh ấn tượng trong ca dao châm biếm
Em tham khảo nhé:
Bài ca dao nhại lời của thầy bói nói với người đi xem bói. Cách thầy phán là kiểu nói dựa, nước đôi. Thầy nói rõ ràng, khẳng định như đinh đóng cột cho người đi xem bói đang hồi hộp chăm chú lắng nghe. Nhưng nói về những sự hiển nhiên, do đó lời phán trở thành vô nghĩa, ấu trĩ , nực cười. Bài ca đã phóng đại cách nói nước đôi đó để lật tẩy chân dung, tài cán, bản chất của thầy. Bài ca dao phê phán, châm biếm những kẻ hành nghề mê tín, dốt nát, lừa bịp, lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền. Đồng thời, nó châm biếm sự mê tín mù quáng của những người ít hiểu biết, tin vào sự bói toán phản khoa học. Vì vậy bài ca vẫn còn ý nghĩa thời sự.
- Giải thích khái niệm than thân, châm biếm
- Áp dụng phương pháp phân tích một bài ca dao để phân bài ca số 2, 3 trong bài " Những câu hát than thân "
- Tìm 3 câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ " thân em " và so sánh sự giống và khác nhau về hình thúc và nội dung
3. Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ trước gió biết vào tay ai
Thân en như hạt mưa sa
Hạt vào đài cát hạt sa ruộng cày
Thân em như giếng giữa đàn
người thanh rửa mặt người phàm rửa chân
3 câu ca dao:
- Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
- Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, ng phàm rửa chân
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
tìm một số câu ca dao tục ngữ than thân châm biếm (30 câu)
Chồng người đánh giặc sông Lô
Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần
Chồng người cưỡi ngựa bắn cung
Chồng em ngồi bếp cầm thun bắn ruồi.
Con cò chết rũ trên cây,
Cò con mở lịch xem ngày làm ma.
Cà cuống uống rượu la đà,
Chim ri ríu rít bò ra lấy phần,
Chào mào thì đánh trống quân
Chim chích cởi trần,vác mõ đi rao.
Học hành ba chữ lem nhem
Thấy gái thì thèm như chửa thèm chua
Hai tay cầm hai quả hồng,
Quả chát phần chồng, quả ngọt phần trai.
Đêm nằm vuốt bụng thở dài,
Thương chồng thì ít, thương trai thì nhiều.
Hoài hơi mà đấm bị bông
Đấm được bên nọ, nó phồng bên kia.
Hoa thơm ai chẳng muốn đeo
Người khôn ai nỡ cứ theo nặng lời
Nhà cô có con chó đen
Người lạ nó cắn, người quen nó mừng
Một hôm uống rượu lâng lâng
Người quen nó cắn, nó vồ gãy tay
Buồn buồn ngồi đốt đống rơm
Khói bay nghi ngút chẳng thơm chút nào
Khói bay lên tận thiên tào
Ngọc Hoàng phán hỏi: thằng nào đốt rơm?
............................................................
Chúc bn hk tốt !
làm bừa thui,ai tích mình mình tích lại
Số số hạng là :
Có số cặp là :
50 : 2 = 25 ( cặp )
Mỗi cặp có giá trị là :
99 - 97 = 2
Tổng dãy trên là :
25 x 2 = 50
Đáp số : 50
Ai ơi đừng lấy học trò
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm
Bà già đã tám mươi tư
Ngồi trông cửa sổ gởi thư lấy chồng
Bà già đi chợ cầu Bông
Hỏi thăm thầy bói lấy chồng lợi chăng
Thầy bói xem quẻ nói rằng
Lợi thi có lợi nhưng răng không còn
Ba năm ở với người đần
Chẳng bằng một lúc ghé gần người khôn
Bắc thang lên hỏi ông trời
Có tiền cho gái có đòi được chăng ?
Cá tươi xem lấy đôi mang
Người khôn xem lấy đôi hàng tóc mai
Tóc mai sợi vắn sợi dài
Có đâu mặt rỗ đá mài không trơn
Cánh hồng bay bổng trời thu
Thương con chim gáy cúc cu trong lồng
Cau già dao bén thì ngon
Người già trang điểm phấn son cũng già
Cau non khéo bửa cũng dầy
Trầu têm cánh phượng để thầy ăn đêm
Cậu kia cắp sách đi đâu
Cậu học chữ Tầu hay học chữ Tây ?
Học chữ Tây không tiền không việc
Học chữ Tầu ai biết ai nghe
Chi bằng về chốn thôn quê
Cấy cày còn được no nê có ngày
Cây cao bóng mát không ngồi
Ra ngồi chỗ nắng trách trời không mây
Cây cao chẳng quản gió lung
Ðê cao chẳng quản nước sông tràn vào
Cây cao thì gió càng lay
Càng cao danh vọng, càng dày gian nan
Canh bầu nấu với cá trê
Ăn vô cho mát mà mê vợ già
Có chồng mà chẳng có con
Cũng bằng hoa nở trên non một mình
- Giải thích khái niệm than thân, châm biếm
- Áp dụng phương pháp phân tích một bài ca dao để phân bài ca số 2, 3 trong bài " Những câu hát than thân "
- Tìm 3 câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ " thân em " và so sánh sự giống và khác nhau về hình thúc và nội dung
giúp mik với các bn đang onl
-Khái niệm:
+ Than thân và châm biếm:
* Ca dao, dân ca thuộc loại trữ tình, phản ánh tâm tư tình cảm, thế giới tâm hồn của con người (trữ: phát ra, bày tỏ, thể hiện ; tình: tình cảm, cảm xúc). Nhân vật trữ tình phổ biến trong ca dao, dân ca là những người vợ, người chồng, người mẹ, người con,... trong quan hệ gia đình, những chàng trai, cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu, người nông dân, người phụ nữ,... trong quan hệ xã hội. Cũng có những bài ca dao châm biếm phê phán những thói hư tật xấu của những hạng người và những sự việc đáng cười trong xã hội. Ca dao châm biếm thể hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam.
- Phân tích bài ca dao 2 và 3
+Bài ca dao 2:
*Những nỗi thương thân của người lao động thể hiện qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao số 2: thương con tằm là thương cho thân phận bị bòn rút sức lực cho kẻ khác; thương lũ kiến li ti là thương cho thân phận bé nhỏ suốt đời phải làm lụng kiếm miếng ăn; thương cho con hạc là thương cho cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai (biết ngày nào thôi); thương cho con cuốc là thương thân phận thấp bé, dù có than thở đến kiệt sức thì cũng không có người động lòng, thương xót.
Bốn con vật, bốn nỗi khổ, bốn cảnh ngộ đáng thương khác nhau làm nên nỗi khổ nhiều bề của thân phận người lao động.
+ Bài ca dao 3:
- Trái bần, tên của loại quả đồng âm với từ bần có nghĩa là nghèo khó.
- Hình ảnh trái bần trôi nổi. Không những thế, nó còn bị gió dập, sóng dồi. Sự vùi dập của gió, của sóng làm cho trái bần đã trôi nổi, lại càng bấp bênh vô định. Nó chỉ mong được dạt, được tấpvào đâu đó nhưng nào có được. Câu ca dao là lời than của người phụ nữ trong xã hội cũ về cuộc đời nghèo khó, phải chịu bao sóng gió của cuộc đời và không thể tự quyết định được số phận của mình.
- 3 câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ '' thân em''
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
-Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
- Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
- Các bài ca dao này thường nói về thân phận gian nan, vất vả, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa.
- Về nghệ thuật, ngoài mô típ mở đầu bằng cụm từ thân em (gợi ra nỗi buồn thương), các câu ca dao này thường sử dụng các hình ảnh ví von so sánh (để nói lên những cảnh đời, những thân phận, những lo lắng khác nhau của người phụ nữ).
- Giải thích khái niệm than thân, châm biếm
- Áp dụng phương pháp phân tích một bài ca dao để phân bài ca số 2, 3 trong bài " Những câu hát than thân "
- Tìm 3 câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ " thân em " và so sánh sự giống và khác nhau về hình thúc và nội dung
giúp mik đi
- Đặc điểm, nội dung và nghệ thuật.
+ Những bài ca dao mở đầu bằng cụm từ ’’Thân em’’ thường nói vê thân phận đau khổ, không tự định đoạt được cuộc đời mình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Những bài ca dao này thường sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để diễn tả.
- Nhận xét về hình ảnh so sánh.
+ Trái bần: vừa chua vừa chát, hơn nữa đã rụng – gợi ta liên tưởng những thân phận nghèo hèn lắm khổ đau – câu ca mang đậm màu sắc Nam Bộ.
+ Gió dập, sóng dồi: hình ảnh các thế lực đen tối hợp lực vào nhau đè bẹp, nhấn chìm cuộc sống của những con người lương thiện.
- Nỗi khổ người phụ nữ: Qua bài ca dao ta thấy được người phụ nữ trong xã hội phong kiến dật dờ, trôi nổi, luôn gặp những khổ đau, bất hạnh.
*Những câu hát than thân có số lượng lớn và rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Những câu hát đó thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người. Ngoài ý nghĩa "than thân", đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến
*Những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.
Những câu ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”
. “Thân em như miếng cau khô Kẻ thanh tham mỏng, người thô tham dày” ’’Thân em như hạt mưa sa Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa’’ ’’Thân em như là đại biNgày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương’’Những câu hát châm biếm trong bài ca dao châm biếm có gì giống với truyện cười dân gian?
+ Phê phán những thói hư tật xấu
+ Chê bôi những người không có suy nghĩ
+ Mê tín dị đoan
+ Mang lại những ý nghĩa sâu sắc cho bài đọc.
-Tập trung phê phán chế giễu các thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội,mê tín dị đoan
- về mặt hình thức : Dùng phương pháp nói ngược hay cường điệu phóng đại.
Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” trong bài ca dao số 3 “Những câu hát châm biếm” lí thú ở điểm nào? Bài ca dao này phê phán, châm biếm cái gì?
Bài ca dao số 3 có nội dung phê phán châm biếm vừa kín đáo lại rất sâu sắc. Có được điều đó là nhờ vào việc chọn lựa các nhân vật để miêu tả, “đóng vai” rất lí thú ở các điếm sau:
- Làm cho cảnh tượng trở nên sinh động lí thú. Một xã hội loài người được thực hiện ra qua xã hội của loài vật.
- Từng con vật với những đặc điểm riêng đầy sinh động. Nó tiêu biểu cho các hạng người trong xã hội.
- Dùng thế giới loài vật đế ngụ ý nói về con người.
Qua đây, bài ca dao muốn tố cáo, phê phán và châm biếm những hủ tục ma chay trong xã hội cũ. Phê phán hủ tục ma chay vô lí làm khổ người dân.