Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Tống Văn Thao
Xem chi tiết
༺ミ𝒮σɱєσиє...彡༻
20 tháng 8 2021 lúc 15:51

tham khảo:

Hệ tiêu hóa của động vật ăn thịt tiêu hóa chất của động vật. Hệ tiêu hóa của động vật ăn cỏ có ống tiêu hóa dài hơn với nhiều dạ dàyĐộng vật ăn thịt Hệ tiêu hóa có một dạ dày với ống tiêu hóa ngắn hơn. Động vật ăn cỏ thường sở hữu răng hàm phẳng  rộng.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
26 tháng 7 2017 lúc 14:30

Đáp án C

Các loài ăn thực vật có thể có dạ dày kép (động vật nhai lại) nhưng cũng có nhiều loại có dạ dày đơn (thỏ, ngựa, chuột, …).

Minh Hoàng
Xem chi tiết
nguyễn văn lương
22 tháng 5 2019 lúc 20:18

bộ răng phân hóa

Nguyễn Phúc Bình
15 tháng 7 2019 lúc 15:00

Bộ răng phân hóa

Nguyễn Minh Tuấn
8 tháng 8 2019 lúc 20:16

I. Tiêu hóa là gì ?
a) Khái niệm :

Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
b) Các hình thức tiêu hoá :

Tiêu hóa ở động vật gồm:

- Tiêu hóa nội bào ( tiêu hoá trong tế bào )

- Tiêu hóa ngoại bào(tiêu hoá bên ngoài tế bào ).

II. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa

- Đại diện : trùng roi, trùng giày, amip …

- Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá

- Hình thức tiêu hoá nội bào

- Quá trình tiêu hóa nội bào gồm 3 giai đoạn :
+ Màng tế bào lõm dẫn vào hình thành không bào tiêu hoá chứa thức ăn bên trong
+ Lizoxom gắn vào không bào tiêu hoá , các enzyme của lizoxom vào không bào tiêu hoá và thuỷ phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất đơn giản
+ Hấp thu chất dinh dưỡng đơn giản vào tế bào chất, phấn thức ăn không được tiêu hoá trong không bào được đưa ra khỏi tế bào chất theo kiểu xuất bào

Hình 1 : Tiêu hoá nội bào ở trùng giày

III. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa

- Động vật : Ruột khoang và Giun dẹp.
- Cấu tạo túi tiêu hóa :
Hình túi , túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất (vừa là nơi thức ăn đi vào và chất thải tiêu hoá đi ra ), trên thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa.

- Hình thức tiêu hoá : tiêu hoá ngoại bào →tiêu hoá nội bào .

- Quá trình tiêu hoá :

Khi thức ăn vào trong túi tiêu hoá, các tế bào tuyến tiết enzyme tiêu hoá để thuỷ phân các thức ăn thành các phần có kích thước bé hơn ( tiêu hoá ngoại bào ) → Thức ăn được tiêu hoá dở dang được vận chuyển vào trong tế bào biểu mô để tiến hành tiêu hoá nội bào → Các chất dinh dưỡng được giữ lại, các chất thải được đưa ra lỗ thông trở lại môi trường .

Hình 2 : Tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá của thuỷ tức

IV. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa

- Động vật : Động vật có xương sống và nhiều động vật không xương sống.
- Cấu tạo ống tiêu hoá :

Ống tiêu hoá được phân hoá thành nhiều bộ phận thực hiện các chức năng khác nhau: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn và các tuyến tiêu hoá

Hình 1 : Ống tiêu hoá ở giun đất

Hình 2 : Ống tiêu hoá ở châu chấu

Hình 3 : Ống tiêu hoá ở lớp Bò sát

Hình 4 : Ống tiêu hoá ở lớp Chim

- Quá trình tiêu hoá trong ống tiêu hoá :

Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt động cơ học và nhờ tác dụng của dịch tiêu hóa thành các chất hữu cơ đơn giản sau đó được hấp thụ vào máu.

Các chất không được tiêu hoá trong ống tiêu hoá sẽ thành phân và thải ra ngoài theo lỗ hậu môn

Thức ăn được di chuyển theo một chiều trong ống tiêu hoá

V.Đặc điểm tiêu hoá ở động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật

Hình 5: Ống tiêu hoá của chó

Hình 7 : Ống tiêu hoá của thú ăn thực vật

Bảng 1: So sánh đặc điểm thức ăn và cấu tạo tiêu hoá ở thú ăn thực vật và thú ăn thịt

Đặc điểm so sánh

Thú ăn thịt

Thú ăn thực vật

Thức ăn

Thức ăn mềm và giàu chất dinh dưỡng

Thức ăn thô cứng và ít chất dinh dưỡng , khó tiêu hoá ( vì có thành xenlulozo)

Răng

- Răng cửa sắc nhọn → lấy thịt ra khỏi xương.

- Răng nanh nhọn và dài→ cắm và giữ mồi cho chặt.

- Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn, cắn thịt thành các mảnh nhỏ để dễ nuốt.

- Răng hàm có kích thước nhỏ, ít được sử dụng.

- Răng nanh giống răng cửa. Khi ăn cỏ, các răng này tì lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chặt cỏ (trâu).

- Răng trước hàm và răng hàm phát triển có nhiều gờ → nghiền nát cỏ khi nhai.

Dạ dày

- Dạ dày là một cái túi lớn nên gọi là dạ dày đơn.

- Thịt được tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học giống như trong dạ dày người (dạ dày co bóp làm nhuyễn thức ăn và làm thức ăn trộn đều với dịch vị. Enzim pepsin thủy phân prôtêin thành các peptit).

- Dạ dày thỏ, ngựa là dạ dày đơn, lớn (1 túi).

- Dạ dày trâu, bò có 4 túi là dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế.

Dạ cỏ là nơi dự trữ, làm mềm thức ăn khô và lên men. Trong dạ cỏ có rất nhiều vi sinh vật tiêu hóa xenlulozo và các chất dinh dưỡng khác.

Dạ tổ ong góp phần đưa thức ăn lên miệng để nhai lại.

Dạ lá sách giúp hấp thụ lại nước.

Dạ múi khế tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa prôtêin có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống.

Ruột non

- Ruột non ngắn hơn nhiều so với ruột non của thú ăn thực vật.

- Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp thụ trong ruột non giống như ở người.

- Ruột non dài vài chục mét và dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt.

- Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp thụ trong ruột non giống như ở người.

Manh tràng

(ruột tịt)

Ruột tịt không phát triển và không có chức năng tiêu hóa thức ăn.

Manh tràng rất phát triển và có nhiều vi sinh vật cộng sinh tiếp tục tiêu hóa xenlolozo và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật.

Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ qua thành manh tràng.


Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
6 tháng 9 2019 lúc 3:56

Các loài ăn thực vật có thể có dạ dày kép (động vật nhai lại) nhưng cũng có nhiêu loài cỏ dạ dày đơn (thỏ, ngựa, chuột,...).

Vậy: C đúng

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
14 tháng 11 2018 lúc 7:03

Đáp án C

Các loài ăn thực vật có thể có dạ dày kép (động vật nhai lại) nhưng cũng có nhiêu loài cỏ dạ dày đơn (thỏ, ngựa, chuột,...).

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
4 tháng 12 2017 lúc 12:13

Các loài ăn thực vật có thể có dạ dày kép (động vật nhai lại) nhưng cũng có nhiêu loài cỏ dạ dày đơn (thỏ, ngựa, chuột,...).

Vậy: C đúng

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
5 tháng 6 2017 lúc 8:01

Đáp án B

Ruột có 2 chức năng quan trọng:

+ Tiêu hóa thức ăn: Ở ruột có đầy đủ enzim tiêu hóa thức ăn được tiết ra từ dịch ruột, dịch tụy và dịch mật (dịch mật không phải enzim) để tiêu hóa hóa học tốt nhất.

+ Hấp thụ chất dinh dưỡng: Tiêu hóa hóa học có tốt mấy cũng trở nên vô nghĩa nếu các chất dinh dưỡng không được hấp thụ. Ruột có cấu tạo gồm nhiều nếp gấp, trên nếp gấp có các lông ruột và trên mỗi lông ruột có các lông cực nhỏ với mạng lưới mạch máu dày đặc làm tăng diện tích tiếp xúc giữa niêm mạc ruột và chất dinh dưỡng à tăng khả năng hấp thụ.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
26 tháng 4 2019 lúc 7:16

Đáp án B

Tiêu hóa ở ruột là giai đoạn tiêu hóa quan trọng nhất của động vật ăn thịt và ăn tạp là vì ruột có đầy đủ các loại enzim để tiêu hóa thức ăn và ruột có bể mật hấp thụ lớn nhất trong hệ tiêu hóa.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
25 tháng 3 2017 lúc 11:44

Đáp án đúng : B