Đề bài : Nêu cảm nghĩ của em về hìnhảnh người thầy qua bài " Hai cây phong "
Hãy trình bày suy nghĩ của em về tình cảm thầy trò qua bài hai cây phong help me
Viết một bài văn nêu cảm nghĩ của em về người thầy cô giáo của em
Đây không phải bài của mik nhưng n=bạn tham khảo nha
Ai ai trong cuộc đời học sinh cũng có một người thầy hay một người cô giáo mà mình yêu mến, kính trọng. Em cũng vậy. Trong năm năm học tiểu học, có nhiều cô dạy em và cô nào em cùng yêu mến, kính trọng nhưng người khiến em yêu mến nhất chính là cô Mai.
Cô Mai là giáo viên chủ nhiệm của em khi học lớp năm dưới mái trường tiểu học. Lương Thị Tuyết Mai là tên cô. Ôi! Cái tên mới đẹp làm sao! Cô có vóc dáng hơi mập nhưng khá cao. Em được biết cô năm nay bốn mươi tuổi nhưng em thấy cô như trẻ hơn cái tuổi của mình. Khuôn mặt cô hình trái xoan rất đẹp. Mái tóc cô dài, óng ả, có màu đen nhánh thường được cô buộc lên cao cho gọn. Trông cô thật trẻ trung khi buộc cao tóc lên bởi vì mái tóc đó rất hợp với khuôn mặt hình trái xoan của cô. Cô có một đôi mắt rất đẹp, nổi bật trên khuôn mặt. Dưới đôi mắt tinh anh kia là một cái mũi dọc dừa, thanh tú làm sao! Cô rất hay cười và mỗi lần cười cô lại để lộ hàm răng trắng tinh, đều tăm tẳp đằng sau đôi môi đỏ tươi. Nước da cô trắng ngần, tuyệt đẹp. Mỗi khi cô bước đi trên bục giảng là tà áo dài tím lại phấp phới bay. Trong lớp em, ai cũng bảo là cô đẹp nhất trường. Đứa nào cũng ước được đẹp giống cô một chút thôi cũng được.
Cô Mai là một giáo viên nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề; đi dạy đã gần hai mươi năm. Cô Mai rất thương yêu học sinh và lúc nào cũng muốn giúp đỡ học trò học giỏi, đạt kết quả tốt. Trong lớp em năm đó có khoảng chừng bảy bạn học không tốt. Cô liền dạy phụ đạo thêm cho các bạn đến khi nào các bạn tiến bộ hẳn và cô không nhận một đồng nào từ phụ huynh. Cô còn cố gắng đến trường sớm để cùng truy bài với chúng em. Không những vậy, cô còn quan tâm giúp đỡ các bạn nghèo, khó khăn. Bằng chứng là cô Mai đã đến tận nhà các bạn nghèo để tặng quà, làm ba mẹ các bạn rất cảm động. Có lần bạn Tú Anh bị bệnh nặng phải nghỉ học cả tuần, cô liền đến thăm và nhờ chúng em chép bài hộ bạn. Các phụ huynh và chúng em rất cảm động trước tấm lòng yêu thương rộng lớn của cô đối với học sinh. Mẹ em bảo rằng: “Cô Mai đúng là một giáo viên giỏi, tận tâm với học sinh. Mẹ rất mừng vì con được cô dạy học.”. Em thầm nghĩ rằng mẹ nói thật đúng vì cô Mai là giáo viên giỏi, tận tâm khi mà chúng em không hiểu chỗ nào là cô sãn sàng giảng lại kĩ hơn cho chúng em hiểu. Em thấy mình may mắn khi được vào học lớp cô.
Đối với đồng nghiệp, cô Mai luôn vui vẽ, cởi mở và cô luôn dìu dắt các đồng nghiệp trẻ. kính trọng các thầy cô lớn tuổi hơn mình. Em được biết rằng, gia đình cô chẳng khá giả gì. Chồng cô là thương binh luôn yếu ớt và bệnh tật. Cô còn có hai con nhỏ nên gia đình luôn gặp khó khăn nhưng cô lại bỏ tiền túi ra để mua quà thưởng cho các bạn học giỏi, chăm ngoan. Em thấy cô thật đáng khâm phục. Hôm có kết quả thi cuối kì hai, cô đã thưởng cho các bạn cao điểm nhất một cây bút máy màu xanh rất đẹp mà đến giờ em vẫn còn giữ.
Bây giờ em đã trở thành một học sinh lớp bảy, nhưng em vẫn nhớ đến người giáo viên dạy mình năm lớp Năm. Em thật sự yêu mến, kính trọng và rất khâm phục cô Mai. Đến giờ em vẫn chưa thể về trường cũ thăm cô được. Em cảm thấy mình thật có lỗi khi ngày 20/11 không về thăm cô. Cô Mai là người em yêu mến, kính trọng vì cô là giáo viên hết sức thương yêu học sinh. Em luôn mong cô được khoẻ mạnh, hạnh phúc, được học sinh yêu mến. Cô Mai ơi, một ngày nào đó em sẽ về thăm cô!
Học tốt!!!
“Bước chân đi qua trên cát để lại dấu Người thầy đi qua đời ta để lại ký ức thẳm sâu”
Thật vậy! Mỗi người thầy chính là một tấm gương sáng để chúng ta soi rọi và noi theo. Có những người thầy hóm hỉnh, cũng những cô giáo gần gũi, thân thương và hình như thầy cô nào cũng có một tấm lòng bao dung và nhân ái. Tôi rất may mắn được học với nhiều thầy cô đáng kính, nhưng hết hết, cô Trân dạy môn Ngữ văn chính là cô giáo để lại trong tôi nhiều ký ức khó phai. Vẫn còn nhớ ngày đầu tiên cô bước vào lớp. Dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt trái xoan, cô mặc chiếc áo dài hồng phấn điểm tô vài bông hoa đỏ thắm, quả thật qua chiếc áo dài cũng có thể thấy rõ sự tinh tế trong thẩm mỹ của cô giáo dạy văn. Cô có một giọng nói dịu dàng, từ tốn. Hôm gặp lớp, cô giới thiệu một cách hóm hỉnh rằng tên của cô lấy họ bỏ dấu sẽ ra ngay. Thế là cả lớp đoán già, đoán non, nào là cô họ Nguyễn tên Nguyên, nào là họ Lý tên Ly… thậm chí có nhiều bạn còn gợi ra nhiều cái tên độc đáo hơn khiến cả lớp cười vang. Cuối cùng cô giới thiệu rằng cô họ Trần tên Trân. Quả thật cái tên đúng với dáng người, nhỏ nhắn, dễ gần và chân thành, tình cảm.
Được cô chủ nhiệm, lớp tôi như có được người mẹ thứ hai. Ngày nào cũng vậy, đúng sáu giờ rưỡi là cô có mặt trước lớp, nhắc nhở trực nhật, sắp xếp bàn ghế, hướng dẫn các bạn ôn bài, truy bài, làm bài tập. Cứ đều đặn ngày nào cũng thế, có những hôm cô đi hội nghị, tập huấn không vào được, lớp học như trống trải rất nhiều. Giọng nói dịu dàng của cô như những khúc hát chuyển tải kiến thức đến với học sinh. Mỗi giờ học của cô đều đầy ắp những tiếng cười. Đó là tiếng cười của sự hài hước, hóm hỉnh mà cô hay tạo nên để tiết học không buồn chán. Từ khi cô đứng lớp, môn văn không còn là nỗi sợ hãi, buồn chán nữa mà chúng tôi đều trông đợi mỗi tiết văn. Cô không dạy kiến thức sâu xa mà giúp chúng tôi tìm thấy kiến thức ngay bên cạnh mình và khai thác được các thế mạnh của bản thân. Trong giờ học của cô, chúng tôi được xem kịch, xem phim, được thuyết trình và thể hiện ý kiến của riêng mình, được nói lên suy nghĩ của mình mà không sợ bị la rầy vì sai kiến thức. Cô luôn dành tình yêu thương đến học sinh. Năm nào cũng vậy, cứ đầu năm là mọi người lại thấy cô tất tả đi khắp các cửa hàng văn phòng phẩm để vận động tập sách về hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Cô còn vận động các bạn trong lớp chia sẻ những bộ sách cũ với những em học sinh khóa sau, để các em không phải lo lắng vì thiếu sách đến trường. Mỗi khi cô nghe bạn nào không đến lớp được vì hoàn cảnh khó khăn, cô tìm đến tận nhà để động viên, an ủi. Cô dạy chúng tôi rằng mỗi người chúng ta chính là một bông hoa nhỏ, hãy để sắc hương của mình làm đẹp cho cuộc đời. Muốn được vậy, chúng ta chỉ cần làm nhiều việc tốt thì sắc hoa càng lung linh hơn. Mỗi lời dạy của cô luôn khắc sâu trong trái tim chúng tôi. Người ta nói “cô giáo như mẹ hiền” còn đối với chúng tôi, cô như người bạn thân thương, cùng chia sẻ buồn vui trong cuộc sống. Cô không chỉ dạy chúng tôi chữ nghĩa mà còn dạy cách sống, cách làm người. Thời gian sẽ trôi qua nhưng ký ức về cô giáo dạy văn nhỏ nhắn nhưng nghị lực mạnh mẽ và tâm hồn giàu lòng nhân ái sẽ mãi mãi còn lại với chúng tôi. Mỗi ngày đến lớp, qua những bài học ý nghĩa từ cô, chúng tôi như được bước thêm một bước để tự thấy mình nhỏ bé và cố gắng hoàn thiện mình hơn.
Bài làm 1
Năm nay là năm cuối cùng của bậc Tiểu học. Vì hoàn cảnh gia đình nên em phải chuyển trường về Thành phố Hồ Chí Minh. Sống giữa thầy bạn mới với bao ngỡ ngàng, xa lạ, em lại càng nhớ đến cô Mai, cô giáo dạy em năm lớp Bốn vừa rồi tại thị xã Bến Tre.
Cô Mai còn rất trẻ. Cô vừa tốt nghiệp Cao đẳng Tiểu học vài năm nay. Dáng cô thon thả, cao cao nhưng không gầy, mái tóc buông xõa ngang lưng, lại được trời phú cho những gợn sóng tự nhiên càng tôn thêm vẻ mềm mại, duyên dáng của một thiếu nữ trong độ xuân xanh. Trên gương mặt trái xoan trắng hồng nổi bật đôi mắt bồ câu trong và sáng, pha lẫn vẻ hiền dịu, ấm áp và hồn nhiên. Đôi môi hình trái tim lúc nào cũng ươn ướt đỏ tươi như được thoa một lớp son mỏng Mỗi khi cô cười, chiếc răng khểnh bên phải nhú ra tạo cho nụ cười một nét duyên thầm đến dễ thương.
Nhà cô Mai ở ngã ba Tân Thành, cách trường học vài cây số. Cô di dạy bằng chiếc Dream II mà anh cô để lại trước lúc lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Mùa nắng hay mùa mưa, hễ nghe thấy trống điểm báo giờ học thì đã thấy cô trong bộ áo dài màu thiên thanh bước vào lớp với nụ cười tươi trẻ chào đón chúng em. Tiếp xúc với cô, cái cảm giác đầu tiên theo em nghĩ có lẽ là sự thiện cảm và sau đó là sự cảm mến thân thương. Cho nên tụi nhỏ chúng em thường ríu rít xung quanh cô như một bầy chim non sum vầy quanh mẹ. Em thích nhất là giờ Tập đọc, Dù đã được đọc bài thơ, bài văn nhiều lần ở nhà nhưng em vẫn chưa thấy được cái hay cái đẹp của nó. Ấy vậy mà đến lớp nghe cô đọc, cô giảng bài em mới thấy hấp dẫn làm sao. Giọng đọc của cô thật truyền cảm, lúc thì trầm trầm ấm như tiếng mẹ ru con, lúc thì thánh thót ngân vang như tiếng chim họa mi buổi sớm, đưa chúng em vào thế giới huyền ảo của ngôn từ lúc nào không biết. Cô đã biến một giờ Tập đọc thành một giờ đi tìm cái hay, cái đẹp của cuộc sống, đến nỗi trống báo hiệu giờ chơi rồi mà tụi em cứ như muốn nán lại học thêm ít phút nữa.
Trong suốt cả năm học, em chưa bao giờ thấy cô trách mắng một học sinh nào. Nếu ai đó không thuộc bài, cô nhẹ nhàng góp ý, khuyên bảo chân tình như một người mẹ, người chị của chúng em. Em còn nhớ có một lần bạn Huy lớp em bị xỉu ở trong lớp khi ngoài trời lại đang mưa tầm tã, cô vội vàng lấy áo mưa của mình mặc vào cho Huy rồi nhờ một cô giáo dạy ở lớp kế bên bế ra xe, còn cô thì chạy lấy xe chở Huy đến bệnh viện tỉnh cấp cứu. Cô thương chúng em như những đứa em ruột của mình: bảo bọc, che chở, bao dung, độ lượng nên cả lớp em, trong ngày tổng kết năm học đứa nào đứa nấy khóc sướt mướt trước lúc chia tay cô về nghỉ hè.
Cô Mai là vậy đó. Em ước có một ngày nào đó trở lại Bến Tre và nơi mà em đến đầu tiên là nhà cô giáo Mai của em.
Đề: Cảm nghĩ về thầy (cô).
*Gợi ý:
-Mở bài: Giới thiệu về thầy cô định nêu cảm xúc/
-Thân bài:
1. Miêu tả người thầy (cô).
2. Kể về lúc cô giảng bài, lúc khuyên bảo học sinh...
3. Hồi tưởng 1 kỉ niệm nào đó mà em nhớ mãi.
4. Thầy cô trong cuộc sống của em (cô giúp em có được những kiến thức, những bài học làm người, là người động viên những khi em vất ngã...)
5. Vai trò của thầy cô
-Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về thầy (cô).
Từ những gợi ý trên hãy viết giùm mk 1 bài văn hay nha.
*Chú ý: Thân bài có 5 ý thì viết thành 5 đoạn
Trong cuộc đời của mỗi con người, nếu như cha mẹ là hai đấng sinh thành có công nuôi dưỡng ta từ nhỏ đến lớn thì thầy cô cũng có công không nhỏ. Thầy cô là những người dạy cho ta biết chữ, biết thế nào là lẽ phải trên đời, biết đối nhân xử thế. Đối với những học sinh còn cắp sách đến trường như chúng em thì thầy cô chính là những người cha, người mẹ thứ hai của chúng em.
Tục ngữ, ca dao Việt Nam ta có nhiều câu hay nói về thầy cô:
“Kính thầy mới được làm thầy”
Hay:
“Muốn sang phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”
Thật vậy, nếu không có thầy cô chỉ dạy thì chúng em sẽ không biết chữ. Thầy cô là những người đã dìu dắt chúng em đi trên con đường học vấn. Từ chỗ chưa biết gì, chúng em dần dần biết chữ, biết đọc, biết viết, biết làm văn, làm toán, biết được những kiến thức phong phú vô tận của nhân loại. Thầy cô đã giúp cho chúng em có được chìa khóa để mở cửa tri thức của cuộc sống. Thầy cô đã vun đắp ước mơ cho chúng em, đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, của một tương lai tươi đẹp sau này. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là những người lái đò đưa học sinh qua sông. Mỗi khi năm học kết thúc là thầy cô đã đưa học sinh đò cặp bến. Hết chuyến đò này đến chuyến đò khác, thầy cô đã đưa biết bao nhiêu chuyến đò trong cuộc đời mình, biết bao thế hệ học trò đã được thầy cô dìu dắt. Công ơn của thầy cô thật là to lớn.
Con người ta chắc hẳn ai cũng có một thời cắp sách đến trường. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất, thời gian hồn nhiên đáng yêu của lứa tuổi học sinh : ngây thơ, mơ mộng, vô tư, nhút nhát và cả sự tinh nghịch, quậy phá, thậm chí vô lễ với thầy cô … Chính thầy cô là những người đã thay đổi nhân cách cho chúng em, đã uốn nắn dạy bảo cho chúng em biết thế nào là sai, thế nào là đúng, chỉ dẫn tận tình để chúng em trở thành những người công dân tốt vừa có đức, vừa có tài phục vụ cho xã hội, cho đất nước mai sau.
Hiện tại, em là học sinh lớp bảy, em rất tự hào là học sinh của trường THCS Bình Mỹ vì em được học trong một ngôi trường có nhiều thầy cô dạy giỏi, có nhiều tâm huyết với học sinh. Thầy cô rất buồn khi chúng em học yếu, sai phạm lỗi lầm và rất vui mừng khi chúng em học ngày có tiến bộ, học giỏi, có đạo đức tốt. Em rất yêu mến những thầy cô đã dạy chúng em như cô Nhi, cô Hằng, thầy Hồng … nhất là cô chủ nhiệm của em là cô Nhi dạy Anh văn, người đã có nhiều tình cảm, cùng chia bùi xẻ ngọt, dìu dắt lớp em trong suốt thời gian qua. Sau này ra đời, em không còn đi học nữa nhưng em vẫn nhớ mãi về mái trường, về thầy cô, nhớ về những kỉ niệm thân thương, về người cha, người mẹ thứ hai của em với tất cả lòng biết ơn trân trọng.
Thầy cô : ôi hai tiếng bình thường sao mà thiêng liêng quá. Chúng em mãi mãi nhớ ơn thầy cô: những người được mệnh danh là kĩ sư tâm hồn. Ngày lễ 20/11 gần sắp tới, chúng em sẽ cố gắng học giỏi để dành tặng cho thầy cô những bông hoa điểm mười tươi thắm. Đó là sự thể hiện lòng biết ơn của chúng em đối với thầy cô. Chúng em sẽ cố gắng chăm chỉ học tập để không khỏi phụ lòng thầy cô đã có công dạy bảo chúng em bao tháng ngày qua:
“Thầy cô như thể mẹ cha
Kính yêu, chăm sóc mới là trò ngoan”.
Có lẽ trong cuộc đời của mỗi con người, ngoài cha mẹ là những bậc sinh thành , thầy cô giáo cũng có công lao rất lớn . Còn đối với những học sinh đang thời cắp sách tới trường như chúng em thì thầy cô giáo chính là những người cha , người mẹ thứ hai.
Thầy cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em . Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh . Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến .Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị . Thầy cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn , thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ . Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển,lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn , để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui ,niềm không chỉ riêng của chúng em , mà còn của thầy cô nữa.Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng ,cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.
Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường.Đó là khoảng thời gian đẹp nhất ,thời của tuổi mộng mơ,của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi,của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em ,uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn .Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó , thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa , là biết cách cư xử cho phải phép . Rồi từng ngày ,chúng ta bướclên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức .Thầy cô luôn dõi theo chúng ta . Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ , một lần không thuộc bài ,thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở .Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức ,cho chúng em một tương lai tươi đẹp .
Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Nguyễn Huệ, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt ,mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ.Ở đây,thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy,người cô mà còn là người cha người mẹ .Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc ,những tâm sự của chúng em .Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng.Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em .Thầy cô khẽ cười và gật đàu khi chúng em cúi chào lễ phép .Nhưng thầy cô buồn khi chứng kiến chúng em hỗn láo.Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư,để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em.Vâng,tất cả ,tất cả ,từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng,vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.
Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc.Tình mẫu tử ,tình phụ tử ,tình anh em và cả tình thầy trò .Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau .Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò ,một tình thầy trò thực thụ.Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô.Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11.Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em.Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện .Thầy cô ơi ,thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời.Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô.Xin hãy tin vào chúng em !
Từ khi mở mắt chào đón cuộc đời, tôi đã cảm nhận được tình cảm thiêng liêng vô giá của cha, của mẹ. Năm tháng qua đi, những tình thương ấy nuôi nấng tôi nên người và lúc ấy, tôi tưởng rằng trong cuộc đòi này chỉ có cha mẹ là những người dành cho mình tình yêu thương cao đẹp nhất. Nhưng không, từ khi hòa nhập với xã hội và nhất là từ khi chập chững bước vào môi trường học tập, tôi mới biết trong cuộc này, những người đồng hành cùng tôi trong suốt một quãng đời không chỉ có cha mẹ, mà còn có những người thầy, người cô.
Phải, thầy cô đã dìu dắt tôi từ những năm đầu tiên của cuộc đời đi học. Thầy cô đã chắp cánh ước mơ, hoài bão tươi đẹp về tương lai, đã cho tôi những giấc mơ về sự thành đạt, về công danh, sự nghiệp và cả niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Phải chăng những điều hay lẽ phải, những nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người đều được khơi nguồn từ tay những người hướng đạo. Vâng, họ đã dành một phần cuộc đời mình để trau chuốt, dẫn dắt người học sinh từng bước đi trên con đường còn bao chông gai phía trước. Đã có ai đó nói rằng: “Nghề giáo như nghề chèo đò, phải đưa những con đò đến được bờ bên kia.’’ Thật đúng như vậy. Để làm tròn sứ mệnh cao cả của mình, “người đưa đò’’ phải cố gắng giữ làm sao cho đò được vững chắc. Mà có ai biết được rằng, trong suốt chặng đường ấy, họ phải vượt qua bao nhiêu gian nan vất vả. Phải, “người đưa đò” phải dùng hết sức lực của bản thân để chống chọi những khi có “mưa to”, “gió lớn”. Rồi khi đã đưa được khách qua sông, “ người đưa đò” lại quay về bến bên kia để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả ấy. Và cứ thế, cứ thế, những người thầy đã dành cả cuộc đời để dạy dỗ cho tất cả những đứa con thân yêu của họ, không quản khó khăn, mệt mỏi. Cho dù phải thức khuya để miệt mài soạn giáo án, cho dù ngày qua ngày họ chỉ mãi lặp đi lặp lại những công thức, những bài giảng hàng nghìn, hàng vạn lần nhưng họ vẫn không buồn chán, bởi vì trong trái tim họ chỉ có duy nhất một khát khao - uốn nắn, dạy dỗ lớp trẻ hôm nay thành người.
Thầy cô không chỉ hi sinh công sức và thời gian của mình mà còn dành trọn cả tình yêu thương và sự bảo bọc cho những đứa trẻ non nớt vẫn còn bỡ ngỡ trước cái xã hội rộng lớn này. Những đứa trẻ ấy ngơ ngác nhìn ra cuộc đời với sự dẫn dắt và tình yêu thương của thầy, của cô. Vâng, thầy cô đã truyền cho tôi niềm tin và nghị lực để tôi có đủ sức mạnh và lòng tin, chạm lấy những ước mơ, khát vọng và biến chúng thành hiện thực. Thầy cô đã tận tụy, đã dồn tất cả công sức vào bài giảng, làm chúng thêm sinh động để dễ dàng ăn sâu vào tâm trí của từng học sinh. Nếu như không có lòng yêu thương dành cho học sinh của mình, thì liệu họ có tận tình, hi sinh nhiều như vậy được không? Phải, công việc hằng ngày của những người thầy, người cô xuât phát từ trái tim yêu thương của người cha, người mẹ dành cho chính đứa con ruột thịt của mình. Tình yêu ấy luôn cháy bỏng trong tim mỗi người thầy, người cô, sẵn sàng sưởi ấm những tâm hồn bé nhỏ vẫn còn chập chững bước đi trên đường đời.
Bánh xe thời gian cứ quay lặng lẽ, chúng tôi dần trưởng thành sau mỗi bài học, sau những buổi đứng lớp của các thầy các cô. Nhớ lắm tà áo dài thướt tha của cô, dáng đi nghiêm trang mà thân thiện của thầy. Nhớ lắm những bài học làm người, những tri thức khoa học mà mấy năm qua tôi được học nằm lòng. Một năm qua đi, chúng tôi lại phải chào tạm biệt những người thầy, người cô để bước tiếp sang lớp mới, học thêm những bài học mới. Lòng chúng tôi lại bồi hồi khi nhìn thấy hình bóng thân yêu của những người thầy người cô mà xưa kia đã giảng dạy chúng tôi bằng một tấm lòng tận tụy. Và mỗi năm cứ đến ngày 20/11, toàn thể học sinh trên khắp đất nước Việt Nam lại nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam. Những nỗi vất vả, nhọc nhằn của những người làm nghề giáo, giờ đây được đền đáp bằng những bó hoa, những lời chúc vô cùng ý nghĩa của chính người học trò mà xưa kia mình đã dạy dỗ, bảo ban. Trên khuôn mặt của họ lúc bấy giờ rạng rỡ một nụ cười. Vâng, họ hạnh phúc, hạnh phúc không phải vì được đền đáp mà hạnh phúc vì được gặp lại những đứa con thân yêu mà họ đã coi như một phần của cuộc đời mình.
Cuộc sống có biết bao biến đổi nhưng nào đâu làm phai mờ đi tình cảm của người thầy người cô dành cho học dành cho học sinh thân yêu. Tình cảm ấy thiêng liêng, cao quý biết nhường nào. Tình yêu thương ấy đã sưởi ấm tâm hồn của biết bao người học sinh trong suốt cả cuộc đời đi học. Nếu một mai tôi không còn là một đứa trẻ, nếu một mai tôi rời khỏi sự ủ ấp của gia đình và nhà trường để tiếp tục bước đi và thử thách mình trên quãng đường còn lại, thì tôi sẽ không quên đâu! Không bao giờ quên công ơn sâu nặng và tình cảm bao la của thầy cô dành cho tất cả học sinh của mình- những đứa con mà họ coi như máu thịt, như một phần của cuộc đời.
1.nêu cảm nghĩ về nhân vật dế mèn (bài học đường đời đầu tiên)
2.nêu cảm nghĩ về nhân vật Ph-răng (buổi học cuối cùng)
4.nêu cảm nghĩ về nhân vật thầy Ha-Men (buổi học cuối cùng)
5.nêu cảm nghĩ về nhân vật Kiều Phương (bức tranh của em gái tôi)
6.nêu cảm nghĩ nhân vật người anh trai (bức tranh của em gái tôi)
Giúp mình với, mai mình thi r, nếu các bạn k bt đề nào thì làm đề bạn bt trong 6 đề này cx đc
Đề 1:
Dế Mèn phiêu lưu kí tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài trong đó đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên để lại nhiều ấn tượng và ý nghĩa sâu sắc, đặc biệt là nhân vật Dế Mèn và bài học đầu đời.
Dế Mèn từ khi sinh ra đã được mẹ cho sống riêng để tập tính sống độc lập, chú rất thích cuộc sống tự do, thoải mái. Nhờ ăn uống điều độ đúng cách chẳng mấy chốc mà lớn nhanh như thổi trở thành thanh niên cường tráng, khỏe mạnh. Để thỏa mãn tính tò mò, thích khám phá chú sục sạo nhiều nơi và xem xét mọi thứ hay đơn giản là nhìn ngắm trời đất. Bắt đầu từ đây Dế Mèn đã hung hăng, nghịch ngợm, không coi ai ra gì.
Chính Dế Mèn đã chọc ghẹo chị Cốc nhưng lại đổ tội cho Dế Choắt một chú dế ốm yếu phải gánh tội thay, chị Cốc đã mổ đến chết Dế Choắt không cho cơ hội thoát thân. Trước khi chết, Dế Choắt có lời khuyên sau cùng gửi đến Dế Mèn nên từ bỏ thói hung hăng, khoác lác, chọc ghẹo kẻ khác nếu không sớm muộn cũng rước họa vào thân.
Dế Mèn biết sống tự lập, biết phòng xa khi đào hang sâu, biết lo cho bản thân nhưng không nghĩ đến người khác, khoác lác, tự cao tự đại, với bản tính của mình chú đã gây hại cho người kẻ yếu hơn. Nhưng sau cùng cái chết của Dế Choắt đã làm cho Dế Mèn ân hận và tỉnh ngộ. Chính Dế Mèn đã hiểu bản tính của mình đã gây họa cho người vô tội. Sự phục thiện Dế Mèn trong phần cuối của đoạn trích chính là bài học đường đời đầu tiên đầy thấm thía với chú.
Ai cũng sẽ mắc sai lầm, Dế Mèn cũng vậy, nhân vật Dế Mèn trong truyện vừa đáng trách mà cũng đáng thương, khi vượt qua những bài học cuộc sống Dế Mèn sẽ trưởng thành và sống tốt đẹp hơn.
Đề 2:
Hình ảnh chú bé Phrăng trong văn bản " Buổi học cuối cùng của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê đã để lại trong lòng em ấn tượng sâu sắc. Phrăng là một chú bé vô tư hồn nhiên. Tuy đã trễ giờ đến lớp, Phrăng lúc đó còn mải chơi, cậu có ý định trốn học và rong chơi ngoài đồng nội. Cậu vẫn là một đứa trẻ con ham cơi, vô tư, hiếu động, vô lo vô nghĩ. Tuy vậy, Phrăng là một người có lòng yêu nước tha thiết. Khi nghe thầy thông báo về buổi học cuối cùng, cậu cảm thấy sửng sốt, choáng váng và tức giận. Cậu ân hận vì đã bỏ phí thời gian học tập. Khi nghe thầy Ha-men giảng, Phrăng cảm thấy mình chưa bao giờ hiểu đến thế. Lúc này, tâm trạng của Phrăng có sự biến đổi sâu sắc, cũng là lúc mà tình yêu nước mà tác giả gửi gắm qua nhân vật được thể hiện rõ nhất.
Đề 3:
Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”
Đề bài: Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về đoạn thơ 2 và 3 trong bài Chuyện cổ tích về loài người.
Đề 1 : Viết một đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm nhận của em về bức tranh Đèo Ngang trong bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan.
Đề 2 : Bằng đoạn văn khoảng 8 câu, hãy nêu cảm nhận của em về tình bạn đậm đà, thắm thiết trong bài "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến.
Đề 3 : Cảm nghĩ của em về vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến sau khi học xong vẫn bán "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 8 câu)
Đề 4 : Bằng đoạn văn ngắn khoảng 8 câu nêu cảm nhận của em về tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan trong bài thơ Qua Đèo Ngang.
Đề 5 : Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ dưới chế độ phong kiến sau khi bài thơ học xong "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương (Trình bày một đoạn văn ngắn khoảng 8 câu)
giúp mình nhé
Đề1:Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.
Đề2:Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.
Đề3:Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:Họ là những người đẹp về cả ngoại hình và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình.
Đề5:Nữ sĩ Hồ Xuân Hương, người được nhà thơ Xuân Diệu trân trọng và kính phục đặt cho danh hiệu là “bà chúa thơ Nôm” cũng rất nổi tiếng với những bài thơ viết về đề tài phụ nữ. Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước quen thuộc trong dân gian, nữ sĩ gửi gắm những suy ngẫm của mình về thân phận nhỏ bé và phụ thuộc của người phụ nữ: thơ Xuân Hương mãi mãi là tiếng kêu thương đứt ruột xé lòng, nhắc nhở mọi người nên tôn trọng quyền sống tự do và bình đẳng của phụ nữ – những người duy trì sự sống trên trái đất này. Ở đâu mà người phụ nữ chưa được thực sự giải phóng và thực sự tôn trọng thì tiếng kêu khẩn thiết hãy bênh vực và bảo vệ phụ nữ vẫn còn tính thời sự nóng hổi của nó, cho dù nó đã được các thi sĩ cất lên cách đây đã mấy trăm năm.
Đề 4
Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.Bài thơ "Qua đèo Ngang"của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần,luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ.Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ,chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau u tùm,rậm rạp.Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt,ít ỏi"tiều vài chú","chợ mấy nhà"làm cho cảnh vật hoang sơ,vắng lặng hơn.Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu,chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn,cô đơn vì phải xa quê hương gia đình của bà càng sâu đậm.Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả
Đề 5:
Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.
Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. Chính Hồ Xuân Hương cũng phải tức giận mà thốt lên rằng:
“Giá đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”
Họ là phái yếu, nhưng họ cũng có khả năng làm được những điều mà nam giới làm. Thế nhưng xã hội không cho phép. Có mấy ai dám ngông ngênh nói như Hồ Xuân Hương. Không nói đến văn hay, nhiều người còn quan niệm con gái không cần đi học, không cần biết chữ. Vậy thì họ làm sao có thể làm chủ được số mệnh của mình?
Tuy vậy, sống trong hoàn cảnh nghèo khó, nhưng họ vẫn là những người phụ nữ thương chồng, thương con, biết chăm lo, vun vén cho cuộc sống gia đình. Họ vất vả, tảo tần những không một lời oán thán. Tú Xương – một nhà thơ rất bất mãn với tình cảnh đất nước lúc bấy giờ, cũng như với những gò bó của xã hội phong kiến, đã lên tiếng “bênh vợ”, cũng như bênh cho cả một xã hội phụ nữ không được lên tiếng, không được bảo vệ:
“ Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Xã hội phong kiến bất công, xã hội mà con người trở thành nô lệ của đồng tiền, khiến cho người phụ nữ phải vất vả, tần tảo đi chợ sớm hôm nuôi chồng, nuôi con. Thế nhưng họ coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng. Ta bỗng nhớ đến hình ảnh mẹ cò trong câu ca dao của ông cha ta thuở trước:
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”
Họ là những người giàu đức hi sinh. Dù có gian khổ đến mấy nhưng họ không một lời oán trách.
Thế nhưng, có mấy người thương vợ được như Tú Xương. Thuở xưa, chế độ đa thê vô cùng phổ biến. Một người phụ nữ có thể phải chịu làm lẽ cho một gia đình giàu có nào đó. Họ phải chịu sự ghen ghét của người vợ cả và những người vợ lẽ khác. Cuộc sống chung chồng ấy, thật vô cùng cực khổ. Hồ Xuân Hương đã phải thốt lên rằng: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”. Nhưng bà cũng không tránh khỏi guồng quay của số phận, cũng phải đi làm vợ lẽ người ta, chỉ có thể hưởng một hạnh phúc không trọn vẹn. Sự ngang tàng, bướng bỉnh, vùng lên của bà, cũng chỉ là một hạt cát giữa sa mạc.
Đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết:
“Thương thay thân phận đàn bà
Dù rằng bạc mệnh vẫn là lời chung”
Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-15 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến được thể hiện qua bài “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
Tham khảo !!!
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương thật tài tình khi hóa thân người phụ nữ vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp của người phụ nữ, trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp phúc hậu, mềm mại. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người con gái Việt. Người phụ nữ mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi. Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non”. Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như nào thì người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của nữ sĩ và đó cũng là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt.. Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn - bình đẳng giới.
Đề 1: Tả loài cây em yêu Đề 2: cảm nghĩ về dòng sông em yêu Đề 3: hãy viết 1 bài văn bộc lộ cảm xúc về 1 người mà em yêu quý Đề 4: phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “ tiếng gà trưa-Xuân Quỳnh” Cho biết đề nào là đề miêu tả? Vì sao?
Đề miêu tả là đề 1.
Vì yêu cầu đề là "tả" loài cây em yêu, cần dùng nhiều tính từ để gợi được hình dáng vẻ đẹp của loài cây mình tả.
Phần kết bài của đề bài " hãy kể về buổi khai trường vừa qua cho bố hoặc mẹ em nghe" thì nên đưa những ý gì vào theo dàn ý nêu thái độ, cảm nghĩ của người viết, người nghe?
Kết bài: Đó là buổi khai giảng đáng nhớ nhất của em trong 6 lần dự lễ khai giảng. Ngày khai giảng lần thứ 6 nó thực sự là một buổi khai giảng đầy kỉ niệm, kỉ niệm của em khi mới bước chân vào 1 ngôi trường mới. Nơi mà em sẽ tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình.
E thay đổi 1 xưng hô và cái 6 lần dự lễ khai giảng đi nhé thay đổi theo bài của em. Chúc em học tốt!