Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 8 2019 lúc 18:21

Bài thơ được sáng tác theo thể thơ 5 chữ, sáng tạo và linh hoạt

     + Mỗi khổ thơ có 4 câu nhưng có những khổ thơ có 5 tới 6 câu, khổ 1: 7 câu

     + Cách gieo vần không theo cách thức thông thường: chủ yếu là vần cách, không đúng vần nhưng nghe rất hài hòa

+ Việc bắt đầu các khổ thơ 5 chữ bằng những câu thơ 3 tiếng khiến câu thơ được nhấn mạnh cảm xúc

- Sau mỗi tiếng gà trưa những kỉ niệm lại ùa về mạnh mẽ, gợi lên những cảm xúc của tuổi thơ, những tình cảm bà cháu ấm áp, thân thương.

Đỗ Ngọc Thanh Vân
Xem chi tiết
nguyen ngoc linhayq
Xem chi tiết
Trần Đăng Nhất
30 tháng 10 2016 lúc 16:17

- Hai bài thơ Cảnh khuya và rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt. - Đặc điểm: + Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn) + Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt) + Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4. Cảnh khuya: xa – hoa – nhà. Rằm tháng giêng: viên – thiên – thuyền. - Ngắt nhịp: Cảnh khuya: Câu 1. ¾; Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4. 2/5. Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.

Lyly
31 tháng 10 2016 lúc 15:09

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt

+ Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn) + Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt) + Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4. Cảnh khuya: xa – hoa – nhà. - Ngắt nhịp: Cảnh khuya: Câu 1. ¾; Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4. 2/5.

 

do thi huyen
27 tháng 11 2017 lúc 21:45

thể thơ thất ngôn tứ tuyệt có 4 câu và mỗi câu có 7 chữ

cách ngắt nhịp câu 1 là 3/4 câu 2 và câu 3 là 4/3còn câu 5 là 2/5

I am Ok
Xem chi tiết
gì cũng được
22 tháng 10 2019 lúc 22:38

https://thuthuat.taimienphi.vn/thuyet-minh-ve-the-tho-that-ngon-bat-cu-duong-luat-41280n.aspx

Bạn có thẻ xem mẫu tại đây nha

Khách vãng lai đã xóa
gì cũng được
22 tháng 10 2019 lúc 22:39

Thơ Đường luật là một thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc, thể thơ này đã phát triển mạnh mẽ ở ngay chính quê hương của nó và có sức lan tỏa mạnh mẽ sang các khu vực lân cận, trong đó có Việt Nam. Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở năm điểm sau: Luật, niêm, vần, đối và bố cục. Về hình thức thơ Đường luật có nhiều loại, tuy nhiên thất ngôn bát cú được coi là một dạng chuẩn, là thể thơ tiêu biểu trong thơ ca trung đại.

Thơ thất ngôn bát cú gồm tám câu, mỗi câu bảy chữ. Đường luật là luật thơ có từ đời Đường (618- 907) ở Trung Quốc. Vậy tổng thể một bài thất ngôn bát cú gồm 56 chữ. Có gieo vần (chỉ một vần) ở các chữ cuối của các câu 1, 2, 4, 6, 8, hiệp vần bằng với nhau. Ví dụ như trong bài thơ Qua đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan, quy tắc này được thể hiện một cách đặc biệt rõ ràng:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, đá chen hoa

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại, trời non nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Các từ hiệp vần với nhau là: tà, hoa, nhà, gia, ta. Việc này góp phần tạo nên cho bài thơ sự nhịp nhàng, bớt khô cứng của một thể thơ đòi hỏi niên luật chặt chẽ.Có phép đối giữu câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6 ( tức bốn câu giữa),đối tức là sự tương phản, cả sự tương đương trong cách dùng từ, cũng có thể thấy điều này rõ ràng nhất qua bài thơ Qua Đèo Ngang:

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

"Lom khom" đối với "lác đác", "dưới núi" đối với "bên sông", " nhớ nước" đối với "thương nhà".... Các phép đối rất chỉnh và rõ, kể cả về chữ và âm.Hay trong bài thơ "Thương vợ" của Tú Xương:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Phép đối giữu các câu cân xứng và rất chỉnh như "Lặn lội" đối với "eo sèo" , "quãng vắng" đối với "buổi đò đông".... Thơ Đường mà câu 3 không đối với câu 4, câu 5 không đối với câu 6 thì gọi là "thất đối".

Bên cạnh đó thì thể thơ này cũng có luật bằng trắc rõ ràng, đặc biệt là nguyên tắc niêm. Những câu niêm với nhau tức là những câu có cùng luật. Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Thường một bài thơ thất ngôn bát cú được niêm: câu 1 niêm với câu 8;câu 2 niêm với câu 3; câu 4 niêm với câu 5; câu 6 niêm với câu 7. Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là "vần với nhau". Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là "vần chính", những chữ có vần gần giống nhau gọi là "vần thông". Hầu hết thơ Đường dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ. Về bố cục, một bài thơ thất ngôn bát cú gồm 4 phần: Đề, thực, luận, kết. Hai cầu đầu tiên, câu một và câu hai là hai câu mở đầu, bắt đầu gợi ra sự việc trong bài. Hai câu thực là hai câu miêu tả, cần đối với nhau về cả thanh và nghĩa. Tiếp đến là hai câu luận, tức suy luận, yêu cầu tương tự như hai câu thực. Và cuối cùng là hai câu kết, khái quát lại sự việc, không cần đối nhau. Trong suốt thời kì phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi tuyển nhân tài cho đất nước. Có nguồn gốc từ Trung Quốc, thể thơ này cũng được Việt Nam tiếp thu và sử dụng khá phổ biến, có nhiều bài thơ khá nổi tiếng thuộc thể loại này. Đặc biệt khi Thơ mới xuất hiện, bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ.

https://thuthuat.taimienphi.vn/thuyet-minh-ve-the-tho-that-ngon-bat-cu-duong-luat-41280n.aspx
Thất ngôn bát cú là một thế thơ khá hay và đặc sắc, thích hợp để truyền tải những tình cảm với quê hương,đất nước đất nước. Chính những nội dung đặc sắc mà thể thơ truyền tải đã phần nào nâng cao giá trị của thể thơ này. Những bài thơ mang trong đó những tình cảm mãnh liệt của tác giả, phá vỡ đi phần nào sự chặt chẽ về quy tắc của một thể thơ cổ, có sức sống lâu dài với thời gian. Tóm lại, thất ngôn bát cú thực sự là một thể thơ tuyệt vời giúp các thi sĩ dệt lên những trang thơ hay, những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc lưu truyền mãi đến về sau.

Khách vãng lai đã xóa
I am Ok
23 tháng 10 2019 lúc 19:38

cảm ơn nha

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 9 2019 lúc 15:46

Qua Đèo Ngang thuộc thể loại

Thất ngôn bát cú

     + Tám câu, mỗi câu 7 chữ

     + Cách gieo vần: cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8

     + Câu 3 và 4 đối nhau, câu 5 và câu 6 đối nhau

Dora Doraemon
Xem chi tiết
Phương Trâm
30 tháng 10 2016 lúc 10:19

- Bài thơ Cảnh khuya được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

- Đặc điểm:

+ Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)

+ Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)

+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4.

Cảnh khuya: xa – hoa – nhà. .

- Ngắt nhịp: Câu 1. 3/4 ; Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4. 2/5.

 



 

 

Phương Trâm
30 tháng 10 2016 lúc 10:19

-Cảm xúc bao trùm của bài thơ: Giữa không gan vắng lặng, khuya khoắt người và vật hòa quyện là 1. Đêm rừng chiến khu bỗng trở nên gần gũi, thân thương với con người, mang hơi thở của sự sống. Tình yêu thiên nhiên,tâm hồ nhạy cảm với tình yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.

Tùng Nguyễn
3 tháng 11 2017 lúc 20:30

Bài Cảnh khuya đc làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt, có:

- 4 câu, mỗi câu 7 tiếng

- 3 vần ở câu 1, 2, 4 (xa, hoa, nhà)

- Cấu trúc: khai, thừa, chuyển, hợp. Hai dòng đầu tả cảnh, hai dòng sau thể hiện tâm trạng.

- Hai dòng thơ 1 và 4 ngắt nhịp ko theo 4/3 như nhịp thơ Đường luật mà.

+ Câu 1: Tiếng suối trong / như tiếng hát xa (3/4)

+ Câu 4: Chưa ngủ / vì lo nỗi nước nhà (2/5)

+ Câu 2, 3: (4/3)

Alayna
Xem chi tiết
Alayna
14 tháng 11 2016 lúc 18:17

trả lời cái ý trong ngoặc, ngắn gọn

Lê Ánh
14 tháng 11 2016 lúc 18:32

Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục. Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng "thất ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn; biến thể có các dạng: "thất ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), "ngũ ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu năm chữ), "ngũ ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác

Đạt Trần
18 tháng 4 2018 lúc 22:36

Tổng quát (Trích từ quyển Văn học Việt Nam của GS Dương Quảng Hàm, viết tại Hà Nội tháng 6 năm 1939)

Thơ Đường luật hay thơ cận thể là thể thơ đặt ra từ đời nhà Đường (618-907) bên Trung Hoa, phải tuân theo luật lệ nhất định. Thơ Đường luật và thơ Đường là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau:

- Thơ Đường luật: là thơ làm theo Thi luật đặt ra từ đời nhà Đường bên Trung Hoa. Sang Việt Nam, Thi luật được gọi là thể thơ Đường luật;

- Thơ Đường hay Đường thi: là những bài thơ của các thi sĩ Trung Hoa làm dưới thời nhà Đường, nổi tiếng nhất là 300 bài được gọi là Đường thi tam bách thủ. Trong số đó có một số được làm theo thể thơ Đường luật, số còn lại làm theo các thể thơ khác, phần lớn là thơ cổ phong.

Tứ tuyệt và bát cú

Theo số câu trong bài, thơ Đường luật chia ra làm hai lối: Tứ tuyệt và Bát cú

- Tứ tuyệt: 4 câu

- Bát cú: 8 câu

Trong hai lối ấy, lối bát cú là lối chính, mà bát cú vần bằng là phổ biến hơn cả.

1. Vần, cách gieo vần

Có 5 vần gieo ở cuối câu đầu và các câu chẵn, nghĩa là cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8. Suốt bài thơ chỉ gieo một vần (một từ) gọi là độc vận.

Lạc vận và cưỡng áp: Làm thơ phải hiệp vận cho đúng. Nếu gieo sai như CÂY đi với HOA là lạc vận (lạc: rụng). Nếu vần gieo gượng thì gọi là cưỡng áp. Hai cách này đều không được cả.

2. Đối

Những câu phải đối trong một bài thơ bát cú, trừ hai câu đầu, hai câu cuối, còn bốn câu giữa cứ hai câu đối nhau: 3 với 4; 5 với 6 (sẽ đề cập chi tiết hơn ở phần sau).

3. Luật

Là cách sắp xếp tiếng bằng và tiếng trắc trong các câu của bài thơ. Luật nhất định buộc người làm thơ phải theo đúng mà đặt. Luật được chia ra Luật bằng và Luật trắc. Sau đây là Bảng luật:

Ký hiệu:

B = âm bằng

T = âm trắc

v = vần

Luật bằng: Câu đầu tiên của bài thơ bắt đầu bằng hai tiếng bằng

a. Luật bằng vần bằng:

Câu 1: B B T T T B B (v)

Câu 2: T T B B T T B (v)

Câu 3: T T B B B T T

Câu 4: B B T T T B B (v)

Câu 5: B B T T B B T

Câu 6: T T B B T T B (v)

Câu 7: T T B B B T T

Câu 8: B B T T T B B (v)

b. Luật bằng vần trắc:

Câu 1: B B T T B B T (v)

Câu 2: T T B B B T T (v)

Câu 3: T T B B T T B

Câu 4: B B T T B B T (v)

Câu 5: B B T T T B B

Câu 6: T T B B B T T (v)

Câu 7: T T B B T T B

Câu 8: B B T T B B T (v)

Luật trắc: Câu đầu tiên của bài thơ bắt đầu bằng hai tiếng hai tiếng trắc

a . Luật trắc vần bằng:

Câu 1: T T B B T T B (v)

Câu 2: B B T T T B B (v)

Câu 3: B B T T B B T

Câu 4: T T B B T T B (v)

Câu 5: T T B B B T T

Câu 6: B B T T T B B (v)

Câu 7: B B T T B B T

Câu 8: T T B B T T B (v)

b. Luật trắc vần trắc:

Câu 1: T T B B B T T (v)

Câu 2: B B T T B B T (v)

Câu 3: B B T T T B B

Câu 4: T T B B B T T (v)

Câu 5: T T B B T T B

Câu 6: B B T T B B T (v)

Câu 7: B B T T T B B

Câu 8: T T B B B T T (v)

Ngoài việc tuân theo luật bằng - trắc, còn phải tuân theo vần (sẽ đề cập chi tiết trong một mục khác).

4. Thất luật

Trong một câu thơ, theo "phân minh" chữ nào đáng là bằng mà đặt tiếng trắc, hoặc đáng trắc mà đặt tiếng bằng, thì gọi là thất luật (sai luật thơ), không được.

5. Niêm

Niêm nghĩa đen là dính với nhau, là sự liên lạc âm luật của hai câu thơ trong một bài thơ Đường luật. Hai câu thơ niêm với nhau khi nào hai chữ đầu câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Trong một bài thơ bát cú, những câu sau đây niêm với nhau:

Câu 1 niêm với câu 8

Câu 2 niêm với câu 3

Câu 4 niêm với câu 5

Câu 6 niêm với câu 7

6. Thất niêm

Trong một bài thơ, nếu cả hai câu thơ đặt sai luật, như đang bắt đầu bằng bằng đặt làm trắc trắc hoặc trái lại thế, làm cho tất cả câu thơ trong bài không niêm với nhau thì gọi là thất niêm (mất sự dính liền), không được.

7. Bất luận và phân minh

Để cho khỏi gò bó, dễ sử dụng từ ngữ, trong bài thơ, chữ thứ 1, 3, 5 không cần theo đúng luật bằng trắc: Nhất tam ngũ bất luận (tuy nhiên để bài thơ có âm điệu hay thì chữ thứ 5 không nên theo lệ bất luận). Những chữ thứ 2, 4, 6 buộc phải tuân theo đúng luật bằng trắc: Nhị tứ lục phân minh.

8. Khổ độc

Nghĩa là khó đọc, đọc lên trúc trắc không được êm tai. Tuy theo lệ "bất luận" có thể thay đổi mấy chữ trong câu thơ, nhưng đáng trắc mà đổi ra bằng thì bao giờ cũng được, chứ đáng bằng mà đổi ra trắc thì trong vài trường hợp, sự thay đổi ấy làm cho bài thơ khổ độc.Những trường hợp ấy là: Chữ thứ 3 các câu chẵn và chữ thứ 5 các câu lẻ đáng là bằng mà đổi ra trắc là khổ độc.

9. Các bộ phận trong bài thơ

Một bài thơ bát cú giống như bức tranh. Trong cái khung nhất định 8 câu 56 chữ, làm sao vẽ thành một bức tranh hoàn toàn, hình dung được ngoại cảnh của tạo vật hay nội cảnh của tâm giới. Bởi vậy phải sắp đặt các bộ phận cho khéo. Có bốn phần là: Đề, Thực, Luận và Kết.

- Đề thì có Phá đề (câu 1) là câu mở bài, nó lung động cả ý nghĩa trong bài và Thừa đề (câu 2) là câu nối với câu phá đề mà nói đến đầu bài.

- Thực, hay Trạng (câu 3-4): là giải thích đầu bài cho rõ ràng. Nếu là thơ tả cảnh thì chọn các cảnh sắc xinh đẹp đặc biệt mà mô tả ra, nếu là thơ tả tình thì đem các tình tự giãi bày ra; nếu là thơ vịnh sử thì lấy công trạng của người mình muốn vịnh mà kể ra.

- Luận (câu 5-6): là bàn bạc. Nếu là thơ tả cảnh thì nói cảnh ấy xinh đẹp như thế nào; vịnh sử thì hoặc khen hoặc chê, hoặc so sánh người ấy, việc ấy với người khác, việc khác.

4- Kết (câu 7-8) là tóm ý nghĩa cả bài mà thắt lại cho mạnh mẽ rắn rỏi, trong đó câu số 7 là câu Chuyển và câu 8 là câu Hợp.

II. Phép đối

Câu đối là các câu văn đi song song với nhau từng cặp, ví dụ:

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh

Trong bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú, bắt buộc phải có đối với nhau giữa các câu 3 và 4, câu 5 và 6. Muốn câu đối chỉnh và cân, phép đối cần phải hội đủ 3 điều kiện: đối thanh, đối ý, đối từ loại.

1. Đối thanh

- Bảng luật bằng:B B T T B B T - T T B B T T B

- Bảng luật trắc:T T B B B T T - B B T T T B B

Chí ít là các chữ 2, 4, 6, 7 phải theo đúng luật bằng trắc.

2. Đối ý

Ý câu trên và ý câu dưới hoặc chống nhau, hoặc bổ sung ý nghĩa cho nhau, ví dụ:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

3. Đối từ loại

Danh từ Danh từ

Danh từ riêng Danh từ riêng

Danh từ chung Danh từ chung

Động từ Động từ

Trạng từ Trạng từ

Tính từ Tính từ

Tính từ lại có nhiều loại, nên:

Gợi hình Gợi hình

Màu sắc Màu sắc

Mùi vị Mùi vị

Tượng thanh Tượng thanh

Số lượng Số lượng

Mùa tiết Mùa tiết

Phương hướng Phương hướng

Từ kép Từ kép

Từ đơn Từ đơn

Thành ngữ Thành ngữ

Biệt ngữ Biệt ngữ

Hán Việt Hán Việt

Thuần Việt) Thuần Việt...

Hai cặp đối là tinh hoa của bài thơ Đường luật . Nó là đặc điểm chính để nhận biết một bài thơ Đường luật. Hai cặp đối này còn giúp đo lường trình độ làm thơ Đường luật của tác giả. Một bài thơ thất ngôn bát cú mà không có 2 cặp đối ở Thực và Luận thì không phải là một bài thơ Đường luật.

Trần Thị Đào
Xem chi tiết
Ánh Thuu
27 tháng 10 2017 lúc 20:01

Thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ nhà Đường, có 8 câu, mỗi câu 7 chữ, Các tiếng cuối các câu 1,2,4,6,8 hiệp vần với nhau, câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6

Nguyễn Thiên Trang
18 tháng 4 2018 lúc 22:30

Thơ thất ngôn bát cú là loại thơ mỗi bài có 8 câu và mỗi câu 7 chữ, tức là chỉ có 56 chữ trong một bài thơ thất ngôn bát cú.
Thơ thất ngôn bát cú có thể được làm theo hai luật: luật bằng và luật trắc. Về vần thì có hai loại: vần bằng và vần trắc.
Tuy nhiên, các thi nhân thường hay làm theo vần bằng, tức là luật bằng vần bằng và luật trắc vần bằng.

1. LUẬT BẰNG VẦN BẰNG:
- Luật bằng vần bằng là bài thơ mà tiếng thứ hai của câu đầu là tiếng bằng và các tiếng ở cuối các câu 1-2-4-6-8 phải vần với nhau và đều là vần bằng.

2. LUẬT TRẮC VẦN BẰNG:
- Luật trắc vần bằng là bài thơ mà tiếng thứ hai của câu đầu là tiếng trắc và các tiếng ở cuối các câu 1-2-4-6-8 phải vần với nhau và phải là vần bằng.

BỐ CỤC BÀI THƠ BÁT CÚ:
- Câu số 1 dùng để mở bài (gọi là phá đề), câu số 2 dùng để chuyển tiếp vào bài (gọi là thừa đề). Hai câu này có tên là hai câu đề.
- Hai câu 3 và 4 dùng để giải thích đề tài cho rõ ràng. Hai câu này có tên là hai câu trạng (có nơi gọi thuật hay thực).
- Hai câu 5 và 6 dùng để bàn rộng nghĩa đề tài và được gọi là hai câu luận.
- Hai câu 7 và 8 dùng để tóm ý nghĩa cả bài và được gọi là hai câu kết.

Đạt Trần
18 tháng 4 2018 lúc 22:37

Tổng quát (Trích từ quyển Văn học Việt Nam của GS Dương Quảng Hàm, viết tại Hà Nội tháng 6 năm 1939)

Thơ Đường luật hay thơ cận thể là thể thơ đặt ra từ đời nhà Đường (618-907) bên Trung Hoa, phải tuân theo luật lệ nhất định. Thơ Đường luật và thơ Đường là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau:

- Thơ Đường luật: là thơ làm theo Thi luật đặt ra từ đời nhà Đường bên Trung Hoa. Sang Việt Nam, Thi luật được gọi là thể thơ Đường luật;

- Thơ Đường hay Đường thi: là những bài thơ của các thi sĩ Trung Hoa làm dưới thời nhà Đường, nổi tiếng nhất là 300 bài được gọi là Đường thi tam bách thủ. Trong số đó có một số được làm theo thể thơ Đường luật, số còn lại làm theo các thể thơ khác, phần lớn là thơ cổ phong.

Tứ tuyệt và bát cú

Theo số câu trong bài, thơ Đường luật chia ra làm hai lối: Tứ tuyệt và Bát cú

- Tứ tuyệt: 4 câu

- Bát cú: 8 câu

Trong hai lối ấy, lối bát cú là lối chính, mà bát cú vần bằng là phổ biến hơn cả.

1. Vần, cách gieo vần

Có 5 vần gieo ở cuối câu đầu và các câu chẵn, nghĩa là cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8. Suốt bài thơ chỉ gieo một vần (một từ) gọi là độc vận.

Lạc vận và cưỡng áp: Làm thơ phải hiệp vận cho đúng. Nếu gieo sai như CÂY đi với HOA là lạc vận (lạc: rụng). Nếu vần gieo gượng thì gọi là cưỡng áp. Hai cách này đều không được cả.

2. Đối

Những câu phải đối trong một bài thơ bát cú, trừ hai câu đầu, hai câu cuối, còn bốn câu giữa cứ hai câu đối nhau: 3 với 4; 5 với 6 (sẽ đề cập chi tiết hơn ở phần sau).

3. Luật

Là cách sắp xếp tiếng bằng và tiếng trắc trong các câu của bài thơ. Luật nhất định buộc người làm thơ phải theo đúng mà đặt. Luật được chia ra Luật bằng và Luật trắc. Sau đây là Bảng luật:

Ký hiệu:

B = âm bằng

T = âm trắc

v = vần

Luật bằng: Câu đầu tiên của bài thơ bắt đầu bằng hai tiếng bằng

a. Luật bằng vần bằng:

Câu 1: B B T T T B B (v)

Câu 2: T T B B T T B (v)

Câu 3: T T B B B T T

Câu 4: B B T T T B B (v)

Câu 5: B B T T B B T

Câu 6: T T B B T T B (v)

Câu 7: T T B B B T T

Câu 8: B B T T T B B (v)

b. Luật bằng vần trắc:

Câu 1: B B T T B B T (v)

Câu 2: T T B B B T T (v)

Câu 3: T T B B T T B

Câu 4: B B T T B B T (v)

Câu 5: B B T T T B B

Câu 6: T T B B B T T (v)

Câu 7: T T B B T T B

Câu 8: B B T T B B T (v)

Luật trắc: Câu đầu tiên của bài thơ bắt đầu bằng hai tiếng hai tiếng trắc

a . Luật trắc vần bằng:

Câu 1: T T B B T T B (v)

Câu 2: B B T T T B B (v)

Câu 3: B B T T B B T

Câu 4: T T B B T T B (v)

Câu 5: T T B B B T T

Câu 6: B B T T T B B (v)

Câu 7: B B T T B B T

Câu 8: T T B B T T B (v)

b. Luật trắc vần trắc:

Câu 1: T T B B B T T (v)

Câu 2: B B T T B B T (v)

Câu 3: B B T T T B B

Câu 4: T T B B B T T (v)

Câu 5: T T B B T T B

Câu 6: B B T T B B T (v)

Câu 7: B B T T T B B

Câu 8: T T B B B T T (v)

Ngoài việc tuân theo luật bằng - trắc, còn phải tuân theo vần (sẽ đề cập chi tiết trong một mục khác).

4. Thất luật

Trong một câu thơ, theo "phân minh" chữ nào đáng là bằng mà đặt tiếng trắc, hoặc đáng trắc mà đặt tiếng bằng, thì gọi là thất luật (sai luật thơ), không được.

5. Niêm

Niêm nghĩa đen là dính với nhau, là sự liên lạc âm luật của hai câu thơ trong một bài thơ Đường luật. Hai câu thơ niêm với nhau khi nào hai chữ đầu câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Trong một bài thơ bát cú, những câu sau đây niêm với nhau:

Câu 1 niêm với câu 8

Câu 2 niêm với câu 3

Câu 4 niêm với câu 5

Câu 6 niêm với câu 7

6. Thất niêm

Trong một bài thơ, nếu cả hai câu thơ đặt sai luật, như đang bắt đầu bằng bằng đặt làm trắc trắc hoặc trái lại thế, làm cho tất cả câu thơ trong bài không niêm với nhau thì gọi là thất niêm (mất sự dính liền), không được.

7. Bất luận và phân minh

Để cho khỏi gò bó, dễ sử dụng từ ngữ, trong bài thơ, chữ thứ 1, 3, 5 không cần theo đúng luật bằng trắc: Nhất tam ngũ bất luận (tuy nhiên để bài thơ có âm điệu hay thì chữ thứ 5 không nên theo lệ bất luận). Những chữ thứ 2, 4, 6 buộc phải tuân theo đúng luật bằng trắc: Nhị tứ lục phân minh.

8. Khổ độc

Nghĩa là khó đọc, đọc lên trúc trắc không được êm tai. Tuy theo lệ "bất luận" có thể thay đổi mấy chữ trong câu thơ, nhưng đáng trắc mà đổi ra bằng thì bao giờ cũng được, chứ đáng bằng mà đổi ra trắc thì trong vài trường hợp, sự thay đổi ấy làm cho bài thơ khổ độc.Những trường hợp ấy là: Chữ thứ 3 các câu chẵn và chữ thứ 5 các câu lẻ đáng là bằng mà đổi ra trắc là khổ độc.

9. Các bộ phận trong bài thơ

Một bài thơ bát cú giống như bức tranh. Trong cái khung nhất định 8 câu 56 chữ, làm sao vẽ thành một bức tranh hoàn toàn, hình dung được ngoại cảnh của tạo vật hay nội cảnh của tâm giới. Bởi vậy phải sắp đặt các bộ phận cho khéo. Có bốn phần là: Đề, Thực, Luận và Kết.

- Đề thì có Phá đề (câu 1) là câu mở bài, nó lung động cả ý nghĩa trong bài và Thừa đề (câu 2) là câu nối với câu phá đề mà nói đến đầu bài.

- Thực, hay Trạng (câu 3-4): là giải thích đầu bài cho rõ ràng. Nếu là thơ tả cảnh thì chọn các cảnh sắc xinh đẹp đặc biệt mà mô tả ra, nếu là thơ tả tình thì đem các tình tự giãi bày ra; nếu là thơ vịnh sử thì lấy công trạng của người mình muốn vịnh mà kể ra.

- Luận (câu 5-6): là bàn bạc. Nếu là thơ tả cảnh thì nói cảnh ấy xinh đẹp như thế nào; vịnh sử thì hoặc khen hoặc chê, hoặc so sánh người ấy, việc ấy với người khác, việc khác.

4- Kết (câu 7-8) là tóm ý nghĩa cả bài mà thắt lại cho mạnh mẽ rắn rỏi, trong đó câu số 7 là câu Chuyển và câu 8 là câu Hợp.

II. Phép đối

Câu đối là các câu văn đi song song với nhau từng cặp, ví dụ:

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh

Trong bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú, bắt buộc phải có đối với nhau giữa các câu 3 và 4, câu 5 và 6. Muốn câu đối chỉnh và cân, phép đối cần phải hội đủ 3 điều kiện: đối thanh, đối ý, đối từ loại.

1. Đối thanh

- Bảng luật bằng:B B T T B B T - T T B B T T B

- Bảng luật trắc:T T B B B T T - B B T T T B B

Chí ít là các chữ 2, 4, 6, 7 phải theo đúng luật bằng trắc.

2. Đối ý

Ý câu trên và ý câu dưới hoặc chống nhau, hoặc bổ sung ý nghĩa cho nhau, ví dụ:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

3. Đối từ loại

Danh từ Danh từ

Danh từ riêng Danh từ riêng

Danh từ chung Danh từ chung

Động từ Động từ

Trạng từ Trạng từ

Tính từ Tính từ

Tính từ lại có nhiều loại, nên:

Gợi hình Gợi hình

Màu sắc Màu sắc

Mùi vị Mùi vị

Tượng thanh Tượng thanh

Số lượng Số lượng

Mùa tiết Mùa tiết

Phương hướng Phương hướng

Từ kép Từ kép

Từ đơn Từ đơn

Thành ngữ Thành ngữ

Biệt ngữ Biệt ngữ

Hán Việt Hán Việt

Thuần Việt) Thuần Việt...

Hai cặp đối là tinh hoa của bài thơ Đường luật . Nó là đặc điểm chính để nhận biết một bài thơ Đường luật. Hai cặp đối này còn giúp đo lường trình độ làm thơ Đường luật của tác giả. Một bài thơ thất ngôn bát cú mà không có 2 cặp đối ở Thực và Luận thì không phải là một bài thơ Đường luật.