Những câu hỏi liên quan
Lương Hoàng
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
11 tháng 1 2021 lúc 12:32

Các biện pháp phòng chống giun đũa:

-Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau dọn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ thường xuyên với nước sát trùng.-Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội.Hạn chế ăn rau sống; nếu cần, nên rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần với nước rửa rau chuyên dụng.Không đi chân trần; nếu làm vườn, dọn rác, cây cỏ, cần đi ủng, mang khẩu trang, găng tay. Không được dùng phân tươi để bón rau, bón cây.-Đối với nhà vệ sinh, cống rãnh thoát nước, cần thường xuyên quét dọn, xử lý hóa chất diệt trùng thân thiện môi trường.-Đồng thời, cần có thói quen uống thuốc tẩy giun định kì mỗi sáu tháng cho cả gia đình. Thuốc có tác dụng không chỉ trên giun đũa và còn giúp diệt trừ các loại giun sán khác.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
8 tháng 8 2023 lúc 0:38

Tham khảo:

Các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng trên quan diểm quang hợp:

- Tăng cường độ và hiệu suất quang hợp bằng chọn giống, lai tạo giống mới có khả năng quang hợp cao.

- Điều khiển sự sinh trưởng của diện tích lá bằng các biện pháp kĩ thuật như bón phân, tưới nước hợp lí.

- Nâng cao hệ số hiệu quả quang hợp và hệ số kinh tế bằng chọn giống và các biện pháp kĩ thuật thích hợp. Giảm hô hấp ánh sáng, tăng sự tích lũy chất hữu cơ vào cơ quan kinh tế.

- Giảm hô hấp ánh sáng, tăng sự tích lũy chất hữu cơ vào cơ quan kinh tế.

- Chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng vừa phải hoặc trồng vào thời vụ thích hợp để cây trồng sử dụng được tối đa ánh sáng mặt trời cho quang hợp.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
8 tháng 8 2023 lúc 0:37

Tham khảo:

Các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng trên quan diểm quang hợp:

- Tăng cường độ và hiệu suất quang hợp bằng chọn giống, lai tạo giống mới có khả năng quang hợp cao.

- Điều khiển sự sinh trưởng của diện tích lá bằng các biện pháp kĩ thuật như bón phân, tưới nước hợp lí.

- Nâng cao hệ số hiệu quả quang hợp và hệ số kinh tế bằng chọn giống và các biện pháp kĩ thuật thích hợp. Giảm hô hấp ánh sáng, tăng sự tích lũy chất hữu cơ vào cơ quan kinh tế.

- Giảm hô hấp ánh sáng, tăng sự tích lũy chất hữu cơ vào cơ quan kinh tế.

- Chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng vừa phải hoặc trồng vào thời vụ thích hợp để cây trồng sử dụng được tối đa ánh sáng mặt trời cho quang hợp.

iumnhat
Xem chi tiết
Lưu Thùy Dương
14 tháng 4 lúc 20:44
1. Tập thể dục thường xuyên cải thiện hệ tim và tuần hoàn

Tập thể dục 30 phút hoặc nhiều hơn trong hầu hết các ngày trong tuần sẽ giúp cải thiện sức khỏe của tim và hệ tuần hoàn. Hoạt động thể chất có thể giúp kiểm soát cân nặng của bạn và giảm nguy cơ phát triển các rối loạn như huyết áp cao, tiểu đường và cholesterol cao.

2. Bỏ hút thuốc

Hút thuốc và sử dụng các sản phẩm thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim. Thương tổn ở hệ tuần hoàn và tim do ảnh hưởng của các hợp chất hóa học trong thuốc lá có thể gây xơ vữa động mạch, dẫn tới nhồi máu cơ tim.  Một khi bạn bỏ hút thuốc lá, nguy cơ mắc bệnh tim cũng giảm đáng kể trong năm tới, theo  MayoClinic.

3. Ăn uống đúng cách tăng sức khỏe tim và hệ tuần hoàn

-Ăn uống lành mạnh có thể giúp tăng cường sức khỏe. Chế độ ăn uống với  trái cây, rau quả, ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa ít chất béo có lợi nhất với hệ thống tuần hoàn.

-Tránh các loại thực phẩm chế biến, thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa và chất béo dạng chuyển hóa, đồ uống có cồn… 

- Chế độ ăn uống với trái cây, rau quả, ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa ít chất béo tốt cho sức khỏe

4. Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh

Kiểm soát trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe. Thừa cân có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao, tiểu đường và cholesterol cao. Tất cả các yếu tố này đều dẫn tới rủi ro phát triển nhồi máu cơ tim và các vấn đề về tuần hoàn khác. Chỉ cần giảm 10% trọng lượng cơ thể là đã có thể làm giảm nguy cơ mắc phải các bệnh lý mạn tính nêu trên.

Nguyễn Tuệ Minh
Xem chi tiết
Mai Hiền
5 tháng 3 2021 lúc 8:58

Câu 5:

a.

Viêm da mủ: do vệ sinh kém

Viêm da cơ địa: do yếu tố di truyền hoặc do yếu tố môi trường.

Viêm da do virus: do virus gây bệnh

b.

- Phải thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và giữ gìn da sạch sẽ tránh bệnh ngoài da

- Phải rèn luyện cơ thể để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể và của da

- Tránh làm da bị xây xát hoặc bị hỏng.

- Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng

Mai Hiền
5 tháng 3 2021 lúc 9:12

Câu 6:

a.

- Hệ thần kinh được chia thành:

+ Hệ thần kinh vận động điều khiển các hoạt động của các cơ vân (cơ xương).

+ Hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển hoạt động của các nội quan.

- Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm phân hệ thần kinh giao cảm và phân hệ thần kinh đối giao cảm.

b.

 

Vị trí

Chức năng

Tủy sống

Phần thần kinh trung ương nằm trong ống sống

Tủy sống có 3 chức năng chính là:

-       Nơi tiếp nhận và truyền thông tin từ các đường thần kinh cảm giác đến cơ quan vận động.

-       Trung gian giữa hệ thần kinh trung ương (não bộ) và các bộ phận của cơ thể.

-       Tuỷ sống tham gia và thực hiện 3 chức năng chủ yếu là: chức năng phản xạ, chức năng dẫn truyền và chức năng dinh dưỡng.

 

Dây thần kinh tủy

Khe giữa hai đốt sống

- Rễ trước dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng.

- Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương.

 

Trụ não

Tiếp liền với tủy sống ở phía dưới.

- Chất xám điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan (hoạt động tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa).

- Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm các đường dẫn truyền lên (cảm giác) và đường dẫn truyền xuống (vận động).

 

Tiểu não

Nằm ở phía sau trụ não.

Điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể.

Não trung gian

Nằm giữa trụ não và đại não.

- Đồi thị là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới đi lên.

- Nhân xám nằm ở vùng dưới đồi là trung ương điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt.

 

Đại não

Nằm phía trên của não trung gian, tiểu não và trụ não.

- Ở vỏ não có các vùng cảm giác và vận động có ý thức.

+ Vùng cảm giác thu nhận và phân tích các xung thần kinh từ các thụ quan ngoài như ở mắt, mũi, lưỡi, da, … và các thụ quan ở trong như cơ khớp.

+ Vùng vận động như vận động ngôn ngữ (nói viết) nằm gần vùng vận động đồng thời cũng hình thành các vùng hiểu tiếng nói và chữ viết.

 

 

Mai Hiền
5 tháng 3 2021 lúc 9:15

Câu 7:

a.

- Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều khiển các hoạt động của cơ quan sinh dưỡng => Hoạt động không có ý thức

- Hệ thần kinh vận động: điều khiển hoạt động của cơ vân => Hoạt động có ý thức

b.

 

Cung phản xạ vận động

Cung phản xạ sinh dưỡng

Trung khu

Nằm trong chất xám

Nằm trong chất xám ở sừng bên của tủy sống và trụ não.

Đường hướng tâm

Gồm 1 nơron liên hệ với trung khu ở sung sau chất xám

Gồn một nơron liên hệ với trung khu ở sừng sau chất xám

Đường li tâm

Chỉ có 1 nơ ron chậy thẳng từ sung trước chất xám tới cơ quan đáp ứng.

Gồm 2nơ ron tiếp giáp nhau trong các hạch thần kinh sinh dưỡng

Vì duy việt
Xem chi tiết
Tạ Lương Minh Hoàng
Xem chi tiết
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
6 tháng 1 2018 lúc 16:44

 - Phải thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và giữ gìn da sạch sẽ tránh bệnh ngoài da

    - Phải rèn luyện cơ thể để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể và của da

    - Tránh làm da bị xây xát hoặc bị hỏng.

    - Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng

Nguyễn Ngọc Phương Nguyê...
Xem chi tiết
Minh Hiếu
8 tháng 11 2021 lúc 19:18

Phòng chống bệnh giun sán ngay từ đầu chính là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho mỗi người và cho cả cộng đồng băng cách:
- Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

- Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.
- Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn tiết canh,  thịt lợn tái, các loại gỏi cá, nem chua sống, thịt bò tái, đối với các loại rau sống cần phải ngâm rửa kỹ trước khi ăn. 
- Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.Không sử dụng phân tươi để bón cho cây trồng nhất là các loại rau.
-  Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà... tha phân gây ô nhiễm môi trường.
- Người mắc bệnh giun, sán cần phải được khám và điều trị triệt để theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.

Tham khảo