Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Do vu diep huong
Xem chi tiết
Bảo Bình _ Aquarius
21 tháng 1 2018 lúc 22:14

I. Mở bài

Giới thiệu nét chung về con đường làng từ nhà đến trường.

II. Thân bài

1. Tả hình ảnh con đường quen thuộc

- Con đường nhìn chung như thế nào? (Rộng hay hẹp? Đường đất hay đường rải đá? Lát gạch, tráng xi măng...? )

- Những nét riêng quen thuộc.

+ Bên đường (những rặng cây, những lùm tre, những hàng rào dâm bụt, những ngôi nhà).

+ Một nét đặc biệt: một cây bàng hay cây gạo, một giếng nước.

2. Con đường vào buổi sáng khi em đi học

- Nét riêng biệt của con đường vào lúc sáng sớm.

- Cảnh học sinh đi học: từng nhóm nhỏ, cách ăn mặc, cử chỉ, thái độ.

- Cảnh người làng đi làm: người ra đồng, người đi chợ; cách ăn mặc, dáng điệu, lời nói.

III. Kết luận

Tình cảm của em đối với con đường như thế nào?

Do vu diep huong
21 tháng 1 2018 lúc 22:40

Chi tiet nha ban!

Nguyễn Quý Trung
Xem chi tiết
Hoàng Minh Hiếu
21 tháng 4 2021 lúc 22:03

 

- Khi tả một cảnh sông nước chú ý trình tự miêu tả từ xa đến gần, từ cao xuống thấp hay tả một cảnh sông nước theo trình tự thời gian: từ sáng "trưa" chiều.

- Các em hãy sử dụng sự liên tưởng để làm cho cảnh vật gần gũi, sinh động hơn.

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

- Con sông Sài Gòn quê em hiền hòa dang tay ôm thành phố vào lòng.

- Con sông này gắn bó với tuổi thơ em.

2. Thân bài: Tả dòng sông.

a) Buổi sớm:

- Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.

- Bãi mía bên kia sông xanh mờ mờ.

- Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.

- Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang.

- Tiếng mái chèo khua nước lao xao.

- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước.

- Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ.

- Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng.

- Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp.

b) Buổi chiều:

- Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát.

- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.

- Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông.

- Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang.

- Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:

Lưu Ngọc Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Hà My
28 tháng 2 2018 lúc 19:55

DÀN Ý :
I. Mở bài: giới thiệu cảnh hoàng hôn trên quê hương em
Ví dụ :
Quê hương tôi rất đỗi bình dị và thân thương, quê tôi có những cánh đồng thẳng tắp, những con trâu mải mê gặm cỏ,… tôi yêu nhất là cảnh hoàng hôn trên quê hương tôi.
II. Thân bài : tả cảnh hoàng hôn trên quê hương em
1. Tả bao quát cảnh hoàng hôn trên quê hương em

Quê hương em đang vào mùa nào ?Quê hương em có gì đặc biệt ?Quê hương em có nét độc đáo gì ?

2. Tả chi tiết cảnh hoàng hôn trên quê hương em
Cảnh mặt trời sắp lặn trên quê hương em :

Mặt trời đỏ lửng còn trên ngọn núiMặt trời chiếu sáng trên cánh đồng thẳng tắpNhững chú chim đi kiếm mồi cho buổi tốiNhững người nông dân vác cuốc ra vềNhững chú trâu vẫn còn mãi mê gặm cỏNhững đứa trẻ chơi thả diều, chạy đuổi,…Những chú gà bắt đầu lên chuồngNhững em học sinh đi học về trên đường làng quê

Tả cảnh mặt trời đã lặn trên quê hương em :

Mặt trời lặn, bầu trời dần tối lạiMọi người đã về nhà chuẩn bị bữa ăn tốiNhững con trâu cũng được về nhàCánh đồng không một bóng ngườiNhìn xa xa lấp lánh ánh đèn của mọi nhàTiếng dế kêu inh ỏi khắp mọi nơiLâu lâu có tiếng của những chú chó sủa khi nhà có khách.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cảnh hoàng hôn trên quê hương em
Ví dụ : em rất yêu cảnh hoàng hôn trên quê hương em. Dù sau này lớn lên và di xa em cũng sẽ không bao giờ quên một cảnh đẹp này.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Tả cảnh hoàng hôn trên quê hương em” , bài trên đây được thể hiện chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý các bạn đã có được những sự tham khảo hữu ích để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

I. Mở bài: giới thiệu cảnh hoàng hôn trên quê hương em
Ví dụ :
Quê hương tôi rất đỗi bình dị và thân thương, quê tôi có những cánh đồng thẳng tắp, những con trâu mải mê gặm cỏ,… tôi yêu nhất là cảnh hoàng hôn trên quê hương tôi.
II. Thân bài : tả cảnh hoàng hôn trên quê hương em
1. Tả bao quát cảnh hoàng hôn trên quê hương em

Quê hương em đang vào mùa nào ?Quê hương em có gì đặc biệt ?Quê hương em có nét độc đáo gì ?

2. Tả chi tiết cảnh hoàng hôn trên quê hương em
Cảnh mặt trời sắp lặn trên quê hương em :

Mặt trời đỏ lửng còn trên ngọn núiMặt trời chiếu sáng trên cánh đồng thẳng tắpNhững chú chim đi kiếm mồi cho buổi tốiNhững người nông dân vác cuốc ra vềNhững chú trâu vẫn còn mãi mê gặm cỏNhững đứa trẻ chơi thả diều, chạy đuổi,…Những chú gà bắt đầu lên chuồngNhững em học sinh đi học về trên đường làng quê

Tả cảnh mặt trời đã lặn trên quê hương em :

Mặt trời lặn, bầu trời dần tối lạiMọi người đã về nhà chuẩn bị bữa ăn tốiNhững con trâu cũng được về nhàCánh đồng không một bóng ngườiNhìn xa xa lấp lánh ánh đèn của mọi nhàTiếng dế kêu inh ỏi khắp mọi nơiLâu lâu có tiếng của những chú chó sủa khi nhà có khách.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cảnh hoàng hôn trên quê hương em
Ví dụ : em rất yêu cảnh hoàng hôn trên quê hương em. Dù sau này lớn lên và di xa em cũng sẽ không bao giờ quên một cảnh đẹp này.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Tả cảnh hoàng hôn trên quê hương em” , bài trên đây được thể hiện chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý các bạn đã có được những sự tham khảo hữu ích để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

I. Mở bài: giới thiệu cảnh hoàng hôn trên quê hương em
Ví dụ :
Quê hương tôi rất đỗi bình dị và thân thương, quê tôi có những cánh đồng thẳng tắp, những con trâu mải mê gặm cỏ,… tôi yêu nhất là cảnh hoàng hôn trên quê hương tôi.
II. Thân bài : tả cảnh hoàng hôn trên quê hương em
1. Tả bao quát cảnh hoàng hôn trên quê hương em

Quê hương em đang vào mùa nào ?Quê hương em có gì đặc biệt ?Quê hương em có nét độc đáo gì ?

2. Tả chi tiết cảnh hoàng hôn trên quê hương em
Cảnh mặt trời sắp lặn trên quê hương em :

Mặt trời đỏ lửng còn trên ngọn núiMặt trời chiếu sáng trên cánh đồng thẳng tắpNhững chú chim đi kiếm mồi cho buổi tốiNhững người nông dân vác cuốc ra vềNhững chú trâu vẫn còn mãi mê gặm cỏNhững đứa trẻ chơi thả diều, chạy đuổi,…Những chú gà bắt đầu lên chuồngNhững em học sinh đi học về trên đường làng quê

Tả cảnh mặt trời đã lặn trên quê hương em :

Mặt trời lặn, bầu trời dần tối lạiMọi người đã về nhà chuẩn bị bữa ăn tốiNhững con trâu cũng được về nhàCánh đồng không một bóng ngườiNhìn xa xa lấp lánh ánh đèn của mọi nhàTiếng dế kêu inh ỏi khắp mọi nơiLâu lâu có tiếng của những chú chó sủa khi nhà có khách.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cảnh hoàng hôn trên quê hương em
Ví dụ : em rất yêu cảnh hoàng hôn trên quê hương em. Dù sau này lớn lên và di xa em cũng sẽ không bao giờ quên một cảnh đẹp này.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Tả cảnh hoàng hôn trên quê hương em” , bài trên đây được thể hiện chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý các bạn đã có được những sự tham khảo hữu ích để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 9 2019 lúc 15:55

Đáp án D.

Hội Pháp Sư
Xem chi tiết
Linh Phương
10 tháng 9 2016 lúc 17:26

Mở bài: giới thiệt bao quát về cánh đồng ( vào mùa hạ, xuân,........) nó vào buổi sáng.

Cánh đồng đó ở đâu ( quê bạn ở đâu?,,........)

Thân bài:

+ Tả bao quát:

- Cảnh vật xung quanh, người nông dân

- Các em nhỏ chơi những trò chơi hay cắp sách đến trường.

- Xung quanh có dòng sông

- bầu trời, không khí ( nắng, râm,......)

Tả chi tiết:

- Dòng sông có màu gì?

- Những chú chim , ong, bướm,......

- Công việc của người nông dân

- Cây đa mái đình cây tre quen thuộc với cánh đồng với con  người làng quê.

CHúc bạn học tốt!

Thảo Phương
11 tháng 9 2016 lúc 8:53
 

 Lập dàn bài  tả cánh đồng lúa chín

1.   Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh cánh đồng lúa chín? –thời gian miêu tả...).

2.   Thân bài:

a.   Tả bao quát:

-     Nêu đặc điểm nổi bật của cánh đồng (có thể là màu sắc của cánh đồng, mây, nước, đất, đường....).

b.   Tả chi tiết:

-     Cánh đồng  bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).

-     Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.

-     Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.

-     Chiều tà: Ông mặt trời gác núi , cánh đồng thì thầm ca hát như kể chuyện về mình.

-     Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.

3.   Kết luận:

-  Cảm xúc của em trước vẻ đẹp của cánh đồng lúa chín đã tả.

Thảo Phương
11 tháng 9 2016 lúc 8:53
 Văn hay lớp 5: Nghề của mẹVăn hay lớp 5 - Tả người - Tả mẹ(tiếp)Một ngày mới trên quê em

Articles

Category: Văn hay Lớp 5

 

 Văn tả cảnh Lớp 5 - Tả cảnh đẹp quê hương - Tả cánh đồng lúa chín

Văn tả cảnh Lớp 5 - Tả cảnh đẹp quê hương - Tả cánh đồng lúa chín

Thưa thầy cô và các bạn.

Trong khi tả cảnh đẹp quê hương, các em thường cho khó tả vì không gian rộng, thời gian trải dài. Các em dẫn đến sẽ nói lan man. Tuy nhiên các em để viết tốt bài văn này các em nên tả từng bộ phận của cảnh thì dễ viết hơn. Trong quá trình viết các em chú ý bố cục bài văn. Và hãy dùng hình ảnh so sánh, nhân hóa làm cho bài văn của em hay hơn.

 

Đề bài: Em hãy viết một bài văn tả lại một cảnh đẹp của quê hương mà em thích nhất.

 

 Lập dàn bài  tả cánh đồng lúa chín

1.   Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh cánh đồng lúa chín? –thời gian miêu tả...).

2.   Thân bài:

a.   Tả bao quát:

-     Nêu đặc điểm nổi bật của cánh đồng (có thể là màu sắc của cánh đồng, mây, nước, đất, đường....).

b.   Tả chi tiết:

-     Cánh đồng  bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).

-     Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.

-     Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.

-     Chiều tà: Ông mặt trời gác núi , cánh đồng thì thầm ca hát như kể chuyện về mình.

-     Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.

3.   Kết luận:

-  Cảm xúc của em trước vẻ đẹp của cánh đồng lúa chín đã tả.

Trang Tân Phong
Xem chi tiết
Đào Trần Tuấn Anh
26 tháng 8 2018 lúc 9:14

I. Mở bài: Giới thiệu mùa hè
Ví dụ:
Em thích nhất là mùa hè trong bốn mùa của năm. Mùa hè em được nghỉ học đi du lịch cùng gia đình và bạn bè, không phải học tập căng thẳng nữa.
II. Thân bài: Tả cảnh mùa hè
1. Tả bao quát cảnh mùa hè

Mùa hè nắng gắt và bứcMùa hè trời rất oi bức và khó chịuTiếng ve kêu râm rang khắp mọi nơiNhững cành phượng nở đỏ rực cả vùng trời

2. Tả chi tiết cảnh mùa hè
a. Tả cảnh buổi sáng mùa hè

Mặt trời lên từ rất sớm, những tia nắng đã gắt vào buổi sáng sớmNhững giọt sương vẫn còn đọng trên những ngọn cỏCây côi dường như được tiếp nước vào buổi tối nên rất xanh tươiNhững chú chim hót ríu rítNhững chú ve kêu râm rang

b. Tả cảnh buổi trưa mùa hè

Trời nắng gắt hơn lúc sángNhững tia nắng rất chói chang và bức bốiCây cối đang đứng hiêng ngang dưới nắngNhững chú ve vẫn kêuNgoài đường nắng rất gắt, ai ra đường cũng trùm khăn kín mít

c. Tả cảnh buổi chiều mùa hè

Mặt trời dần tắt, nắng bớt dầnThời tiết bắt đầu dịu lạiNhững chú chim nhảy nhótMọi người tụ tập hóng gióNgoài trời những đứa trẻ chơi các trò chơi vui vẻ

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về mùa hè
Ví dụ:
Em rất thích mùa hè mặc dù mùa này nóng nhất trong các mùa nhưng nó có những điểm rất thú vị. em rất thích mùa hè vì em sẽ được vui chơi và nghỉ ngơi.

Tấn Phát
26 tháng 8 2018 lúc 9:15

I/ Mở Bài: Tôi thích buổi sáng, yêu thích buổi chiều, nhưng tôi lại cũng rất thích buổi trưa hè trên quê hương có gió nồm nam mát mẻ.

II/ Thân Bài: Trong ánh nắng mặt trời oi ả, làng quê hiện lên với tất cả vẻ giản dị, thân thương. Những cây tràm cao vút chẳng khác gì những cây nến khổng lồ. Đầu lá ủ rũ như đầu lá liễu ở rừng dương ven biển. Mùi hương tràm ngát dậy bởi nó đang hong nóng dưới ánh mặt trời. Không chỉ có hương tràm mà có cả mùi khô của rơm rạ, mùi thơm của hương lúa được hong khô, mùi nồng ngai ngái của phù sa đất mới. Những mùi hương quen thuộc ấy đã làm tôi cảm thấy ấm áp lạ lùng. Mặc dù nắng hè như đổ lửa nhưng quê hương tôi vẫn hiện lên một vẻ đẹp hiền hòa. Trên những sân phơi, từng sợi rơm vàng óng, từng hạt thóc vàng giòn ánh lên dưới nắng. Ánh nắng ban trưa giúp con người có củi, có rơm, có thóc khô giòn. Nắng trưa tuy gay gắt nhưng giúp mọi người no ấm.

Tuy nắng chói chang nhưng gió nồm thổi đến cũng đủ làm cho con người dễ chịu. Những tàu dừa như chiếc lược chải vào không gian lộng gió. Văng vẳng đâu đó tiếng kĩu kịt của lũy tre làng, ngọn tre cong cong vẫn vô tư cho gió đưa đẩy. Dưới bóng râm của tre những bác trâu ung dung nằm nhai cỏ. Trâu nhai cả bóng râm của lũy tre xanh đang ta: trùm một  khoảng trời nho nhỏ. Trên mấy cây cao, những chú chào mào, sáo sậu, sáo đen đua nhau chuyền cành, ca hát.Dường như chúng cũng thích thú một buổi trưa hè đầy nắng, gió.

III/ Kết bài: Làng quê yên ả. Làng quê yêu thương. Nơi ấy, tôi được sinh ra và lớn lên, nơi có tiếng hát ngọt ngào của bà ru tôi yên giấc ban trưa. Tôi yêu biết bao buổi trưa hè thân thương ấy trên quê hương.

Học tốt nha bạn => Tk dùm mk nha

Trang Tân Phong
26 tháng 8 2018 lúc 9:57

Bạn Đào Trần Tuấn Anh và bạn Natsu Dragneel vẫn chép mạng .

Mình cần một dàn ý tự làm nhé !!

Akari Yukino
Xem chi tiết
phạm thị kim yến
23 tháng 8 2018 lúc 19:44

Lập dàn bài  tả cánh đồng lúa chín

1.   Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh cánh đồng lúa chín? –thời gian miêu tả...).

2.   Thân bài:

a.   Tả bao quát:

-     Nêu đặc điểm nổi bật của cánh đồng (có thể là màu sắc của cánh đồng, mây, nước, đất, đường....).

b.   Tả chi tiết:

-     Cánh đồng  bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).

-     Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.

-     Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.

-     Chiều tà: Ông mặt trời gác núi , cánh đồng thì thầm ca hát như kể chuyện về mình.

-     Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.

3.   Kết luận:

-  Cảm xúc của em trước vẻ đẹp của cánh đồng lúa chín đã tả.

1. Mở bài: Giới thiệu quang cảnh định tả (buổi sáng trong công viên).

2. Thân bài:

a. Tả cảnh bao quát:

- Nhìn từ xa, công viên như một khu vườn lớn còn mờ sương.

b. Tả từng cảnh chi tiết:

- Công viên được bao bọc bởi những cây to, vòm lá xum xuê như một khu rừng nhỏ.

- Các bồn hoa hình chữ nhật được cắt tỉa cẩn thận chia công viên thành những ô bàn cờ với nhiều lối đi lát gạch.

- Nắng sớm bừng lên, màn sương tan đi, để lại trên lá cây những giọt sương to, long lanh như hạt ngọc. Sương đã tan hẳn, công viên hiện ra, phô các đoá hoa đủ màu sắc.

- Người cao tuổi tập thể dục buổi sáng ở công viên, các em bé dạo chơi, tắm nắng cùng bố mẹ.

- Tiếng chim hót bừng vang, líu lo chào một ngày mới.

- Ong bướm bay dập dờn bên những đoá hoa.

- Em làm gì để giữ gìn, xây dựng công viên ngày một đẹp? (giữ vệ sinh, không xả rác, bảo vệ cây và hoa).

3. kết bài : Nêu cảm xúc của em trước cảnh đẹp của công viên.

Thảo Nguyên Trần
23 tháng 8 2018 lúc 19:45

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh buổi sáng mờ sương của cánh đồng.

2. Thân bài:

a. Tả cảnh bao quát:

- Cánh đồng lúa đang thì con gái trải rộng dưới làn sương trắng mờ như một tấm thảm nhung xanh mướt khoác một màn voan trắng đục.

b. Tả cảnh chi tiết:

- Bầu trời nhuộm hồng ở phương đông với ông mặt trời toét miệng cười chiếu những ánh nắng ban mai vén màn voan sương sớm.

- Gió sớm se lạnh thổi nhẹ nhẹ làm cánh đồng lúa nhấp nhô như sóng lượn. Sương tan, để lại trên lá lúa những giọt sương to như hạt ngọc sáng lấp lánh dưới mai hồng.

- Con đường làng chia đôi cánh đồng, trải rộng tít tắp, nối các xã, đang đón các bạn nhỏ đến trường.

- Xa xa, một bác nông dân đang vác cuốc thăm ruộng lúa. Trông từ xa, bác bé như con chim trên đồng lúa xanh mượt.

- Ở đầu con mương gần cánh đồng, các chị phụ nữ giặt chiếu, chuyện trò râm ran.

- Nắng lên cao chút nữa, thấy rõ đàn chim chào mào hót ríu ran trên cây cổ thụ đầu làng.

- Buổi sáng ở đồng quê thật thanh bình, thoáng đãng và sảng khoái.

- Em đi học trên con đường làng, khăn quàng đỏ rực rỡ trên vai nhắc nhở em phải chăm học để đi đến con đường tương lai đang rộng mở.

3. Kết bài:

- Nêu cảm xúc của em trước quang cảnh buổi sáng trên cánh đồng quê em; yêu quê, yêu đất nước giàu và đẹp với cảnh ruộng đồng trù phú, yên lành, giản dị.

Xuân Nguyệt Nguyễn Phạm
Xem chi tiết
Phía sau một cô gái
17 tháng 9 2021 lúc 21:28

Văn nghị luận phải không bạn ?

Hắc Hoàng Thiên Sữa
18 tháng 9 2021 lúc 10:45

Tham khảo!!!

I. Mở bài

- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhơ

- ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó

Chiều nay đi học về, trên đường về tôi gặp một cơn mưa và dừng lại trú mưa. Nhìn những hạt mưa bay bay cùng với những làn gió nhẹ thôi qua, chợt những kỉ niệm về mưa của tôi ùa về. có một kỉ niệm mà tôi nhơ nhất đó là năm cấp một. một lần đi chơi tôi đã dầm mưa và bị ốm cho nên phải nghỉ học. ba mẹ tôi bận việc nên không có nhà, và người chăm sóc tôi là cô giáo của tôi.

II. Thân bài

1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn

- Hình dạng

- Tuổi tác

- Đặc điểm mà bạn ấn tượng

- Tính cách và cách cư xử của người đó

2. Giới thiệu kỉ niệm

- Đây là kỉ niệm buồn hay vui

- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào

3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Kỉ niệm đó lien qua đến ai

- Người đó như thế nào?

4. Diễn biến của câu chuỵen

- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào

- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện

- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện

5. Kết thúc câu chuyện

- Câu chuyện kết thúc như thế nào

- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.

III. Kết bài

Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp thời cắp sách đến trường. nó đã cho em một bài học qui giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này.

 

Nguyễn Hải
Xem chi tiết
Đặng Thị Cẩm Tú
27 tháng 7 2016 lúc 11:54

a. Mở bài

- Không khí tưng bừng của ngày 20 – 11 ở trường, ở lớp, ở ngoài xã hội.

- Nghĩ về thầy cô và nhớ kỉ niệm về người thầy.

b. Thân bài

· Giới thiệu câu chuyện (Sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả):

- Không gian, thời gian, địa điểm.

- Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

· Kể chuyện

a/ Giới thiệu về người thầy hay người cô (Sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả).

- Tả diện mạo, tính tình, những nét cơ bản về khả năng, công việc, trách nhiệm… của thầy, cô.

- Tình cảm và sự đánh giá của học sinh đối với thầy cô.

b/ Diến biến câu chuyện (trọng tâm - (sử dụng kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm, độc thoại nội tâm, biểu cảm):

- Sự phát triển của các tình tiết.

- Vai trò chủ đạo của nhân vật trong chuyện.

- Tình huống đặc biệt, chú ý kể bằng giọng kể chuyện về hồi ức xưa.

c/ Kết thúc và suy nghĩ của người kể: (sử dụng kết hợp yếu tố biểu cảm, nghị luận).

- Những nhận thức sâu sắc trong tâm hồn, tình cảm (hay trong ý chí viên lên, trong rèn luyện đạo đức…)

- Suy nghĩ: yêu thương, kính trọng, biết ơn (độc thoại, lời nhắn gửi tới thầy – cô và bạn. Sử dụng kết hợp yếu tố biểu cảm, nghị luận.

c. Kết bài

Câu chuyện là những kỉ niệm đẹp, đáng nhớ của tuổi học trò.


Bài viết

“Đại d­ương lớn bởi dung nạp trăm sông,con ng­ười lớn bởi rộng lòng bao dung cả những điều lầm lỗi”.Đó là bài học đầu tiên tui học đ­ược từ cô giáo của mình và cho đến tận bây giờ,những kỉ niệm yêu th­ương về cô giáo đầu tiên vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi!

Ngày ấy tui mới vào học lớp 1.Cô giáo của tui cao,gầy,mái tóc không m­ướt xanh mà lốm đốm nhiều sợi bạc,cô ăn mặc giản dị nh­ưng lịch thiệp.ấn t­ượng nhất ở cô là đôi mắt sáng,nghiêm nghị mà dịu dàng.Cái nhìn vừa yêu th­ương vừa nh­ư dò hỏi của cô cho đến bây giờ tui vẫn chẳng thể nào quên…

Hôm ấy là ngày thứ 7.Mai có một chiếc bút máy mới màu trắng sọc vàng với hàng chữ “My pen”lấp lánh và những bông hoa nhỏ xíu tinh xảo ẩn nấp kín đáo mà duyên dáng ở cổ bút.tui nhìn cây bút một cách thèm thuồng,thầm ao ­ước đ­ược cầm nó trong tay…

Đến giờ ra chơi,tui một mình coi lớp,không thể c­ưỡng lại ý thích của mình,tui mở cặp của Mai,ngắm nghía cây bút, đặt vào chỗ cũ rồi chẳng hiểu vì sao tui bỗng không muốn trả lại nữa.tui muốn đ­ược nhìn thấy nó hàng ngày,đ­ược tự mình sở hữu nó,đ­ược thấy nó trong cặp của chính mình…

Hết giờ ra chơi, các bạn chạy vào lớp,Mai lập tức mở cặp và khóc oà lên khi thấy chiếc bút đã không cánh mà bay!Cả lớp xôn xao,bạn thì lục tung sách vở,bạn lục ngăn bàn,có bạn bò cả xuống gầm bàn ngó nghiêng xem chiếc bút có bị rơi xuống đất không…Đúng lúc đó,cô giáo của chúng tui vào lớp!Sau khi nghe bạn lớp tr­ưởng báo cáo và nghe Mai kể chi tiết về chiếc bút:nào là nó màu gì,có chữ gì, có điểm gì đặc biệt,ai cho,để ở đâu,mất vào lúc nào…Cô yên lặng ngồi xuống ghế.Lớp tr­ưởng nhanh nhảu đề nghị:

-Cô cho xét cặp lớp mình đi cô ạ!

Cô hình như­ không nghe thấy lời nó nói, chỉ chậm rãi hỏi:

- Ra chơi hôm nay ai ở lại coi lớp?

Cả lớp nhìn tôi,vài giọng nói đề nghị xét cặp của tôi,những cái nhìn dò hỏi,nghi ngờ,tui thấy tay mình run bắn,mặt nóng ran nh­ có trăm ngàn con kiến đang bò trên má. Cô giáo tui nổi tiếng là nghiêm khắc nhất tr­ờng,chỉ một cái gật đầu của cô lúc này,cái cặp bé nhỏ của tui sẽ đ­ược mở tung ra…Bạn bè sẽ thấy hết,sẽ chê c­ười,sẽ chẳng còn ai chơi cùng tui nữa…tui sợ hãi,ân hận,xấu hổ,bẽ bàng…tui oà khóc,tui muốn đ­ược xin lỗi cô và các bạn…Bỗng cô giáo của tui yêu cầu cả lớp im lặng,cô hứa thứ hai sẽ giải quyết tiếp,giờ học lặng lẽ trôi qua...

Sáng thứ hai,sau giờ chào cờ,cô bước vào lớp,gật đầu ra hiệu cho chúng tui ngồi xuống.Cô nhẹ nhàng đến bên Mai và bảo:

-Hôm thứ bảy bác bảo vệ có đưa cho cô cây bút và nói rằng bác nhặt được khi đi đóng khoá cửa lớp mình,có phải là cây bút của em không?

Mai cầm cây bút,nó sung sướng nhận là của mình,cô dặn dò cả lớp phải giữ gìn công cụ học tập cẩn thận,giờ học trôi qua êm ả,nhẹ nhàng…Ra chơi hôm ấy, các bạn lại ríu rít bên tui như muốn bù lại sự lạnh nhạt hôm trước.Chỉ riêng tui là biết rõ cây bút thật của Mai hiện ở nơi đâu…

Sau đó vài ngày cô có gặp riêng tôi,cô không trách móc cũng không giảng giải gì nhiều.Cô nhìn tui bằng cái nhìn bao dung và thông cảm,cô biết lỗi lầm của tui chỉ là sự dại dột nhất thời nên đã có cách ứng xử riêng để giúp tui không bị bạn bè khinh thường,coi rẻ…

Năm tháng qua đi,bí mật về cây bút vẫn chỉ có mình tui và cô biết.Nhưng hôm nay,nhân ngày 20/11, tui tự thấy mình đã đủ can đảm kể lại câu chuyện của chính mình nh­ là một cách thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với ng­ười đã dạy tui bài học về sự bao dung và cách ứng xử tế nhị trong cuộc sống.

Giờ đây tui đã lớn,đã biết cân nhắc đúng sai trước mỗi việc mình làm, tui vẫn nhớ về bài học thuở thiếu thời mà cô đã dạy: Bài học về lỗi lầm và sự bao dung! Và có lẽ trong suốt cả cuộc đời mình,tui sẽ chẳng lúc nào nguôi nỗi nhớ về cô như nhớ về MỘT CON NG­ỜI CÓ TẤM LÒNG CAO CẢ!