Những câu hỏi liên quan
Linh Ngân Huỳnh Thị
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
5 tháng 9 2018 lúc 16:56

1/ Giới thiệu chung:

- Sử thi là thể loại hình tự sự dân gian, có quy mô lớn, ngôn ngữ có vần nhịp, hình tượng hào hùng hoành tráng, kể về những biến cố trọng đại của cộng đồng, lưu truyền bằng phương thức hát - kể khan. Sử thi có hai loại hình là sử thi thần thoại cà sử thi anh hùng.

- Sử thi Đăm Săn là sử thi anh hùng tiêu biểu nhất của dân tộc Tây Nguyên. Tác giả đã tái hiện lại đời sống đầy biến động của cộng đồng người Ê - Đê cổ đại qua hàng loạt những chiến công của người anh hùng Đăm Săn: đánh thắng các tù trưởng Sắt, Kên Kên, mở mang buôn làng, chặt cây Somuk, bắt ông trời phải làm theo mình, chinh phục nữ thần mặt trời,…

- Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxay “nằm ở giữa tác phẩm, kể về chiến công Đăm Săn đánh thắng tù trường Sắt cứu vợ, bảo vệ thành công sự ấm no, hòa bình của buôn làng.

- Trong đoạn trích, Đăm Săn đã tỏ rõ mình là người anh hùng qua việc khiêu chiến, giao chiến trong bốn hiệp, chiến thắng Mtao Mxay, thuyết phục tôi tớ Mtao Mxay theo mình và ăn mừng chiến thắng.

2/ Vẻ đẹp bên ngoài:

- Trước hết, Đăm Săn là người có vẻ đẹp ngoại hình hoàn mĩ theo quan niệm của người Ê Đê cổ đại. Vẻ đẹp của chàng được miêu tả bằng những từ ngữ trang trọng, giọng điệu cung kính, thái độ ngưỡng mộ, tự hào.

- Đăm Săn có giọng nói hào sảng, vang động khi ra lệnh cho tôi tớ chuẩn bị lễ vật cúng thần, mời tất cả buôn làng, ra lệnh đánh chiêng trong khắp buôn.

- Chàng có hình dáng phi thường, vạm vỡ, khỏe đẹp, đậm chất Tây Nguyên. Tóc chàng dài thả xuống đầy cái nong hoa; bắp chân to bằng cây xà ngang, bắt đùi to bằng ống bễ, sức ngang sức voi đực, hơi thở ầm ầm tựa sấm, mắt long lanh như chim ghếch ăn hoa tre.

- Trang phục của chàng oai nghiêm, thể hiện sức mạnh, uy quyền và sự giàu có: ngực quấn chéo một tấm mền chiến, khoác tấm áo chiến, có đủ gươm giáo.

- Chàng nhiều của cải, sung túc, có chiêng đống, voi bầy, la nhiều, bạn bè như nêm như xếp, các tù trưởng khác khiêng lễ vật đến kết thân, cả thần linh cũng biết tiếng tăm của chàng.

- Chàng là niềm tự hào của cả bộ tộc, vẻ đẹp của chàng hoang dã, gần tự nhiên. Sự giàu có, phồn vinh của chàng cũng là sự hùng mạnh của buôn làng.

3/ Trong cuộc giao chiến

- Tài năng, phẩm chất anh hùng của Đăm Săn thể hiện rõ nhất trong cuộc giao chiến với Mtao Mxay, trong tư thể đối lập hoàn toàn với kẻ thù.

- Mục đích chiến đấu: Đăm Săn chiến đấu với Mtao Mxay nhằm mục đích chính đáng là cứu vợ, bảo vệ hạnh phúc gia đình, bảo vệ danh dự cá nhân và cộng đồng, bảo vệ gìn giữ sự bình yên, phồn thịnh của buôn làng.

- Khiêu chiến

Đăm Săn chủ động tự tin khiêu chiến, đến tận chân cầu thang nhà Mtao Mxay thách đấu mặc dù kẻ thù có lợi thế đất nhà, giàu có, được trang bị vũ khí tinh xảo, có về ngoài đáng sợ.

Đăm Săn khôn ngoan, tỉnh táo dùng lời khích dụ, đe dọa buộc kẻ thù phải rời hang ổ. Chàng ban đầu thách đấu đọ dao, rồi dọa đấu đốt sàn, gọi mỉa mai tù trưởng Sắt là “diêng” (bạn - nhắc lại việc trước đây tù trưởng Sắt giả vờ kết bạn với Đăm Sănđể dò la về chàng), tỏ vẻ khinh bỉ không thèm đánh lén kẻ nhát gan Mtao Mxay. Sự tự tin, đường hoàng của Đăm Sănđối lập hoàn toàn với thái độ sợ sệt, khoe khoang của tù trưởng Sắt.

- Giao chiến:

Đăm Săn được miêu tả trong tư thế so sánh với Mtao Mxay. Tác giả dân gian thường miêu tả Mtao Mxay trước để làm nền tôn vinh tài năng, sức mạnh của Đăm Săn. Cuộc chiến diễn ra trong bốn hiệp. hiệp 1, Đăm Sănnhường kẻ thù múa khiên trước; hiệp 2: cả hai cùng múa khiên, Mtao Mxay nhưng hắn không chết; hiệp 3: Đăm Sănđớp được miếng trầu của vợ, đâm trúng Mtao Mxay nhưng hắn không chết; hiệp 4: ông trời mách nước Đăm Săn giết được kẻ thù. Trong cuộc chiến, bất cứ lúc nào Đăm Săncũng tỏ ra chủ động, tự tin, bình tĩnh, dũng mãnh, chiến đấu kiên cường, hành động kiên quyết. Chàng múa khiên rất đẹp, khỏe, nhanh: một lần xốc tới vượt một đồi tranh, một lần xốc tới vượt một đồi lồ ô, vun vút qua phía đông, phía tây; múa khiên như gió bão gió lốc, khiến chòi lẫm đổ lăn lóc, cây cối chết rụi, khiến ba lần quả núi rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung. Đăm Săn trong trận chiến luôn nhận được sự giúp đỡ của con người và thần thánh. Người vợ ném cho Đăm Săn miếng trầu khiến chàng tăng sức mạnh, ông trời mach kế dùng chày mòn ném vào vành tai đối phương giúp chàng tiêu diệt kẻ thù. Đăm Săn kiên quyết, dứt khoát tiêu diệt kẻ thù đến cùng, không tha thứ cho kẻ cướp vợ, phá buôn làng cho dù hắn hèn nhát kêu xin. Trái hẳn với Đăm Săn, Mtao Mxay rất kém cỏi, hèn nhát. Lúc đầu hắn huyênh hoang tự nhận mình là học trò của thần Rồng, là tướng quen đi xéo nát đất thiên hạ nhưng khi giao chiến thì hắn mua khiên lạch xạch như quả mướp khô, được nhường đánh trước thì đâm trượt Đăm Săn, khi yếu thế thì chạy trốn quanh chuồng lợn, chuồng trâu, khi bị thua thì cầu xin giữ lại tính mạng.

Trong đoạn giao chiến, Đăm Săn hiện lên là người anh hùng tài giỏi, quả cảm, giàu tinh thần thượng võ, Đăm Săn chính là kết tinh sức mạnh, vẻ đẹp, ý chí, khát vọng của cả cộng đồng. Ngôn ngữ, hình ảnh, hành động chiến đấu của Đăm Săn giàu nhịp điệu, hình ảnh, chất thơ, sử dụng nhiều phép so sánh cường điệu, liệt kê trùng điệp dày đặc.

Với tôi tớ của Mtao Mxay

- Sau khi chiến thắng, Đăm Săn không tiến hành giết choc đẫm máu mà thuyết phục, kêu gọi tôi tớ của Mtao Mxay theo chàng. Thái độ kêu gọi của chàng rất nhiệt thành, tận tình, vồn vã, thuyết phục ba lần, chàng trực tiếp đến gõ cửa từng nhà để kêu gọi.

- Lời kêu gọi thể hiện lí tưởng anh hùng của Đăm Săn: thống nhất các buôn làng, khát vọng hòa bình, phồn vinh, giàu mạnh, thống nhất lợi ích cá nhân chàng và lợi ích của cả buôn làng

Đáp lại lời kêu gọi của Đăm Săn, tôi tớ của Mtao Mxay nô nức đem theo của cải về với chàng. Điều đó thể hiện uy tín của Đăm Săn với cộng đồng, khát vọng hòa bình, giàu mạnh của chàng phù hợp với nguyện vọng chung của dân làng cũng như người Ê Đê cổ đại.

4/ Kết luận về quan niệm của tác giả dân gian gửi gắm qua hình tượng Đăm Săn và nghệ thuạt đoạn trích:

(*) quan niệm của tác giả dân gian gửi gắm qua hình tượng của Đăm Săn - ước mơ về người anh hùng….

- Ước mơ chinh phục thiên nhiên.

(*) nghệ thuật đoạn trích. - âm điệu hào hùng - lối so sánh trùng điệp phong phú, đa dạng - biện pháp tu từ phóng đại, tính hoành tráng và dữ dội của sử thi - anh hùng ca - đoạn trích có ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, chất thơ, nhạc điệu, lời kể hấp dẫn qua chiến công của Đăm Săn đã làm song lại quá khứ hào hùng của người Ê Đê.

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
5 tháng 9 2018 lúc 16:57

Cùng với những sử thi nổi tiếng trên thế giới là I-li-at, Ô-đi-xê, thì ở Việt Nam sử thi Đăm Săn cũng được coi là một trong những báu vật thiêng liêng, là hòn ngọc quý giá trong bảo tàng di sản văn học. Đặc biệt bằn tình cảm yêu mến và khát khao của thế hệ mình vào tương lai, dân gian đã xây dựng hình tượng Đăm Săn, nhân vật chính của bộ sử thi bằng vẻ đẹp sử thi lãng mạn, hào hùng.

Trước hết với mong muốn vẻ đẹp mạnh mẽ, oai phong lẫm liệt, hình tượng Đăm Săn hiện lên với vẻ đẹp phi thường, hiên ngang lãm liệt, rất xứng đáng với phong thái của một tù trưởng. Vẻ đẹp Đăm Săn hiện rõ ngay từ khi chàng bước chân vào lãnh địa của Mtao Mxây. Tù trưởng sắt hung bạo dù kiêu căng ngạo mạn cũng luôn phải dè chừng sự hiện diện của chàng, thậm chí hắn còn lộ rõ vẻ bạt nhược đớn hèn của một tên tù trưởng vô dụng, yếu ớt. Hình ảnh Đăm Săn hiện lên dưới mắt kẻ thù thật dũng mãnh với khố màu sặc sỡ, đầu đội khăn đẹp cùng khí thế hừng hực: “Gươm sáng như mặt trời. Thân mình ở trần như quả dưa, ở thế chờ sẵn như con sóc. Mắt sáng gấp đôi gấp ba mắt thường”. Hình ảnh so sánh thật đặc trưng đã làm đậm nét phi thường của người anh hùng.

Và vẻ đẹp của Đăm Săn còn được bộc lộ rõ hơn qua cuộc đối đầu của Đăm Săn với Mtao Mxây, đấy là cuộc chiến đấu giữa, hai tù trưởng dũng mãnh, là cơ hội để Đăm Săn khẳng định được tài năng và sức mạnh của bản thân. Bằng thủ pháp tương phản, đối lập hình ảnh người anh hùng Đăm Săn hiện ra như một vị dũng tướng thiện chiến.Trong tình cảm tôn vinh người anh hùng, mọi cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của Đăm Săn đều nổi bật, vượt trội hơn kẻ thù. Chúng ta cùng được chứng kiến màn thi tài múa khiên thú vị: Mtao Mxây thể hiện rõ sự khoác lác khi lời nói của hắn được minh chứng bằng tiếng khiên kêu lộc cộc, lộp cộp như tiếng những quả mướp đập vào nhau, còn Đăm Săn đã dập tắt nhuệ khí của hắn bằng sức mạnh phi thường trong màn múa khiên độc đáo. Ngôn ngữ sử thi khoa trương sức mạnh ấy ngang sức mạnh tự nhiên: Một bước nhảy, chàng vượt qua mây đồi tranh. Một bước lùi, vượt qua mấy đồi mía. Tiếng gió khiên rít vù vù như dông bão, cây cối nhà cửa ở xung quanh cũng nghiêng ngả. Lần múa khiên thứ hai của chàng còn ghê gớm hơn bởi dồn chứa sức mạnh trừng phạt Mtao Mxây. Sức mạnh Đăm Săn có được còn nhờ sự trợ lực của người vợ Hơ Nhị khi nàng ném trầu và thuốc cho chàng để sức lực tăng lên gấp bội. Chi tiết Đăm Săn nhận miếng trầu của người vợ còn thể hiện sự đề cao vai trò của người phụ nữ xưa trong chế độ mẫu hệ cũng như ngợi ca và khẳng định vai trò, sức mạnh cộng đồng. sau khi chiến thắng Mtao Mxây, chàng mở tiệc ăn mừng. tất cả, từ già trẻ, giá trai tôi tớ trong buôn làng đều đến góp vui, rượu thịt ăn không ngớt, tiếng chiêng, tiếng kèn, tiếng sao vang lừng làm rộn ràng cả buôn làng. Khắp nơi ai ai cũng đều nghe tin đồn của vị dũng tướng hùng dũng, hiên ngang dù biết rõ chết mười mươi vẫn không sợ chết. khung cảnh đông vui, giàu có ấy cũng chính là mơ ước ngàn đời của nhân dân ta, mong muốn sự đoàn kết, yên vui hạnh phúc sẽ đến với con người. Đăm săn chính là hình tượng tiêu biểu cho niềm khát khao ấy của người dân.

Bằng cách diễn đạt hào hùng và những chi tiết miêu tả, so sánh, ví von đặc sắc mang đậm chất sử thi, người anh hùng Đăm Săn hiện lên thật đẹp, hùng dũng và oai linh. Với lối kể chuyện hấp dẫn cùng ngôn ngữ miêu tả khoa trương tạo được dấu ấn đặc sắc, chứa đựng những giá trị nhân văn đặc trưng của sử thi, người dân Tây Nguyên đã gửi gắm tất cả tình yêu và niềm tự hào cùng những mong ước thầm kín của mình, làm nên một viên ngọc giá trị trong kho tàng văn học Việt Nam.

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
5 tháng 9 2018 lúc 16:54

Từ bao đời nay, người Ê-đê đã cùng quây quần bên bếp lửa, nghe không biết chán từ đêm này sang đêm khác khen Đăm Săn bài ca về người tù trưởng anh hùng của dân tộc mình với những chiến công hiển hách trong xây dựng phát triển buôn làng và bảo vệ cộng đồng chống lại bao kẻ thù hung hãn. Trong những chiến công lẫy lừng ấy, ngất ngây lòng người vẫn là đoạn Đánh thắng Mtao Mxây, chứng tỏ tài năng, bản lĩnh, lòng dũng cảm phi thường và sức mạnh vô địch của Đăm Săn.

Sở dĩ xảy ra cuộc chiến này là do Mtao Mxây (tù trưởng sắt) đã cướp Hơ- Nhị - vợ của Đăm Săn. Đối với người Ê-đê theo chế độ mẫu hệ, việc bị kẻ thù cướp mất vợ là một nỗi sỉ nhục của cả cộng đồng Đánh thắng Mtao Mxây là lần thứ hai Đăm Săn phải chiến đấu với kẻ thù để giành lại người vợ chứng tỏ sự hùng mạnh của Đăm Săn. Chàng phải đối mặt với kẻ thù hung bạo và cũng có sức mạnh phi thường không kém. Hàng loạt những hình ảnh so sánh trong đoạn trích cho thấy rõ sự tương phản giữa Đăm Săn với kẻ thù, làm nổi bật lên sự hào hùng của chàng và sự thảm hại của Mtao Mxây. Đó chính là nét đặc sắc trong nghệ thuật đoạn trích này, tôn vinh vẻ đẹp người anh hùng Đăm Săn.

Vẻ đẹp Đăm Săn hiện rõ ngay từ khi chàng bước chân vào lãnh địa của Mtao Mxây. Tù trưởng sắt hung bạo dù kiêu căng ngạo mạn cũng luôn phải dè chừng sự hiện diện của chàng. Hình ảnh Đăm Săn cùng những bạn bè đồng minh của chàng hiện lên dưới mắt kẻ thù thật dũng mãnh với khố màu sặc sỡ, đầu đội khăn đẹp cùng khí thế hừng hực: Gươm sáng như mặt trời. Thân mình ở trần như quả dưa, ở thế chờ sẵn như con sóc. Mắt sáng gấp đôi gấp ba mắt thường. Hình ảnh so sánh thật đặc trưng đã làm đậm nét phi thường của người anh hùng. Tư thế ấy lại gắn liền hành động thách thức chặt ống tre thành ba khúc, xô đổ hàng rào hàm chứa sức mạnh tuyệt luân của chàng. Khi giáp chiến cùng Đăm Săn, dù ngôn ngữ sử thi miêu tả Mtao Mxây cũng rất đẹp, rất dũng mãnh nhưng vẫn lộ ra sự khiếp nhược trước Đăm Săn. Lời nói của hắn với chàng lộ ra sự hèn nhát: Đừng đâm ta lúc ta đang xuống nhé. Đáp lại, Đăm Săn đã bộc lộ sự khinh bỉ kẻ thù tư thế đàng hoàng của mình: Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống nhỉ. Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là.

Cuộc đối đầu của Đăm Săn với Mtao Mxây là cuộc chiến đấu giữa, hai tù trưởng dũng mãnh. Phẩm chất anh hùng theo cách nhìn sử thi là ở sự chiến thắng bằng sức mạnh và sự can đảm. Cuộc đối đầu sinh tử ấy không có chỗ dung thân cho kẻ nào hèn nhát. Trong tình cảm tôn vinh người anh hùng của buôn làng, mọi cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của Đăm Săn đều nổi bật, vượt trội hơn kẻ thù. Chúng ta cùng được chứng kiến màn thi tài múa khiên thú vị: Mtao Mxây thể hiện rõ sự khoác lác khi lời nói của hắn được minh chứng bằng tiếng khiên kêu lộc cộc, lộp cộp như tiếng những quả mướp đập vào nhau, còn Đăm Săn đã dập tắt nhuệ khí của hắn bằng sức mạnh phi thường trong màn múa khiên độc đáo. Ngôn ngữ sử thi khoa trương sức mạnh ấy ngang sức mạnh tự nhiên: Một bước nhảy, chàng vượt qua mây đồi tranh. Một bước lùi, vượt qua mấy đồi mía. Tiếng gió khiên rít vù vù như dông bão, cây cối nhà cửa ở xung quanh cũng nghiêng ngả. Lần múa khiên thứ hai của chàng còn ghê gớm hơn bởi dồn chứa sức mạnh trừng phạt Mtao Mxây. Sức mạnh Đăm Săn có được còn nhờ sự trợ lực của người vợ Hơ Nhị khi nàng ném trầu và thuốc cho chàng để sức lực tăng lên gấp bội.

Đăm Săn không hề đơn độc trong cuộc chiến vì danh dự này. Chính nghĩa thuộc về chàng khi các tù trưởng bạn hùng mạnh giúp chàng giành lại người vợ yêu qúy. Đồng thời, chàng còn được sự trợ giúp của ông Trời. Người anh hùng sử thi luôn có mối quan hệ với lực lượng siêu nhiên. Trời đã giúp chàng đánh rơi áo giáp của Mtao Mxây. Khi không còn áo sắt, hắn thật thảm hại và hèn nhát, hắn lần lượt chạy trốn vào chuồng heo, chuồng trâu, khi sắp chết lại buông ra những lời hèn nhát. Ông trời chỉ đóng vai trò hỗ trợ Đăm Săn, còn chính chàng mới là người kết liễu kẻ thù, đòi lại danh dự, cướp lại người vợ được Trời tác thành. Giết Mtao Mxây, chính nghĩa thuộc về Đăm Săn. Chiến thắng được tôn vinh cùng với việc Đăm Sàn được sở hữu tất cả tài sản, dân làng, tôi tớ của hắn. Quyền sở hữu này là đặc trưng gắn với thời kì chuyển từ công xã thị tộc sang chiếm hữu nô lệ, làm nên vinh quang của người anh hùng. Bởi thế hình ảnh trong sử thi được mô tả với qui mô hoành tráng, mọi người tình nguyện theo Đăm Săn đông như bầy hươu nai, lố nhố như đàn kiến cánh, như bầy kiên đen, như đàn mối trắng. Chàng thêm quyền uy, thêm nhiều chiêng núm, chiêng bằng - của cải trở thành biểu tượng sức mạnh tuyệt đối của người anh hùng.

Chính vì thế, để xứng đáng với chiến công cũng phải có một lễ ăn mừng chiến thắng thật kì vĩ. Lời kêu gọi của Đăm Săn có sức mạnh hiệu triệu muôn người như một, bởi chàng đem lại niềm vinh quang chiến thắng, đem lại sự bình yên cho bến nước buôn làng. Lễ cúng mừng chiến thắng hào phóng cũng là để tôn vinh xứng đáng: Hãy lây bảy chum rượu, bảy con trâu đực, bảy ***** thiến đế cúng cho Đăm Săn này đã chiến thắng Mtao Mxây, đê ta được như cây cổ thụ cao vút. Dấu ấn tâm linh sau chiến thắng cho thấy Trời đứng về phía Đăm Săn. Không khí hội còn náo nức tưng bừng với chiêng trỏng vang lừng khiến vỡ cả sàn nhà, làm bay mái tranh lợp nhà, con khỉ con vượn mãi nghe mà quên đi hái trái cây, những con voi và con tê giác cũng phải lắng nghe mà quên cả cho con bú. Nổi bật giữa đám đông hoan hỉ ấy tất yếu phải là người anh hùng Đàm Săn - tù trưởng hùng mạnh ít ai sánh kịp. Ngay cả trong không khí yên bình của cộng đồng, vẻ đẹp ấy vẫn nổi bật từ ngoại hình đến hành dộng: mái tóc dài cuồn cuộn thả xuống một cái chiêng, uống rượu không bao giờ say, ăn uống không bao giờ thây no. Hơn thế nữa, ngôn ngữ phóng đại của sử thi đã so sánh chàng ngang sức mạnh thần linh: Oai linh vang đến tận thần núi phía Đông, đến tận thần núi phía Tây. Hình ảnh Đăm Săn sau chiến công này được mô tả phóng đại và như một điệp khúc vang vọng niềm tự hào về người anh hùng tiêu biểu của cộng đồng: Và người ta bàn tán không cùng, rằng Đăm Săn quả thật là một tù trưởng dũng cảm, không bao giờ chịu lùi bước. Chàng ta mang chăn choàng trên vai, tay đeo vòng, cầm gươm chạm trỗ sắc bén... Đăm Săn hùng cường ngay từ trong lòng mẹ ,vẻ đẹp ấy chỉ có thể xuất hiện trong sử thi anh hùng, chỉ có ngôn ngữ sử thi mới đem lại những vẻ đẹp độc đáo đến thế.

Đoạn trích đã đem lại cho ta những cách nhìn độc đáo về người anh hùng Đăm Săn trong chiến công bảo vệ buôn làng, đem lại bình yên cho bến nước. Lời kể chuyện hấp dẫn cùng ngôn ngữ miêu tả khoa trương tạo được dấu ấn đặc sắc, chứa đựng những giá trị nhân văn đặc trưng của sử thi. Sử thi anh hùng Đăm Săn quả thật đã hình thành ý thức và tình cảm cộng đồng vững bền của dân tộc Ê-đê, thành di sản quý báu của Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam, đánh dấu thời đại sử thi rực rỡ với vẻ đẹp một đi không trở lại.

Bình luận (0)
My Ngọc
Xem chi tiết
Lâm Thị Hoàng Vy
Xem chi tiết
Natalya
10 tháng 9 2019 lúc 20:23

Từ bao đời nay, người Ê-đê đã cùng quây quần bên bếp lửa, nghe không biết chán từ đêm này sang đêm khác khen Đăm Săn bài ca về người tù trưởng anh hùng của dân tộc mình với những chiến công hiển hách trong xây dựng phát triển buôn làng và bảo vệ cộng đồng chống lại bao kẻ thù hung hãn. Trong những chiến công lẫy lừng ấy, ngất ngây lòng người vẫn là đoạn Đánh thắng Mtao Mxây, chứng tỏ tài năng, bản lĩnh, lòng dũng cảm phi thường và sức mạnh vô địch của Đăm Săn.

Sở dĩ xảy ra cuộc chiến này là do Mtao Mxây (tù trưởng sắt) đã cướp Hơ- Nhị - vợ của Đăm Săn. Đối với người Ê-đê theo chế độ mẫu hệ, việc bị kẻ thù cướp mất vợ là một nỗi sỉ nhục của cả cộng đồng Đánh thắng Mtao Mxây là lần thứ hai Đăm Săn phải chiến đấu với kẻ thù để giành lại người vợ chứng tỏ sự hùng mạnh của Đăm Săn. Chàng phải đối mặt với kẻ thù hung bạo và cũng có sức mạnh phi thường không kém. Hàng loạt những hình ảnh so sánh trong đoạn trích cho thấy rõ sự tương phản giữa Đăm Săn với kẻ thù, làm nổi bật lên sự hào hùng của chàng và sự thảm hại của Mtao Mxây. Đó chính là nét đặc sắc trong nghệ thuật đoạn trích này, tôn vinh vẻ đẹp người anh hùng Đăm Săn.

Vẻ đẹp Đăm Săn hiện rõ ngay từ khi chàng bước chân vào lãnh địa của Mtao Mxây. Tù trưởng sắt hung bạo dù kiêu căng ngạo mạn cũng luôn phải dè chừng sự hiện diện của chàng. Hình ảnh Đăm Săn cùng những bạn bè đồng minh của chàng hiện lên dưới mắt kẻ thù thật dũng mãnh với khố màu sặc sỡ, đầu đội khăn đẹp cùng khí thế hừng hực: Gươm sáng như mặt trời. Thân mình ở trần như quả dưa, ở thế chờ sẵn như con sóc. Mắt sáng gấp đôi gấp ba mắt thường. Hình ảnh so sánh thật đặc trưng đã làm đậm nét phi thường của người anh hùng. Tư thế ấy lại gắn liền hành động thách thức chặt ống tre thành ba khúc, xô đổ hàng rào hàm chứa sức mạnh tuyệt luân của chàng. Khi giáp chiến cùng Đăm Săn, dù ngôn ngữ sử thi miêu tả Mtao Mxây cũng rất đẹp, rất dũng mãnh nhưng vẫn lộ ra sự khiếp nhược trước Đăm Săn. Lời nói của hắn với chàng lộ ra sự hèn nhát: Đừng đâm ta lúc ta đang xuống nhé. Đáp lại, Đăm Săn đã bộc lộ sự khinh bỉ kẻ thù tư thế đàng hoàng của mình: Sao ta lại đâm ngươi khi ngươi đang đi xuống nhỉ. Ngươi xem, đến con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là.

Cuộc đối đầu của Đăm Săn với Mtao Mxây là cuộc chiến đấu giữa, hai tù trưởng dũng mãnh. Phẩm chất anh hùng theo cách nhìn sử thi là ở sự chiến thắng bằng sức mạnh và sự can đảm. Cuộc đối đầu sinh tử ấy không có chỗ dung thân cho kẻ nào hèn nhát. Trong tình cảm tôn vinh người anh hùng của buôn làng, mọi cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của Đăm Săn đều nổi bật, vượt trội hơn kẻ thù. Chúng ta cùng được chứng kiến màn thi tài múa khiên thú vị: Mtao Mxây thể hiện rõ sự khoác lác khi lời nói của hắn được minh chứng bằng tiếng khiên kêu lộc cộc, lộp cộp như tiếng những quả mướp đập vào nhau, còn Đăm Săn đã dập tắt nhuệ khí của hắn bằng sức mạnh phi thường trong màn múa khiên độc đáo. Ngôn ngữ sử thi khoa trương sức mạnh ấy ngang sức mạnh tự nhiên: Một bước nhảy, chàng vượt qua mây đồi tranh. Một bước lùi, vượt qua mấy đồi mía. Tiếng gió khiên rít vù vù như dông bão, cây cối nhà cửa ở xung quanh cũng nghiêng ngả. Lần múa khiên thứ hai của chàng còn ghê gớm hơn bởi dồn chứa sức mạnh trừng phạt Mtao Mxây. Sức mạnh Đăm Săn có được còn nhờ sự trợ lực của người vợ Hơ Nhị khi nàng ném trầu và thuốc cho chàng để sức lực tăng lên gấp bội.

Đăm Săn không hề đơn độc trong cuộc chiến vì danh dự này. Chính nghĩa thuộc về chàng khi các tù trưởng bạn hùng mạnh giúp chàng giành lại người vợ yêu qúy. Đồng thời, chàng còn được sự trợ giúp của ông Trời. Người anh hùng sử thi luôn có mối quan hệ với lực lượng siêu nhiên. Trời đã giúp chàng đánh rơi áo giáp của Mtao Mxây. Khi không còn áo sắt, hắn thật thảm hại và hèn nhát, hắn lần lượt chạy trốn vào chuồng heo, chuồng trâu, khi sắp chết lại buông ra những lời hèn nhát. Ông trời chỉ đóng vai trò hỗ trợ Đăm Săn, còn chính chàng mới là người kết liễu kẻ thù, đòi lại danh dự, cướp lại người vợ được Trời tác thành. Giết Mtao Mxây, chính nghĩa thuộc về Đăm Săn. Chiến thắng được tôn vinh cùng với việc Đăm Sàn được sở hữu tất cả tài sản, dân làng, tôi tớ của hắn. Quyền sở hữu này là đặc trưng gắn với thời kì chuyển từ công xã thị tộc sang chiếm hữu nô lệ, làm nên vinh quang của người anh hùng. Bởi thế hình ảnh trong sử thi được mô tả với qui mô hoành tráng, mọi người tình nguyện theo Đăm Săn đông như bầy hươu nai, lố nhố như đàn kiến cánh, như bầy kiên đen, như đàn mối trắng. Chàng thêm quyền uy, thêm nhiều chiêng núm, chiêng bằng - của cải trở thành biểu tượng sức mạnh tuyệt đối của người anh hùng.

Chính vì thế, để xứng đáng với chiến công cũng phải có một lễ ăn mừng chiến thắng thật kì vĩ. Lời kêu gọi của Đăm Săn có sức mạnh hiệu triệu muôn người như một, bởi chàng đem lại niềm vinh quang chiến thắng, đem lại sự bình yên cho bến nước buôn làng. Lễ cúng mừng chiến thắng hào phóng cũng là để tôn vinh xứng đáng: Hãy lây bảy chum rượu, bảy con trâu đực, bảy ***** thiến đế cúng cho Đăm Săn này đã chiến thắng Mtao Mxây, đê ta được như cây cổ thụ cao vút. Dấu ấn tâm linh sau chiến thắng cho thấy Trời đứng về phía Đăm Săn. Không khí hội còn náo nức tưng bừng với chiêng trỏng vang lừng khiến vỡ cả sàn nhà, làm bay mái tranh lợp nhà, con khỉ con vượn mãi nghe mà quên đi hái trái cây, những con voi và con tê giác cũng phải lắng nghe mà quên cả cho con bú. Nổi bật giữa đám đông hoan hỉ ấy tất yếu phải là người anh hùng Đàm Săn - tù trưởng hùng mạnh ít ai sánh kịp. Ngay cả trong không khí yên bình của cộng đồng, vẻ đẹp ấy vẫn nổi bật từ ngoại hình đến hành dộng: mái tóc dài cuồn cuộn thả xuống một cái chiêng, uống rượu không bao giờ say, ăn uống không bao giờ thây no. Hơn thế nữa, ngôn ngữ phóng đại của sử thi đã so sánh chàng ngang sức mạnh thần linh: Oai linh vang đến tận thần núi phía Đông, đến tận thần núi phía Tây. Hình ảnh Đăm Săn sau chiến công này được mô tả phóng đại và như một điệp khúc vang vọng niềm tự hào về người anh hùng tiêu biểu của cộng đồng: Và người ta bàn tán không cùng, rằng Đăm Săn quả thật là một tù trưởng dũng cảm, không bao giờ chịu lùi bước. Chàng ta mang chăn choàng trên vai, tay đeo vòng, cầm gươm chạm trỗ sắc bén... Đăm Săn hùng cường ngay từ trong lòng mẹ ,vẻ đẹp ấy chỉ có thể xuất hiện trong sử thi anh hùng, chỉ có ngôn ngữ sử thi mới đem lại những vẻ đẹp độc đáo đến thế.

Đoạn trích đã đem lại cho ta những cách nhìn độc đáo về người anh hùng Đăm Săn trong chiến công bảo vệ buôn làng, đem lại bình yên cho bến nước. Lời kể chuyện hấp dẫn cùng ngôn ngữ miêu tả khoa trương tạo được dấu ấn đặc sắc, chứa đựng những giá trị nhân văn đặc trưng của sử thi. Sử thi anh hùng Đăm Săn quả thật đã hình thành ý thức và tình cảm cộng đồng vững bền của dân tộc Ê-đê, thành di sản quý báu của Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam, đánh dấu thời đại sử thi rực rỡ với vẻ đẹp một đi không trở lại.

Bình luận (0)
Thảo Phương
12 tháng 9 2019 lúc 19:23

I. Mở bài
- Giới thiệu về sử thi Đăm Săn và đoạn trích chiến thắng Mtao-Mxây

- Khát quát về hình tượng người anh hùng Đăm Săn: Dũng mãnh, cao thượng, đẹp như một vị thần.

II. Thân bài
1. Đăm Săn trong cuộc chiến với Mtao-Mxây.

- Trong cảnh khiêu chiến:

+ Đăm Săn gọi, khiêu khích để Mtao-Mxây xuống chiến đấu

+ Không thèm đánh lén, đâm khi Mtao-Mxây xuống



⇒ Đăm Săn là người đàng hoàng, ngay thẳng, tự tin quyết kiệt. Đối lập với sự hèn nhác của Mtao-Mxây.

- Trong trận đấu:

+ Đăm Săn múa khiên, một lần xốc tới chàng vượt một đồi tranh, một lần sốc tới vượt một đồi lồ ô.

+ Chàng chạy vun vút qua phía Đông, vun vút qua phía Tây.

+ Ăn được miếng trầu của Hơ Nhị, múa trên cao gió như bão, múa dưới thấp gió như lốc, múa chạy nước kiệu quả núi ba lần rạn nứt,... Nhưng đâm không thủng Mtao-Mxây.



Chi tiết miếng trầu biểu tượng cho sức mạnh cộng đồng, cho thấy Đăm Săn chiến đấu có sử ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng.

+ Được ông trời chỉ giúp, đâm chết được kẻ thù, cắt đầu đem bêu ngoài đường. Ông trời đại diện cho thần linh chỗ dựa tinh thần của cộng đồng thị tộc cũng giúp đỡ và đứng về phía Đăm Săn.

⇒ Đăm Săn là một dũng sĩ vô cùng dũng cảm, tài năng, có sức mạnh phi thường, lấn át kẻ thù.

⇒ Chiến đấu vì mục đích bảo vệ danh dự cá nhân, hạnh phúc gia đình và quan trọng hơn là danh dự và sự bình yên của cộng đồng, thị tộc,

2. Đăm Săn trong cảnh trở về và tiệc ăn mừng chiến thắng.

- Đăm Săn trong cảnh trở về.

+ Đăm Săn với dân làng có 3 cuộc đối đáp, là lời thuyết phục của Đăm Săn và lời chấp thuận đi theo của dân làng.

+ Ba cuộc đối đáp gặp nhau ở tiếng nói đồng lòng “không đi sao được” và có sự tăng tiến.

⇒ Đăm Săn trở thành người anh hùng giàu có, chiến đấu để thỏa khát vọng của cộng đồng,

⇒ Sự yêu mến, ngưỡng mộ, thán phục của dân làng về tài năng và phẩm chất của Đăm Săn, quyết tâm một lòng đi theo.

- Cảnh ăn mừng chiến thắng:

+ Ngoại hình: Nằm trên võng, tóc thả trên sàn, Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang nhiều gươm giáo, đôi mắt long lanh, bắp chân to bằng cây xà ngang

+ Sức mạnh: Sức ngang sức voi đực, hơi thở ầm ầm tựa sấm, nằm sấp thì gãy gầm sàn, nằm ngửa thì gãy xà dọc,...

+ Phẩm chất: Danh tiếng lẫy lừng, được tung hô, ca ngợi là một “dũng tướng chắc chết mười mươi cũng không lùi bước”

⇒ Đăm Săn hiện lên như một một vị thần mang vẻ đẹp dũng mãnh, hoang sơ của núi rừng.

⇒ Thể hiện cái nhìn ngưỡng vọng, sùng kính của nhân dân đối với người anh hùng của cộng đồng

3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Cách kể và tả hấp dẫn

- Ngôn ngữ khoa trương, phóng đại.

- Sử dụng các phép liệt kê, so sánh, tăng tiến, đối lập.

- Giọng điệu trang trọng toát ra từ cái nhìn sử thi đầy chiêm bái, ngưỡng vọng.

III. Kết bài
- Khái quát về các đặc điểm của nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Mở rộng: Bên cạnh anh hùng Đăm Săn còn có rất nhiều hình tượng người anh hùng đại diện cho cộng đồng được khắc họa như Đăm Di, Xing Nhã, Khinh Dú (Êđê), Đăm Noi (Ba-na),..

Bình luận (0)
momochi
16 tháng 9 2019 lúc 10:11

Cùng với những sử thi nổi tiếng trên thế giới là I-li-at, Ô-đi-xê, thì ở Việt Nam sử thi Đăm Săn cũng được coi là một trong những báu vật thiêng liêng, là hòn ngọc quý giá trong bảo tàng di sản văn học. Đặc biệt bằn tình cảm yêu mến và khát khao của thế hệ mình vào tương lai, dân gian đã xây dựng hình tượng Đăm Săn, nhân vật chính của bộ sử thi bằng vẻ đẹp sử thi lãng mạn, hào hùng.

Trước hết với mong muốn vẻ đẹp mạnh mẽ, oai phong lẫm liệt, hình tượng Đăm Săn hiện lên với vẻ đẹp phi thường, hiên ngang lãm liệt, rất xứng đáng với phong thái của một tù trưởng. Vẻ đẹp Đăm Săn hiện rõ ngay từ khi chàng bước chân vào lãnh địa của Mtao Mxây. Tù trưởng sắt hung bạo dù kiêu căng ngạo mạn cũng luôn phải dè chừng sự hiện diện của chàng, thậm chí hắn còn lộ rõ vẻ bạt nhược đớn hèn của một tên tù trưởng vô dụng, yếu ớt. Hình ảnh Đăm Săn hiện lên dưới mắt kẻ thù thật dũng mãnh với khố màu sặc sỡ, đầu đội khăn đẹp cùng khí thế hừng hực: “Gươm sáng như mặt trời. Thân mình ở trần như quả dưa, ở thế chờ sẵn như con sóc. Mắt sáng gấp đôi gấp ba mắt thường”. Hình ảnh so sánh thật đặc trưng đã làm đậm nét phi thường của người anh hùng.

Và vẻ đẹp của Đăm Săn còn được bộc lộ rõ hơn qua cuộc đối đầu của Đăm Săn với Mtao Mxây, đấy là cuộc chiến đấu giữa, hai tù trưởng dũng mãnh, là cơ hội để Đăm Săn khẳng định được tài năng và sức mạnh của bản thân. Bằng thủ pháp tương phản, đối lập hình ảnh người anh hùng Đăm Săn hiện ra như một vị dũng tướng thiện chiến.Trong tình cảm tôn vinh người anh hùng, mọi cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của Đăm Săn đều nổi bật, vượt trội hơn kẻ thù. Chúng ta cùng được chứng kiến màn thi tài múa khiên thú vị: Mtao Mxây thể hiện rõ sự khoác lác khi lời nói của hắn được minh chứng bằng tiếng khiên kêu lộc cộc, lộp cộp như tiếng những quả mướp đập vào nhau, còn Đăm Săn đã dập tắt nhuệ khí của hắn bằng sức mạnh phi thường trong màn múa khiên độc đáo. Ngôn ngữ sử thi khoa trương sức mạnh ấy ngang sức mạnh tự nhiên: Một bước nhảy, chàng vượt qua mây đồi tranh. Một bước lùi, vượt qua mấy đồi mía. Tiếng gió khiên rít vù vù như dông bão, cây cối nhà cửa ở xung quanh cũng nghiêng ngả. Lần múa khiên thứ hai của chàng còn ghê gớm hơn bởi dồn chứa sức mạnh trừng phạt Mtao Mxây. Sức mạnh Đăm Săn có được còn nhờ sự trợ lực của người vợ Hơ Nhị khi nàng ném trầu và thuốc cho chàng để sức lực tăng lên gấp bội. Chi tiết Đăm Săn nhận miếng trầu của người vợ còn thể hiện sự đề cao vai trò của người phụ nữ xưa trong chế độ mẫu hệ cũng như ngợi ca và khẳng định vai trò, sức mạnh cộng đồng. sau khi chiến thắng Mtao Mxây, chàng mở tiệc ăn mừng. tất cả, từ già trẻ, giá trai tôi tớ trong buôn làng đều đến góp vui, rượu thịt ăn không ngớt, tiếng chiêng, tiếng kèn, tiếng sao vang lừng làm rộn ràng cả buôn làng. Khắp nơi ai ai cũng đều nghe tin đồn của vị dũng tướng hùng dũng, hiên ngang dù biết rõ chết mười mươi vẫn không sợ chết. khung cảnh đông vui, giàu có ấy cũng chính là mơ ước ngàn đời của nhân dân ta, mong muốn sự đoàn kết, yên vui hạnh phúc sẽ đến với con người. Đăm săn chính là hình tượng tiêu biểu cho niềm khát khao ấy của người dân.

Bằng cách diễn đạt hào hùng và những chi tiết miêu tả, so sánh, ví von đặc sắc mang đậm chất sử thi, người anh hùng Đăm Săn hiện lên thật đẹp, hùng dũng và oai linh. Với lối kể chuyện hấp dẫn cùng ngôn ngữ miêu tả khoa trương tạo được dấu ấn đặc sắc, chứa đựng những giá trị nhân văn đặc trưng của sử thi, người dân Tây Nguyên đã gửi gắm tất cả tình yêu và niềm tự hào cùng những mong ước thầm kín của mình, làm nên một viên ngọc giá trị trong kho tàng văn học Việt Nam.

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
30 tháng 9 2023 lúc 20:14

Dưới đây là ví dụ về tìm ý và sắp xếp ý về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.

- Nêu cảm nghĩ chung về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa: Bạn ấy là tuổi Ngựa thích bay nhảy nhưng vẫn luôn nhớ về mẹ

- Bạn ấy có những suy nghĩ gì về tương lai: rong chơi theo những ngọn gió, những điều hấp dẫn về thế giới ngoài kia.....

- Bạn ấy nhắn nhủ điều gì với mẹ: dù có đi đâu con cũng nhớ về mẹ..

- Tính cách của bạn nhỏ: thích rong chơi nhưng vẫn nhớ về mẹ.....

Bình luận (0)
Văn Nam
Xem chi tiết
Ngọc Huyền
Xem chi tiết
Bình Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Phạm Ahoa
Xem chi tiết
Dương Lam Hàng
21 tháng 2 2019 lúc 21:18

Đề 1: 

Dế Mèn phiêu lưu kí tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài trong đó đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên để lại nhiều ấn tượng và ý nghĩa sâu sắc, đặc biệt là nhân vật Dế Mèn và bài học đầu đời.

Dế Mèn từ khi sinh ra đã được mẹ cho sống riêng để tập tính sống độc lập, chú rất thích cuộc sống tự do, thoải mái. Nhờ ăn uống điều độ đúng cách chẳng mấy chốc mà lớn nhanh như thổi trở thành thanh niên cường tráng, khỏe mạnh. Để thỏa mãn tính tò mò, thích khám phá chú sục sạo nhiều nơi và xem xét mọi thứ hay đơn giản là nhìn ngắm trời đất. Bắt đầu từ đây Dế Mèn đã hung hăng, nghịch ngợm, không coi ai ra gì.

Chính Dế Mèn đã chọc ghẹo chị Cốc nhưng lại đổ tội cho Dế Choắt một chú dế ốm yếu phải gánh tội thay, chị Cốc đã mổ đến chết Dế Choắt không cho cơ hội thoát thân. Trước khi chết, Dế Choắt có lời khuyên sau cùng gửi đến Dế Mèn nên từ bỏ thói hung hăng, khoác lác, chọc ghẹo kẻ khác nếu không sớm muộn cũng rước họa vào thân.

Dế Mèn biết sống tự lập, biết phòng xa khi đào hang sâu, biết lo cho bản thân nhưng không nghĩ đến người khác, khoác lác, tự cao tự đại, với bản tính của mình chú đã gây hại cho người kẻ yếu hơn. Nhưng sau cùng cái chết của Dế Choắt đã làm cho Dế Mèn ân hận và tỉnh ngộ. Chính Dế Mèn đã hiểu bản tính của mình đã gây họa cho người vô tội. Sự phục thiện Dế Mèn trong phần cuối của đoạn trích chính là bài học đường đời đầu tiên đầy thấm thía với chú.

Ai cũng sẽ mắc sai lầm, Dế Mèn cũng vậy, nhân vật Dế Mèn trong truyện vừa đáng trách mà cũng đáng thương, khi vượt qua những bài học cuộc sống Dế Mèn sẽ trưởng thành và sống tốt đẹp hơn.

Bình luận (0)
Dương Lam Hàng
21 tháng 2 2019 lúc 21:20

Đề 2:

Hình ảnh chú bé Phrăng trong văn bản " Buổi học cuối cùng của nhà văn An-phông-xơ Đô-đê đã để lại trong lòng em ấn tượng sâu sắc. Phrăng là một chú bé vô tư hồn nhiên. Tuy đã trễ giờ đến lớp, Phrăng lúc đó còn mải chơi, cậu có ý định trốn học và rong chơi ngoài đồng nội. Cậu vẫn là một đứa trẻ con ham cơi, vô tư, hiếu động, vô lo vô nghĩ. Tuy vậy, Phrăng là một người có lòng yêu nước tha thiết. Khi nghe thầy thông báo về buổi học cuối cùng, cậu cảm thấy sửng sốt, choáng váng và tức giận. Cậu ân hận vì đã bỏ phí thời gian học tập. Khi nghe thầy Ha-men giảng, Phrăng cảm thấy mình chưa bao giờ hiểu đến thế. Lúc này, tâm trạng của Phrăng có sự biến đổi sâu sắc, cũng là lúc mà tình yêu nước mà tác giả gửi gắm qua nhân vật được thể hiện rõ nhất.

Bình luận (0)
Dương Lam Hàng
21 tháng 2 2019 lúc 21:21

Đề 3: 

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:

                  “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
26 tháng 11 2023 lúc 14:29

1.

a. Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng

b. Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).

Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng.

Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.

Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.

Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.

Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.

Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.

Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành. 

c. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.

Bình luận (0)