vì sao sau khi đánh tan giặc Ân , Thánh Gióng lại bay lên trời? Điều đó thể hiện điều gì?
sau khi đánh tan giặc Ân Thánh Gióng bay lên trời kể lại cho Ngọc Hoàng cùng các vị Tiên nghe .Em hãy tưởng tượng mình là Thánh Gióng để kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng.
mình nha mn
Sau khi đánh tan giặc Ân, Thánh gióng ( trong truyền thuyết Thánh gióng ) bay về trời tâu với Ngọc Hoàng về những việc mình làm từ khi xuống trần gian . Em hãy tưởng tượng để kể lại
Tham khảo
Dẹp xong giặc Ân, Thánh Gióng lên đỉnh núi Sóc (Sóc Sơn), cởi bỏ giáp sắt, quay nhìn lại làng Phù Đổng rồi cả người và ngựa từ từ bay về trời.
Về đến thiên đình, chàng vội vã vào yết kiến Ngọc Hoàng để tấu trình mọi việc. Trong sân rồng, Ngọc Hoàng và các vị chư tiên đợi chừng đã lâu. Ai cũng sốt ruột lo lắng cho muôn dân trăm họ.
thánh gióng bay về trời sau khi đánh giặc thể hiện ý nghĩa gì
Thể hiện Thánh Gióng là một người yêu nước ko màng danh lợi
vì sao đánh tan giặc thánh gióng không nhận phần thưởng vua ban mà lại bay về trời
Vì : Gióng là người anh hùng vè nghĩa lớn không màng tới phú quý , vinh hoa
Vì Gióng chỉ mong mang lại hạnh phúc được cho dân chứ gióng không cần tới giàu sang phú quý.
Các bạn giúp mình trả lời câu hỏi này nhé:
Vì sao khi đánh tan giặc Ân, Gióng bay về trời?
Khi đánh tan giặc Ân , gióng bay về trời vì : gióng là người anh hùng vè nghĩa lớn không màng tới phú quý , vinh hoa
Sau khi đánh tan giặc Ân, Thánh Gióng về trời vì :- Thánh gióng là người ah hùng dân tộc -, không màng danh lợi, không màng tới phú quý.
- Thánh Gióng về trời vì muốn hòa mình trong cây cỏ, quên hương,sứ sở của mình.
Vì Gióng là con của trời , xuống trần gian để giúp dân đánh giặc , khi xong nhiệm vụ phải về trời
Giúp mình với, em hãy kể lại Truyện Thánh gióng bằng lời kể của dân làng Phù Đổng
- Sau khi gióng đánh xong giặc Ân rồi bay về trời, em hãy kể tiep câu chuyện
Tham khảo:
Dưới thời Hùng Vương thứ sau trị vì, nhân dân chúng tôi có cuộc sống vô cùng ấm lo. Cuộc sống ở nơi làng quê nơi tôi sinh sống vô cùng êm đềm, có của ăn của để cũng không phải nghèo đói gì. Chuyện kể là hàng xóm nhà tôi hiếm con, hai vợ chồng nhà ấy cũng thật thà, chân chất, ấy vậy mà cưới nhau bao nhiêu năm cầu mãi chả được mụn con nào. Một hôm tôi đang ngồi sà ng gạo chợt thấy ông chồng mặt mày hớn hở sang khoe, vợ lão đi làm đồng về ướm chân vào vết chân lạ rồi tự nhiên về có thai. Nhìn mặt ông ấy vui lắm, miệng còn luôn lẩm bẩm:" Trời ban phước, trời ban phước".
Thế là chín tháng mười ngày sau mà bà vợ không thấy sinh. Đến cả người chồng cũng bắt đầu lo lắng sốt ruột. Cả làng chúng tôi cũng tò mò về đứa bé này, Đến tận mười hai tháng, bà vợ chuyển dạ sinh ra một cậu bé kháu kỉnh vô cùng. Lúc đấy tất cả mọi người mới thở phào nhẹ nhõm, còn người cha thì vui mừng ra mặt. Thấm thoát trôi qua đã ba năm, mà chẳng hiểu sao đứa bé này từ khi sinh ra chẳng nói chẳng cười cứ nằm im một chỗ.
Lúc bấy giờ giặc Ân sang xâm lược nước ta, chúng cướp bóc, chém giết, làm cho dân ta rất điêu đứng. Thế giặc mạnh khiến nhà vua vô cùng lo lắng truyền sứ giả đi khắp làng trên xóm dưới chiêu mộ người tài. Khi sứ giả của vua đến làng tôi, đứa bé đang nằm bỗng dưng lên tiếng:
- Mẹ cà, mẹ ra mời sứ giả vào đây
Người mẹ kinh ngạc quá, liền làm theo. Sứ giả và mọi người nghe thế đến xem đông lắm. Đứa bé dõng dạc nói với sứ giả giọng điệu của một người trưởng thành chứ chẳng có gì giống của một đứa trẻ lên ba cả:
-Ngài về tâu với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt. Ta sẽ đánh tan giặc.
Sứ giả mừng rỡ, tức thì trở về triều. Nhà vua nghe tâu, truyền ngay thợ rèn ngày, đêm làm gấp các thứ chú bé đã dặn.
Sau lúc gặp sứ giả, cậu bé bắt đầu lớn nhanh vùn vụt. Cơm mấy cũng không no, áo may xong mặc vào đã chật. Thóc gạo của cha mẹ không đủ nuôi chú bé ăn. Dân làng chúng tôi bèn rủ nhau góp thêm thóc gạo để nuôi chú bé.
Lúc ấy, quân giặc đã tiến vào tận chân núi Trâu gần kinh thành, tình thế rất nguy hiểm. Ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt vừa rèn xong, vua cho đưa ngay đến làng Phù Đổng. Vừa nhìn thấy các thứ đó, chú bé liền vươn vai một cái, biến ngay thành một tráng sĩ khổng lồ trông lẫm liệt như người nhà trời. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa tung vó lao như bay về phía quân giặc. Tráng sĩ vung roi quật tới tấp, giặc chết như rạ. Ngựa sắt vừa phi vừa phun lửa, thiêu cháy từng lớp quân giặc. Giặc đông quá, tráng sĩ vung roi không ngừng. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn giơ tay nhổ lấy những bụi tre bên đường, cứ nguyên cả bụi mà quật vào giặc.
Giặc tan vỡ, rút chạy tán loạn. Tráng sĩ đuổi giặc đến chân núi Sóc. Đến đây thấy giặc đã tan, tráng sĩ dừng lại, cho ngựa chậm rãi đi lên núi. Tráng sĩ cởi áo giáp, bỏ lại trên đỉnh núi rồi cưỡi ngựa bay lên trời. Nhà vua nhớ ơn người có công lớn đánh giặc cứu nước, bèn phong là Phù Đổng Thiên Vương, nghĩa là vua trời làng Phù Đổng, và lập đền thờ tại quê mẹ của người. Dân chúng thì gọi tráng sĩ theo cách giản dị là Thánh Gióng. Con đường Thánh Gióng ngày xưa đi đánh giặc ngang qua huyện Gia Bình này, mỗi cái ao bây giờ là một dấu chân ngựa của Thánh Gióng ngày đó. Tre đằng ngà ở đây bây giờ có màu vàng óng là vì xưa kia đã bị lửa của ngựa sắt đốt cháy. Làng này vẫn giữ lại tên cũ là làng Cháy
ko chép trên mạng
Hãy nêu cảm nghĩ về chi tiết " Thánh gióng sau khi đánh tan lũ giặc, cởi bỏ áo giáp bay về trời "
Trong tâm thức dân gian của người Việt, Thánh Gióng biểu đạt cho sức mạnh to lớn của sự chiến đấu chống ngoại xâm của cộng đồng để bảo vệ cuộc sống chung.
Tuy nhiên, trong đời sống mỗi dân tộc, không phải lúc nào cũng có nạn ngoại xâm. Chiến tranh tự vệ chẳng qua chỉ là hành động bất đắc dĩ của dân tộc đó. Còn bình thường, mọi thành viên sẽ phải chăm lo sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mình. Nguy cơ xâm lược, do vậy, chỉ còn ở thế tiềm ẩn. Và để đối phó với nó, khả năng tự vệ của dân tộc, vì thế, sẽ luôn luôn ở thế tiềm ẩn.
Đó là những điều có thể rút ra ra hình tượng Thánh Gióng, từ cậu bé lên ba không biết nói cười, bỗng chốc lớn lên thành dũng tướng, cầm roi sắt phi ngựa sắt, phá tan quân giặc.
Khi giặc hết, Thánh Gióng liền bay thẳng vể trời, không màng đến công danh phú quý, như thế tục sau này ...
Đấy cũng chính là bài học lịch sử, là mẫu mực đầu tiên, mà ngay từ thời tiền sử, trí tuệ dân tộc đã tổng kết lại cho các thế hệ con cháu về sau.
Thánh Gióng đã và sống mãi trong tâm thức dân gian, như một vị Thánh bất tử, chính vì những lẽ ấy.
Đến khi hoàn thành xong nhiệm vụ, tuổi trẻ đó đã lên núi cởi áo giáp bỏ lại rồi cùng ngựa sắt bay về trời là hình ảnh của một lớp người tuổi trẻ dù đã lên đến đỉnh danh vọng vẫn không màng quyền tước địa vị, biết coi nhẹ lợi danh. Thấy việc cần phải làm thì làm. Khi làm xong biết cởi bỏ mọi ràng buộc vật chất, lui về sống an nhàn bình dị trong lòng dân tộc. Ngoài ra, hình ảnh Thánh Gióng bay thẳng về trời có phải chăng là hình ảnh Thánh Gióng đã bay thẳng vào lòng dân tộc, bay thẳng vào lòng tôn kính chân thành của dân chúng muôn đời sau.
Trong tâm thức dân gian của người Việt, Thánh Gióng biểu đạt cho sức mạnh to lớn của sự chiến đấu chống ngoại xâm của cộng đồng để bảo vệ cuộc sống chung.
Tuy nhiên, trong đời sống mỗi dân tộc, không phải lúc nào cũng có nạn ngoại xâm. Chiến tranh tự vệ chẳng qua chỉ là hành động bất đắc dĩ của dân tộc đó. Còn bình thường, mọi thành viên sẽ phải chăm lo sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mình. Nguy cơ xâm lược, do vậy, chỉ còn ở thế tiềm ẩn. Và để đối phó với nó, khả năng tự vệ của dân tộc, vì thế, sẽ luôn luôn ở thế tiềm ẩn.
Đó là những điều có thể rút ra ra hình tượng Thánh Gióng, từ cậu bé lên ba không biết nói cười, bỗng chốc lớn lên thành dũng tướng, cầm roi sắt phi ngựa sắt, phá tan quân giặc.
Khi giặc hết, Thánh Gióng liền bay thẳng vể trời, không màng đến công danh phú quý, như thế tục sau này ...
Đấy cũng chính là bài học lịch sử, là mẫu mực đầu tiên, mà ngay từ thời tiền sử, trí tuệ dân tộc đã tổng kết lại cho các thế hệ con cháu về sau.
Thánh Gióng đã và sống mãi trong tâm thức dân gian, như một vị Thánh bất tử, chính vì những lẽ ấy.
Đến khi hoàn thành xong nhiệm vụ, tuổi trẻ đó đã lên núi cởi áo giáp bỏ lại rồi cùng ngựa sắt bay về trời là hình ảnh của một lớp người tuổi trẻ dù đã lên đến đỉnh danh vọng vẫn không màng quyền tước địa vị, biết coi nhẹ lợi danh. Thấy việc cần phải làm thì làm. Khi làm xong biết cởi bỏ mọi ràng buộc vật chất, lui về sống an nhàn bình dị trong lòng dân tộc. Ngoài ra, hình ảnh Thánh Gióng bay thẳng về trời có phải chăng là hình ảnh Thánh Gióng đã bay thẳng vào lòng dân tộc, bay thẳng vào lòng tôn kính chân thành của dân chúng muôn đời sau.
Hình tượng bay bổng diệu kì nhằm kì vĩ hóa, tô đậm chất lãng mạn để bất tử hóa về vẻ đẹp của người anh hùng sinh ra phi thường, ra đi đánh giặc phi thường, bay về trời hóa thành bất tử, sống mãi trong lòng mọi người. Con người vĩ đại không nhận công danh, ơn vua lộc nước, không màng danh lợi, tất cả để lại cho đất nước, cho nhân dân
Chi tiết Gióng bay về trời sau khi dẹp tan giặc Ân thể hiện sự vô tư, đức hi sinh, tính vị tha khi làm việc nghĩa không màng tới sự trả ơn. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án A
→ Chi tiết Gióng bay về trời còn là chi tiết thể hiện ước muốn của người dân về nhân vật anh hùng bất tử
Mk biết đây là toán rồi nhưng cho mk hỏi 2 câu về tiếng việt đc không ?
Câu 1 : Theo em, vì sao khi giặc tan, Thánh Gióng lại bay về trời ?
Câu 2 : Cốt lõi lịch sử của câu chuyện Thánh Gióng là gì ?
P/s : Làm đc mk xin hậu tạ 5 tick 🙇
Câu 1: Thánh Gióng bay về trời vì TG là một vị thần, được phái xuống làm con của một nhà nông dân chân ăn ở hiền lành mà chưa có con,TG cũng là vị cứu tinh của đất nước. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ thì bay về trời
Câu 2: Cốt lõi của câu chuyện Thánh Gióng là nói lên sự đoàn kết chống giặc ngoại xâm chi tiết " Cả dân làng góp gạo nuôi Gióng"
Câu 2 hơi khó nên mình tả lời không chi tiết mấy!!!