Tóm tắt và nêu nội dung văn bản "Không thể cất lời" của nhà văn Phong Điệp.
Viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em sau khi đọc truyện ngắn "Không thể cất lời"của nhà văn Phong Điệp.
Nữ nhà văn Phong Điệp có nhiều truyện ngắn về thân phận người đàn bà. Những truyện ngắn hay của Phong Điệp như “Người phía bên kia đường”, “Vườn hoang”, “Kẻ dự phần”... đem đến cho người đọc, người nghe những cảm xúc chân thực về đời sống và con người được bao trùm bởi trái tim ấm nóng và yêu thương. Truyện ngắn “Không thể cất lời” là một truyện ngắn khá buồn với nhiều chi tiết đầy ám ảnh về kiếp người.
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi
Vua Hùng thứ mười tám có người con gái đẹp tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén một chàng rể xứng đáng. Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng một lúc đến cầu hôn. Cả hai người đều có tài, vua Hùng không biết gả con cho ai, bèn ra điều kiện thách đố để dễ bề lựa chọn. Sơn Tinh thắng cuộc, cưới Mị Nương rồi đưa về núi. Thủy Tinh tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng bị thua. Từ đó, hằng năm, Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.
a. Văn bản tóm tắt kể lại nội dung của văn bản nào? Dựa vào đâu mà nhận ra được điều đó? Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản tóm tắt không?
b. Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản được tóm tắt.
c. Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt.
Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh. Dựa vào sự kiện, tên nhân vật, cốt truyện để nhận ra văn bản.
- Văn bản trên đã tóm gọn được những nội dung chính của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Sự khác nhau giữa văn bản gốc với văn bản tóm tắt:
+ Văn tóm tắt có dung lượng ngắn hơn văn bản gốc.
+ Văn bản tóm tắt có số lượng sự việc, nhân vật tí hơn so với tác phẩm
- Yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:
+ Ngắn gọn, chính xác về nhân vật và sự kiện quan trọng
+ Lời văn của văn bản tóm tắt là lời văn của mình, không phải lời văn của văn bản
Yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự là gì? *
A. Văn bản tóm tắt phải sáng tạo hơn nội dung của văn bản gốc.
B. Văn bản tóm tắt phải dài hơn nội dung của văn bản gốc.
C. Văn bản tóm tắt phải ngắn gọn và trung thành với nội dung của văn bản gốc.
D. Phải phân tích nội dung nghệ thuật của văn bản gốc.
Sắp xếp các bước tóm tắt văn bản sau đây theo một trình tự hợp lí.
(1) Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn các sự kiện tiêu biểu và nhân vật quan trọng
(2) Sắp xếp các nội dung theo một trình tự hợp lí
(3) Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt để nắm chắc được nội dung của nó
(4) Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình
A. (1), (2), (3), (4)
B. (3), (1), (2), (4)
C. (1), (2), (4), (3)
D. (3), (2), (1), (4)
Sắp xếp theo đúng trình tự các bước tóm tắt văn bản tự sự?
(1) Có thể xen kẽ các nhân vật phụ, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại nội tâm,...
(2) Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt.
(3) Căn cứ vào những yếu tố quan trọng của tác phẩm như sự việc, nhân vật chính.
(4) Cần phải đọc kỹ để hiểu đúng chủ đề văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung theo một trình tự hợp lý, sau đó viết thành văn bản tóm tắt.
A. 2 – 3 – 4 – 1
B. 2 – 4 – 3 – 1
C. 2 – 1 – 3 – 4
D. 4 – 1 – 3 – 1
VIẾT: TÓM TẮT BẰNG SƠ ĐỒ NỘI DUNG CỦA MỘT VĂN BẢN ĐƠN GIẢN
- Đọc kỹ các nội dung mục B trong sgk trang 91,92 và thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Yêu cầu của việc tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản.
H. Để tóm tắt bằng sơ đồ nội dung một văn bản cần đảm bảo những yêu cầu gì?
2. Phân tích sơ đồ tóm tắt tham khảo: Trái Đất - cái nôi của sự sống
Quan sát sơ đồ trong sgk và trả lời 3 câu hỏi sau:
H. Chỉ ra từ khóa, cụm từ chọn lọc trong văn bản ?
H. Mối liên hệ giữa các từ khóa trong sơ đồ trên được thể hiện như thế nào ?
H. Sơ đồ này có đáp ứng yêu cầu về hình thức hay không ?
: Khi tóm tắt văn bản tự sự, cần chú ý điều gì?
A. Phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt
B. Phải đan xen được cảm xúc cá nhân
C. Không được phép trích dẫn lại lời văn của tác giả hay câu nói trực tiếp của nhân vật trong văn bản
5. Tóm tắt nội dung chính của các văn bản bi kịch trong Bài 8 sách Ngữ văn 11, tập hai và nêu một số điểm cần lưu ý về cách đọc các văn bản ấy.
- Nội dung chính:
+ Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài: Tác giả đã khắc họa hình ảnh Vũ Như Tô một người tài hoa, có tâm với tác phẩm của mình. Mong muốn làm ra được tác phẩm làm đẹp cho cuộc đời nhưng không hợp thời thế, không tìm hiểu về thời cuộc dẫn đến bi kịch của cuộc đời, mất hết niềm tin, hi vọng.
+ Thề nguyền và vĩnh biệt: Tác giả đã khắc họa tình yêu mãnh liệt vượt qua mọi khó khăn trở ngại, một tình yêu vĩnh cửu không thể tách rời.
+ Tôi muốn được là tôi toàn vẹn: Tác giả đã khắc họa sự đấu tranh giữa thể xác và tâm hồn. Từ đó đưa ra vấn đề về sự thống nhất giữa hai hai yếu tố này, nếu không sẽ là những bi kịch cho bản thân và cho những người xung quanh.
- Lưu ý khi đọc văn bản bi kịch:
+ Nhân vật chính trong bi kịch thường là những nhân vật có tính cách vượt trội, có khát vọng cao đẹp nhưng phải đối đầu với những mâu thuẫn không thể hóa giải.
+ Xung đột trong bi kịch: Xung đột ở nhân vật và thực tế cuộc sống và xung đột trong chính nhân vật. Qua đó thể hiện rõ số phận và tính cách nhân vật.
+ Chỉ dẫn sân khấu.
Tóm tắt nội dung chính của các văn bản bi kịch:
-Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài: Vũ Như Tô một kiến trúc sư có tài, tính tình cương trực. Lê Tương Dực vị vua nổi tiếng hôn quân chỉ biết khoái lạc, ăn chơi. Lê Tương Dực ra lệnh Vũ Như Tô xây dựng chốn ăn chơi đó là Cửu trùng đài. Vốn không màn đến danh vọng, cương trực ông đã thẳng thắn từ chối nhà vua dự bị vua căm ghét. Cung nữ Đan Thiềm khuyên nhũ Vũ Như Tô và thuyết phục rằng những tòa nhà mà ông xây dựng sẽ còn mãi và được người đời thán phục, kính trọng. Công trình Cửu trùng đài nguy nga, tráng lệ vốn tiêu tốn nhiều tiền của, sức người và cả máu của nhân dân vì vậy ai cũng căm ghét. Quận công Trịnh Duy Sản kích động thợ và nhân dân nổi dậy giết Vũ Như Tô và cửu trùng đài bị thiêu rụi.
-Thề nguyền và vĩnh biệt: Vở kịch nói về tình yêu tha thiết của một đôi trai gái thuộc hai dòng họ luôn coi nhau là kẻ thù. Do những xô xát và hiểu lầm, cuối cùng cả hai đều chọn cách tự tử để giải thoát qua đó đã góp phần giúp cho cả hai dòng họ cùng giải toả những oán hờn từ xa xưa. Qua đó, nhà văn Sếch-xpia đã lên án và tố cáo những hành động, thành kiến vô nhân đạo tồn tại và khống chế sự tự do của con người, đồng thời ca ngợi sự giải phóng bản thân, tiến tới những mối tình cảm tự nhiên, chân thành bước ra khỏi những ràng buộc của đạo đức phong kiến bảo thủ, lạc hậu. Trong trái tim của mỗi người đều tiềm tàng một khát vọng tình yêu, chỉ khi gặp đúng người, trái tim ta mới cảm nhận được sự rung động bùng cháy. Và không phải ai cũng đủ mạnh mẽ để theo đuổi tình yêu của mình. Nhưng Rô- mê-ô và Giu-li-ét, họ đã thật sự làm được điều đó, họ đã cùng vượt qua rào cản của gia đình, của xã hội để khiến cho tình yêu của mình chở nên thăng hoa và tiến đến bất tử.
-Tôi muốn là tôi toàn vẹn: Vở kịch kể về những đau khổ của Trương Ba phải chịu khi sống nhờ trong xác anh hàng thịt. Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt. Sau đó, ông lại được gợi ý nhập vào xác cu Tị mới mất. Lần này, ông thẳng thừng từ chối và kiên quyết lựa chọn cái chết để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của bản thân khỏi bị vấy bẩn khi trong thân xác của người khác bởi những thói tầm thường, phàm tục.
Tóm tắt nội dung của văn bản trên. Theo bạn, những đặc điểm nào của thể loại truyện thơ đã được thể hiện qua văn bản?
- Tóm tắt nội dung văn bản:
Đoạn trích kể về việc Thị Mầu lên chùa ve vãn tiểu Kính Tâm. Thị Kính là người con gái nết na, xinh đẹp nhà Mãng Ông được gả cho Thiện Sĩ, học trò dòng dõi thi thư. Trong một đêm Thị Kính đang vá áo nhìn chồng ngủ thấy sợi dâu mọc ngược, sẵn con dao nàng định xén đi thì Thiện Sĩ tỉnh giấc gạt tay vợ và la toáng lên. Mẹ chồng vào nghe lời kể nghi oan cho Thị Kính âm mưu giết chồng thì mắng chửi và đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Thị Kính giả nam, xin vào chùa tu được đặt là Kính Tâm. Bấy giờ trong làng có cô Thị Mầu nổi tiếng lẳng lơ dụ dỗ Kính Tâm không được thì dan díu với anh điền trong nhà. Thị Mầu mang thai, bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm. Thị Mầu sinh con mang tới chùa đổ vạ, Thị Kính suốt 3 năm trời ròng rã xin sữa nuôi con, cuối cùng thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết đi. Cuối cùng mọi người mới biết Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng. Nàng hóa thành Phật bà Quan âm Thị Kính.
- Đặc điểm truyện thơ trong văn bản:
+ Được thể hiện qua hình thức Chèo là loại kịch hát, kể chuyện, múa dân gian, diễn bằng hình thức sân khấu.
+ Các nhân vật được chia thành hai tuyến rõ ràng.
+ Sử dụng ngôn từ kết hợp tự sự và trữ tình.