xacs định luận điểm câu hương người như hể hương hân
đặ ra 3 câu hỏi làm nổi bậ câu
lập dàn bài
Đề cương ngữ văn -Câu 1 : Tìm luận điểm chính, lđ phụ trong bài thơ Bánh Trôi Nước ? Lấy lđ chính làm luận điểm lớn để xác định các lđ nhỏ (tìm ý cho thân bài)? Câu 2: Lập dàn ý cho luận điểm sau : Rừng là tài nguên. Câu 3: Biển là kho báu.
Em tham khảo:
Câu 1:
* Luận điểm 1: Hình ảnh bánh trôi nước
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non"
- "trắng", "tròn": Hình dáng bên ngoài của chiếc bánh trôi nước, bánh được làm bằng bột nếp, sắc trắng trong, dáng bánh tròn.
- "bảy nổi ba chìm": quá trình luộc bánh phải trải qua bảy lần nổi ba lần chìm trong nồi nước sôi.
- "tấm lòng son": màu đỏ của nhân bánh.
=> Hình ảnh tả thực cho ta thấy được vẻ đẹp của chiếc bánh trôi nước, từ hình dáng bên ngoài, nhân bánh đến cách thức làm bánh, luộc chưa chín thì chìm, chín rồi thì nổi.
* Luận điểm 2: Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ
- Ẩn dụ "thân em": cách nói khiêm nhường, kín đáo chỉ người phụ nữ.
- Hai vế tiểu đối “vừa trắng” - “vừa tròn”: vẻ đẹp trinh trắng, duyên dáng của người thiếu nữ.
- Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" hàm ý về thân phận nổi lênh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải chịu nhiều vất vả, thiệt thòi do lễ giáo phong kiến gây nên.
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
- "rắn nát", "mặc dầu tay kẻ nặn": số phận của người phụ nữ hạnh phúc hay bất hạnh đều do "tay kẻ nặn", tức do cha mẹ hay chồng con định đoạt (đạo tam tòng).
- Ẩn dụ "tấm lòng son": tấm lòng son sắt, thủy chung trong tình yêu, vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ.
- Cấu trúc "Mặc dầu... mà vẫn..." khẳng định và ngợi ca tâm hồn trong sáng, tình yêu thủy chung của người phụ nữ Việt Nam trước hoàn cảnh số phận chịu nhiều gian truân, khổ cực.
=> Ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn của người phụ nữ, đồng thời, cảm thông sâu sắc cho số phận lênh đênh, chìm nổi, phụ thuộc của họ.
Câu 2:
1. Mở bài
- Thiên nhiên ưu đãi cho nước ta không chỉ biển bạc mà còn cả rừng vàng.
- Rừng mang lại cho con người chúng ta những nguồn lợi vô cùng to lớn về vật chất. Và hơn thế nữa, thực tế cho thấy rằng, cao hơn cả giá trị vật chất, rừng còn là chính cuộc sống của chúng ta.
2. Thân bài- Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ môi trường sống:
Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái.
Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.
Rừng ngăn nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc đến Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc.
- Bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người.
Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản…
Rừng thu hút khách du lịch sinh thái.
- Rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
Rừng đã cùng con người đánh giặc.
3. Kết bài
- Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng.
- Khẳng định ý nghĩa của việc bảo vệ rừng.
- Nêu trách nhiệm cụ thể: bảo vệ rừng tức là khai thác có kế hoạch; không chặt phá, đốt rừng bừa bãi; trồng rừng, khôi phục những khu rừng bị tàn phá.
Câu 3:I. Mở bài
- Giới thiệu về giá trị to lớn của biển
- Trích dẫn luận điểm.
II. Thân bài:
1. Giải thích ngắn gọn khái niệm về biển
2. Chứng minh: bảo vệ biển là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
a. Bảo vệ nguồn kinh tế dồi dào
b. Bảo vệ biển là bảo vệ cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp
c. Biển là một trong những nơi cân bằng sinh thái
d. Biển chở che và bảo vệ chúng ta.
III. Kết bài: Hãy bảo vệ biển vì bảo vệ biển là bảo vệ chính kho báu của chúng ta
a)Nêu các bước để tìm hiểu đề và lập dàn ý cho bài văn nghị luận
b)viết một đoạn văn(khoảng 12 câu-sd 1 câu rút gọn) triển khai luận điểm sau:
Bài thơ "Cảm nghĩ trg đêm thanh tĩnh"*(tĩnh dạ tứ) của Lý Bạch đã thể hiện 1 cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của người sống xa nhà trg đêm thanh tĩnh.
giúp mik vs
Cảm ơn bn trc
a)các bước tìm hiểu đề:
-Nêu vấn đề nghị luận
-Đối tượng, phạm vi nghị luận
-Khuynh hướng nghị luận
-Yêu cầu
*Các bước lập dàn ý:
1.Xác định luận điểm
2.Tìm luận cứ
3.Xây dựng lập luân
vậy bạn trả lời đi
đặng minh quang trả lời đi!!! bn bt là thể loại người j ko đây là chỗ để mọi người hỏi những j họ ko bt hoặc ko hiểu đáng ra bn phải giúp = cách trả lời lại 1 câu trả lời chứ ko phải là bn vào bình luận nói người ta ngu nhớ!!học cách lm người đi
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu, lập luận theo cách quy nạp làm rõ hình ảnh thiên nhiên và cảm xúc con người lúc giao mùa. Trong đoạn sử dụng phép thế và câu bị động.
Câu 2: Câu văn nào giữ vai trò là câu chốt thâu tóm ND vấn đề nghị luận trong bài ?
Câu 3: Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài ?
III. Tìm hiểu văn bản
1. Nhận định chung về lòng yêu nước
a. Nội dung
Câu 1: Ngay ở phần mở bài, HCM trong cương vị Chủ tịch nước đã thay mặt toàn Đảng toàn dân ta khẳng định một chân lí, đó là chân lí gì?
Câu 2: Em có nhận xét gì về cách viết câu văn của tác giả ?
Câu 3: Cách nêu luận điểm của tác giả HCM có gì đặc biệt ?
Câu 4: Lòng yêu nước của nhân dân ta được nhấn mạnh trên lĩnh vực nào? Vì sao ?
Bài này là bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Giúp mình với a
Đọc văn bản (tr.41-41 SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi:
a) Luận điểm cơ bản của bài văn này là gì? Hãy tìm ra những câu mang luận điểm đó.
b) Để khuyên người ta "đừng sợ vấp ngã", bài văn đã lập luận như thế nào? Các sự thật được dẫn ra có đáng tin không? Qua đó, em hiểu phép lập luận chứng minh là gì?
a.
- Luận điểm cơ bản của bài này là: Đừng sợ vấp ngã.
- Những câu văn mang luận điểm đó:
+ Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ.
+ Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.
b. Người viết đưa ra những dẫn chứng hết sức xác thực:
- Nêu một số ví dụ về việc vấp ngã trong đời sống hằng ngày.
- Nêu năm danh nhân thế giới đã từng vấp ngã nhưng vấp ngã không cản trở việc họ thành đạt vẻ vang về sau.
Qua đó, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần được chứng minh là đáng tin cậy.
“Khổ thơ thứ hai trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã tái hiện một cách sinh động cảnh dân làng chài ra khơi đánh cá”. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 – 15 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ nhận định trên. Trong đoạn có sử dụng hợp lí một câu ghép và một câu cảm thán (gạch dưới, chỉ rõ câu ghép và câu cảm thán).
mk cần gấp ạ! Mng mn giúp đỡ ạ !
Câu 3. Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?
A. Lập dàn ý đại cương B. Xác định các lí lẽ cho bài văn.
C. Tìm dẫn chứng cho bài văn. D. Viết bài văn hoàn chỉnh.
Câu 4. Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng), viết về sự giản dị của Bác, tác giả đã dựa trên cơ sở nào?
A. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác.
B. Sự tưởng tượng, hư cấu của tác giả.
C. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính, chân thành, thắm thiết của tác giả.
D. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ.
Câu 5. Cụm chủ vị được in đậm trong câu văn: “Chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trước cửa hang” làm thành phần gì trong câu?
A. Vị ngữ B. Chủ ngữ C. Phụ ngữ D. Trạng ngữ
Câu 6. Vì sao có thể nói: ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi?
A. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc cung đình
B. Do ca Huế nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình
C. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc thính phòng
D. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian
Câu 7: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động ?
A. Mẹ đang nấu cơm. B. Lan được thầy giáo khen.
C. Trời mưa to. D. Trăng tròn.
Câu 8: Những lĩnh vực nào cần sử dụng thao tác giải thích?
A. Chỉ trong văn nghị luận
B. Trong tất cả các lĩnh vực
C. Chỉ trong nghiên cứu khoa học
D. Chỉ trong đời sống hàng ngày
Câu 9: Tác giả của văn bản “Sống chết mặc bay” là ai?
A. Phạm Văn Đồng. B. Phạm Duy Tốn. C. Hà Ánh Minh. D. Hoài Thanh.
Câu 10: Chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác Hồ?
A. Chỉ vài ba món đơn giản.
B. Bác thích ăn những món được nấu rất công phu.
C. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
D. Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.
Câu 11: Câu văn “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn.” được câu rút gọn thành phần nào?
A. Trạng ngữ B. Vị ngữ. C. Phụ ngữ. D. Chủ ngữ.
Câu 12:Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?
A. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.
B. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.
C. Nêu được các lí lẽ cần sử dụng trong bài làm.
D. Nêu được các luận điểm cần chứng minh..
Đề bài: Cho đề văn sau: Giải thích câu tục ngữ "Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ"
a) Đặt ra những câu hỏi chính cần giải đáp để làm rõ tính chất cần giải thích
b) Tìm các căn cứ lí luận và thực tiễn để lí giải
c) Lập dàn bài cho đề văn trên
Tham khảo:
a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trề.
– Câu tục ngữ có hai vế, mỗi vế nêu lên một thái độ đối với lao động.
– Tay là cơ quan quan trọng nhất của con người làm việc.
Hình ảnh bàn tay ở đây tượng trưng cho con người. Tay làm là hình ảnh con người chăm chỉ, tay quai là hình ảnh con người lười biếng, không chịu làm việc .
Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày
– Hàm và miệng là cơ quan giúp cho con người ăn uống. Hình ảnh hàm và miệng ở đây tượng trưng cho cuộc sống của cơn người. Người chăm chỉ mới có cái để ăn (liên hệ với câu tục ngữ: Có làm thì mới có ăn. Không dưng ai dễ đem phần đến cho), nói rộng ra người có chăm làm cuộc sống mới được đảm bảo, kẻ lười biếng thì chẳng có gì đề ăn. Nói rộng ra kẻ lười biếng cuộc sống sẽ khổ sở, thiếu thôn.
– Câu tục ngữ khuyên mọi người cần chăm chỉ lao động, chê trách thái độ lười biếng.
b. Nêu dẫn chứng chứng minh người lao động chăm chỉ sẽ có một cuộc sống no đủ tốt đẹp. (Lây các dẫn chứng trong cuộc sống thực tế ở xung quanh, có thể nêu lên cụ thể).
– Người nông dân chăm chỉ cày sâu cuốc bẫm, mùa đến sẽ, thu hoạch tốt.
– Người công nhân chăm chỉ, có tay nghề giỏi sẽ có năng suất cao do đó lương cao, được thưởng nhiều. Cuộc sống vì thế sẽ sung túc.
– Người thợ thủ công chăm chỉ làm ra được nhiều sản phẩm, thu nhập cao. Vì thế gia đình có cuộc sổng đầy đủ.
Viết đoạn văn nghị luận văn học 10-12 câu theo mô hình trong đoạn có sử dụng câu cảm thán (hoặc câu phủ định) (gạch chân, chú thích) . Nỗi nhớ quê hương trong khổ thơ cuối của bài thơ “Quê hương”
tham khảo nha:
Đoạn thơ đã làm nổi bật tâm trạng đau buồn, lo âu của nàng Kiều qua cách nhìn cảnh vật. Để diễn tả tâm trạng Kiều Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để khắc họa tâm trạng của Kiều lúc bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.Điệp ngữ “buồn trông” được lặp lại 4 lần tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc diễn tả nỗi buồn đang dâng lên lớp lớp trong lòng Kiều. Cảnh vật thiên nhiên qua con mắt của Kiều gợi nỗi buồn da diết. Cánh buồm thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện nơi cửa bể chiều hôm gợi hành trình lưu lạc mờ mịt không biết đâu là bến bờ. Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi thân phận nhỏ bé, mỏng manh, lênh đênh trôi dạt trên dòng đời vô định không biết đi đâu về đâu. Nội cỏ rầu rầu trải rộng nơi chân mây mặt đất gợi cuộc sống úa tàn, bi thương, vô vọng kéo dài không biết đến bao giờ. Hình ảnh “gió cuốn mặt duềnh” và âm thanh ầm ầm của tiếng sóng “kêu quanh ghế ngồi” gợi tâm trạng lo sợ hãi hùng như báo trước,chỉ ngay sau lúc này, dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều. Điệp ngữ lại được kết hợp với các từ láy chủ yếu là những từ láy tượng hình, dồn dập, chỉ có một từ láy tượng thanh ở cuối câu tạo nên nhịp điệu, diễn tả nỗi buồn ngày một tăng, dâng lên lớp lớp, nỗi buồn vô vọng, vô tận. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động để diễn tả nỗi buồn man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, dồn đến bão táp nội tâm cực điểm của cảm xúc trong lòng Kiều.
tham khảo
tác giả Tế Hanh là một nhà thơ nổi tiếng gắn liền với những bài thơ về chủ đề quê hương như “Những ngày nghỉ học”, “Lời con đường quê”. Trong đó bài thơ “Quê hương” chính là bài thơ khẳng định tình cảm của một người con xa quê dành cho ngôi làng của mình. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh người dân chài bơi thuyền ra khơi.hời điểm đoàn thuyền ra khơi là vào một buổi sáng với thời tiết đẹp, trời trong xanh, có gió nhẹ và ánh mặt trời ửng hồng, đó là một dấu hiệu cho thấy thời tiết rất thuận lợi cho việc ra khơi đánh bắt, hứa hẹn một chuyến đi an toàn và bội thu.Khi chiếc thuyền bắt đầu ra khơi, tức là trong khoang thuyền còn trống rỗng, khi ấy nó đang hăm hở lên đường, tác giả ví con thuyền với con tuấn mã đang hăng say, khỏe mạnh và tràn đầy sức lực. Các tính từ mạnh như “hăng”, “mạnh mẽ” kết hợp cùng các động từ như “phăng”, “vượt” đã cho thấy khí thế hừng hực của con thuyền ra khơi, sẵn sàng đối đầu với thử thách của biển cảnh ảnh cánh buồm được tác giả so sánh với “mảnh hồn làng”, lấy một cái hữu hình để nói về một cái vô hình, khiến cho cái vô hình trở nên có hình khối, đường nét và gần gũi hơn. Cách so sánh đó của tác giả đã khiến cho cánh buồm quen thuộc gắn bó bao đời với dân chài nay trở nên thiêng liêng và lớn lao lạ kì. Cánh buồm ấy cùng hòa nhịp với người dân, đang “rướn thân” mình ra để vươn ra biển khơiNhư vậy, dưới ngòi bút tài tình và cảm hứng lãng mạn của nhà thơ Tế Hanh trong đọan thơ tả cảnh người dân chài ra khơi đánh cá, chúng ta đã cảm nhận được khí thế hăng say lao động, sự khỏe khoắn, tràn đầy sức lực, sức sống của người dân làng chài trong chuyến ra khơi. Bên cạnh đó hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm cũng góp phần tô đậm thêm bức tranh lao động của người dân làng chài