Cho hỗn hợp chứa 0,2mol Zn và 0,2 mol Fe tác dụng với dung dịch hỗn hợp \(Cu\left(NO_3\right)_2\) 2M và \(AgNO_3\) 1M.Tính m chất rắn
Cho hỗn hợp Fe và Zn tác dụng với dung dịch hỗn hợp chứa 0,01 mol HCl và 0,05 mol H 2 S O 4 . Sau phản ứng thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho khí Z đi qua CuO dư, đun nóng thu được m gam Cu. Giá trị của m là
A. 5,32
B. 3,52
C. 2,35
D. 2,53
Cho 25,2 g Mg vào 1 lít hỗn hợp chứa \(Cu\left(NO_3\right)_2\) 0,3M ; \(Fe\left(NO_3\right)_3\) 0,3M ; \(Al\left(NO_3\right)_3\) 0,2M ; \(AgNO_3\) 0,2M . Tính m chất rắn tạo thành
Tham Khảo :
nMg = 1.05 mol
Khi cho Mg vào hỗn hợp dung dịch chứa Cu2+, Ag+ , Fe3+, Al3+ thì thứ tự Mg phản ứng là Ag+, Fe3+, Cu2+ , Fe2+ , Al3+
Nhận thấy:
2nMg= 2,1 mol < nAg+ + nFe3+ + 2nCu2+ + 2nFe2+ + 3nAl3+ = 2,3 mol
→ Dung dịch sau phản ứng chứa Mg(NO3)2 : 1,05 mol và Al(NO3)3 : 2,3−2,1/3 = 0.2/ 3 mol ( Bảo toàn nhóm NO3-)
Chất rắn sinh ra chứa Ag : 0,2 mol, Cu : 0,3 mol, Fe: 0,3 mol, Al : 0,2 - 0,2/3 = 2/15 mol
→ m = 0,2. 108 + 0,3. 64 + 0,3. 56 + 2/15. 27 = 61,2 gam
Cho m gam hỗn hợp Fe và Cu (Fe chiếm 36% về khối lượng) tác dụng với dung dịch chứa 0,7 mol HNO3 tới khi phản ứng hoàn toàn, thu được0,68m gam chất rắn X, dung dịch Y và 6,72 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO2 và NO. %V của NO trong hỗn hợp Z gần với giá trị nào nhất?
A. 34%.
B. 25%.
C. 17%.
D. 50%.
Cho hỗn hợp Al và Fe tác dụng với hỗn hợp dung dịch chứa AgNO 3 và Cu NO 3 2 thu được dung dịch B và chất rắn D gồm 3 kim loại. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy có khí bay lên. Thành phần chất rắn D là :
A. Al, Fe và Cu ; B. Fe, Cu và Ag ;
C. Al, Cu và Ag ; D. Kết quả khác.
Đáp án B.
Al là kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn Fe nên Al phản ứng hết trước. Trường hợp 1 : Al vừa đủ phản ứng, còn Fe không phản ứng và kim loại Ag, Cu được giải phóng.
Al + 3 AgNO 3 → Al NO 3 3 + 3Ag
2Al + 3 Cu NO 3 2 → 2 Al NO 3 3 + 3Cu
Trường hợp 2 : Al phản ứng hết, sau đó đến Fe phản ứng, Fe dư và kim loại Ag, Cu được giải phóng.
Fe + 2 AgNO 3 → Fe NO 3 2 + 2Ag
Fe + Cu NO 3 2 → Fe NO 3 2 + Cu
Chất rắn D gồm Ag, Cu và Fe.
Cho hỗn hợp có a mol Zn tác dụng với dung dịch chứa b mol Cu(NO3)2 và c mol AgNO3. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và chất rắn Y. Biết a = b + 0,5c. Ta có:
A. Dung dịch X chứa 3 muối và Y chứa 2 kim loại
B. Dung dịch X chứa 2 muối và Y chứa 2 kim loại
C. Dung dịch X chứa 1 muối và Y có 2 kim loại
D. Dung dịch X chứa 2 muối và Y có 1 kim loại
Đáp án C
a = b+ 0,5c ⇒ 2a = 2b+ c
Như vậy, lượng Zn vừa đủ phản ứng với các chất trong dung dịch
Tóm lại, trong dung dịch X chỉ còn muối Zn(NO3)2 và trong Y có 2 kim loại là Cu và Ag
Cho hỗn hợp có a mol Zn tác dụng với dung dịch chứa b mol Cu(NO3)2 và c mol AgNO3. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và chất rắn Y. Biết a = b + 0,5c. Ta có :
A. Dung dịch X chứa 3 muối và Y chứa 2 kim loại.
B. Dung dịch X chứa 2 muối và Y chứa 2 kim loại.
C. Dung dịch X chứa 1 muối và Y có 2 kim loại.
D. Dung dịch X chứa 2 muối và Y có 1 kim loại.
Đáp án C
a = b+ 0,5c => 2a = 2b + c
Như vậy, lượng Zn vừa đủ phản ứng với các chất trong dung dịch
Tóm lại, trong dung dịch X chỉ còn muối Zn(NO3)2 và trong Y có 2 kim loại là Cu và Ag
cho hỗn hợp kim loại fe, Zn tác dụng với hỗn hợp dung dịch Agno3, cu(no3)2 thu được dung dịch D và chất rắn E gồm 3 kim loại Chất rắn E tác dụng với Hcl dư có khí thoát ra Tính thành phần % chất rắn E
Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol Fe và 0,1 mol Al tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol CuCl2 đến khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn tăng m gam. Giá trị của m là:
A. 7,3
B. 4,5
C. 12,8
D. 7,7
Cho hỗn hợp gồm Zn và Fe tác dụng với dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được dung dịch A gồm 2 chất tan và chất rắn B gồm 3 kim loại. Cho B tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thấy có khí bay lên. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 lấy dư thu được kết tủa C. Nung kết tủa C trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn D. Xác định thành phần A, B, C, D và viết các PTHH xảy ra (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn) ?