Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
VKNgoc
Xem chi tiết
heheboi
28 tháng 9 2022 lúc 20:57

cai nit

Tạ Thu Huyền
Xem chi tiết
Kaito Kid
4 tháng 3 2019 lúc 20:32

Khó thế

Tạ Thu Huyền
4 tháng 3 2019 lúc 20:35

Vậy mới nói.Tớ bí lắm rồi nên mới đưa lên đây

Từ ngàn đời xưa, phụ nữ luôn hiện diện với vai trò quan trọng trong đời sống và sự phát triển toàn vẹn của xã hội cũng như con người. Trong xây dựng, phát triển đời sống cũng như lao động, đấu tranh chống lại thế lực sai trái cũng như bảo vệ đất nước. Sự quan trọng ấy được khẳng định qua năng lực cũng như phẩm chất đạo đức của người phụ nữ qua các thời kì. Từ xưa, ông cha ta đã đúc rút ra bốn chữ nói lên người phụ nữ Việt Nam ta”công, dung, ngôn, hạnh”.

Trải qua tiến trình lịch sử và sự phát triển chung của thế giới và các nước châu Á, chuẩn mực đạo đức cũng như quan niệm về cái đẹp nói chung  và vẻ đẹp của người phụ nữ nói riêng cũng thay đổi theo từng thời kì, từng thế hệ. Chuẩn mực phụ nữ ngày nay có chút biến đổi để thích nghi hơn với thực tiễn, phù hợp hơn với sự phát triển của xã hội cũng như xu thế hội nhập với toàn thế giới, với nhịp sống hiện đại hóa. Tuy nhiên, sự phát triển và chuẩn mực của người phụ nữ Việt Nam luôn gắn với cái chất cũ, được thể hiện rõ ở tính kế thừa: chung thủy, độ lượng, đảm đang, ăn nói kín kẽ. Thời xưa, phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến là đề tài được nhiều nhà thơ, nhà văn chọn làm đề tài sáng tác. Qua những tác phẩm ấy, người phụ nữ hiện lên với hình ảnh xinh đẹp, cùng với đó là nhân cách cao đẹp, vậy mà số phận luôn bị phụ thuộc vào người khác. Sự ràng buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực khiến cho cuộc đời của họ đầy rẫy những chông gai và sóng gió. Xã hội phong kiến luôn bất công và bất công nhất là người phụ nữ, xã hội mà con người luôn trở thành nô lệ của đồng tiền, điều đó khiến cho phụ nữ vất vả, tần tảo đi chợ sớm hôm nuôi chồng, chăm con. Dù cho có khổ vậy nhưng họ lại coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng.  Nhưng chúng ta lại thấy, dù người phụ nữ ấy có khó khăn đến đâu khổ sở cỡ nào họ vẫn luôn sáng lên nhân cách cao thượng, sự hi sinh, tình yêu thương, niềm lạc quan, niềm tin vào ánh sáng tươi mới cuộc sống. Mặc dù người phụ nữ khép nép là vậy, yếu đuối trước sự ràng buộc là vậy, nhưng “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”.  

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, người phụ nữ đã xuất hiện và chiến đấu anh dũng hi sinh như: Mạc Thị Buởi, Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Chiên,  Nguyễn Thị Hằng, Võ Thị Thắng, Trần Thị Lý, chị Út Tịch, mẹ Suốt, bà Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Bình, v.v. Họ đều quyết tâm đánh giặc đến cùng, nhất quyết không cho giặc ngoại xâm cướp nhà, cướp của… Ở bất kỳ lĩnh vực nào, giai đoạn lịch sử nào chúng  ta đều bắt gặp tên tuổi của người phụ nữ nổi tiếng, vẻ vang dân tộc. Cả thế giới họ đều tôn vinh phụ nữ.. Vẻ đẹp ấy luôn biểu hiện qua lý tưởng và lẽ sống, trí tuệ và tâm hồn. Có thể nói cách khác, đó là vẻ đẹp  hài hòa giữa hình thức và nội dung. Ngày nay tuy chưa phải đã hết những định kiến thậm chí là những kỳ thị, nhưng xét toàn diện cả về số lượng và chất lượng, những đóng góp gìn giữ và đã phát huy được tốt vai trò đối với thực tiễn phát triển xã hội trên mọi lĩnh vực. Từ đảm đương vai trò đối nội"trong gia đình, phụ nữ ngày nay còn trọng trách đối ngoại, đây không chỉ là sự nghiệp dành cho nam giới. Họ khẳng định giá trị, khả năng sự nghiệp và tính vươn lên. Khát vọng không chỉ đơn giản như thoát khỏi vòng khuôn khổ gia đình, mà hơn thế nữa họ khẳng định vị thế của mình như  những người đứng đầu tập đoàn, công ty doanh nghiệp, thậm chí là những lãnh đạo trong các tổ chức trong bộ máy chính phủ.
Nói tóm lại, dù ở thời nào đi chăng nữa, phụ nữ luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống cũng như công việc. Bên cạnh việc giữ gìn phẩm chất truyền thống từ ngàn đời xưa, người phụ nữ ngày nay luôn phải phấn đấu trở thành một công dân tốt, biết ước mơ, sống có hoài bão, sống trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.  Đó là những yếu tố rất cơ bản, những yếu tố cội nguồn về phụ nữ Việt Nam.

Phạm Gia Hưng
Xem chi tiết
Khánh Huyền
Xem chi tiết
Hong Ngoc Khanh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Mai Linh
23 tháng 10 2016 lúc 9:53

-Đặt vòng hoa thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ nhân ngày 27/7

-dành nhiều điểm 9,10 dâng tặng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam

 

- Chăm chỉ học bài, làm bài tập để dành điểm 9,10 tặng thầy giáo, cô giáo

- Cùng các bạn đi thăm và tặng hoa cho thầy giáo cô giáo đã và đang dạy mình

Florentino
16 tháng 9 2022 lúc 20:31

-Đặt vòng hoa thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ nhân ngày 27/7

-dành nhiều điểm 9,10 dâng tặng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam

 

- Chăm chỉ học bài, làm bài tập để dành điểm 9,10 tặng thầy giáo, cô giáo

- Cùng các bạn đi thăm và tặng hoa cho thầy giáo cô giáo đã và đang dạy mình

Đại Minh Tinh
Xem chi tiết
Linh Phương
9 tháng 10 2016 lúc 19:17

Câu 1:

Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.

 

Câu 2:

Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó. Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan ý chí xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam. Câu 3:Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng, ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên – Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.Chúc bạn học tốt! 
Thảo Phương
9 tháng 10 2016 lúc 19:41

Câu 1:Hồ xuân Hương là một trong rất ít phụ nữ Việt Nam thời phong kiến có tác phẩm văn học lưu truyền cho đến ngày nay. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Cuộc đời của bà vẫn còn là một vấn đề đang được nghiên cứu. Bà thường mượn cảnh , mượn vật để nói lên thân phận người phụ nữ thời bấy giờ, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số đó.Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. 

Câu 2:

 Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.

 Câu 3:

bài thơ Phò giá về kinh cũng thể hiện lòng yêu nước theo kiểu mộc mạc, tự nhiên nhưng mạnh mẽ, hào hùng. Hai bài thơ đều phản ánh bản lĩnh vững vàng, khí phách hiên ngang của dân tộc ta. Một bài nêu cao chủ quyền độc lập thiêng liêng, khẳng định nước Nam là của vua Nam, không kẻ nào được phép xâm phạm, nếu cố tình xâm phạm tất sẽ chuốc lấy bại vong. Một bài thể hiện khí thế hào hùng và bày tỏ khát vọng xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình với niềm tin đất nước sẽ bền vững nghìn thu.Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng, ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên – Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.

Tran Ngoc Nga
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 1 2018 lúc 13:52

- Tuổi trẻ Việt Nam khi thể hiện lòng yêu nước.

Tuổi trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo vận mệnh, tương lai non sông đất nước vì vậy tuổi trẻ cần hiểu được vị trí quan trọng của mình.

       + Vốn tri thức, đạo đức được rèn luyện từ nhà trường là nền tảng cơ bản để thực hành trong đời sống.

       + Tuổi trẻ phải nỗ lực không ngừng học hỏi, phát triển về khoa học, kĩ thuật để bắt kịp với sự phát triển của thế giới.

       + Tuổi trẻ cần nuôi dưỡng trong mình tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, niềm tự tôn dân tộc.

       + Cần ý thức việc trau dồi tri thức và đạo đức ngay khi còn trẻ.

Lê Dương Bảo Trâm
Xem chi tiết
minh nguyet
11 tháng 10 2021 lúc 17:10

Em tham khảo:

Qua tác phẩm Người con gái Nam Xương, Vũ Nương hiện nên là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chưa vun vén được với chồng bao lâu thì phải xa cách vì chồng ra trận. Được một thời gian thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ, lại đơn côi gối chiếc nhưng nàng vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của một người con dâu tốt. Tới khi mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Chỉ bấy nhiêu đấy thôi, ta đã thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện ba phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.