Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Hoành Nhật Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Thơ
22 tháng 10 2021 lúc 9:15

-Tên tập hợp được viết bằng chữ cái in hoa như: A, B, C,…Để viết tập hợp thường có hai cách viết:

+ Một là, liệt kê các phần tử của tập hợp:

Ví dụ: A = {1; 2; 3; 4; 5}

+ Hai là, theo tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó:

Ví dụ: A = {x ∈ N| x < 5}

Kí hiệu : ∈ : thuộc

              ∉ : không thuộc

-Trong toán học, một phần tử của một tập hợp là bất kỳ một trong các đối tượng riêng biệt tạo nên tập hợp đó

-N là ký hiệu của tập hợp các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 0.

Còn N* là tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 0

Khách vãng lai đã xóa
bi bo
Xem chi tiết
Công chúa Phương Thìn
28 tháng 8 2016 lúc 7:57

Hai điểm trùng nhau là 2 điểm không phân biệt

Hình trên biểu thị 2 điểm A và B không phân biệt hay 2 điểm trùng nhau

Nữ hoàng băng giá
28 tháng 8 2016 lúc 8:03

hai điểm trùng nhau khi làm bài mình chỉ cần nêu một điểm . A B

Erza Scarlet
28 tháng 8 2016 lúc 8:05

c d đó chính là 2 điiểm trùng nhau

Nhok Scorpio
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
19 tháng 12 2016 lúc 19:20

1.Quá trình phân chia tế bào diễn ra: đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia và một vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào mẹ thành 2 tế bào con.

ý nghĩa : Giúp cây sinh trưởng và phát triển.

Bình Trần Thị
19 tháng 12 2016 lúc 19:21

2.Miền hút là phần quan trọng nhất của rễ vì: Gồm hai phần: vỏ và trụ giữa. Có mạch gỗ và mạch rây vận chuyển các chất. Có nhiều lông hút giữ chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan. Có ruột chứa chất dự trữ.

 

Bình Trần Thị
19 tháng 12 2016 lúc 19:22

2. rễ gồm 4 miền :

- Miền trưởng thành có các mạch dẫn có chức năng chính là dẫn truyền.

- Miền hút có các lông hút có chức năng hấp thụnước và muối khoáng.

- Miền sinh trưởng là nơi tế bào phân chia làm cho rễ dài ra.

- Miền chóp rễ là phần tận cùng của rễ có chức năng che chở cho đầu rễ.

 

Nguyễn Tạ Khánh Ngọc
Xem chi tiết

Câu 2:

Tham khảo:

*Trong giới thực vật ,ngành hạt kín là ngành tiến hóa nhất .

*Vì thực vật hạt kín là loài có hạt noãn nằm trong bầu. Bầu nằm trong hạt. Hạt nằm trong thịt quả. Bên ngoài quả có một lớp vỏ ( có loài cứng, có loài mềm) bảo vệ quả. Nếu trong tự nhiên khi quả rơi xuống sẽ có chất dinh dưỡng có sẵn để nuôi cây ( thịt quả). khi nó mọc lên sẽ có rễ, thân lá đầy đủ. Ngoài ra nó sinh sản bằng hoa, quả sẽ duy trì nòi giống cho cây.

Nhật Huy
Xem chi tiết
Vũ Hải Lâm
1 tháng 11 2019 lúc 21:30

tt ngắn là short

tt dài là expensive

Khách vãng lai đã xóa
Hoàng hôn  ( Cool Team )
1 tháng 11 2019 lúc 21:31

Tính từ ngắn

Tính từ có 1 âm tiết, hoặc 2 âm tiết nhưng chữ cái cuối cùng của âm tiết thứ hai có kết thúc là –y, –le,–ow, –er, và –et được cho là tính từ ngắn.

Ví dụ:
Short – /ʃɔːrt/: ngắn
Sweet – /swiːt/: ngọt
Clever – /ˈklev.ɚ/: khéo léo, khôn khéo

Trong câu so sánh hơn kém, đối với tính từ ngắn ta chỉ cần thêm – er vào sau. Trong câu so sánh hơn nhất thêm – est.

Ví dụ:

Sharp – sharper – the sharpest: sắc – sắc hơn – sắc nhất
Light – lighter – the lightest: nhẹ – nhẹ hơn – nhẹ nhất

Thêm –r nếu tính từ kết thúc tận cùng bằng nguyên âm – e trong câu so sánh hơn kém, hoặc thêm –st nếu trong câu so sánh cao nhất.

Ví dụ:
Nice – nicer – the nicest: đẹp – đẹp hơn – đẹp nhất
Close – closer – the closest: gần – gần hơn – gần nhất

Nếu tính từ kết thúc bằng “y” thì trong câu so sánh ta bỏ “y” để thêm -ier trong câu so sánh hơn kém, và thêm -iest trong câu so sánh cao nhất.

Ví dụ:
Happy – happier – the happiest: hạnh phúc – hạnh phúc hơn – hạnh phúc nhất
Easy – easier – the easiest: dễ dàng – dễ dàng hơn – dễ dàng nhất

Nếu trước phụ âm sau cùng là một nguyên âm thì cần gấp đôi phụ âm đó rồi mới thêm – er hoặc – iest.

Ví dụ:
Hot – hotter – the hottest: nóng – nóng hơn – nóng nhất
Big – bigger – the biggest: to lớn – to hơn – to nhất

2. Những tính từ có từ ba âm tiết trở lên được gọi là tính từ dài.

Ví dụ:
Beautiful – /ˈbjuː.t̬ə.fəl/: đẹp
Intelligent – /ɪnˈtel.ə.dʒənt/: thông minh
Expensive – /ɪkˈspen.sɪv/: đắt đỏ

Trong câu so sánh hơn kém chỉ cần thêm more vào trước tính từ, trong câu so sánh hơn nhất thì thêm the most vào trước tính từ.

Ví dụ :
More beautiful – the most beautiful: đẹp hơn – đẹp nhất

3. Một số trường hợp đặc biệt

Những tính từ ngắn kết thúc bằng –ed vẫn dùng more hoặc most trước tính từ trong câu so sánh.

Ví dụ:
Pleased – more pleased – the most pleased: hài lòng – hài lòng hơn – hài lòng nhất
Tired – more tired – the most tired: mệt mỏi

Những tính từ kết thúc bằng –le,–ow, –er, và –et thì có thể vừa thêm -er, -iest vào sau hoặc thêm more, the most vào trước tính từ.

Ví dụ:
Quiet – quieter – quietest /more quiet – the most quiet: yên lặng – yên lặng hơn – yên lặng nhất
Clever – cleverer/ – cleverest/ more clever – the most cleaver: khéo léo – khéo léo hơn – khéo léo nhất
Narrow – narrower – narrowest /more narrow – the most narrow: hẹp – hẹp hơn – hẹp nhất
Simple – simpler – simplest /more simple – the most simple: đơn giản – đơn giản hơn – đơn giản nhất

Một số tính từ bất quy tắc khi so sánh hơn kém và cao nhất, phải học thuộc chúng.

Ví dụ:
Good – better – best: tốt – tốt hơn – tốt nhất
Well (healthy) – better: khỏe – khỏe hơn
Bad – worse – worst: tệ – tệ hơn – tệ nhất
Far – farther/further – the farthest/furthest: xa – xa hơn – xa nhất

Khách vãng lai đã xóa
_ Pé Nguyên
1 tháng 11 2019 lúc 21:33

1. Tính từ ngắn
– Tính từ có một âm tiết
Ví dụ: short, thin, big, smart
– Tính từ có hai âm tiết nhưng kết thúc bằng –y, –le,–ow, –er, và –et
Ví dụ: happy, gentle, narrow, clever, quiet

2. Tính từ dài
– Các tính từ hai âm tiết không kết thúc bằng những đuôi nêu trong phần tính từ ngắn
Ví dụ: perfect, childish, nervous
– Các tính từ có từ ba âm tiết trở lên
Ví dụ: beautiful (ba âm tiết), intelligent (bốn âm tiết), satisfactory (năm âm tiết)

Một số tính từ hai âm tiết có thể vừa được coi là tính từ ngắn, vừa là tính từ dài.
Ví dụ:
clever (thông minh), common (phổ biến), cruel (tàn nhẫn), friendly (thân thiện), gentle (hiền lành), narrow (hẹp), pleasant (dễ chịu), polite (lịch sự), quiet (yên lặng), simple (đơn giản)

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hải Đăng
Xem chi tiết
lê hoàng tường vi
Xem chi tiết
mi ni on s
9 tháng 3 2018 lúc 18:40

Phó từ: gồm các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu.

Dựa theo vị trí trong câu của phó từ với các động từ, tính từ mà chia làm 2 loại như sau:

– Phó từ đứng trước động từ, tính từ. Có tác dụng làm rõ nghĩa liên quan đến đặc điểm, hành động, trạng thái,…được nêu ở động – tính từ như thời gian, sự tiếp diễn, mức độ, phủ định, sự cầu khiến.

– Phó từ đứng sau động từ, tính từ. Thông thường nhiệm vụ phó từ sẽ bổ sung nghĩa như mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

mi ni on s
9 tháng 3 2018 lúc 19:02

So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.

Tác dụng: so sánh nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật hoặc sự việc cụ thể trong từng trường hợp khác nhau.

Cách nhận biết: Trong câu sử dụng biện pháp tu từ so sánh có các dấu hiệu nhận biết đó là từ so sánh ví dụ như: như, là, giống như. Đồng thời qua nội dung bên trong đó là 2 sự vật, sự việc có điểm chung mang đi so sánh với nhau.

Cấu tạo

Một phép so sánh thông thường sẽ có vế A, vế B, từ so sánh và từ chỉ phương diện so sánh.

Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành. “Trẻ em” là vế A, từ so sánh là “như”, vế B “như búp trên cành”.

2. Một số phép so sánh thường dùng

– So sánh sự vật này với sự vật khác.

Ví dụ: Cây gạo to lớn như một tháp đèn khổng lồ.

– So sánh sự vật với con người hoặc ngược lại.

Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành.

– So sánh âm thanh với âm thanh

Ví dụ: Tiếng chim hót líu lo như tiếng sáo du dương.

– So sánh hoạt động với các hoạt động khác.

Ví dụ: Con trâu đen chân đi như đập đất

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 11 2019 lúc 6:28

Các kiểu văn bản trên khác nhau ở hai điểm chính : Phương thức biểu đạt và hình thức thể hiện.

Cụ thể:

- Tự sự: trình bày sự việc

- Miêu tả: đối tượng là con người, sự vật, hiện tượng và tái hiện đặc điểm của chúng.

- Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng thuyết minh càn làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.

- Nghị luận: Bày tỏ quan điểm

- Biểu cảm: bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc.

- Điều hành: Văn bản mang tính chất hành chính – công vụ.

nguyenhuynh nhuphuc
22 tháng 12 2021 lúc 9:24

Các kiểu văn bản trên khác nhau ở hai điểm chính : Phương thức biểu đạt và hình thức thể hiện.

Cụ thể:

- Tự sự: trình bày sự việc

- Miêu tả: đối tượng là con người, sự vật, hiện tượng và tái hiện đặc điểm của chúng.

- Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng thuyết minh càn làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.

- Nghị luận: Bày tỏ quan điểm

Đinh Như Thịnh
Xem chi tiết
1. Thế nào là câu chủ động và câu bị động?

a) Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người khác, vật khác.

Ví dụ: Vào năm ngoái, những người công nhân đã xây dựng xong cây cầu này.

Trong ví dụ này:

– Bộ phận chủ ngữ là: những người công nhân. Đây là chủ ngữ chỉ người thực hiện hoạt động.

– Bộ phận vị ngữ là: đã xây dựng xong. Đây là vị ngữ chỉ hoạt động của chủ ngữ hướng vào đối tượng khác.

– Bộ phận bổ ngữ là: cây cầu này. Đây là phụ ngữ chỉ đối tượng hướng tới của hành động thể hiện ở chủ ngữ.

b) Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào.

Ví dụ: Vào năm ngoái, cây cầu này đã được xây dựng xong bởi những người công nhân.

Trong ví dụ này:

– Bộ phận chủ ngữ là: cây cầu này. Đây là chủ ngữ chỉ vật được hoạt động của người khác hướng vào {những người công nhân).

– Bộ phận vị ngữ là: đã được xây dựng xong.

– Bộ phận phụ ngữ là: những người công nhân.

c) Câu chủ động và câu bị động tương ứng (như ở ví dụ nêu trong mục a, b) là hai kiểu câu có quan hệ mật thiết với nhau. Thường thì, chỉ khi nào trong câu chủ động mà vị ngữ là động từ đòi hỏi phải có phụ ngữ để câu được trọn nghĩa thì câu đó mới có câu bị động tương ứng.

2. Về nội dung và cấu tạo của câu chủ động và câu bị động

a) Về mặt nội dung, câu chủ động và câu bị động về cơ bản là giống nhau.

Ví dụ:

Câu chủ động: Thầy Hiệu trưởng khen ngợi Lan.

 Câu bị động: Lan được thầy Hiệu trưởng khen ngợi.

Hai câu này được coi như có sự giống nhau về nghĩa.

Tuy vậy, giữa hai câu này cũng có nét khác biệt tinh tế về nội dung. Nếu câu chủ động có sự tập trung chú ý nhiều vào thầy Hiệu trưởng, thì trong câu bị động lại có sự hướng nhiều vào Lan hơn.

b) Về mặt cấu tạo, câu bị động thường có các từ được, bị như một dấu hiệu hình thức để phân biệt câu bị động với câu chủ động. Tuy vậy, các em cũng cần chú ý có hai loại câu bị động:

Câu bị động có dùng được, bị.

Ví dụ: Chiếc xe máy đã được sửa xong.

Câu bị động không dùng được, bị.

Ví dụ: Ngôi đền xây từ thời Lí.

3. Tác dụng của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Câu bị động thường được dùng trong các trường hợp sau:

– Khi cần nhấn mạnh tình trạng, trạng thái của đối tượng.

– Khi không cần nhấn mạnh chủ thể của hành động.

– Dùng trong văn phong khoa học.

Liên kết câu trong văn bản để văn bản trở nên mạch lạc hơn.

 
nguyễn phạm khánh linh
16 tháng 4 2019 lúc 22:14

câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người , vật thực hiện một hoạt động hướng vào người khác , vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)

câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người vật được hoạt động của người vật khác hướng vào (chỉ đối tượng hoạt động)

mục đích :nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch văn thống nhất