Những câu hỏi liên quan
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
28 tháng 11 2018 lúc 2:37

   Đảng ta xác định: Phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, vì:

   - Phát triển giáo dục đào tạo tạo ra những con người có nhiều tri thức, trình độ dân trí cao và làm được trong nhiều ngành nghề. Trong các yếu tố của quá trình sản xuất thì sức lao động giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Sức lao động mang tính sáng tạo và là nguồn lực không cạn kiệt. Xét về thực chất sự phát triển của tư liệu sản xuất do sức lao động tạo nên. Giáo dục và đào tạo là quá trình tái tạo, mở rộng sức lao động. Vì vậy giáo dục và đào tạo sẽ bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao sức lao động làm cho đất nước ngày càng phát triển.

   - Phát triển khoa học và công nghệ giúp hiện đại hóa đất nước và theo kịp các nước tiên tiến khác, kinh tế đất nước phát triển, đời sống nhân dân ấm no. Cách mạng khoa học kỹ thuật là một trong 3 cuộc cách mạng quan trọng (cách mạng dân chủ nhân dân, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng văn hóa), cách mạng khoa học kỹ thuật chuyển đổi từ một nước kinh tế nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu sang một nước công nghiệp phát triển. Muốn thành công cuộc cách mạng ấy thì phải phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ đó là quốc sách hàng đầu để đào tạo con người vì yếu tố con người lúc nào cũng là yếu tố quyết định có thành công hay không.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Ngọc Yến TT
Xem chi tiết

Trước tiên, chúng ta cần xác định thế nào là quốc sách hàng đầu. Quốc sách hàng đầu: là những chính sách trọng tâm có vai trò chính yếu của nhà nước, luôn dành được sự ưu tiên hàng đầu, quan tâm đặc biệt của nhà nước, được thể hiện qua một loạt các chính sách, các biện pháp và phạm vi thực hiện và nguồn ngân sách chi cho chính sách đó.Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng, là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.Vậy vì sao nói giáo dục là quốc sách hàng đầu? Vi sao giáo dục lại có tầm quan trọng đến chiến lược phát triển đất nước như vây?

- Thứ nhất: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế.

- Thứ hai: Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội.

- Thứ ba: trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người.

 Do đó giáo dục- đào tạo có tác dụng to lớn đến toàn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội. Phát triển giáo dục - đào tạo là cơ sở để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta. Chính sách giáo dục là quốc sách hàng đầu được thể hiện ngay trong Điều 35 của Hiến pháp 1992: “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, đến Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 thì sửa thành: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

Như vậy, ngay trong quy định của Hiến pháp, Đảng và Nhà nước ta đã xác định tầm quan trọng của giáo dục. Theo quan điểm của nhà nước ta, không có sự đầu tư nào mang lại nhiều lợi ích như đầu tư cho giáo dục, bởi giáo dục là hoạt động mà qua đó hình thành nên nhân cách của công dân, đào tạo nên những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Một trong những chính sách giáo dục của nước ta được ghi nhận trong hiến pháp năm 1992 đó là: Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng (Điều 36 Hiến pháp năm 1992). Hệ thống giáo dục quốc dân của một nước là toàn bộ các cơ quan chuyên trách việc giáo dục và đào tạo cho thanh thiếu niên và công dân của nước đó.

Những cơ quan này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và cân đối trong hệ thống xã hội, được xây dựng theo những nguyên tắc nhất định về tổ chức giáo dục và đào tạo nhằm đảm bảo thực hiện được chính sách của quốc gia trong lĩnh vực giáo dục quốc dân. Việc thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp của nước ta từ trước đến nay. Hiến pháp năm 1946 có quy định tại Điều 15 như sau: “trường tư được mở tự do và phải dạy theo chương trình Nhà nước”. Tại Điều 41 Hiến pháp năm 1980 có quy định: “sự nghiệp giáo dục do Nhà nước thống nhất quản lý”.

Có thể nhận thấy rằng: các bản Hiến pháp trước Hiến pháp năm 1992 không quy định cụ thể chính sách này của Nhà nước. Thế nhưng, đến Hiến pháp năm 1992 thì chính sách này đã được ghi nhận một cách cụ thể hơn, đầy đủ hơn về những vấn đề cần phải quản lý thống nhất như mực tiêu, chương trình, nội dung , kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng. Những vấn đề này đã được cụ thể hóa ở Luật giáo dục 2005 và các văn bản pháp quy khác. 

Hệ thống giáo dục có thể hiểu là toàn bộ các bậc của nền giáo dục, bao gồm bậc mầm non, tiểu học, trung học, đại học, sau đại học, gồm cả giáo dục quốc lập, dân lập, bán công, dạy nghề,…, tồn tại trong một thể thống nhất, thể hiện sự phát triển tương ứng của giáo dục với sự phát triển của con người từ khi còn là một đứa trẻ đến khi trưởng thành. Phát triển cân đối hệ thống giáo dục là quan tâm đầu tư phát triển tất cả các bậc giáo dục ở tất cả các hình thức giáo dục, tạo nên mối tương quan hài hòa giữa các bộ phận của hệ thống.

Điều 36 luật Hiến pháp 1992 của nước CHXH chủ nghĩa VN quy định : “… nhà nước phát triển cân đối hệ thống giáo dục: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học” Hiến pháp nước ta quy định cụ thể như vậy bởi xuất phát từ mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân . Đồng thời xuất phát từ quan điểm của CN Mác-LêNin: nhận thức của con người là 1 quá trình từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện cao hơn, việc giáo dục phải được tiến hành từ thuở còn thơ cho đến khi lớn lên và trưởng thành .

Nhận thức đầu tiên của con người về thế giới xung quanh rất quan trọng để hình thành nhân cách. Vì thế cho nên việc xây dựng hệ thống giáo dục sao cho phù hợp là hết sức cần thiết. Không chỉ nên quan tâm đến giáo dục của từng cấp, từng ngành mà nên quan tâm tới toàn bộ hệ thống. Tâm lý học ngày nay đã xác định rằng: đứa trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi đã đặt xong nền móng đầu tiên cho tính tình của nó và những nét tính cách đó sẽ đi theo mãi cho đến khi nó trưởng thành.

Vậy nên việc giáo dục mầm non có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi khi đứa trẻ được đến trường thì sẽ giúp trẻ có những nhận thức đầu tiên về xã hội; ở đó trẻ không phải là trên hết, không được cưng chiều như ở nhà mà trẻ sẽ được tiếp xúc với các bạn, các thầy cô giáo, trẻ sẽ được dạy các cách ứng xử cơ bản, bổ trợ thêm những điều cha mẹ dạy ở nhà. Vì vậy việc phát triển giáo dục mầm non là rất cần thiết.

Tuy nhiên , để hình thành 1 con người là cả 1 quá trình dài trong đó giáo dục là 1 điều kiện cần mà mỗi người thì luôn phát triển và trải qua nhiều cấp học khác nhau, hết mầm non là đến giáo dục phổ thông; giáo dục phổ thông là 1 bước đệm quan trọng cung cấp những kiến thức cơ bản tối thiểu cho mỗi người, ở cấp học này sẽ  giúp mọi người xác định hướng đi cho mình: một là tiếp tục học lên đại học, hai là học nghề. Còn giáo dục đại học và sau đại học chính là nơi cung cấp những kiến thức cơ sở ngành nghề cho mỗi người để họ có hành trang bước vào lao động sản xuất, xây dựng đất nước. Như vậy có thể thấy mỗi cấp học, ngành học đều đóng một vai trò và tầm quan trọng riêng,  bổ trợ lẫn nhau trong công tác giáo dục, đào tạo những con người Việt Nam có đầy đủ tri thức và phát triển một cách toàn diện. Vì vậy mà cần phải phát triển cân đối hệ thống giáo dục. Phát triển cân đối hệ thống giáo dục là một chính sách hợp lí mang tầm chiến lược và đúng đắn nhất là trong giai đoạn hiện nay. 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm sự nghiệp giáo dục và chỉ rõ: "Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang..., xây dựng kinh tế, không có cán bộ không làm được. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa".. Người còn nói: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.

Ngay sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề chống nạn dốt là vấn đề cấp bách số hai sau vấn đề chống nạn đói của Nhà nước lúc bấy giờ. Bởi vì "nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta và một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

Muốn đưa đất nước thoát khỏi nạn dốt vững mạnh đi lên đòi hỏi phải nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Sở dĩ phải đặt giáo dục là sự nghiệp toàn dân bởi giáo dục là một hoạt động phức tạp, thường xuyên của đông đảo các tầng lớp nhân dân ở các vùng miền khác nhau, thuộc các độ tuổi khác nhau. Do vậy, để phát triển sự nghiệp giáo dục trong cả nước, nhất thiết phải huy động sức mạnh to lớn của toàn thể nhân dân, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục.

Do đó, giáo dục phải trở thành nhiệm vụ chung của nhà nước cũng như tất cả mọi người dân. Phát huy tư tưởng tốt đẹp của Bác, Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm chú trọng đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân ta. Để giáo dục trở thành sự nghiệp toàn dân, tại Điều 36 Hiến pháp 1992, Quốc hội đã quy định: “ các đoàn thể nhân dân, trước hết đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, gia đình cùng nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”.

Như vậy, để giáo dục trở thành sự nghiệp toàn dân phải xã hội hóa giáo dục tức là tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục. Phải xây dựng được một cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc học tập và cải thiện môi trường kinh té xã hội lành mạnh thuận lợi cho các hoạt động giáo dục, phải đa dạng hóa giáo dục để khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục… Nhà nước ta một mặt phải ưu tiên đầu tư giáo dục, mặt khác phải khuyến khích các nguồn đầu tư khác. Nhà nước  ban hành các văn bản pháp luật, tổ chức chỉ đạo thực hiện phối hợp với các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, gia đình để chống các tệ nạn xã hội tạo ra môi trường thuận lợi cho việc giáo dục.

Do điều kiện tự nhiên, nước ta có phần lớn diện tích lãnh thổ là miền núi và có một số đảo nhỏ. Điều kiện giao thông ở miền núi, hải đảo còn nhiều khó khăn, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, sự giao lưu về kinh tế, văn hóa còn nhiều hạn chế nền kinh tế còn chậm phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều thiếu thốn so với vùng đồng bằng.

Bởi vậy, để đưa đất nước phát triển một cách đồng bộ, vững mạnh, nhà nước cần có những chính sách ưu tiên cho phát triển ở các miền núi, các vùng dân tộc thiểu số, các vùng đặc biệt khó khăn. Do điều kiện còn nhiều thiếu thốn như vậy nên đồng bào miền núi, dân tộc ít người không có điều kiện tiếp xúc với khoa học công nghệ hiện đại, người dân còn vất vả lo kiếm sống nên vấn đề giáo dục chưa được quan tâm đúng mức. do đó, trước hết Nhà nước cần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tạo điều kiện nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần có sự ưu tiên về thi cử, chính sách miễn giảm học phí, cấp học bổng,… cho học sinh miền núi, vùng dân tộc ít người, vùng đặc biệt khó khăn. Việc đầu tư xây dựng trường, lớp và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo dục ở miền núi, vùng sâu vùng xa cũng đòi hỏi phải có sự quan tâm, ưu tiên nhất định. Bộ Giáo dục và đào tạo đã có những chính sách hỗ trợ xây dựng trường, lớp, mua sắm trang thiết bị, tài liệu, đồ dùng dạy học cho các vùng còn khó khăn.

Chính sách đối với đội ngũ giáo dục ở vùng núi cũng được chú trọng, thể hiện qua Nghị định số 61/2006/NĐ-CP  ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, với nhiều chế độ đãi ngộ nhằm khuyến khích công tác giáo dục ở những vùng khó khăn đó.

Bình luận (0)
Đỗ Đức Thuận
23 tháng 8 2019 lúc 20:16

Trước khi phân tích bất kỳ một vấn đề nào, một thao tác không thể thiếu là làm rõ các khái niệm liên quan. Dưới đây cách hiểu riêng của nhóm về ba khái niệm “giáo dục”, “chính sách giáo dục”, “quốc sách hàng đầu”. Giáo dục: không có một định nghĩa về giáo dục nhưng ai cũng có thể hiểu một cách đơn giản nhất giáo dục nghĩa là dạy và học. Xét trên góc độ lý luận, giáo dục là một bộ phận thuộc một chế định của Hiến pháp: “Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ”. Giáo dục vừa là một lĩnh vực điều chỉnh gồm nhiều quan hệ xã hội của pháp luật, vừa là một nhóm các mục tiêu, yêu cầu mà nhà nước đặt ra để thực hiện. Chính sách giáo dục: Là các chính sách do nhà nước đặt ra nhằm điều chỉnh lĩnh vực giáo dục và thực hiện những mục tiêu yêu cầu của giáo dục. Quốc sách hàng đầu: Là những chính sách trọng tâm có vai trò chính yếu của nhà nước, luôn dành dược sự ưu tiên hàng đầu, quan tâm đặc biệt của nhà nước, được thể hiện qua một loạt các chính sách, , các biện pháp và phạm vi thực hiện và nguồn ngân sách chi cho chính sách đó. 1. GIÁO DỤC LÀ QUỐC SÁCH HÀNG ĐẦU. 1.1. Vai trò vị trí của giáo dục. Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vậy tại sao giáo dục đào tạo lại có tầm quan trọng đến chiến lược phát triển đất nước như vây? - Thứ nhất: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế. - Thứ hai: Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội. - Thứ ba: Và trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người. Không chỉ trong giai đoạn hiện nay vị trí tầm quan trọng của giáo dục mới được khẳng định mà tư tưởng này trải qua từng thời kỳ lịch sử đã được một dân tộc có truyền thống hiếu học đã dày công vun trồng và củng cố. Ở mọi thời đại giáo dục luôn luôn dành được sự quan tâm đặc biệt. - Năm 1075 Lý Nhân Tông mở khoa thi đầu tiên tuyển nhân tài, “Năm 1086 thi lấy người có văn học trong nước sung làm quan Hàn lâm viện”. Từ đó đến các triều đại tiếp theo Nhà Trần, nhà Hồ, nhà Lê, nhà Nguyễn .các khoa thi lần lượt được mở ra để tuyển dụng người tài, người có trí tuệ phục vụ cho nhân dân cho đất nước. Và Quốc Tử Giám trường đại học đầu tiên của nước Việt Nam nơi vinh danh của những người thi cử đỗ đạt có đức có tài, đó là một minh chứng sống cho việc luôn luôn coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu của dân tộc ta. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược con người, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. “Nguồn tài nguyên và sự giàu có của một quốc gia không phải nằm trong lòng đất mà chính là nằm trong bản thân con người, trí tuệ con người”. Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải đẩy mạnh phát triển giáo dục- đào tạo vì giáo dục đào tạo có vai trò quan trọng trong lĩnh vực sản xuất vật chất xã hội cũng như xây dựng nền văn hoá . Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, hàm lượng trí tuệ khoa học kết tinh trong sản phẩm hàng hoá ngày càng tăng; tài năng trí tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao động sáng tạo của con người, không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên, tự phát, mà phải trải qua quá trình đào luyện công phu có hệ thống. Vì vậy giáo dục hiện nay được nhìn nhận không phải là yếu tố phi sản xuất mà là yếu tố bên trong cấu thành của nền sản xuất xã hội. Thực tiễn cho thấy rằng không có quốc gia nào muốn phát triển mà ít đầu tư cho giáo dục. Công cuộc chạy đua phát triển kinh tế của thế giới hiện nay là cuộc chạy đua về khoa học và công nghệ, chạy đua về phát triển giáo dục- đào tạo. Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã nhấn mạnh: Thực sự coi giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư phát triển. Giáo dục- đào tạo không chỉ có vai trò quan trọng trên lĩnh vực sản xuất vật chất mà còn là cơ sở để hình thành nền văn hoá tinh thần của chủ nghĩa xã hội. Giáo dục có tác động vô cùng to lớn trong việc truyền bá hệ tư tưởng chính trị xã hội chủ nghĩa, xây dựng ý thức pháp quyền và ý thức đạo đức, xây dựng nền văn hoá, văn học nghệ thuật, góp phần cơ bản vào việc hình thành lối sống mới, nhân cách mới của toàn bộ xã hội. Đảng ta đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng con người và thế hệ thiết tha, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ” Như vậy giáo dục- đào tạo có tác dụng to lớn đến toàn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội. Phát triển giáo dục - đào tạo là cơ sở để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta. 1.2 Sự ghi nhận về giáo dục đào tạo qua các bản Hiến pháp. Trong lịch sử phát triển loài người giáo dục luôn được coi là tài sản vô giá của mọi con người cũng như mọi dân tộc, nhân thức rõ điều đó Đảng và Nhà nước đã được ghi nhận một cách cụ thể, rõ ràng lần lượt qua các bản Hiến pháp. Trong hai bản hiến pháp đầu tiên thì giáo dục chưa được quy định trong một chế định riêng biệt nhưng đã được đề cập đến trong phần quyền và nghĩa vụ của người công dân. + Hiến pháp 1946:

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hiiiii~
1 tháng 4 2017 lúc 22:28

Đảng ta xác định: Phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, vì:

- Phát triển giáo dục đào tạo tạo ra những con người có nhiều tri thức, trình độ dân trí cao và làm được trong nhiều ngành nghề. Trong các yếu tố của quá trình sản xuất thì sức lao động giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Sức lao động mang tính sáng tạo và là nguồn lực không cạn kiệt. Xét về thực chất sự phát triển của tư liệu sản xuất do sức lao động tạo nên. Giáo dục và đào tạo là quá trình tái tạo, mở rộng sức lao động. Vì vậy giáo dục và đào tạo sẽ bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao sức lao động làm cho đất nước ngày càng phát triển.

- Phát triển khoa học và công nghệ giúp hiện đại hóa đất nước và theo kịp các nước tiên tiến khác, kinh tế đất nước phát triển, đời sống nhân dân ấm no. Cách mạng khoa học kỹ thuật là một trong 3 cuộc cách mạng quan trọng (cách mạng dân chủ nhân dân, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng văn hóa), cách mạng khoa học kỹ thuật chuyển đổi từ một nước kinh tế nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu sang một nước công nghiệp phát triển. Muốn thành công cuộc cách mạng ấy thì phải phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ đó là quốc sách hàng đầu để đào tạo con người vì yếu tố con người lúc nào cũng là yếu tố quyết định có thành công hay không.

Bình luận (0)
NGUYỄN THỊ VÂN
Xem chi tiết
nguyễn trung nhật minh
Xem chi tiết
Trần Mạnh
23 tháng 10 2021 lúc 22:22

TK:

Là con người Việt Nam, đã chứng kiến trang sử ngàn năm đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ bờ cõi Tổ quốc, độc lập, có những nền văn hóa, truyền thống không giống các nước láng giềng. Đó là vì những sự hi sinh xương máu, giành độc lập của biết bao anh hùng, chiến sĩ, cha ông ta để tô thắm màu cờ, nhắc nhở chúng ta rằng dù có thời bình, chúng ta phải quyết liệt bảo vệ lãnh thổ, giang sơn, bờ cõi. Những câu nói, dẫn chứng ấy đã chắc nịch tuyên bố rằng: :"chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam ta, từ đời Vua Hùng, Âu Lạc cho đến Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Quang Trung,..đến thời lịch sử chống đế quốc cao cả thiêng liêng, đưa cả dân tộc Việt Nam bước ra ải đày thuộc địa, nô lệ, mà cái tên thiêng liêng Hồ Chí Minh mà con cháu đời sau luôn ghi nhớ. Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên- Sông núi nước Nam cũng hùng hồn khẳng định chân lí ở 2 câu thơ đầu:

                                   " Sông núi nước Nam vua Nam ở "

                                   " Rành rành định rõ ở sách trời "

Ngày nay, Việt Nam ta đang trên quan hệ rất tốt với nhiều qg trên thế giới, tất cả những xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải, chúng ta đều nhẹ nhàng bỏ qua, ko dùng vũ lực như các nước phương Tây mà đều kêu gọi, yêu cầu bằng công việc ngoại giao, nhắc nhở. Đó là sự khôn khéo, sắc sảo mà Việt Nam dùng từ xưa đến nay để thu phục những kẻ hiếu chiến. Vấn đề nóng nhất từ trước đến nay vẫn là việc xâm phạm lãnh hải trên biển Đông, khu vực biển hợp pháp cảu nước ta. Cá nhân em thấy rất phẫn nộ về việc này. Là học sinh, em sẽ học thật giỏi, biết yêu quê hương đất nước nhiều hơn và có quyền tự hào về trang sử của dân tộc mình, có thể mở một buổi ngoại khóa về luận biện, phản biện, về chủ quyền, lãnh thổ và về lòng yêu nước....Những việc làm nhỏ như vậy cũng có thể truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ khác. Chúng em là thế hệ mầm non tương lai của đất nước, sẽ hứa ko phụ sức thầy cô cha mẹ và quê hương để phát triển xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Bình luận (0)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
13 tháng 7 2018 lúc 4:24

Cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản:

- Quốc hội ban hành: Hiến pháp, Luật Doanh nghiệp, Luật, thuế giá trị gia tăng, Luật Giáo dục.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành: Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng

- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ban hành: Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Bình luận (0)
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
2 tháng 10 2018 lúc 6:35

Đáp án: D

Bình luận (0)
Đăng Đào
Xem chi tiết
Vũ Thị Hải Yến
9 tháng 3 2016 lúc 20:38

Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá...

Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc.

Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,... Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.

Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn.. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!

Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.

Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ... Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…

Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.

Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”. Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này.

Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyên khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân.

Bình luận (0)
Doraemon
9 tháng 3 2016 lúc 20:37

1.Lịch sử bốn ngàn năm dựng nuớc và giữ nuớc của dân tộc việt nam luôn gắn liền với tên tuổi của những ngừoi anh hùng dân tộc vĩ đại.Đứng bên cạnh các đế quốc phuơng bắc hùng mạnh."Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có"( nguyễn trãi).Đọc lại văn bản của áng văn :Chiếu dời đô" của LCU và bản hùng văn bất hủ muôn đời' HTS" của TQT , chúng ta thấy sáng ngời nhân cách và hành động vì dân vì nuớc của tác giả.Chúng ta thấy vai trò của ngừoi lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong truờng kì phát triển dân tộc
tb:“Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế . Sau đó , ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long . Đấy là năm Thuận Thiên thứ nhất – năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lí – 1 triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi .
Xưa nay , thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của 1 đất nước . Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của 1 dân tộc . Thủ đô có ý nghĩa rất lớn . Dừơng như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế . Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc . Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại . Nói cách khác , ko có ý chí quyết tâm lớn , ko có tầm nhìn thấu cả tương lai thì Lí Công Uẩn ko thể nói đến chuyện dời đô .
Mở đầu bài chiếu , nhà vua giải thích tại sao lại dời đô . Và bằng 1 lí lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo , cùng với dẫn chức thiết thực , nhà vua đã khẳng định : việc dời đô ko phải là hành động , là ý chí của 1 người . Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử . Lí Công Uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân , khát vọng của lịch sử . Dân tộc Việt ko chỉ là 1 nước độc lập . Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông , nhân tâm con người phải thu về 1 mối . Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh . Muốn vậy , việc đầu tiên là phải tìm 1 nơi “trung tâm của trời đất” , 1 nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi” . Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi” . Nơi đây ko phải là miền Hoa Lư chật hẹp , núi non bao bọc lởm chởm mà là “ địa thế rộng mà bằng , đất đai cao mà thoáng” . Như vậy , đây là mảnh đất lí tưởng “ dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt , muôn vật rất mực phong phú tốt tươi .”Thật cảm động , vị vua anh minh khai mở 1 triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân . Tìm chốn lập đô cũng vì dân , mong cho dân được hạnh phúc . Trong niềm tin của vua , có 1 kinh đô như vậy , nước Đại Việt sẽ bền vững muôn đời .
Dời đô ra Thăng Long là 1 bước ngoặc rất lớn . Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt . Chúng ta ko cần phải sống phòng thủ , phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù . Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên , đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc . Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời , là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy !
Có thể nói , với trí tuệt anh minh tuyệt vời , với lòng nhân hậu tuyệt vời , nhà vua Lí Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục . Theo em , phần đầu nhà vua đưa ra những lí lẽ thuyết phục là nhờ những bằng chứng sử sách . Nhưng phần sau nhà vua đã đưa ra những suy nghĩ của riêng mình về miền đất mà vua định lập đô , ko chỉ là cho ta thoả mãn về lí trí mà quan trọng hơn là bị thuyết phục bằng tình cảm . Ta bắt gặp ở đây 1 giọng nói đầy nhân từ , tấm lòng lo cho dân cho nước rất mực . Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó . Trải qua bao thăng trầm , con rồng bay lên bầu trời Hà Nội vẫn làm cho cả nước bái phục nhân cách , tài năng của Lí Công Uẩn , 1 vị vua anh minh vĩ đại .
“Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo , đặc sắc của tổ tiên để lại . Ngôn ngữ trang trọng , đúng là khẩu khí của bậc đế vương . Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam . Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ .
Tiếp theo triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ , nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình ở thời đại nhà Trần với đầy những chiến công lấp lánh . Những người lãnh đạo thời kì này đều ghi tên mình vào sử sách . Trần Quốc Tuấn , tác giả “Hịch tướng sĩ” là 1 ví dụ . Ông được nhân dân Việt Nam tôn thờ gọi là Đức Thánh Trần . Người hùng này sở dĩ tên tuổi “muôn đời bất hủ” lưu danh trong sử sách , là nhờ những chiến công giữ nước tuyệt vời . Trần Quốc Tuấn gắn tên mình với Bạch Đằng , Chương Dương

Bình luận (0)
nguyenthihab
6 tháng 5 2016 lúc 18:23

bn lên google đi có đó

 

Bình luận (0)
Nguyễn Đức Đạt
Xem chi tiết
Phạm Khắc Đang
17 tháng 2 2016 lúc 16:38

a) Những chiến lược của sự phát triển bền vững:

- Chiến lược hiệu quả: Mục tiêu của chiến lược này là tăng cường hiệu quả các mối quan hệ đầu vào – đầu ra trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên, thông qua những đổi mới về công nghệ và phân phối sản xuất.

- Chiến lược tồn tại: Chiến lược này hướng tới mục tiêu cải thiện sự hòa hợp của các dòng vật chất năng lượng bằng việc sử dụng, chẳng hạn các chất tái sinh hay các chất thay thế.

- Chiến lược lâu dài: Chiến lược này nâng cao tính bền vững của các sản phẩm và vật liệu.

- Chiến lược hoàn thiện: Mong muốn tạo ra những thay đổi về quan niệm và tạo ra những mẫu tiêu dùng và hành vi tiết kiệm tài nguyên, giữ gìn môi trường.

- Chiến lược đoàn kết chung sống hòa bình: Nhằm phát triển sự sẵn sàng giúp đỡ những cộng đồng dân cư nhỏ cũng như phát triển dịch vụ xã hội.

b) Những mục tiêu của sự phát triển bền vững:

- Phát triển dân cư, đảm bảo lương thực, phát triển giáo dục, tăng cường quan hệ thương mại, tạo việc làm, bảo vệ hòa bình, xóa đói giảm nghèo….

- Bảo vệ rừng, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ đất, tạo khí quyển…

 

 

Bình luận (0)