Cho đa thức Q(x)=ax^3+bx^2+cx+d. Biết 5b+d=13a+c. Chứng tỏ Q(-3) và Q(1) là 2 số đối nhau
1/ cho đa thức Q(x) = ax2 + bx2 + cx + d với a,b,c,d \(\in\) Z . Biết Q(x) chia hết cho 3 với mọi x \(\in\) Z . Chứng tỏ các hệ số a,b,c,d đều chia hết cho 3
Cho đa thức P(x) = ax3+bx2+cx+d (a,b,c,d thuộc R) . Biết 13a-6b+4c=0.Chứng minh P(\(\frac{1}{2}\)) . P(-2) >_ 0
Cho đa thức f(x)=ax^3+bx^2+cx+d,với a,b,c,d\(\inℤ\).Biết rằng f(0),f(1) là những số lẻ. Chứng tỏ rằng đa thức f(x) không có nghiệm số nguyên
Làm hơi dài dòng tẹo nhé
f(0)=d là số lẻ
f(1)=a+b+c+d là số lẻ => a+b+c là số chẵn
Giả sử nghiệm x chẵn => f(x) lẻ khác 0 => loại
Giả sử nghiệm x lẻ
=> Tính chẵn lẻ của ax3 phụ thuộc vào a
Tính chẵn lẻ của bx2 phụ thuộc vào b
Tính chẵn lẻ của cx phụ thuộc vào c
d là số lẻ
Mà a+b+c là số chẵn=> ax3+bx2+cx là số chẵn => ax3+bx2+cx+d là số lẻ khác 0
Vậy f(x) không thể có nghiệm nguyên
Hơi khó hỉu chút nhé ahihi
a+b+c là số chẵn chưa chắc ax^3+bx^2+cx là số chẵn
Cho đa thức Q(x) = ax3 + bx2 +cx + d với a,b,c,d là các số nguyên. Biết Q(x) chie hết cho 5 với mọi giá trị nguyên của x. Chứng tỏ các hệ số a,b,c,d đều chia hết cho 5
Cách giải bài này :
Vì Q(x) chia hết cho 5 với mọi x nguyên, nên em chọn 1 số giá trị thích hợp của x để đưa đến các pt nhiều ẩn
Ví dụ Q(0) = d chia hết cho 5; Q(1) = a +b +c +d, vì d chia hết cho 5 => a +b +c chia hết cho 5 (1)
Q(-1) = -a +b -c +d, vì d chia hết cho 5 => -a +b -c chia hết cho 5 (2)
Cộng từ vế (1) và (2) đc 2b chia hết cho 5 => b chia hết cho 5 vì (2,5) = 1
Trừ từng vế (1) và (2) ....
Em tính thêm Q(3) nữa là đc
cho đa thức P(x) = \(ax^3+bx^2+cx+d\) . Biết 13a-6b+4c=0 . CMR : \(P\left(\dfrac{1}{2}\right).P\left(-2\right)\ge0\)
Lời giải:
Ta có:
\(P\left(\frac{1}{2}\right)=\frac{a}{8}+\frac{b}{4}+\frac{c}{2}+d=\frac{1}{8}(a+2b+4c+8d)\)
\(\Rightarrow 8P\left(\frac{1}{2}\right)=a+2b+4c+8d(1)\)
\(P(-2)=-8a+4b-2c+d\)
\(\Rightarrow 8P(-2)=-64a+32b-16c+8d(2)\)
Từ \((1); (2)\Rightarrow 8P(\frac{1}{2})-8P(-2)=(a+2b+4c+8d)-(-64a+32b-16c+8d)\)
\(=65a-30b+20c\)
\(=5(13a-6b+4c)=0\)
Do đó: \(8P(\frac{1}{2})=8P(-2)\Leftrightarrow P(\frac{1}{2})=P(-2)\)
\(\Rightarrow P(\frac{1}{2})P(-2)=[P(-2)]^2\geq 0\)
Ta có đpcm.
Cho đa thức P(x) = \(ax^2+bx+c\)với a, b, c là các số hữu tỉ biết rằng 13a + b +2c = 0
Chứng tỏ rằng: P(-2).P(3)\(\le0\)
Cho đa thức \(F\left(x\right)=ax^3+bx^2+cx+d\)
Biết \(F\left(0\right)=2015\)đồng thời đa thức \(F\left(x\right)\)có hai nghiệm 1 và -1
Chứng tỏ rằng : a+c=0
chứng tỏ đa thức f(x)=\(ax^3+bx^2\)+cx+d có 1 trong các nghiệm bằng -1 nếu a+b=c+d
Ta có : Q(x)=x(ax2+c)+(bx2+d)
Thay x=-1 vào đa thức Q(x) ta được:
Q(-1)=(b(-1)2+d)-(a(-1)2+c)=(b+d)-(a+c)=0 (Vì a+c=b+d)
Mình nghĩ đề là : a+c=b+d
Vậy x=-1 là nghiệm của Q(x)
Cho đa thức sau: f(x) = \(ax^3\)+ \(bx^2\)+ cx + d. Biết a + c = b + d. Chứng minh rằng x = -1 là nghiệm của f(x)
Cần chứng tỏ rằng f(-1) = 0. Thật vậy : f(-1) = a.(-1)3 + b.(-1)2 + c.(-1) + d = a(-1) + b.1 - c +d = - a + b - c + d = b + d - a - c
Mà a + c = b + d <=> b + d = a + c => (b + d) - (a + c) = 0 => b + d - a - c = 0
Vậy -1 là một nghiệm của đa thức