Lê Minh Tuệ Nguyên
1. Từ những cảm nhận về lẽ sống, khát vọng dâng hiến cho cuộc đời của nhà thơ Thanh Hải, em có suy nghĩ gì về cuộc sống của mỗi người? Trình bày bằng đoạn văn ngắn khoảng nửa trang giấy thi 2. Tâm trạng ông Hai trong những ngày nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc được Kim Lân miêu tả: Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây... cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông. Hay là quay về làng?... Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão đã phản đối ngay. Về làm gì cái làng...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Chi Phạm
Xem chi tiết
nguyen_thi_quyen
Xem chi tiết
Lương Gia Phúc
24 tháng 5 2018 lúc 17:58

Với nhân dân ta nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung thì có lẽ hình ảnh vị cha già kính yêu-Hồ Chí Minh, đã quá vĩ đại và thân quen với mọi tầng lớp và gương mặt. Nhưng người không chỉ nổi tiếng là một vị lãnh tụ vĩ đại, một nhà quân sự tài ba, một danh nhân văn hóa thế giới mà Người còn được cả thế giới kính trọng bởi đức tính giản dị của một người lãnh tụ trên vạn người. Vậy thì thế nào là giản dị?
Giản dị là sự không cầu kì, sang trọng và phô trương khoe mẽ. giản dị thể hiện trong trang phục, lối sống, cách sinh hoạt, cách thể hiện bản thân. Giản dị đối lập hẳn với cách sống cầu kì, kiểu cách theo kiểu vương công quý tộc. Sự giản dị tạo ra cách sống nhẹ nhàng, điềm đạm thích sống hướng nội hơn là sự khoe mẽ ra bên ngoài.
Bác Hồ của chúng ta, người vốn nổi tiếng với đức tính giản dị. Giản dị trong nhu cầu ăn uống, Bác thường quen với những món giản dị, đạm bạc như canh cà, dưa muối. Trong ăn mặc Bác cũng không quá phô trương, Bác hay mặc chiếc áo ka-ki đã sờn màu và đi đôi dép lốp cao su. Tất cả những gì thuộc về Bác đều là sự giản dị đến tối đa, có ai nghĩ một vị chủ tịch nước của một dân tộc lại sống trong một căn nhà sàn đơn sơ, đạm bạc đến vậy thay vì những cung điện nguy nga, tráng lệ của vua chúa hay các vị nguyên thủ trên thế giới. Sự giản dị của Bác gợi ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Sự giản dị phải chăng cũng đi liền với những quan niệm thẩm mĩ về cái đẹp, đó là cái đẹp giản dị, tự nhiên, chân chất và mộc mạc thay vì cái đẹp cầu kì, kiểu cách. Cái đẹp ấy đi liền với sự thanh cao, giản dị, cái đẹp tự nhiên, điềm đạm, cân đối hài hòa. Sự giản dị giúp tâm hồn ta thanh thản và nhẹ nhõm, không quá đề cao những gì thuộc về vật chất. đồng thời sự giản dị giúp ta sống không theo kiểu chạy theo xu hướng, không quá a dua, đua đòi theo lối sống của người khác. Cũng chính nhờ sự giản dị, tâm hồn ta tăng thêm vẻ đẹp mộc mạc, hài hoa tránh phát sinh những ham muốn rất dễ trở thành dục vọng tầm thường, thấp kém. Đôi khi con người ta hay vì ưa những cái rực rõ, chói lóa sang trọng mà a dua, học đòi, bắt chước nhưng kì thực họ không biết rằng chỉ có sự giản dị về chất từ bên trong mới tạo ra vẻ đẹp ngời rạng, trong sáng và thanh cao từ chính tâm hồn mình.
Nhưng sự giản dị không đồng nghĩa với sự dễ dãi, xuyền xoàng trong tác phong và cách thức sinh hoạt. sự giản dị ở đây là không màu mè, kiểu cách còn sự dễ dãi kia lại rất dễ gây ra sự thô tục, thiếu lịch sự, gây mất thiện cảm với người xung quanh. Sống giản dị là biết tạo ra một sự tĩnh tại và an nhiên, điềm đạm trong tâm hồn mình để không bị cuốn theo những cám dỗ về vật chất ở bên ngoài. Đó dường như đã là vẻ đẹp truyền thống, rất riêng, rất dân tộc của người dân Việt Nam ta từ bao đời nay.
Có một nhà văn nào đó đã từng nói như này: Quần áo giản dị là y phục đúng kiểu của kẻ thô tục; chúng được may cho họ, và phù hợp hoàn toàn với tiêu chuẩn của họ, nhưng đối với những người đã đổ đầy cuộc đời mình với những hành động lớn lao thì chúng lại là đồ trang trí lộng lẫy. Tôi ví chúng như cái đẹp trong sự xuềnh xoàng, nhưng khiến người ta mê mẩn. Vậy thì thật đáng quý biết bao là cái đẹp giản dị, cái đẹp sang trọng trong những gì bình dị nhất.
Trong tất cả mọi thứ: trong tính cách, trong cung cách, trong phong cách, cái đẹp nhất là sự giản dị. Chính sự giản dị làm nên cái chuẩn mực và thanh tĩnh cho tâm hồn, không để ta cứ luôn phải chạy theo những toan tính và tham vọng về vật chất để khoe mẽ và phơi bày cho thiên hạ trông thấy. Chính vì thế, giản dị cũng là một trong những đẹp thanh lịch và quý báu mà chúng ta cần phát huy.

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA>.<

Bình luận (0)
Tuoi Nguyen
Xem chi tiết
minh nguyet
8 tháng 11 2021 lúc 8:11

Em tham khảo nhé:

     Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành bài ca, tiếng hát của cả cộng đồng dân tộc. Đồng cảm và sẻ chia đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Đồng cảm và sẻ chia đã trờ thành sức mạnh đẩy lùi khó khăn, hoạn nạn. "Thương người như thể thương thân" là đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình thương là lẽ sống tốt đẹp của triệu triệu con người Việt Nam. Truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, ngày một phát triển mạnh mẽ và sâu sắc. Tình thương, lòng nhân ái là một biểu hiện rõ nét về đạo đức của mỗi người. Tình thương, lòng nhân ái được biểu hiện một cách cụ thể qua thái độ và hành động, đó là đồng cảm và sẻ chia. Đồng cảm và sẻ chia giúp cho chúng ta thành công, giúp cho chúng ta hạnh phúc, đúng như Erich fromm đã từng nói: "Bạn đạt được hạnh phúc và thành công của mình chỉ khi bạn sẵn sàng hào phóng chia sẻ chúng". Đồng cảm, chia sẻ có khi là lòng thương người, hiểu thấu nỗi lòng và đồng cảm, chia sẻ với họ, hay họ chia sẻ với mình... Đó là tình thương, lòng quan tâm, tình đồng cảm, "chúng ta vốn là những thiên thần, chúng ta phải biết đồng cảm , yêu thương lẫn nhau để mọc cánh bay lên" - Willam arthur Ward. Tuy nhiên, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần học cách đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh từ những việc làm nhỏ nhất: gửi lời chào tới bố mẹ trước khi đi học, chúc người bạn cùng bàn một ngày tốt lành khi tới lớp… Như vậy, chắc chắn cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều. Bởi đúng như một nhà văn Nga từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương của con người”.

Bình luận (0)
Hà Thành Tâm
Xem chi tiết
Trần Ngọc Quân
23 tháng 5 2021 lúc 17:45

“Cho” và “nhận” là hai quá trình quen thuộc và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Vậy “cho” và “ nhận” là gì? Nó đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta? “Cho” chính là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tâm từ trái tim của một người, còn “nhận” là sự được đáp trả, đền ơn. Giữa “cho” và “nhận” luôn tồn tại mối quan hệ nhân quả nhưng đồng thời cũng tương trợ, bổ sung cho nhau. Bởi cuộc sống luôn tồn tại quy luật hai chiều, nếu không cho đi thì đừng mong ngóng được nhận lại. Đồng thời, khi cho đi bằng cả tấm lòng, thứ ta nhận lại không chỉ là lời cảm ơn từ người nhận mà còn là sự thanh thản, trạng thái hạnh phúc cho tâm hồn. Hơn nữa, đường đời không bao giờ bằng phẳng. Những lúc phải đối mặt với khó khăn thử thách , một cái nắm tay thật chặt, một sự giúp đỡ - dù nhỏ thôi nhưng chắc chắn sẽ giúp người được nhận mạnh mẽ hơn nhiều. Vậy nhưng, nếu cho đi mà chỉ mong nhận được sự đền đáp, chắc chắn việc đã làm sẽ mất đi ý nghĩa. Trong cuộc sống, không khó để bắt gặp những người mượn việc từ thiện để đánh bóng tên tuổi, thương hiệu. Thậm chí, gần đây còn xuất hiện những kẻ lợi dụng lòng tốt của người khác, giả danh bán tăm nhân đạo để trục lợi. Những người như vậy đáng bị xã hội lên án và phê phán. Chính vì vậy mỗi chúng ta cần nhận thức được vai trò của “cho” và “nhận”, cương quyết chối bỏ lối sống ích kỉ, vô cảm, thờ ơ với đồng loại, nỗ lực học tập và rèn luyện để có thể kiến tạo giá trị cho bản thân cũng như cộng đồng. Bởi đúng như nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Diệu Anh
Xem chi tiết
-Duongg Lee (Dii)
26 tháng 8 2018 lúc 20:57

“Ba là cây nến vàng, mẹ là cây nến xanh, con là cây nến hồng, ba ngọn nến lung linh, thắp sáng một gia đình…” là một mái ấm gia đình trọn vẹn, hạnh phúc. Đối với một người thì mái ấm gia đình chính là nơi nuôi dưỡng tâm tuổi từ lúc sinh ra, trường thành. Nhưng với một số người thì gia đình chưa hẳn là nơi trọn vẹn và mong chờ để trở về.

Gia đình chính là một tế bào, là hạt nhân của xã hội. Gia đình có tròn vẹn, êm ấm, hạnh phúc thì xã hội mới văn minh, dân chủ. Gia đình chính là cái nôi đón nhận tiếng khóc chào đời của bạn, nơi có cha, có mẹ, có ông bà, có anh chị em, là những người thân ruột thịt đùm bọc, yêu thương nhau.

Nền tảng gia đình đối với mỗi người vô cùng quan trọng, chúng ta học được những bài học đầu tiên từ chính gia đình. Ba mẹ chính là những người thầy, người cô tập đánh vần chữ “o”, “ô”…cho con trẻ. Những bước chân chập chững đầu đời với vô vàn vết xước do ngã ở chân. Chỉ có gia đình,chỉ có người thân mới có thể bao bọc, yêu thương bạn một cách vô điều kiện và trọn vẹn nhất. Họ có thể sẵn sàng hi sinh rất nhiều thứ, tuổi thanh xuân, những nhọc nhằn vì sự khôn lớn, vì bữa cơm, giấc ngủ của những người con. Gia đình chính là nơi tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể trao đi yêu thương không hề toan tính, đắn đo.

Có một gia đình hạnh phúc, ấm êm, có bàn tay mẹ nấu từng bữa cơm mỗi ngày; có nụ cười thật hiền lành, ấm áp của ba sau một ngày làm việc mệt nhọc. Có những giây phút quây quần bên nhau kể cho nhau nghe những điều hay, ý đẹp.

Để xây dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc, không chỉ là sự nỗ lực, cố gắng của ba mẹ mà còn là của những đứa con. Không thể một người xây và một người phá, như thế sẽ không thể tạo nên sự bền vững trong tình yêu thương. Những vết rạn nứt luôn hiện hữu quanh đây và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào không hay.

Chúng ta cùng chung sống dưới một mái nhà, chung một yêu thương và chung một nhịp đập vì sự trọn vẹn, hạnh phúc của gia đình. Những đứa con có sự bảo ban, răn dạy nghiêm khắc nhưng chan chứa nghĩa tình của ba mẹ là điều tuyệt vời nhất.

Mái ấm gia đình chính là nơi nhiều mong ngóng và đợi chờ, nơi trở về sau những năm tháng bôn ba nơi phương trời xa. Đó chính là nhà, là nơi dù có bất cứ chuyện gì xảy ra thì cũng bao dung và rộng lượng đón nhận và sẵn sàng tha thứ.

Tuy nhiên xã hội còn tồn tại rất nhiều mảnh đời khát khao mong muốn có một mái ấm gia đình bình dị như bao người khác nhưng không được. Những đứa trẻ mồ côi, lang thang đầu đường xó chợ kiếm ăn hằng ngày đôi mắt ngấn lệ khi nhìn vào một ngôi nhà có ánh điện sang trưng, có tiếng cười con trẻ, có giọng nói ấm áp mẹ cha. Điều ước nhỏ nhoi, giản dị ấy các em không bao giờ có được. Vì ba mẹ đã bỏ em mà đi,vì tình yêu thương đó vốn dĩ em không có phúc để hưởng.

Mặc dù có những nơi nhận nuôi trẻ mồ côi, lang thang nhưng nơi đó chưa thể là một mái ấm thực sự mà các em vẫn mong muốn. Song khi tình yêu thương của các bà, các mẹ ở mái ấm tình thương đó đủ sức khiến cho các em bớt mặc cảm tự ti thì các em sẽ nhận ra rằng mái ấm gia đình không chỉ có ba mẹ mới hạnh phúc. Những người dưng vẫn có thể mang lại hạnh phúc và sự bình yên đến cho nhau. Đó chính là lòng yêu thương, san sẻ và đồng lòng.

Xã hội cần có chính sách phù hợp nhất để có thể mang lại cho các em một mái ấm gia đình thực sự, để các em có thể thoát khỏi mặc cảm, tự ti, hòa nhập với cộng đồng cùng xây dựng tương lai bền vững nhất.

Chúng ta ai cũng cần yêu thương, cần san sẻ, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.

Hãy mở lòng để tạo những mái ấm thực sự cho các em thiếu thốn tình yêu thương. Những gia đình đang có một nền tảng vững chắc thì nên chăm sóc, gìn giữ và phát triển hơn nữa.

Bình luận (0)
Setsuko
4 tháng 10 2018 lúc 21:39

bài của nhock lạnh lùng rất hay nhưng có vẻ k liên quan lắm nhỉ ?

Bình luận (0)
Duyanh Trann
Xem chi tiết
Học thật giỏi
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
26 tháng 4 2023 lúc 9:13

Đây là một phần bài viết về sự lạc quan mình từng làm, bạn tham khảo cho ý bài viết của mình nhé: 

Cuộc sống được tạo nên bởi những sợi giang đa màu sắc, tồn tại xen kẽ với nhau là những niềm vui và nỗi buồn luân phiên tìm đến. Dù bất cứ hoàn cảnh nào tôi luôn cho rằng lạc quan là liều thuốc tinh thần tốt nhất cho con người trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào. Khi trong trạng thái lạc quan, chúng ta sẽ luôn giữ cho mình một thái độ sống tích cực “nhìn đời bằng cả con tim”, tâm hồn thư thái. Lạc quan gìn giữ lại trong trái tim con người niềm tin, hy vọng dù trong hoàn cảnh nào. Nơi nào có lạc quan tồn tại, nơi đó có sự sống. Trở lại những trang thơ viết về người lính chiến đấu, dù họ là người lính trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp hay là những thanh niên “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai”, họ mang trong mình niềm lạc quan tin tưởng vào chiến thắng của Tổ quốc. Tinh thần lạc quan chiến đấu của họ đã góp phần mang chiếc áo hoà bình ôm trọn dải đất hình chữ S hôm nay. Lạc quan còn là biểu hiện của một trí tuệ sáng suốt. Cuộc sống đặt ta trong những hoàn cảnh éo le ngang trái, nhưng với những người lạc quan họ luôn biết cách đổi chiều những bất khó khăn thành một phần kinh nghiệm để thành công. Nhà văn Ernest Hemingway buồn phiền vì bị mất va li bản thảo mà ông trân trọng nhất nhưng sau cuộc trò chuyện với người bạn Ezra Pound đã giúp ông có thêm lạc quan để viết lại tác phẩm của mình với tinh hoa sáng tạo mới và nền tảng được xây từ bản thảo trước đó. Và sau này chúng ta có đại văn hào người Mỹ Ernest Hemingway. Khi mỗi chúng ta có trong mình niềm lạc quan sẽ là con người có thể học được cách “sống chủ động trong thế giới bị động” tạo động lực để xây dựng xã hội phát triển,. Song không phải sự lạc quan nào cũng mang đến kết quả tốt. Helen Keller từng khẳng định “ Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu” nhưng cũng từng cảnh báo “Có một sự lạc quan nguy hiểm của sự ngu dốt và thờ ơ”. Đó là khi chúng ta để ý đến điều tốt mà bỏ qua những nguy cơ tai họa đang đến gần gây nên những nhận thức sai lầm về hoàn cảnh dẫn đến trả giá bằng thất bại lớn. Lạc quan cũng phải đi cùng nhận thức của lý trí. “Bầu trời không phải lúc nào cũng màu xám. Chỉ là nỗi buồn làm bạn muốn chối bỏ những ngày xanh”. Cuộc đời là một con đường bao phủ bởi đêm đen vô tận nhưng đâu đó vẫn có ánh sáng được thắp lên , hãy cứ lạc quan về hạnh phúc trước mắt mà bước đi bạn sẽ tìm được ánh sáng nơi cuối con đường. 

 

Bình luận (0)
anh bạn à
Xem chi tiết
Quỳn Ah
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
23 tháng 1 2022 lúc 14:25

Refer:

undefined

Bình luận (0)
SOONIE
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
25 tháng 3 2022 lúc 22:29

Tham khảo nhé!

 

Sau khi đọc xong văn bản “Vọng Nguyệt” của tác giả Hồ Chí Minh, người đọc không khỏi khâm phục tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày. Từ đây ta càng nhận thấy ý nghĩa lớn lao của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

                Lạc quan là luôn suy nghĩ tích cực, hướng về những điều tốt đẹp, luôn tìm thấy những tia hi vọng trong bất kỳ hoàn cảnh nào dù khó khăn nhất. Thái độ sống mà mỗi người cần có, tự trao dồi, phát huy trong cuộc sống. Ta luôn phải suy nghĩ tích cực, bình tĩnh trước mọi tình huống để tìm giải pháp khi gặp khó khăn. Ta luôn phải vui cười, yêu đời, tìm được nguồn vui sống dù trong nghịch cảnh. Ta luôn lan tỏa những suy nghĩ tích cực tới mọi người, là điểm tựa tinh thần và không ngừng động viên tinh thần của người xung quanh.

                Tinh thần lạc quan tạo nên sức mạnh tinh thần, giúp chúng ta bình tĩnh trước mọi hoàn cảnh để tìm ra ánh sáng hi vọng, vượt qua khó khăn; tránh đi nỗi buồn sầu, lo lắng trong cuộc sống để suy nghĩ tiêu cực hơn, tận hưởng cuộc sống tươi đẹp. Sống lạc quan mang tới cho chúng ta nhiều cơ hội để tự tin khẳng định chính bản thân mình, giúp chúng ta sống một cách ý nghĩa hơn, nhận ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Người có tinh thần lạc quan sẽ luôn được mọi người yêu quý, thán phục, ngưỡng mộ và ca ngợi. Chẳng hạn như Hồ Chủ tịch - trong hoàn cảnh bị bắt và giam cầm trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch bị lưu đày từ nhà lao này đến nhà lao khác luôn phải sống trong cảnh thiếu thốn đủ điều và cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Thế nhưng ta chưa bao giờ bắt gặp sự bi quan trong con người đó. Bằng chứng là trong hoàn cảnh này Bác vẫn có thể sáng tác ra “Nhật kí trong tù” thể hiện tinh thần rất lạc quan yêu đời của Bác hay hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong phá bom nơi hiểm nguy vẫn giữ luôn yêu đời, nhiệt huyết và dũng cảm trong “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Bằng niềm tin, nghị lực phi thường, sống hướng đến ngày mai, lạc quan trong gian khó, họ trở nên rực rỡ và đẹp đẽ biết bao quá mỗi trang văn, trang thơ của thi nhân.

Họ là những tấm gương lan tỏa tinh thần sống tích cực, hướng tới những điều tươi sáng, tươi đẹp trong cuộc sống. Tinh thần lạc quan giúp cuộc sống của chúng ta hạnh phúc và tốt đẹp hơn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và xây dựng xã hội. Tinh thần lạc quan còn là sức mạnh tinh thần lớn lao không chỉ của mỗi cá nhân mà còn của cả cộng đồng. Ta cần phân biệt tinh thần lạc quan với sự chủ quan. Chủ quan là thái độ bằng quan trước mọi sự việc, ỷ lại vào bản thân, vào người khác mà xem thường dù đã được biết trước, cảnh báo trước. Chủ quan sẽ đưa tới những hậu quả khôn lường, thất bại trong công việc và cuộc sống. Bên cạnh những người sống có tinh thần lạc quan thì không ít người lại mang tinh thần bi quan, thiếu niềm tin vào bản thân và cuộc sống. Cách sống như vậy khiến họ đánh mất cơ hội khẳng định bản thân và không tận hưởng được niềm vui sống. Chúng ta cần khích lệ họ thay đổi cách sống.

Quả thực, tinh thần lạc quan là một điều vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Có tinh thần lạc quan sẽ tạo nên nguồn động lực to lớn để chúng ta đạt được những thành công. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần đề cao tinh thần lạc quan trong bất kì hoàn cảnh nào dù khó khăn, gian khổ.

Bình luận (0)
TV Cuber
25 tháng 3 2022 lúc 22:30

refer

 

Sau khi đọc xong văn bản “Vọng Nguyệt” của tác giả Hồ Chí Minh, người đọc không khỏi khâm phục tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày. Từ đây ta càng nhận thấy ý nghĩa lớn lao của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

                Lạc quan là luôn suy nghĩ tích cực, hướng về những điều tốt đẹp, luôn tìm thấy những tia hi vọng trong bất kỳ hoàn cảnh nào dù khó khăn nhất. Thái độ sống mà mỗi người cần có, tự trao dồi, phát huy trong cuộc sống. Ta luôn phải suy nghĩ tích cực, bình tĩnh trước mọi tình huống để tìm giải pháp khi gặp khó khăn. Ta luôn phải vui cười, yêu đời, tìm được nguồn vui sống dù trong nghịch cảnh. Ta luôn lan tỏa những suy nghĩ tích cực tới mọi người, là điểm tựa tinh thần và không ngừng động viên tinh thần của người xung quanh.

                Tinh thần lạc quan tạo nên sức mạnh tinh thần, giúp chúng ta bình tĩnh trước mọi hoàn cảnh để tìm ra ánh sáng hi vọng, vượt qua khó khăn; tránh đi nỗi buồn sầu, lo lắng trong cuộc sống để suy nghĩ tiêu cực hơn, tận hưởng cuộc sống tươi đẹp. Sống lạc quan mang tới cho chúng ta nhiều cơ hội để tự tin khẳng định chính bản thân mình, giúp chúng ta sống một cách ý nghĩa hơn, nhận ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Người có tinh thần lạc quan sẽ luôn được mọi người yêu quý, thán phục, ngưỡng mộ và ca ngợi. Chẳng hạn như Hồ Chủ tịch - trong hoàn cảnh bị bắt và giam cầm trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch bị lưu đày từ nhà lao này đến nhà lao khác luôn phải sống trong cảnh thiếu thốn đủ điều và cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Thế nhưng ta chưa bao giờ bắt gặp sự bi quan trong con người đó. Bằng chứng là trong hoàn cảnh này Bác vẫn có thể sáng tác ra “Nhật kí trong tù” thể hiện tinh thần rất lạc quan yêu đời của Bác hay hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong phá bom nơi hiểm nguy vẫn giữ luôn yêu đời, nhiệt huyết và dũng cảm trong “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Bằng niềm tin, nghị lực phi thường, sống hướng đến ngày mai, lạc quan trong gian khó, họ trở nên rực rỡ và đẹp đẽ biết bao quá mỗi trang văn, trang thơ của thi nhân.

Họ là những tấm gương lan tỏa tinh thần sống tích cực, hướng tới những điều tươi sáng, tươi đẹp trong cuộc sống. Tinh thần lạc quan giúp cuộc sống của chúng ta hạnh phúc và tốt đẹp hơn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và xây dựng xã hội. Tinh thần lạc quan còn là sức mạnh tinh thần lớn lao không chỉ của mỗi cá nhân mà còn của cả cộng đồng. Ta cần phân biệt tinh thần lạc quan với sự chủ quan. Chủ quan là thái độ bằng quan trước mọi sự việc, ỷ lại vào bản thân, vào người khác mà xem thường dù đã được biết trước, cảnh báo trước. Chủ quan sẽ đưa tới những hậu quả khôn lường, thất bại trong công việc và cuộc sống. Bên cạnh những người sống có tinh thần lạc quan thì không ít người lại mang tinh thần bi quan, thiếu niềm tin vào bản thân và cuộc sống. Cách sống như vậy khiến họ đánh mất cơ hội khẳng định bản thân và không tận hưởng được niềm vui sống. Chúng ta cần khích lệ họ thay đổi cách sống.

Quả thực, tinh thần lạc quan là một điều vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Có tinh thần lạc quan sẽ tạo nên nguồn động lực to lớn để chúng ta đạt được những thành công. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần đề cao tinh thần lạc quan trong bất kì hoàn cảnh nào dù khó khăn, gian khổ.

Bình luận (0)
kodo sinichi
26 tháng 3 2022 lúc 5:48

Tham khảo nhé!

 

Sau khi đọc xong văn bản “Vọng Nguyệt” của tác giả Hồ Chí Minh, người đọc không khỏi khâm phục tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày. Từ đây ta càng nhận thấy ý nghĩa lớn lao của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.

                Lạc quan là luôn suy nghĩ tích cực, hướng về những điều tốt đẹp, luôn tìm thấy những tia hi vọng trong bất kỳ hoàn cảnh nào dù khó khăn nhất. Thái độ sống mà mỗi người cần có, tự trao dồi, phát huy trong cuộc sống. Ta luôn phải suy nghĩ tích cực, bình tĩnh trước mọi tình huống để tìm giải pháp khi gặp khó khăn. Ta luôn phải vui cười, yêu đời, tìm được nguồn vui sống dù trong nghịch cảnh. Ta luôn lan tỏa những suy nghĩ tích cực tới mọi người, là điểm tựa tinh thần và không ngừng động viên tinh thần của người xung quanh.

                Tinh thần lạc quan tạo nên sức mạnh tinh thần, giúp chúng ta bình tĩnh trước mọi hoàn cảnh để tìm ra ánh sáng hi vọng, vượt qua khó khăn; tránh đi nỗi buồn sầu, lo lắng trong cuộc sống để suy nghĩ tiêu cực hơn, tận hưởng cuộc sống tươi đẹp. Sống lạc quan mang tới cho chúng ta nhiều cơ hội để tự tin khẳng định chính bản thân mình, giúp chúng ta sống một cách ý nghĩa hơn, nhận ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Người có tinh thần lạc quan sẽ luôn được mọi người yêu quý, thán phục, ngưỡng mộ và ca ngợi. Chẳng hạn như Hồ Chủ tịch - trong hoàn cảnh bị bắt và giam cầm trong nhà lao của Tưởng Giới Thạch bị lưu đày từ nhà lao này đến nhà lao khác luôn phải sống trong cảnh thiếu thốn đủ điều và cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Thế nhưng ta chưa bao giờ bắt gặp sự bi quan trong con người đó. Bằng chứng là trong hoàn cảnh này Bác vẫn có thể sáng tác ra “Nhật kí trong tù” thể hiện tinh thần rất lạc quan yêu đời của Bác hay hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong phá bom nơi hiểm nguy vẫn giữ luôn yêu đời, nhiệt huyết và dũng cảm trong “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Bằng niềm tin, nghị lực phi thường, sống hướng đến ngày mai, lạc quan trong gian khó, họ trở nên rực rỡ và đẹp đẽ biết bao quá mỗi trang văn, trang thơ của thi nhân.

Họ là những tấm gương lan tỏa tinh thần sống tích cực, hướng tới những điều tươi sáng, tươi đẹp trong cuộc sống. Tinh thần lạc quan giúp cuộc sống của chúng ta hạnh phúc và tốt đẹp hơn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và xây dựng xã hội. Tinh thần lạc quan còn là sức mạnh tinh thần lớn lao không chỉ của mỗi cá nhân mà còn của cả cộng đồng. Ta cần phân biệt tinh thần lạc quan với sự chủ quan. Chủ quan là thái độ bằng quan trước mọi sự việc, ỷ lại vào bản thân, vào người khác mà xem thường dù đã được biết trước, cảnh báo trước. Chủ quan sẽ đưa tới những hậu quả khôn lường, thất bại trong công việc và cuộc sống. Bên cạnh những người sống có tinh thần lạc quan thì không ít người lại mang tinh thần bi quan, thiếu niềm tin vào bản thân và cuộc sống. Cách sống như vậy khiến họ đánh mất cơ hội khẳng định bản thân và không tận hưởng được niềm vui sống. Chúng ta cần khích lệ họ thay đổi cách sống.

Quả thực, tinh thần lạc quan là một điều vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Có tinh thần lạc quan sẽ tạo nên nguồn động lực to lớn để chúng ta đạt được những thành công. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần đề cao tinh thần lạc quan trong bất kì hoàn cảnh nào dù khó khăn, gian khổ.

Bình luận (0)