Những câu hỏi liên quan
Tô Thị Phúc Anh
Xem chi tiết
Enomoto Azusa
2 tháng 1 2022 lúc 10:17

Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.

Bình luận (0)
Hanna
Xem chi tiết
Sad boy
24 tháng 7 2021 lúc 21:05

THAM KHẢO

Đất nước Việt Nam ta ôi sao mà đẹp đẽ thơ mộng lạ kì! Qua những văn bản Sông nước Cà Mau, Vượt thác, Cô Tô;... mỗi nhà văn đưa em đi về một vùng đất mới, một vùng đất giàu có, hùng vĩ còn hoang sơ tràn đầy sức sống. Đến với vùng đất tận cùng của Tổ quốc- Sông nước Cà Mau, ta bắt gặp hình ảnh một vùng sông nước với kênh rạch chằng chịt như mạng nhện. Mỗi địa danh nơi đây với những tên gọi mộc mạc gần gũi như chính con người nơi đây vậy. Chợ nổi Năm Căn với nhiều sắc màu độc đáo là hình ảnh của cuộc sống đông vui, tấp nập trù phú nhưng cũng rất nghênh ngang của vùng đất rừng xanh của người dân nơi đây. Từ vùng đất nơi có con người miền Tây giản dị mộc mạc chất phác nơi tận cùng Tổ quốc, đọc tác phẩm Vượt thác ta lại được dịp đi thuyền ngược dòng sông Thu Bồn. Dòng sông ấy, chỗ thì hiền hòa, thơ mộng, chỗ thì dữ dội đầy thác nghềnh. Chính ở vùng sông dữ này, bản lĩnh của người miền Trung bộc lộ rõ nét nhất. Con người vững vàng, dạn dày, khỏe khoắn, dũng cảm nhanh nhẹn đầy kinh nghiệm khi chèo lái con thuyền vượt qua thác nghềnh. Rời sông Thu Bồn, rời miền Trung đầy nắng, gió, chúng em đến vùng biển đảo Đông Bắc của Tổ Quốc. Đó là đảo Cô Tô. Cô Tô sau trận bão ta có thể chiêm ngưỡng một buổi sáng trong trẻo, sáng sủa nhất. Cả một vùng trời biển mênh mông như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Chân trời là một mâm bạc, đặt lòng đỏ quả trứng thiên nhiên là mặt trời. Đó là một mâm lễ phẩm của người dân chài tiến ra trong buổi bình minh dâng lên Mẹ Biển cả để mang về sự bình yên, sự ấm no cho con người. Em cảm thấy tự hào về con người và đất nước Việt Nam, tự hào vì mình là một người Việt Nam.

Bình luận (0)
minh nguyet
24 tháng 7 2021 lúc 21:06

Em tham khảo:

Qua những văn bản Sông nước Cà Mau, Vượt thác, Cô Tô; em cảm thấy đất nước Việt Nam ta rất thơ mộng, đẹp đẽ giàu có hùng vĩ còn hoang sơ tràn đầy sức sống. Trên chuyến hành trình từ Nam ra Bắc, điểm đặt chân đầu tiên là Cà Mau vùng đất mũi của Tổ quốc. Nơi đây, hình ảnh một vùng sông nước với kênh rạch chằng chịt như mạng nhện. Tên đất, tên sông cũng mộc mạc, chân chất như con người. Chợ nổi Năm Căn với nhiều sắc màu độc đáolà hình ảnh của cuộc sống đông vui, tấp nập trù phú nhưng cũng rất nghênh ngang(?) của vùng đất rừng xanh của người dân nơi đây. Tạm biệt Cà Mau‐vùng đất tận cùng của Tổ Quốc hùng vĩ, rộng lớn và hoang sơ, chúng em tiếp tục hành trình đến miền Trung. Chúng em được đi thuyền ngược dòng sông Thu Bồn. Dòng sông ấy, chỗ thì hiền hòa, thơ mộng, chỗ thì dữ dội đầy thác nghềnh. Chính ở vùng sông dữ này, bản lĩnh của người miền Trung bộc lộ rõ nét nhất. Con người vững vàng, dạn dày, khỏe khoắn, dũng cảm, nhanh nhẹn đầy kinh nghiệm khi chèo lái con thuyền vượt qua thác nghềnh. Rời sông Thu Bồn, rời miền Trung đầy nắng, gió, chúng em đến vùng biển đảo Đông Bắc của Tổ Quốc. Đó là đảo Cô Tô. Cô Tô sau trận bão ta có thể chiêm ngưỡng một buổi sáng trong trẻo, sáng sủa nhất. Cả một vùng trời biển mênh mông như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Chân trời là một mâm bạc, đặt lòng đỏ quả trứng thiên nhiên là mặt trời. Đó là một mâm lễ phẩm của người dân chài tiến ra trong buổi bình minh dâng lên Mẹ Biển cả để mang về sự bình yên, sự ấm no cho con người. Em cảm thấy tự hào về con người và đất nước Việt Nam, tự hào vì mình là một người Việt Nam.

 

Bình luận (0)
Dương Đình Hưởng
Xem chi tiết
I don
13 tháng 7 2018 lúc 7:41

Nếu ai đã một lần đọc văn bản Cô Tô của Nguyễn Tuân, chắc hẳn không thể quên được hình ảnh mặt trời mọc trên đảo. Cảnh bình minh ở nơi đây thật khác so với cảnh bình minh ở nơi khác. Bằng biện pháp so sánh vô cùng đặc sắc, thú vị, tác giả đã tạo nên một cảnh bình minh thật huyền ảo, đẹp đến mê hồn.  " Sau trận bão... hết mây, hết bụi" một bầu trời thật quang đãng, sáng sủa khi mặt trời lên, bầu trời đó sạch như một tấm kính, có thể nhìn thấy thông suốt, nhìn xuyên qua cả bầu trời. " Mặt trời nhú dần lên... quả trứng thiên nhiên đầy đặn" ông mặt trời từ từ nhô lên cao, tròn trĩnh, đỏ tươi giống như lòng đỏ trứng, điểm thêm vẻ đẹp phúc hậu, rộng lượng, đầy sức sống cho mặt trời qua việc sử dụng biện pháp nhân hóa. Tác giả cũng thật khéo léo khi kết hợp cả biện pháp ẩn dụ, lấy hình ảnh quả trứng để nói đến mặt trời, lấy chiếc mâm bạc để diễn tả mặt biển. Hai thứ này giống như một mâm lễ phẩm dâng tặng những chài lưới trên biển, mong cho họ mãi bền chặt, giữ vững tinh thần lao động không ngừng nghỉ vốn có. " Vài chiếc nhạn mùa thu... là là nhịp cánh..." hình ảnh đó mới thật bình yên làm sao, thật ung dung, thư thái, khiến cho ai một lần đến nơi này cũng không thể nào quên cái vị ngọt ngào, đằm thắm của đảo Cô Tô. Thật lộng lẫy, huy hoàng, thơ mộng biết bao!

Bình luận (1)
tuan nguyen
29 tháng 7 2021 lúc 16:47

Mình cũng đang hỏi nè

Bình luận (0)
Music Alevis
Xem chi tiết
MinhChâu
Xem chi tiết
Hoàng Ngọc Quang Minh
25 tháng 4 2021 lúc 13:08

nhớ tick cho mình nha 

ua bài văn, chúng ta cảm nhận về Cà Mau cực Nam của tổ quốc là một mảnh đất với những ấn tượng nổi bật sau:

Đó là một vùng đất hoang sơ, xa xôi ít người biết đến.Là một vùng đất hùng vĩ bởi con sông Năm Căn mênh mông cuồn cuộn và những rừng đước bạt ngàn vô tận.Là một vùng đất với cách họp chợ rất độc đáo dập dềnh trên sông nước.Là một vùng đất hội tụ nhiều màu sắc văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau.
Bình luận (0)
khánh linh
Xem chi tiết
Vĩnh Khang Phạm
Xem chi tiết
hs1234_phamphuongthao
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Anh
4 tháng 1 2022 lúc 22:06

Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.

Bình luận (1)
Phùng Khắc An Hiếu
3 tháng 4 2022 lúc 20:19

mik lớp 7 r 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Bùi Thảo
Xem chi tiết
✪ ω ✪Mùa⚜  hoa⚜ phượng⚜...
27 tháng 4 2021 lúc 22:27

Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Đây là đoạn văn miêu tả đẹp nhất của bài kí. Như một “sản phẩm quí”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế. Chính vì thế mà ngắm nhìn bình minh Cô Tô đối với Nguyễn Tuân không phải là một thú vui hưởng thụ, dễ dãi, thụ động mà là cả một cuộc đi tìm cái đẹp một cách công phu, đầy sự khám phá, sáng tạo. Như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dậy từ canh tư, lúc còn tôi đất, cô đi mãi trên đầu đá sư, ra thấu đầu mủi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Người đọc cảm mến tác giả về lòng yêu quí, tôn thờ “cái đẹp” và cảm phục, thích thú vì công phu tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ, hồi hộp cùng tác giả chờ đón cái “đẹp” xuất hiện.

Bình luận (0)
Phạm Thị Huyền
5 tháng 8 2021 lúc 16:30
Rfvhyreyffj
Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa