Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 11 2018 lúc 9:02

Nỗi oan khuất của Vũ Nương do nhiều nguyên nhân đưa đến:

- Nguyên nhân trực tiếp do Trương Sinh quá đa nghi, hay ghen, gia trưởng, độc đoán, Trương Sinh không cho Vũ Nương cơ hội trình bày thanh minh

- Nguyên nhân gián tiếp là do xã hội phong kiến

    + Xã hội bất công, thân phận phụ nữ bấp bênh, mong manh, bi thảm

    + Không được bênh vực, chở che còn bị đối xử bất công

Bình luận (0)
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Anh
10 tháng 5 2021 lúc 11:32

1. Nguyên nhân gây ra cái chết cho Vũ Nương:

a. Nguyên nhân trực tiếp: Do lời nói ngây thơ của bé Đản về chuyện cái bóng khiến Trương Sinh mắng nhiếc đánh đuổi Vũ Nương đi.

b. Nguyên nhân gián tiếp (nguyên nhân sâu xa)

- Do người chồng đa nghi, hay ghen.

- Do cách cư xử hồ đồ, thái độ phũ phàng, thô bạo của Trương Sinh.

- Do cuộc hôn nhân không bình đẳng: Trương Sinh "con nhà hào phú", còn Vũ Nương là "con nhà kẻ khó". Trương Sinh mến vì dung hạnh nên đem trăm lạng vàng cưới về. Cuộc hôn nhân giữa hai người hoàn toàn không bình đẳng và tự nguyện, không xuất phát từ tình yêu.

- Do trong xã hội phong kiến người phụ nữ không có quyền được lên tiếng bênh vực cho quyền sống, quyền hạnh phúc của mình.

2. Thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ:

- Họ là những người phụ nữ truyền thống mang đủ phẩm chất công, dung, ngôn, hạnh.

- Người phụ nữ phải chịu oan khuất , bất hạnh , trong xã hội phong kiến họ ko được bênh vực , tai họa cá thể dáng xuống đâu họ bất cứ lúc nào vì nhưng lý do ko đâu , số phận của họ mong manh như chiếc bóng 

- Người phụ nữ chịu cái chết oan khuất, bị nhiều bất công ngang trái bất hạnh, mặc dù họ đáng ra phải được trân trọng, ngợi ca.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Dung
10 tháng 5 2021 lúc 11:38

1) Nguyên nhân gây  ra cái chết của Vũ Nương : 

a. Nguyên nhân trực tiếp: Do lời nói ngây thơ của bé Đản.

b. Nguyên nhân gián tiếp (nguyên nhân sâu xa)

- Do người chồng đa nghi, hay ghen.

- Do cách cư xử hồ đồ, thái độ phũ phàng, thô bạo của Trương Sinh.

- Do cuộc hôn nhân không bình đẳng: Trương Sinh "con nhà hào phú", còn Vũ Nương là "con nhà kẻ khó". Trương Sinh mến vì dung hạnh nên đem trăm lạng vàng cưới về. Cuộc hôn nhân giữa hai người hoàn toàn không bình đẳng và tự nguyện, không xuất phát từ tình yêu.

- Do lễ giáo hà khắc: người phụ nữ không có quyền được lên tiếng bênh vực cho quyền sống, quyền hạnh phúc của mình.

- Do chiến tranh phi nghĩa: chiến tranh phong kiến phi nghĩa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra những nghi ngờ, hiểu lầm giữa hai vợ chồng.

2) Thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ là : họ là những người phụ nữ truyền thống mang đủ phẩm chất công, dung, ngôn, hạnh.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đình Tuệ Lâm
10 tháng 5 2021 lúc 11:46

1. Nguyên nhân gây ra cái chết cho Vũ Nương:

a. Nguyên nhân trực tiếp: Do lời nói ngây thơ của bé Đản.

b. Nguyên nhân gián tiếp (nguyên nhân sâu xa)

- Do người chồng đa nghi, hay ghen.

- Do cách cư xử hồ đồ, thái độ phũ phàng, thô bạo của Trương Sinh.

- Do cuộc hôn nhân không bình đẳng: Trương Sinh "con nhà hào phú", còn Vũ Nương là "con nhà kẻ khó". Trương Sinh mến vì dung hạnh nên đem trăm lạng vàng cưới về. Cuộc hôn nhân giữa hai người hoàn toàn không bình đẳng và tự nguyện, không xuất phát từ tình yêu.

- Do lễ giáo hà khắc: người phụ nữ không có quyền được lên tiếng bênh vực cho quyền sống, quyền hạnh phúc của mình.

- Do chiến tranh phi nghĩa: chiến tranh phong kiến phi nghĩa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra những nghi ngờ, hiểu lầm giữa hai vợ chồng.

2. Thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ:

- Họ là những người phụ nữ truyền thống mang đủ phẩm chất công, dung, ngôn, hạnh.

- Người phụ nữ phải chịu những lễ giáo hà khắc, là người thấp cổ bé họng không có quyền lên tiếng tự định đoạt cho thân phận mình, chịu bó buộc trong nhiều luật lệ như luật tam tòng (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử).

- Người phụ nữ chịu cái chết oan khuất, bị nhiều bất công ngang trái bất hạnh, mặc dù họ đáng ra phải được trân trọng, ngợi ca.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Boss Chicken
Xem chi tiết
Kậu...chủ...nhỏ...!!!
20 tháng 10 2021 lúc 12:20

Họ là những người thường gặp oan ức trong cuộc sống của xã hội xư,họ bị chà đạp và sống phụ thuộc.

Bình luận (0)
tran the khai
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc An
9 tháng 9 2018 lúc 21:55

C) Nguyên nhân dẫn tới nỗi oan của Vũ Nương:

- Do thói đa nghi, cách hành xử thô bạo của Trương Sinh

- Do chế độ xã hội phong kiến nam quyền không cho người phụ nữ quyền lên tiếng

- Do lời nói ngây thơ của bé Đản về một người đàn ông lạ đêm nào cũng tới

- Do chính Vũ Nương giả vờ coi cái bóng là cha bé Đản để thỏa nỗi nhớ chồng và bù đắp tình yêu cho con

- Do cuộc chiến tranh phi nghĩa đã gây ra nỗi oan và bi kịch gia đình\

Bình luận (0)
Taehyung Kim
14 tháng 9 2018 lúc 12:51

C,Vũ Nương bị chồng nghi là hư hỏng, không giữ tròn tiết hạnh. Nàng phải ôm mối hận gieo mình xuống dòng Hoàng Giang tự vẫn chỉ vì sự hiểu lầm không đâu. Chuyện nàng chỉ bóng mình trên vách để dỗ con là chuyện rất bình thường, khó ai có thể lường trước chuyện đáng tiếc bắt nguồn từ đó. Đứa con thì ngây thơ, vô tội. Nguyên nhân chính là do người chồng cả ghen, mù quáng, nhỏ nhen và thô bạo.

Là người cùng làng, biết nàng là người đoan trang mới cảm mến mà lấy về làm vợ, thời gian thành vợ chồng, dù ngắn ngủi, cũng đủ để Trương Sinh hiểu vợ mình và nàng cũng chưa từng làm điều gì thất thố... Vậy mà chỉ cần lời nói ngây thơ của con trẻ cũng khiến chàng ta nghi kị vợ mình, không còn một chút niềm tin. Thậm chí Trương Sinh cũng quá bảo thủ, ích kỉ đến nỗi không nói ra việc chàng đã nghe tin từ đâu để nàng giải thích, không cân nhắc, đếm xỉa gì đến lời giãi bày thống thiết của vợ cũng như lời biện bạch của hàng xóm láng giềng. Chính sự ích kỉ, tàn nhẫn, mù quáng của Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương đến chỗ nàng phải tự vẫn để chứng tỏ lòng trong sạch của mình.

Chỉ vì một hiểu lầm nhỏ mà dẫn đến cái chết oan khuất. Sự vô lí ấy đã thể hiện một cách thấm thía, xót xa của số phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ không có quyền bày tỏ, giải thích. Họ bị ràng buộc bị một hệ thống lễ giáo khuôn mẫu, khắc nghiệt. Trong gia đình, người đàn ông có quyền quyết định còn tiếng nói của người phụ nữ dường như không có giá trị. Sự vô lí, mê muội của Trương Sinh là bởi chế độ nam giới chuyên quyền. Chế độ ấy cho phép anh ta làm thế. Và khi người chồng đã quyết, đã nhẫn tâm đánh đuổi, người vợ không có cách gì kêu oan, chỉ duy một cách là trẫm mình tự vẫn.

Bên canh việc thể hiện số phận bất hạnh của người phụ nữ, phê phán chế độ nam quyền độc đoán, hẳn Nguyễn Dữ còn ngầm gửi gắm lời lên án chiến tranh. Nếu không có chiến tranh làm sao có cảnh chia lìa đôi lứa để rồi dẫn đen cái chết oan trái của người con gái đức hạnh Vũ Nương.

Bình luận (0)
trương minh tú
Xem chi tiết
Thế Dương
Xem chi tiết
Phương Anh Trần
Xem chi tiết
Trần Diệp Nhi
Xem chi tiết
Bé Của Nguyên
13 tháng 9 2018 lúc 19:49

b)

* Trước khi lấy ck :

- Tính thùy mị , nết na , tư dung tốt đẹp .

*Khi lấy ck :

- giữ gìn khuôn phép , không khi nào để vk ck thất hòa .

-> Rất khéo léo ứng xử

=> Giữ trọn vẹn đạo làm vk .

* Khi tiễn ck đi lính .

- Thiếp chẳng dám.... bình yên -> không ham danh lợi , phẩm chất , lo lắng cho ck .

*Khi ck đi lính :

- Khi mẹ ck mất : nàng hét lời thương xót , phàm việc ma chay tế lễ , lo liệu như đối xử với cha mẹ để mk .

=> Là một người con dâu hiếu thảo , ngoan ngoãn

Các phẩm chất khác bọn mk chưa học tới , mai ms học tiếp các phần còn lại :)

c)

* Nguyên nhân :

- Trực tiếp : là do Trương Sinh quá đa nghi . Trương Sinh đã ko cho Vũ Nương cơ hội giải thik.

- Gián tiếp : lo do xã hội phong kiến - một xã hội gây ra bao bất công , thân phận người phụ nữ bấp bênh .

* Nguyên nhân quan trọng nhất là : trực tiếp . Vì nếu Trương Sinh chịu lắng nghe Vũ Nương giải thik thì sẽ khác , và lúc Vũ Nương hỏi là ai dã nói cho Trương Sinh bt điều này thì chàng lại dấu ko ns ra , nếu chàng nói ra thì Vũ Nương sẽ hiểu và giải thik cho chàng , mọi chuyện sẽ tốt hơn .

d) Thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến : thấp cổ bé họng , không được tôn trọng , vinh danh , bị coi thường khinh bỉ ...họ phải sống một cuộc sống bị ruồng bỏ , bị đối xử tệ bạc ..

e ) *Cách dẫn dắt : cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện kịch tính , lôi cuốn . Từ những chi tiết hé mở , chuẩn bị thắt nút đến khi nút thắt ngày 1 chặt hơn tạo ra cho cậu chuyện hấp dẫn , sinh động hơn . Những đoạn đối thoại đk sắp đúng chỗ .

Bình luận (0)
__HeNry__
15 tháng 9 2018 lúc 21:05

* Trước khi lấy ck :

- Tính thùy mị , nết na , tư dung tốt đẹp .

*Khi lấy ck :

- giữ gìn khuôn phép , không khi nào để vk ck thất hòa .

-> Rất khéo léo ứng xử

=> Giữ trọn vẹn đạo làm vk .

* Khi tiễn ck đi lính .

- Thiếp chẳng dám.... bình yên -> không ham danh lợi , phẩm chất , lo lắng cho ck .

*Khi ck đi lính :

- Khi mẹ ck mất : nàng hét lời thương xót , phàm việc ma chay tế lễ , lo liệu như đối xử với cha mẹ để mk .

=> Là một người con dâu hiếu thảo , ngoan ngoãn

Các phẩm chất khác bọn mk chưa học tới , mai ms học tiếp các phần còn lại :)

c)

* Nguyên nhân :

- Trực tiếp : là do Trương Sinh quá đa nghi . Trương Sinh đã ko cho Vũ Nương cơ hội giải thik.

- Gián tiếp : lo do xã hội phong kiến - một xã hội gây ra bao bất công , thân phận người phụ nữ bấp bênh .

* Nguyên nhân quan trọng nhất là : trực tiếp . Vì nếu Trương Sinh chịu lắng nghe Vũ Nương giải thik thì sẽ khác , và lúc Vũ Nương hỏi là ai dã nói cho Trương Sinh bt điều này thì chàng lại dấu ko ns ra , nếu chàng nói ra thì Vũ Nương sẽ hiểu và giải thik cho chàng , mọi chuyện sẽ tốt hơn .

d) Thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến : thấp cổ bé họng , không được tôn trọng , vinh danh , bị coi thường khinh bỉ ...họ phải sống một cuộc sống bị ruồng bỏ , bị đối xử tệ bạc ..

e ) *Cách dẫn dắt : cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện kịch tính , lôi cuốn . Từ những chi tiết hé mở , chuẩn bị thắt nút đến khi nút thắt ngày 1 chặt hơn tạo ra cho cậu chuyện hấp dẫn , sinh động hơn . Những đoạn đối thoại đk sắp đúng chỗ .

Bình luận (0)
Thảo Phương
28 tháng 8 2019 lúc 18:40

b)

* Người phụ nữ đẹp người, đẹp nết

- “vốn đã thùy mị, nết na lại thêm tư dung, tốt đẹp”.

- Có tư tưởng tốt đẹp.

- Người vợ dịu hiền, khuôn phép: Chồng đi xa vẫn một lòng chung thủy, thương nhớ chồng khôn nguôi, mong chồng trở về bình yên vô sự, ngày qua tháng lại một mình vò võ nuôi con.

- Người con dâu hiếu thảo: Chăm nuôi mẹ chồng lúc đau yếu, lo việc ma chay, tế lễ chu toàn khi mẹ chồng mất.

* Người phụ nữ thủy chung

- Khi chồng ở nhà

- Khi tiễn chồng ra trận

- Những ngày tháng xa chồng

- Khi bị nghi oan

- Khi sống dưới thủy cung

* Người con dâu hiếu thảo

- Thay chồng chăm sóc mẹ khi mẹ đau ốm (lời nói của mẹ chồng).

- Lo liệu ma chay khi mẹ mất như với cha mẹ đẻ

- Là người mẹ yêu thương con: Một mình chăm sóc con nhỏ khi chồng đi vắng.

- Là người phụ nữ trọng nhân phẩm, tình nghĩa, chọn cái chết để minh oan cho mình.

- Giàu lòng vị tha: Bị Trương Sinh đẩy đến đường cùng phải chét oan ức nhưng không oán trách, hận thù. Khi trương Sinh lập đàn giải oan ở bến song vẫ hiện về nói lời “đa tạ tình chàng”

Bình luận (0)
Tạ Nguyễn Huyền Giang
Xem chi tiết
肖战
22 tháng 7 2020 lúc 17:41

Trong văn học dân gian và văn học viết của nước ta, người phụ nữ bình dân đã nêu cao những giá trị cao đẹp về đạo đức, phẩm chất. Nhưng sống trong xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công, oan trái, họ phải chịu nhiều đau khổ và bất hạnh. Đọc "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ ta thương Vũ Thị Thiết phải chịu nỗi oan khuất và để giải nỗi oan, nàng đã tìm đến cái chết thật thương tâm.

Nguyễn Dữ giới thiệu với ta nhân vật Vũ Nương - một phụ nữ đẹp người, đẹp nết. Nàng có tư dung đẹp, tính tình lại hiền dịu, nết na. Khi làm vợ Trương Sinh, một người chồng có tính đa nghi, nàng vẫn giữ gìn khuôn phép để không xảy ra cảnh bất hoà.

Hạnh phúc chồng vợ sum vầy chưa được bao lâu, chiến tranh xảy ra, chồng phải ra trận, nàng tiễn chồng lên đường với tâm trạng đau khổ. Lời nói với chồng trong giờ phút chia tay thật chân tình, cảm động làm cho "mọi người đều ứa hai hàng lệ". "Nàng chẳng cầu mong chồng đeo ấn phong hầu mà chỉ cầu xin chồng trở về bình yên vô sự". Nguyện vọng của nàng thật giản dị mà sâu sắc.

Mấy năm chồng đi xa, ở nhà một tay nàng lo toan mọi công việc gia đình, nuôi con từ trứng nước đến khi lớn khôn. Nàng còn là người con dâu hiếu thảo rất mực, khi mẹ chồng đau ốm nàng "hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Khi bà cụ qua đời, nàng hết lòng thương xót, lo ma chay tế lễ chu toàn. Sự ăn ở đối xử hết lòng với mẹ chồng chẳng khác nào đối với cha mẹ mình vậy.

Tóm lại, Vũ Nương là một phụ nữ vẹn toàn, thể hiện được những phẩm chất đạo đức cao quý của người vợ, người mẹ, người con. Con người như vậy đáng ra phải được hưởng hạnh phúc đầm ấm của gia đình.

Chiến tranh chấm dứt, chồng trở về, niềm vui chưa trọn vẹn thì bi kịch xảy ra. Trương Sinh - một kẻ vô học, thô lỗ, đa nghi, hay ghen đã nghe lời đứa con ngây thơ, không dò hỏi ngọn ngành, nghi ngờ vợ mình không chung thủy. Nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan với chồng nhưng Trương Sinh một mực vẫn buộc tội vợ, thậm chí còn mắng nhiếc, đánh, đuổi nàng đi. Họ hàng, làng xóm đều biện minh cho nàng nhưng cũng không thay đổi được thái độ của Trường Sinh. Không còn cách nào để minh oan được nữa, nàng chọn cái chết để giãi bày tấm lòng chung thủy, trong trắng của mình. Thật tội nghiệp cho Vũ Nương, ba năm trời cách biệt vẫn giữ gìn một tiết, ấy mà khi chồng trở về lại bị nghi oan, một con người phẩm hạnh như thế, lại mang tiếng nhuốc nhơ. Bi kịch bị dồn nén đến cao độ, trong cảnh ngộ đó, Vũ Nương chỉ có một con đường tìm đến cái chết. Thương Vũ Nương, người đời càng trách giận Trương Sinh phũ phàng:

Khá trách chàng Trương Sinh khéo phũ phàng

("Lại bài Viếng Vũ Thị"của Lê Thánh Tông)

Và ngay cả khi chết rồi, ở dưới thủy cung, nàng vẫn ôm mối hận bị chồng ruồng rẫy, nàng nghĩ: "Thà già ở chốn làng mây cung nước, chứ còn mặt mũi nào về nhìn thấy người ta nữa". Nhưng có lúc nàng lại băn khoăn: "Không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa". Nàng mong muốn thiết tha trở về quê hương đoàn tụ với chồng và để giải được nỗi oan. Nhưng âm dương cách biệt nàng "chẳng thể trở về nhân gian được nữa".

Trong xã hội phong kiến, những người phụ nữ đức hạnh, hiền thục như Vũ Nương đều chịu chung số phận bi đát. Câu chuyện về cái chết thương tâm của Vũ Nương càng làm cho ta thông cảm với những nỗi đau của người phụ nữ trong xã hội cũ. Tác phẩm còn là tiếng nói tố cáo chiến tranh phong kiến đã làm tan vỡ hạnh phúc của nhiều lứa đôi, gia đình.

Trong một xã hội mà quyền sống con người được tôn trọng như xã hội ta ngày nay, những người phụ nữ có nhan sắc, phẩm hạnh như nàng Vũ Thị Thiết chắc chắn sẽ sống cuộc đời hạnh phúc.

Từ một câu chuyện lưu truyền trong dân gian, Nguyễn Dữ đã sáng tác nên một tác phẩm đặc sắc. Mặc dù có ít nhiều yếu tố hoang đường nhưng "Chuyện người con gái Nam Xương" đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng không phai mờ.

Bình luận (0)