em hãy miêu tả mùa hạ theo cảm nhận và theo quan sát của em
Em hãy miêu tả lại không khí và cảnh sắc thiên nhiên sau ngày rằm tháng giêng qua cảm nhận miêu tả của tác giả Vũ Bằng trong văn bản " mùa xuân của tôi " theo cách tổng phân hợp .
Có lẽ mùa xuân là đề tài gợi nhắc nhiều xúc cảm đối với văn nghệ sĩ. Vũ Bằng là một trong số cây bút viết hay, viết sâu sắc về mùa xuân bằng giọng thơ tinh tế và đầy chất thơ. Với sở trường tùy bút và bút kí ông đã vẽ nên bức tranh mùa xuân đất bắc tuyệt vời qua “Mùa xuân của tôi”.
“Mùa xuân của tôi” là dòng tản mạn ghi chép lại những xúc cảm sâu lắng và ngọt ngào nhất của Vũ Bằng về mùa xuân, về những giao thoa của đất trời khi bước sang một năm mới, một mùa mới ấm áp. Với giọng văn nhẹ nhàng, dìu dặt, tác giả đã kéo người đọc về với những mùa xuân bình yên, tươi đẹp, căng tràn sức sống. Bởi rằng mùa xuân là mùa đẹp nhất, thi vị và duyên dáng nhất trong một năm.
Trải dọc bài thơ chính là tấm chân tình của tác giả dành cho mùa xuân đất bắc. Sự hòa quyện với thiên nhiên, với đất trời, với con người.
Từ những câu văn đầu tiên, tác giả đã vẽ nên đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu gió lành lạnh” không nơi nào có được. Chính đặc trưng này làm nền tảng để tác giả có thể vẽ thêm nhiều vẻ đẹp khác nhau nữa. Những thanh âm như tiếng nhạn kêu, câu hát huê tình quyện với sự ấm áp của nhang trầm, của không khí đoàn tụ gia đình khiến tác giả thổn thức nhớ thương. Có lẽ chính những điều ấm áp và bình dị đó khiến tác giả không nguôi khi nhớ về.
Mùa xuân đẹp ở cảnh sắc thiên nhiên nhưng chính từ lòng người cũng toát lên vẻ đẹp quyến rũ, nồng nàn đó. Tác giả đã viết “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu”. Mùa xuân khiến cho trái tim con người muốn cựa quậy, muốn thổn thức và muốn bùng cháy. Xuân đến “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn những ngày đông giá”. Cái rét của mùa xuân là cái rét ngọt ngào từ không “căm căm” như mùa đông xứ Bắc nữa.
Vũ Bằng ới những cảm nhận tinh tế, ngôn ngữ giàu chất thơ và nhiều hình ảnh so sánh mới lạ đã khiến người đọc hồi tưởng về những mùa xuân đã qua, mùa xuân của quê hương, của lòng người mênh mang.
Và xuân đến, tháng giêng chính là biểu tượng tươi đẹp nhất, cũng là nơi hội tụ của những vẻ đẹp ngọt ngào. Như Xuân Diệu từng nói “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Trong văn Vũ bằng không ngọt ngào, hối hả như Xuân Diệu nhưng lại đằm thắm và da diết nhất khiến cho người đọc lâng lâng, mê đắm. Khi tháng giêng về cũng là lúc đất trời bắt đầu có sự chuyển giao kì diệu và đầy tinh tế. Nét đẹp tháng giêng đất bắc là nét đẹp dịu dàng mà đằm thắm, có sự hòa quyện giữa con người với thiên nhiên đất trời. Và có lẽ lòng người cũng đồng điệu theo những nhịp điệu của mùa xuân.
Thật vậy “mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng là những dòng cảm xúc nhẹ nhàng, tinh khôi và đầy tươi mới nhất khi viết về mùa xuân,. Nó gợi nhắc cho người đọc về những thanh âm trong trẻo và ngọt lành của mùa xuân tươi đẹp.
Dựa vào những hình ảnh tong dịp về Hà Nội cùng với những quan sát và cảm nhận của riêng mình ,em hãy viết 1 đoạn văn miêu tả (khoảng 8 câu) theo chủ đề "Ô Cửa Tháng Ba".Trong đoạn văn có sử dụng hợp lí nghệ thuất so sánh
Dựa vào những hình ảnh tong dịp về Hà Nội cùng với những quan sát và cảm nhận của riêng mình ,em hãy viết 1 đoạn văn miêu tả (khoảng 8 câu) theo chủ đề "Ô Cửa Tháng Ba".Trong đoạn văn có sử dụng hợp lí nghệ thuất so sánh
Tháng 3 đã về trong sự háo hức, hân hoan của tất cả đoàn viên, thanh niên của cả nước . Vào một ngày đẹp trời như hôm nay, trước khi tôi khoác lên mình màu áo xanh thanh niên tình nguyện, tôi có ngó đầu qua cửa sổ và nhìn thấy cảnh sắc tươi đẹp ở khu vườn nhà mình. Vẫn còn dư vị của sắc xuân , những khóm hoa lan trong vườn vẫn còn nở rộ và tươi mới . Một vài giọt sương đêm vẫn đang đọng lại trên lá cành. Ông mặt trời cũng bắt đầu nhô cao lên, chiếu những tia nắng dịu nhẹ xuống làm bừng sáng cả khu vườn . Những giọt sương còn vương trên cành lá được ánh sáng chiếu vào khiến chúng trở nên long lanh hơn , tựa như những viên ngọc được đính kèm nền xanh của chiếc lá . Xa xa phía góc phải khu vườn là giàn hoa thiên lí . Chưa vào đúng mùa hoa nên thiên lí chưa nở rộ, chỉ có những nụ non xuất hiện thấp thoáng trên giàn. Dù vậy nhưng sự điểm xuyến của sắc hoa ấy cũng làm cho khu vườn trở nên phong phú và đa dạng sắc màu hơn. Quả thực buổi sáng được ngắm nhìn vườn hoa khiến tôi cảm thấy tâm hồn mình được thư thái và dễ chịu hơn nhiều. Khép cửa sổ lại , khoác áo thanh niên lên mình , tôi cảm thấy cơ thể mình tràn đầy năng lượng để bắt đầu một ngày mới đầy ý nghĩa.
nho cho mình điểm nhé
Viết đoạn văn khoảng 10 câu tả những dấu hiệu của mùa xuân in dấu trên một cây xanh trong khu vườn mà em có dịp quan sát
Gợi ý
- Miêu tả khái quát: Vẻ đẹp của mùa xuân qua cảm nhận của em khi quan sát thiên nhiên trong khu vườn; không khí, tiết trời ra sao? Vạn vật hồi sinh thế nào?
- Miêu tả chi tiết: Dấu hiệu cụ thể trên một loài cây: Sinh trưởng của cây thế nào; sức sống, vẻ đẹp của cây biểu hiện qua các bộ phận ra sao?...
- Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của em..
“Xuân xuân ơi xuân đến rồi,
Cánh én bay về cho tim mình nao nức.
Xuân xuân ơi xuân đến rồi,
Những đóa mai vàng chào mừng xuân sang”.
Mùa xuân là mùa của tuổi trẻ, tình yêu. Mùa xuân cũng là mùa khởi đầu của một năm, mùa mà vạn vật được khoác lên mình một bộ cánh mới, những chiếc áo đẫm sắc tươi vui. Lòng người và cỏ cây bừng tỉnh đón chào khí xuân. Khu vườn ngày xuân cũng mang một màu như thế, tươi mới và tràn trề nhựa sống.
Vườn bước vào xuân như cô gái trẻ bước vào độ tuổi đôi mươi, vừa ngại ngùng, e ấp lại vừa tự tin, kiêu hãnh. Cả khu vườn thấm đẫm hơi xuân, cây cối thi nhau đâm chồi, mỗi chồi non là một lộc may mắn. Cây bàng già mới ngày nào còn một mình trơ trọi giữa ngày đông nay như ra những chồi non trắng hồng, hai ba lá. Cây đào trước sân ra hoa cả một khoảng trời như chiếc ô đỏ hồng giữa bầu trời cao xanh. Những cánh đào mềm mại, chúm chím, mỉm cười trong gió xuân. Một vài cánh vô tình bị gió cuốn đi bay bay trong khoảng không rồi lặng lẽ đáp xuống mặt đất. Hàng râm bụt trước nhà cũng tươi tốt, lá xanh bóng, những bông hoa nở to, đỏ rực, xoè ra khoe sắc rực rỡ. Hương hoa dịu dàng, hấp dẫn, cuốn hút mấy chú bướm nhỏ bay dập dờn. Cạnh đó là hai chậu hoa xinh xắn, những bông hoa nở trong trời xuân đẹp mê hồn như những nàng công chúa xinh đẹp và kiều diễm. Khoác lên mình màu vàng tươi trên những chiếc lá xanh biếc, nhỏ nhỏ, xinh xinh. Mùa xuân là mùa của những cơn mưa bụi bay lất phất. Cây cối say sưa uống những giọt mưa xuân, vừa háo hức ,vừa chờ đợi. Những hạt mưa còn đọng trên phiến lá long lanh như những hạt pha lê thủy tinh. Những chùm hoa nhãn trắng xoá toả hương dịu nhẹ, hoa lê điểm sắc trắng tinh khôi, thanh khiết mang vẻ đẹp bình yên và đầy ấm áp. Mấy chú ong say sưa hút những mật hoa, thưởng thức thứ gia vị ngọt ngào mà thiên nhiên ban tặng. Mấy chị chuồn chuồn đang nghỉ ngơi trên hàng rào cạnh ao cá ngắm nghía mình qua làn nước trong xanh. Những chậu hoa ti gôn, hoa đồng hồ, hoa lan cũng tranh thủ khoe vẻ đẹp của mình, mỗi loài hoa, mỗi sắc hương. Hương bưởi đầu mùa thơm dìu dịu, nhẹ nhàng, thư thái. Mấy luống cải, ngò, xà lách,…. xanh mướt, tốt tươi. Mùa xuân đến cây cối dường như xanh hơn, đẹp hơn, đằm thắm hơn, khu vườn như được hồi sinh sau những ngày đông lạnh giá. Làn cỏ non xanh mướt dưới chân như chiếc thảm mượt mà, bầu trời trên cao trong xanh vời vợi, tiếng chim hót líu lo trên cành như hát khúc ca hân hoan chào mùa xuân thắng lợi. Cây cối khẽ đung đưa trò chuyện như đang chúc nhau câu may mắn đầu năm. Ngày nghỉ, em lại tự thưởng cho mình giây phút thư thái bên khu vườn, đọc sách và ngắm cảnh thiên nhiên, chụp những khoảnh khắc đẹp lưu giữ làm kỉ niệm.
Ngắm nhìn khu vườn trong tiết trời xuân, em lại càng thêm yêu nó, thêm trân trọng và yêu quý thiên nhiên quanh mình. Cả khu vườn như một bức tranh mùa xuân đầy yên bình và khoáng đạt, đầy mới mẻ, tinh khôi, níu giữ bước chân con người. Khu vườn gieo bao nhiêu niềm hy vọng, bao nhiêu mơ ước cho một năm đầy thịnh vượng, phước lộc.
Chúc bạn học tốt !
Viết 1 – 2 câu văn tả bầu trời theo quan sát và cảm nhận của em.
tham khảo
- Bầu trời cao, trong xanh như một tấm thảm khổng lồ. Ông mặt trời từ từ vươn khỏi dãy núi để tưới tắm cho muôn loài những tia nắng vàng tươi, ấm áp.
viết 1-2 câu văn tả bầu trời theo quan sát và cảm nhận của em
Bầu trời trong xanh cao vời vợi. Từ mặt đất nhìn lên, bầu trời ấy như một tấm vải nhung huyền diệu, bầu trời bỗng chuyển thành một tấm vải trắng khổng lồ.
nhìn cái tên đỗ quỳnh hương trông thấy quen quen
Quê em nằm ở Long Khánh , nơi có nhiều hải sản và có nhiều cánh đồng bát ngát lúa thơm.
Mời mọi người hãy ghé thăm quê em, thị xã ...... với những cánh đồng làng sản xuất lúa một năm ba vụ, nơi phát triển ngành nghề tiểu thủ công mĩ nghệ xuất khẩu. Mọi người hãy dạo chơi ở phố, băng qua chợ ...... để cảm nhận làn gió mát từ sông thổi vào khu phố chợ. Cảnh phố, cảnh quê hoà hợp như tấm lòng mộc mạc của những nông dân và ngư dân miền biển.. Bãi tắm ở đây phô triền cát trắng, tiếp giáp với vùng biển xanh mênh mông. Em rất yêu và tự hào về cảnh đẹp của quê em.
Bài thơ “Mùa hạ đi đâu” đã thể hiện sự quan sát, cảm nhận tinh tế về cảnh sắc thiên nhiên đặc trưng của mùa hạ, mùa đông và qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc của tác giả . Em hãy trình bày những việc làm thể hiện tình yêu thiên nhiên của mình bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu).
Mọi người giúp mik đc ko? mik sắp phải nộp bài rồi
Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét :
a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào ? Ghi dấu x vào ô trống ý em lựa chọn.
Tên bài | Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây | Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây |
Sầu riêng | ||
Bãi ngô | ||
Cây gạo |
b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?
- Thị giác(mắt):
+ (Bãi ngô):
+ (Cây gạo):
+ (Sầu riêng):
- Khứu giác(mũi):
+ (Bãi ngô):
+ (Cây gạo):
+ (Sầu riêng):
- Vị giác(lưỡi):
+ (Bãi ngô):
+ (Cây gạo):
+ (Sầu riêng):
- Thính giác(tai):
+ (Bãi ngô):
+ (Cây gạo):
+ (Sầu riêng):
c) Viết lại những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích trong các đoạn văn trên. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì ?
d) Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể ?
e) Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cây cụ thể ?
a)
Tên bài | Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây | Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây |
Sầu riêng | x | |
Bãi ngô | x | |
Cây gạo | x |
b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?
- Thị giác(mắt):
+ (Bãi ngô): Cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng
+ (Cây gạo): cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc
+ (Sầu riêng): hoa, trái, dáng, thân, cành lá
- Khứu giác(mũi):
+ (Sầu riêng): hương thơm của trái rầu riêng
- Vị giác(lưỡi):
+ (Sầu riêng): vị ngọt của trái sầu riêng
- Thính giác(tai):
+ (Bãi ngô): tiếng tu hú
+ (Cây gạo): tiếng chim hót
c)
Bài “sầu riêng”
- So sánh :
+ Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi.
+ Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.
Bài “Bãi ngô ”
- So sánh : + Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non.
+ Búp nhu kết bằng nhung và phấn.
+ Hoa ngô xơ xác như cỏ may.
- Nhân hóa :
+ Búp ngô non núp trong cuống lá.
+ Bắp ngô chờ tay người đến bẻ.
Bài “Cây gạo”
- So sánh
+ Cảnh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.
+ Quả hai đầu thon vút như con thoi.
+ Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
- Nhân hóa :
+ Các múi bông gạo nở đều, như nồi cơm chín đội vung mà cười.
- Cây gạo già mỗi nàm trở lại tuổi xuân.
+ Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành.
* Trên đây là những hình ảnh được tác giả dùng biện pháp so sánh, nhân hóa trong miêu tả. Học sinh lựa chọn một số hình ảnh mà em thích.
Về tác dụng, các hình ảnh so sảnh và nhân hóa trên làm cho bài vản miêu tả thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc.d)
Hai bài Sầu riêng và Bãi ngô miêu tả một loài cây, bài Cây gạo miêu tả một cây cụ thể.
e) - Giống nhau : Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh cây, dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa để khắc họa sinh động chính xác các đặc điểm của cây, bộc lộ tình cảm của người miêu tả.
- Khác nhau: Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với các loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó - đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loài.