Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 8 2017 lúc 17:26

- Những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” là:

      + Dễ thương, giàu tình cảm.

      + Thủy chung, gắn bó với quê hương.

      + Hồn nhiên, mạnh mẽ.

      + Bản lĩnh, bền bỉ

      + Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh.

   - Cảm nhận về 4 câu cuối bài thơ:

      + Lời nói của cha đầy trìu mến và tin tưởng, thôi thúc con đi trên đường đời.

      + Tuy thô sơ da thịt nhưng không nhỏ bé, “Nghe con” nghe sao trìu mến thân thương. Lời cha thốt lên tự đáy lòng: dù ở bất cứ đâu vẫn không quên nguồn cội, luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp, gắn bó với mảnh đất quê hương mình. Đó là nơi mang đậm những đức tính quý báu và tâm hồn cao đẹp. Mong con vượt lên khó khăn, tiếp nối truyền thống để sống có nghĩa, có tình.

Bình luận (0)
Liying Zhao
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
11 tháng 4 2022 lúc 9:03

1. Giới thiệu chung:

-         Y Phương là nhà thơ bắt đầu sáng tác và trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Ông được biết đến với một hồn thơ chân thật, mạnh mẽ, trong sáng và tư duy hình tượng mang nét riêng của văn hóa vùng cao.

Mượn lời cha nói với con, Y Phương đã gợi lên về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước hãy kế tục truyền thống ấy. Đoạn thơ trên thể hiện rõ điều đó.

 

    2.  Phân tích, chứng minh:

-         Đoạn thơ là lời nhắn nhủ của người cha với con  về cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của “ người đồng mình” và phẩm chất cao đẹp của họ.

+ “ Người đồng mình” là người cùng làng, cùng miền, cùng vùng,nói rộng ra là người cùng quê hương, đất nước.Cách nói mang ngôn ngữ địa phương, mộc mạc nhưng rất gắn bó, đoàn kết và trân trọng. Con lớn lên trong cuộc sống lao động của người đồng mình và trong sự đùm bọc che chở cho quê hương.

+ Tự hào về “ người đồng mình” là những con người biết vượt hoàn cảnh khó khăn, sáng tạo. Họ luôn tự lực cánh sinh, làm giàu bằng sức lao động chân chính, mộc mạc nhưng giàu niềm tin.

+ Cuộc sống còn thiếu thốn, người dân còn lam lũ, “ thô sơ da thịt” nhưng họ không hề hèn kém, yếu đuối, không chịu “ nhỏ bé”, nghĩa là không sống khom lưng uốn gối trước thiên hạ.

+ Những con người tuy “ thô sơ da thịt” nhưng rất kiên trì, nhẫn nại trong cuộc sống. Họ biết sáng tạo “ đục đá kê cao quê hương” tạo nên những phong tục tập quán tốt đẹp.

+  Tinh thần tự tôn, ý thức bảo tồn cội nguồn: “ Tự đục đá” lao động thô sơ, thủ công, cải tạo đất đai để sinh cơ lập nghiệp, cải thiện cuộc sống sinh hoạt gia đình và kiến thiết  xây dựng quê hương. “ Quê hương thì làm phong tục” là cách nói mộc mạc nhưng ẩn ý sâu xa. Họ luôn giữ gìn bản sắc văn hóa củ a dân tộc. duy trì các tập quán, phong tục của quê hương và họ tự hào , có ý thức bảo tồn những nét văn hóa riêng của dân tộc mình.

+ Bằng trí tuệ và sức khỏe, họ đã biết tự lập, tự làm đẹp, tự làm giàu cho nới chôn rau cắt rốn.

-          Có thể nói, người cha rất tự hào khi nói về những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mìnhtừ đó nhắc nhở con biết hướng về quê hương, làm giàu đẹp cho quê hương.

+ Bài học làm người mà cha dạy con tuy ngắn gọn nhưng  thấm thía và lay động biết bao.Y Phương nói một cách cụ thể, nói bằng hình ảnh mang phong cách dân tộc mình, “ Người đồng mình”.Lời thơ bình dị, tình cảm chân thành, giọng thơ tha thiết.

+ Cha nói với con , cha dạy con bài học làm người, biết giữ gìn phẩm chất đạo lý: yêu mến tự hào quê hương, sống có chí khí,sống đẹp như “ người đồng mình” đã bao đời nay.

+ Mong muốn của người cha về con tiếp tục sống ân nghĩa thủy chung với quê hương, vượt qua thử thách bằng ý chí, niềm tự hào, đó là hành trang để vững bước trên đường đời.

 

3. Đánh giá chung:

-         Với thể thơ tự do, mạch cảm xúc tự nhiên, cách nói giàu hình ảnh vừa mộc mạc , cụ thể giàu sức khái quát, thành ngữ gần gũi, giản dị, mộc mạc ngay thẳng như lời nói của người dân tộc.

-         Mượn lời nói với con, Y Phương gợi lên về cuộc nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Bộc lộ niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ , bền bỉ của quê hương mình.Từ tình cảm gia đình mở rộng ra là tình cảm với quê hương, từ các kỉ niệm nâng lên thành lẽ sống.

Bình luận (0)
Khoa Dương
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
16 tháng 3 2023 lúc 23:49

- Nội dung: Người cha khuyên đứa con của mình không bao giờ được nản lòng trước những khó khăn và thách thức. Người con nhất định phải nghị lực vượt qua mọi khó khăn đó để tự tin bước vào đời. 

- Nghệ thuật: 

+ Ẩn dụ "lên đường" và "không bao giờ nhỏ bé" 

- Lên đường tức là người con trưởng thành đặt chân đến những con đường mới 

- Không bao giờ nhỏ bé: không chỉ là chỉ về ngoại hình mà cả ý chí và nghị lực ( tầm vóc ) 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Thảo Phương
22 tháng 8 2016 lúc 12:23

1

Thành phần gọi đáp: “ơi”, “nghe”. 

2

Việc dùng từ phủ định trong dòng thơ “Không bao giờ nhỏ bé được” nhằm khắc sâu thêm ý khẳng định trong lời nhắn nhủ của cha với con về lòng tự tôn, ý thức về tầm vóc của dân tộc mình. 

3

Cội nguồn là phần nền móng đã bị che khuất nhưng lại là trụ cột, làm nên sức mạnh! Với dân tộc Việt Nam đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, lòng yêu nước, tình đoàn kết, nghĩa đồng bào… Những giá trị đó đã được các thế hệ người Việt ra sức vun đắp, giữ gìn từ đời này sang đời khác, xuyên suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước và trở thành truyền thống văn hóa tốt đẹp, làm nên cốt cách, tâm hồn người Việt Nam.  Khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, lòng yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam càng thể hiện rõ nét. Thanh niên Việt Nam luôn ý thức được rằng biển đảo luôn là một phần máu thịt rất thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc thân yêu và họ đã hành động có trách nhiệm với Tổ quốc! Đó là hình ảnh của tuổi trẻ trong cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài với những bộ áo quần cờ đỏ sao vàng, với những lá quốc kỳ của Tổ quốc trên tay trên các đường phố ở nhiều nước để biểu tình phản đối Trung Quốc. Trên các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter, MySpace… những hình ảnh Việt Nam tràn ngập với những status, những bình luận thể hiện lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình, luôn hướng về đất nước. Đó là hình ảnh của một nữ sinh báo chí xinh đẹp Bảo Linh gây sốt trong giới trẻ với phong trào vì hòa bình với thông điệp “Tôi là người Việt Nam, tôi yêu Hòa bình. Nếu bạn cũng giống như thế, hãy ôm tôi”. Đó là những đợt quyên góp, ủng hộ vật chất cho các chiến sĩ ở Trường Sa và Hoàng Sa, cho cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư Việt Nam…Là một học sinh, tôi luôn mang trong tim tình yêu biển đảo, tình yêu và lòng khâm phục tới những người lính biển, những ngư dân chân chất nơi đảo xa, luôn mong rằng biển đảo sẽ bình yên, rạng rỡ nụ cười! Còn bạn?

Bình luận (0)
nguyễn thị ngọc anh
10 tháng 3 2017 lúc 19:41

a,thành phần gọi đáp:ơi,nghe

b,tác giả dùng từ phủ định trong câu thơ trên nhằm khẳng định điều mong ước lớn lao nhất của người cha đối vs con sống có ý chí,có nghị lực vươn lên,sống cao đẹp sao cho xứng đáng với tư cách của con người,ko sống thấp hèn dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.Cha mong con có ý thức và lòng tự tôn dân tộc,thấy rõ được tầm vóc lớn lao của dân tộc mk để vươn lên sống đẹp và có ích

c, Mỗi người sinh ra và lớn lên đều có cội nguồn.Cội nguồn là gia đình,dòng họ,quê hương-đất nước.Nhà thơ Đôc Trung Quân có viết:

"Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con chèo hái mỗi ngày

(trích tiếp)...........mà thôi"

Cội nguồn là ko gian sinh tồn,là cái nôi giúp cho sự hình thành phát triển của mỗi con người.Nó tác động to lớn đến mỗi người và có ý nghĩa đối vs mỗi người do vậy,mỗi người cần sống có ý thức để tạo nên nét đẹp xây dựng quê hương,cội nguồn của mk.Chúng ta phải sống theo đạo lí"uống nước nhớ nguồn",tưởng nhớ tới ông bà,tổ tiên,gia đình,dòng tộc,luôn gắn bó chia sẽ với những gia đình có công vs cách mạng,với quê hương-đất nước lúc khó khăn,gian khổ,biết yêu thương và hi sinh,gia đình,quê hương mk.Hiện nay đất nước ta đang đứng trước những thử thách to lớn giao lưu vs quốc tế hội nhập vào nền kinh tế nên cần những chủ nhân có đủ sức,đủ tài,đủ tri thức để đưa đất nước hội nhập nhanh vào nền công nghiệp hoá,hiện đại hoá.Tuy hội nhập nhưng tuổi trẻ,mỗi cá nhân cần cố gắng để giữ gìn bản sắc dân tộc,luôn tích cực để chiếm lĩnh những tri thức góp phần xây dựng dân giàu nước mạnh.Khi đất nước có chiến tranh sẵn sàng hi sinh xương máu để bảo vệ tổ quốc.là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường am cần cố gắng học tập để trở thành con ngocn,trò giỏi và trở thành chủ nhân tương lại của đất nước

Tham khảo nha bạn

Bình luận (1)
kimngân Phạm
Xem chi tiết
phan thị ngọc ánh
17 tháng 3 2018 lúc 20:45

I. Mở bài:
- Là nhà thơ dân tộc Tày, thơ Y Phương thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
- Ra đời năm 1980, “Nói với con” là một trong những bài thơ hay nhất của ông.
- Mượn lời tâm sự với con, Y Phương đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc về những đức tính tốt đẹp của “người đồng mình” – của con người quê hương miền núi.
II. Thân bài:
1. Khái quát ( Dẫn dắt vào bài):
- Tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Y Phương, bài thơ “Nói với con” gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người – gia đình và quê hương – đó là nôi êm tổ ấm nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn con – đó là cội nguồn của hạnh phúc. Để rồi từ trong những ngọt ngào của kỉ niệm quê hương, người cha nói với con những đức tính tốt đẹp của người đồng mình.
2. Phân tích, cảm nhận những vẻ đẹp ( đức tính tốt đẹp ) của người đồng mình:
a. Người đồng mình đáng yêu bởi sự giản dị và tài hoa:
- Trên quê hương thơ mộng nghĩa tình, người đồng mình hiện lên trong

cuộc sống lao động cần cù mà tươi vui:
"Người đồng mình yêu lắm, con ơi!
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát".
+ Giọng thơ vang lên đầy thiết tha và tự hào. “Người đồng mình” là người bản mình, người quê mình – Y Phương có cách gọi rất độc đáo, rất gần gũi và thân thương về những con người quê hương.
+ Với hình thức câu cảm thán, người đọc cảm nhận lời tâm tình được cất lên tự đáy lòng thương mến của người cha về người đồng mình.
+ Họ đáng yêu bởi họ là những con người yêu lao động. Với đôi bàn tay tài hoa, khéo léo, họ đã “đan”, “cài”, “ken”… cuộc sống như nở hoa dưới đôi bàn tay cần cù, sáng tạo của họ…
=> Chỉ với những câu thơ ngắn gọn, nhà thơ giúp ta hình dung được hình ảnh đáng yêu của người đồng mình giữa núi rừng thơ mộng, hiền hòa. Vẻ đẹp của họ được gợi ra từ cuộc sống lao động bình dị, từ bàn tay tài hoa và khối óc sáng tạo. Họ có niềm vui giản dị, tinh tế ngay trong cuộc sống mộc mạc đời thường.
b. Người đồng mình biết lo toan và giàu mơ ước.
- Người đồng mình không chỉ là những con người giản dị, tài hoa trong cuộc sống lao động mà còn là những con người biết lo toan và giàu mơ ước:
"Người đồng mình thương lắm con ơi!
Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chi lớn".
+ Với cách nói “Người đồng mình thương lắm con ơi!” người cha biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành về gian truân, thử thách cùng ý chí mà người đồng mình đã trải qua.
+ Bằng cách tư duy độc đáo của người miền núi, Y Phương đã lấy cái cao vời vợi của trời để đo nỗi buồn, lấy cái xa của đất để đo ý chí con người.
+ Sắp xếp tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến, nhà thơ cho thấy khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ.
=> Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí và nghị lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc.
c. Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn:
“Sống trên đá không chê đá gập gềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”.
+ Phép liệt kê với những hỉnh ảnh ẩn dụ “đá gập gềnh”,“thung nghèo đói” -> gợi cuộc sống đói nghèo, khó khăn, cực nhọc.
+ Vận dụng thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh”, ý thơ gợi bao nỗi vất vả, lam lũ.

-> Những câu thơ dài ngắn, cùng những thanh trắc tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian nan, đói nghèo của quê hương.
+ Điệp ngữ “sống”, “không chê” và điệp cấu trúc câu cùng hình ảnh đối xứng đã nhấn mạnh: người đồng mình có thể nghèo nàn, thiếu thốn về vật chất nhưng họ không thiếu ý chí và quyết tâm. hocvanlop9 Người đồng mình chấp nhận và thủy chung gắn bó cùng quê hương, dẫu quê hương có đói nghèo, vất vả. Và phải chăng, chính cuộc sống nhọc nhằn, đầy vất vả khổ đau ấy đã tôi luyện cho chí lớn để rồi tình yêu quê hương sẽ tạo nên sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả.
+ Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người.
d. Người đồng mình có ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc:
- Phẩm chất của người của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong, nhưng rất đúng với người miền núi:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”
+ Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa bao tâm tình.
+ Cụm từ “thô sơ da thịt” là cách nói cụ thể về những con người mộc mạc, giản dị.

+ Cụm từ “chẳng nhỏ bé” khẳng định sự lớn lao của ý chí, của nghị lực, cốt cách và niềm tin.
-> Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồng mình. Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí.
- Cùng với ý thức tự lực, tự cường, người đồng mình còn ngời sáng tinh thần tự tôn dân tộc và khát vọng xây dựng quê hương:
“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”.
+ Lối nói đậm ngôn ngữ dân tộc – độc đáo mà vẫn chứa đựng ý vị sâu xa.
+ Hình ảnh “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” vừa mang tính tả thực ( chỉ truyền thống làm nhà kê đá cho cao của người miền núi),vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Người đồng mình đã tự tay xây dựng nên truyền thống quê hương đẹp giàu, sánh tầm với các miền quê khác trên mảnh đất hình chữ S thân yêu.
+ Câu thơ ngầm chứa niềm tự hào kiêu hãnh bởi họ vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
3. Nhận xét, đánh giá:
Với thể thơ tự do, giọng điệu khỏe khoắn vừa tâm tình tha thiết vừa chứa chan hi vọng cùng những hình ảnh, từ ngữ mộc mạc, cụ thể -> nhà thơ nói với con về những vẻ đẹp của người đồng mình để rồi từ đó truyền cho con lòng tự hào về quê hương,dân tộc, nhắn nhủ con biết sống đẹp, biết vượt qua gian khó bằng niềm tin, ý chí như người đồng mình.
III. Kết bài:

Qua lời thủ thỉ, tâm tình của người cha đối với con, hình ảnh của quê hương, của người đồng mình hiện lên thật chân thực, cụ thể với bao phẩm chất tốt đẹp. Đó là mạch suối ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn và ý chí cho con. Đọc bài thơ, hiểu về vẻ đẹp của những con người quê hương, ta yêu hơn, trân trọng hơn những con người làm giàu đẹp quê hương, đất nước.

Bình luận (0)
phan thị ngọc ánh
17 tháng 3 2018 lúc 20:47

đây alf dàn ý cả bài nếu cả đoạn trên thì chỉ cần trích một ý thôi nhabanhqua

Bình luận (0)
Tra My Dang Tran
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Kieu Diem
17 tháng 3 2021 lúc 21:12

a) 

  + Lời nói của cha đầy trìu mến và tin tưởng, thôi thúc con đi trên đường đời.

      + Tuy thô sơ da thịt nhưng không nhỏ bé, “Nghe con” nghe sao trìu mến thân thương. Lời cha thốt lên tự đáy lòng: dù ở bất cứ đâu vẫn không quên nguồn cội, luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp, gắn bó với mảnh đất quê hương mình. Đó là nơi mang đậm những đức tính quý báu và tâm hồn cao đẹp. Mong con vượt lên khó khăn, tiếp nối truyền thống để sống có nghĩa, có tình.

b) Từ lời dặn dò của người cha trong đoạn thơ : " Người đồng mình thô sơ da thịt ... nghe con đã cho e hiểu về vai trò của gia đình là rất quan trọng. Trước hết ,gia đình là sức mạnh giúp con người vượt lên khó khăn, đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã và vững vàng hơn trong cuộc sống. Câu nói đã khẳng định được vai trò to lớn của gia đình đối với mọi người.Mỗi con người đều sinh ra và lớn lên trong gia đình, chính điều đó đã giúp chúng ta bước vào đời, giúp ta khẳng định năng lực và phẩm giá của mình để thành công trong cuộc sống. Trong cuộc đời không thể tránh được vấp ngã và khi đó gia đình sẽ là nơi bao bọ, chở che, động viên chúng ta đứng lên sau thất bại, là chỗ dựa vững chức nhất. Trên hết, tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, mỗi thành vien trong gia đình đều dành cho nhau những tình cảm tốt đẹp nhất; đó đã trở thành một truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ngược lại, vẫn có những người coi thường vai trò gia đình, vô cảm nhất với những con người ruột thịt nhất với mình. Họ không chỉ làm băng hoại truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bị xã hội lên án mà còn trở nên cô đọc ích kỉ, dễ vấp ngã và thất bại trong cuộc đời. Gia đình là nơi bình yên và ấm áp cho mỗi thành viên tìm về sau những biến cố trong cuộc sống.

Bình luận (0)
Trần Hoàng Thứ
Xem chi tiết
tran thai vinh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Huyền
4 tháng 6 2018 lúc 20:00

Người cha muốn nhắn nhủ con phải biết tự hào về truyền thống quê hương, vượt qua thử thách bằng ý chí, niềm tin,vững bước trên đường đời

Thành phần biệt lập có trong đoạn thơ là thành phần gọi đáp: '' con ơi '' 

Bình luận (0)