Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ và giữ gìn di sản văn hóa ?
GDCD 7 . Giúp mình với ?
Nhà nước và công dân có trách nhiệm như thế nào đối với việc bảo vệ di sản văn hóa?
Nhà nước và công dân có trách nhiệm phải giữ vững các truyền thống văn hoá dân tộc đối với di sản văn hoá
liên hệ trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn các di sản văn hóa ?
Để bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh các em cần làm những việc sau:
+ giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.
+ đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa
+ không vứt rác bừa bãi
+ tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật
+ tham gia các lễ hội truyền thống.
Nêu suy nghĩ của em về giá trị của Di sản văn hóa và trách nhiệm của em trong việc bảo vệ di sản văn hóa.
Mọi người giúp mình với minh đang gấp
Theo em là học sinh Em có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ giữ gìn và Tùng Bình giá trị của các di tích danh lang thắng cảnh không?Vì sao?
tham khảo nhá bạn:
Là một học sinh, để bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh các em cần làm những việc sau:
+ giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.
+ tham gia các lễ hội truyền thống.
Nhóm từ chỉ trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đối với đất nước . Có thể chọn nhiều đáp án
A. có hiếu với cha mẹ
B. lễ phép với thầy cô
C. bảo vệ môi trường
D. bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa
E. tham quan các di tích lịch sử
G. giữ gìn vệ sinh công cộng
H. chấp hành luật giao thông
I. giữ gìn trật tự,an ninh xã hội
Em hãy liên hệ trách nhiệm bản thân trong việc giữ gìn các di sản văn hóa.
Để bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh các em cần làm những việc sau:
+ giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.
+ đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa
+ không vứt rác bừa bãi
+ tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật
+ tham gia các lễ hội truyền thống.
Là học sinh , em có trách nhiệm gì trong việc giữ gìn, phát huy di sản văn hóa.
Đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực, sức mạnh nội sinh quan trọng của sự nghiệp đổi mới đất nước, bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đúng với khẩu hiệu của chúng ta trong thời đại ngày nay: Hòa nhập chứ không hòa tan, chúng ta hội nhập với sự phát triển của thế giới nhưng song song với đó vẫn giữ được những nét truyền thống, nét đặt trưng của dân tộc.
Tuy nhiên giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không có nghĩa là đóng cửa, khép kín, “nhốt” nền văn hóa dân tộc khỏi sự ảnh hưởng của bên ngoài mà nó đồng nghĩa với việc giao lưu hợp tác văn hóa để tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại tiến bộ làm cho nền văn hóa dân tộc giàu có hơn, hiện đại hơn, có sức sống mãnh liệt hơn, đề kháng trước những yếu tố phản văn hóa.
Chúng ta cần phải trang bị cho mình tình yêu nước, tự hào về dân tộc, có như vậy thì mới giữ được những nét đặc trưng của dân tộc mình. Bên cạnh đó, những tri thức đúng đắn về văn hóa đất nước cũng là điều vô cùng cần thiết. Phải hiểu đúng thì mới bảo vệ được nó, phải hiểu đúng thì mới không làm nó mất đi, mai một dần theo thời gian.
Trước xu thế toàn cầu hóa của thế giới hiện nay, chúng ta không thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới. Hội nhập kinh tế, giao lưu về văn hóa giữa các nước đang diễn ra hết sức sôi động. Nhưng nếu không có một bản lĩnh vững vàng, một chiến lược phát triển đúng đắn thì việc giao lưu đó sẽ dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Để mở rộng giao lưu, hội nhập mà không đánh mất bản sắc của mình, chúng ta phải trở về với Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, những phải lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng, làm bản lĩnh. Nền tảng có vững chắc, bản lĩnh có vững vàng mới tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại một cách đúng đắn, mới chủ động, tự tin hội nhập và làm giàu thêm, sáng lên đặc trưng văn hóa dân tộc.
tham khảo:
Học sinh cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn những di sản văn hóa của dân tộc. Không được xâm hại hay xúc phạm đến các di sản văn hóa. Không đập phá các di sản văn hóa. Không lấy cắp cổ vật về nhà.
- Phát hiện cổ vật, bảo vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm
- Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa
- Tổ chức tham quan tìm hiểu di tích lịch sử
- Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật
- Giúp các cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn những người phá hoại di sản
Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào là góp phần giữ gìn, bảo vệ, hoặc phá hoại di sản văn hoá ?
(1) Đập phá các di sản văn hoá ;
(2) Di chuyển cổ vật, bảo vật quốc gia bất hợp pháp ;
(3) Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm ;
(4) Lấy cắp cổ vật về nhà ;
(5) Buôn bán cổ vật không có giấy phép ;
(6) Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích ;
(7) Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh ;
(8) Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá ;
(9) Tổ chức tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử ;
(10) Cất giấu cổ vật cho bọn buôn lậu ;
(11) Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật ;
(12) Giúp các cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn những người phá hoại di sản văn hoá ;
(13) Lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất của các di tích đã được xếp hạng.
Hành vi góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá: 3, 7, 8, 9, 11, 12
Hành vi phá hoại di sản văn hoá: 1, 2, 4, 5, 6, 10, 13
3, 7, 8, 9, 11, 12 là bảo vệ
còn lại là phá hoại
Giúp mình câu này với ạ :
trách nhiệm của công dân học sinh trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ
Trách nhiệm của công dân học sinh là bảo vệ và tự hoà
lập dàn ý về:
1) trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
THAM KHẢO
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của giới trẻ.
Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.
2. Thân bài
a. Thực trạng
Xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
Nhiều bản sắc văn hóa của dân tộc đang ngày bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
b. Hậu quả
Những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi, giới trẻ bị thu hẹp tầm hiểu biết về những truyền thống tất yếu của dân tộc mình.
Con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.
c. Giải pháp
Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu.
Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc.
Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu.
Tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.
3. Kết bài
Khẳng định lại tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc đồng thời rút ra bài học cho bản thân, cho các bạn trẻ.
Tham khảo nha em:
I. Mở bài
Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề quan trọng. Và ý thức của thanh thiếu niên Việt Nam trong vấn đề này là điều rất đáng quan tâm suy nghĩ.
II. Thân bài
- Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử….
- Qua những biểu hiện trên, có thể thấy rõ ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam là như thế nào?
- Xem xét nguyên nhân của vấn đề này phải nhìn ở cả 2 mặt: khách quan và chủ quan. Khách quan là sự tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Chủ quan là bản thân sự vận động trong tư duy của đối tượng: các thanh niên, thiếu niên đã quan tâm, suy nghĩ ở mức độ nào về vấn đề này.
- Với một ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như vậy, thanh thiếu niên Việt Nam đang tác động như thế nào đến bộ mặt văn hoá dân tộc, đang để lại một kết quả ra sao cho tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sôi động.
- Xã hội, gia đình, bản thân mỗi thanh niên, thiếu niên nên làm gì để góp phần khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
III. Kết bài
Bản sắc văn hoá là cái riêng của mỗi dân tộc. Giữ gìn cái riêng đó là trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có phần quan trọng của thế hệ trẻ.
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ.
2. Thân bài
a. Giải thích khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc
- Bản sắc văn hóa dân tộc là gì?
- Biểu hiện, đặc trưng bản sắc của dân tộc Việt Nam.
b. Vai trò, ý nghĩa của bản sắc văn hóa dân tộc
- Bản sắc chính là cái gốc, cái hồn cốt lõi khẳng định sự tồn tại của mỗi một quốc gia, dân tộc.
- Bản sắc còn là cái nôi nuôi dưỡng ý thức về quyền độc lập và ý thức gìn giữ non sông, đất nước đối với mỗi một con người.
- Bản sắc chính là một trong những yếu tố làm nên nét đặc trưng riêng, không thể hòa lẫn, hợp nhất giữa các đất nước.
c. Bàn luận về vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc của giới trẻ
- Về mặt tích cực: Thế hệ thanh thiếu niên học sinh Việt Nam đã và đang phát huy bản sắc dân tộc bằng những việc làm tích cực.
- Về mặt tiêu cực: Những thanh niên với lối sống xa rời bản sắc dân tộc. Họ thờ ơ với những giá trị truyền thống ở cả lĩnh vực vật chất và tinh thần; và đề cao những giá trị văn hóa du nhập ở nước ngoài qua việc thần tượng, sính ngoại vượt ngưỡng cho phép.
d. Bài học nhận thức và hành động
- Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc.
- Cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực, bảo lưu, phát huy những giá trị đậm đà bản sắc dân tộc.
- Cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc.
3. Kết bài
Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc.