Những câu hỏi liên quan
sao bala
Xem chi tiết
Nguyễn Thành Đạt
Xem chi tiết
Thời Sênh
18 tháng 2 2019 lúc 21:38

Suốt chiếu dài Tổ quốc không đâu là không có rừng. Rừng có ở khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S này cho thấy tầm quan trọng to lớn của rừng đến nhường nào. Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Rừng vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Rừng được chia làm hai loại : rừng nguyên sinh và rừng nhân tạo. Rừng nguyên sinh là do thiên nhiên tạo ra còn rừng nhân tạo là rừng được hình thành nên bởi con người.Cỏ cây, hoa lá, động vật hoang dã... đều là các yếu tố hình thành nên rừng. Rừng có mối lien quan mật thiết đến đời sống con người, rừng là lá phổi xanh của Trái Đất, lá máy lọc khí khổng lồ của con người. Chính vì điều đó, rừng là một yếu tố thiên nhiên hữu dụng và lợi ích.

Rừng đem lại bao lợi ích cho con người. Ô xi chúng ta hít vào hàng ngày một phần là từ rừng. Cây cối trong rừng ban ngày quang hợp, lấy khí CO2 và hải ra khí O2 cho con người hô hấp. Rừng còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu, cho cuộc sống hang ngày. Rừng chè, rừng cà phê,… cho con người nguyên liệu để tiêu dung trong nước cũng như xuất khẩu ra toàn thế giới. Rừng tre, rừng trúc cống hiến than mình cho con người làm cơm lam, làm đôi đũa,…

Vai trò to lớn hơn cả của rừng là ngăn chặn lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của con người. Có biết bao nhiêu trận lũ đã giảm bớt được sức tàn phá khi vào tới khu vuecj dân sinh là nhờ có rừng. Những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn luôn ngày đêm đứng vững trên mảnh đất để bảo vệ cuộc sống của người dân trong phố. Có cây, có rừng nên đất mới không bị sói lở. Nếu không có sự xuất hiện của rừng thì bao nhiêu người dân đã bị chết vì đất lở. Những khu rừng ngập mặn đóng vai trò chắn sống từ ngoài biển khơi, ngăn chặn dòng nước mặn từ biển đổ vào thành phố.

Rừng không những đóng vai trò to lớn trong hiện tại mà trước kia, rừng cũng là mồ chon quân giặc. Những anh lính bộ đội cụ Hồ cần đến rừng để làm nơi ẩn náu, phục vụ kháng chiến. Có biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ lấy rừng làm đề tài cho tác phẩm của mình. Ca khúc “Nhạc rừng” mang đậm nét thoáng đạt của rừng, bài thơ “Rừng Việt Bắc” đã nâng cao ý nghĩa của rừng trong kháng chiến,… và bao nhiêu tác phẩm thơ văn khác nữa.

Hiện nay, nhiều khu rừng ở Viêt Nam đang đi xuống một cách trầm trọng. Người dân thì cử thẳng tay chặt phá rừng mà không nghĩ đến tương lai sau này. Rừng đầu nguôn thì bị xóa sổ. Chính vì rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ bị xóa sổ mà gây ra biết bao nhiêu trận lũ quét. Việc khai thác rừng trái phép đã trở thành chuyện thường tình ở khắp mọi nơi, khắp mọi khu rừng trên đất nước. Hiện tượng lâm tặc hoành hành ngày càng nhiều ở các cánh rừng.

Cứ vào mùa hanh khô, chì cần đốt một cái cây trong rừng cũng có thể gây cháy toàn bộ khu rừng. Người dân đốt phá rừng không có kế hoạch, không chịu trồng lại rừng. Chặt hết rừng này thì vẫn còn rừng khác, có lẽ, người dân nào cũng nghĩ như vậy. Sâu trong rừng là một mỏ khoáng sản khổng lồ, chính vì điều đó mà long tham của con người mới nổi lên, con người mới đi khai thác khoáng sản trái phép.

Chỉ vì mục đích bảo vệ rừng mà nhiều nhân viên làm ở khu quản lí lâm nghiệp đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Lâm tặc chỉ yêu mỗi tiền của, coi tính mạng con người như cỏ rác, thẳng tay mà giết người để bịt đầu mối. Không những chặt cây lấy gỗ, người dân còn săn bắt động vật hoang dã để thu nguồn lợi nhuận trái phép.

Chính vì việc phá hoại rừng của người dân mà đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cuộc sống của người dân vùng miền Trung Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung đang phải gánh chịu những cơn bão, những cơn song thần vào sâu trong đất liền là do không có rừng chắn. Hàng năm, có biết bao nhiêu trận lũ đổ về đất liền, cứ thế mà “tự nhiên xông thẳng” vào khu vực dân sinh vì không có rừng che chở. Bao nhiêu người thiệt mạng, mất nhà cửa vì lũ lụt. Qủa thật là “gậy ông đập lưng ông”, chính người dân chặt phá rừng cho nên bây giờ có lũ, lấy đâu ra rừng mà chắn nước lũ.

Có những nơi thì đất trống đồi trọc, đất cứ thế mà trơ ra, chả có cây cối gì vì do bị khai thác bừa bãi. Động vật do bị săn bắn quá nhiều nên nhiều loài đang được ghi tên trong sách đỏ vì mang nguy cơ tuyệt chủng, loài ít, loài nhiều gây mất cân bằng sinh thái.Loài này tuyệt chủng thì còn loài kia, cứ thế mà chẳng mấy chốc trên Trái Đất này sẽ chẳng còn sự sống của muông thú. Nhiều khu vực hạ tầng cơ sở đã bị phá hủy.

Ở miền Trung, hiện tượng sa mạc hóa đã xuất hiện và đe dọa người dân ở nơi đây. “Hiệu ứng nhà kính”, biến đổi khí hậu toàn cầu là do không có rừng điều hòa khí hậu, lọc không khí. Môi trường không khí đã bị ô nhiễm mà rừng thì không còn thì việc nhiệt độ Trái Đất tăng cao là vô cùng dễ dàng. Một số khu rừng nguyên sinh, thắng cảnh đã mất sạch. Để ngăn chặn việc lâm tặc hoành hành, nhà nước đã phải bỏ ra hang chục tỷ đồng để khắc phục sự cố này. Không có rừng, nước mưa từ trên trời cứ xối xuống đất, làm đất đai cứ thế mà sạt lở.

Các khu rừng ngập mặn bị phá hủy, đi liền với nó là lượng nước mặn từ biển tràn ngập khắp các đồng ruộng làm thu hẹp diện tích canh tác. Mất rừng cho nên một số thú dữ đã tấn công cuộc sống của con người. Động vật mất nơi ở là rừng cho nên nó đành phải di cư, đến phá hoạt cuộc sống của con người. Tự dưng tự bịa, đang ngồi trong nhà thì voi trong rừng kéo đến, đạp phá nhà cửa thì chẳng có một ai chịu đựng nổi. Và mối lo ngại lớn nhất của con người đang tiến dần đến, đó là lượng ô xi giảm. Ô xi giảm thì coi như Trái Đất này sẽ trở về thời nguyên thủy, không có sự sống.

Để ngăn chặn việc số lượng rừng đang ngày một giảm, nhà nước, chính quyền địa phương hay mỗi cá nhân nên có những biện pháp nhất định. Tốt nhất là không nên chặt phá rừng, còn nếu có phá rừng thì nên có ý thức trông lại. Những loài động vật trong rừng đang kêu cứu, cần sự giúp đỡ của con người đó.

Hãy đừng bắn giết chúng nữa, đã là rừng thì phải có động thực vật, nếu chúng ta giết động vật thì còn gọi gì là rừng nữa. Hiện nay, nhiều quan chức cấp cao cũng đã huy động lực lưỡng tổ chức tuyên truyền cho con em kiến thức về rừng. Chương trình ti vi, các cuộc vận động,… đều đã được mở ra để con người có ý thức bảo vệ rừng hơn. Các cô, các chú kiểm lâm cũng đã bỏ ra hết sức mình để bảo vệ rừng, ngăn chặn lâm tặc.

Rừng có một vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Vì vậy, mỗi con người chúng, hãy góp một chút ít sức lực của mình để bảo vệ rừng, cũng như là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Bình luận (1)
Nguyễn Thành Đạt
18 tháng 2 2019 lúc 21:36

giúp mình với

Bình luận (0)
Minh Nguyệt
Xem chi tiết
Martha_Ghost
29 tháng 1 2019 lúc 20:44

Tk mik nha

         

Bình luận (0)
Martha_Ghost
29 tháng 1 2019 lúc 21:00

“Rừng vàng biển bạc” là câu tục ngữ mà cha ông ta dùng để ca ngợi sự giàu có của thiên nhiên. Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Bởi vậy bảo vệ rừng chính là chúng ta đang bảo vệ, giữ gìn lấy cuộc sống của mình.

Rừng ở đây được hiểu là một quần thể cây cối sinh sống, nảy nở trên một vùng đất rộng lớn, cao hơn so với đồng bằng. Rừng được trồng nhiều loại cây, có thể cây lấy gỗ hoặc cây che bóng mát. Ở Việt Nam, diện tích đồi núi chiếm ¾ so với mặt bằng chung, vì vậy có thể nói nước ta rất đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên rừng.

Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

Rừng vẫn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên lưu trữ một lượng gỗ lớn của đất nước cũng như giúp ngăn ngừa các hiện tượng của tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, cát lấn.

Hằng ngày chúng ta hít vào khí O2 và thải ra khí CO2. Và nơi cung cấp khí O2 chính là cây xanh. Cây xanh giúp lọc khí bẩn, điều hòa môi trường, mang lại sự trong lành cho con người. Bởi vậy mới có câu nói “Rừng là lá phổi xanh của nhân loại”. Đúng vậy khu rừng có màu xanh để điểu hòa, thanh lọc không khí độc hại, giúp đảm bảo sức khỏe của con người không bị suy giảm.

Rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí O2 mà rừng cung cấp hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được bảo vệ thì cuộc sống con người vẫn được bảo vệ.

Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. Nếu không có hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu rằng con số thiệt hại do thiên tai mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Nhờ có rừng mà ngăn chặn được dòng nước lũ, ngăn chặn cát xâm chiếm đồng bằng. Có thể nói rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an.

Hằng năm, lượng gỗ mà rừng cung cấp không đếm hết. Sản lượng gỗ quý ngày càng gia tăng, giúp tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ, điêu khắc tinh xảo, tuyệt đẹp. Hơn hết rừng còn là nơi trú ngụ, sinh sống của các loài động vật hoang dã. Chúng xem rừng chính là ngôi nhà bình yên nhất,

Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người nhưng hiện nay tình trạng rừng xuống cấp, cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Chính những hành động này đã dẫn đến việc rừng bị suy thoái. Có thể rất nhiều người không lường trước được hậu quả nặng nề khi phá rừng bừa bãi như vậy.

Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng tan ra, cát tặc xâm lấn đã gây ra bao nhiêu bất an cho con người. Nếu như ý thức của người dân về bảo vệ rừng không được nâng cao thì chắc chắn sẽ còn nhiều thiệt hại lớn hơn nữa.

Vào mùa khô, tình trạng cháy rừng diễn ra tràn lan khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi rất nhiều, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, phủ xanh đồi trọc đang dần bị mất đi. Bởi vậy ý thức của mỗi người về bảo vệ rừng cần thiết phải được nâng cao. Đó cũng chính là trách nhiệm của chúng ta, để bảo vệ chính chúng ta.

Như vậy, bảo vệ rừng, xây dựng và phát rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình

Bình luận (0)
Lê Duy Đỗ
Xem chi tiết

A. 

- Trồng cây để ngăn cản bão lũ, chống xói mòn, lở đê.

- Rễ của cây có khả năng hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất, lượng nước này sau đó chảy vào các ô trũng tạo thành suối, sông,... góp phần tránh được nạn hạn hán.

- Nhờ có tác dụng giữ nước của rễ, cây xanh che chắn dòng chảy do mưa lớn gây ra góp phần hạn chế lũ lụt trên Trái Đất.

 

Bình luận (0)
(:)
Xem chi tiết
Đinh Thị Hường
Xem chi tiết
Tran An
16 tháng 3 2017 lúc 9:39

- Tài nguyên thiên nhiên là do thiên nhiên ban tặng, có ích cho cuộc sống của con người

- Sử dụng tiết kiệm và hợp lý tài nguyên thiên nhiên nếu không nó sẽ cạn kiệt

- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người hôm nay và mai sau

Bình luận (0)
Nguyễn Niê Minh Trí
1 tháng 10 2021 lúc 6:50

????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Minh Châu
Xem chi tiết
Huy Nekk
Xem chi tiết
Đỗ Đức Hà
24 tháng 11 2021 lúc 10:35

báo của cụ mình đấy ,nhớ ấn đúng nha

Những tháng đầu năm 2021, phong trào “Tết trồng cây” được các địa phương hưởng ứng, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể về trồng rừng, bảo vệ rừng và trồng cây phân tán để bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái. Nhờ đó, số cây lâm nghiệp trồng phân tán trong tháng 02/2021 tăng cao, ước tính đạt 7 triệu cây và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước; Chỉ thị 45/CT-TTg do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 31/12/2020 về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng đề ra mục tiêu trồng mới 01 tỉ cây xanh giai đoạn 2021-2025, riêng năm 2021, chỉ tiêu trồng cây xanh cao hơn 1,5 lần và từ năm 2022 đến 2025 cao gấp 2 lần so với kết quả thực hiện năm 2020. Đây là chương trình vô cùng có ý nghĩa, tiếp bước truyền thống hơn 60 năm qua từ khi Bác Hồ trực tiếp phát động” Tết trồng cây” ngày 28/11/1959 trong công cuộc kháng chiến đi đôi với kiến quốc, Bác Hồ chỉ rõ: “Việc này ít tốn kém mà lợi ích nhiều, góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống nhân dân.”

Trồng rừng và bảo vệ rừng là một trong những việc làm hết sức thiết thực để phát triển bền vững. Phát triển rừng là trọng yếu để bảo vệ môi trường, ước tính năm 2019, Việt Nam có 14,6 triệu ha rừng, trong đó rừng tự nhiên đạt gần 10,3 triệu ha, rừng trồng đạt 4,3 triệu ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt gần 42%, cao hơn mức bình quân thế giới (29%)[1]. Rừng tự nhiên trong 10 năm từ 2009 – 2019 không có biến động giảm nhiều[2] , điều này chứng tỏ Chính phủ khá chú trọng tới công tác bảo vệ rừng tự nhiên thay vì chỉ quan tâm tới trồng rừng. Rừng trồng mới không thể thay thế được rừng già, rừng nguyên sinh, bởi khi bị phá đi, lớp thực bì dày từ 50cm – 1m cũng không còn, khi có mưa lũ sẽ gây ra tình trạng xói lở, lũ ống lũ quét. Chất lượng rừng ngày càng giảm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng thiên tai, lũ lụt, gây thiệt hại nặng nề đến tính mạng và tài sản của con người.

Trồng rừng cần đi đôi với bảo vệ rừng tự nhiên, tỷ lệ che phủ rừng tăng là một trong các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững ở các quốc gia trong bộ chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường và chỉ tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, đi kèm với tỷ lệ che phủ rừng cần đảm bảo tiêu chí về chất lượng rừng vì trong diện tích che phủ rừng phần lớn là diện tích rừng trồng kinh tế, gồm cây công nghiệp và nguyện liệu giấy, rừng trồng không có thực bì, sau chu kỳ 5 – 10 năm khai thác, rừng vừa được phủ xanh sẽ lại bị mất đi. Cây trồng phủ xanh cần có giá trị kinh tế, không ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của các cây tầng thấp để có thể nhân rộng các mô hình sản xuất dưới tán rừng như trồng mây, sa nhân, thảo quả, nuôi ong… giúp người dân có thêm thu nhập, yên tâm giữ rừng.

Một trong các nội dung được đề cập tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV là việc nâng cao tỷ lệ che phủ rừng gắn liền với ổn định đời sống của người dân làm nghề rừng. Trước đây các hộ khoanh nuôi bảo vệ rừng chỉ nhận được 50.000 đồng/ha/năm, hiện nay lên tới 250.000 đồng/ha/năm, theo lộ trình sắp tới có thể nâng lên thành 1 triệu đồng/ha/năm mới bảo đảm chất lượng độ che phủ rừng từng bước được nâng cao. Diện tích khoanh nuôi, bảo vệ rừng cũng cần nâng lên 2 triệu ha mới, từng bước đảm bảo cho chất lượng của 10,3 triệu ha rừng tự nhiên hiện có. Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, mỗi năm ngành Lâm nghiệp thu được 30.000 tỷ đồng. Ngày 20/10/2020, Việt Nam chính thức ký kết hợp tác về tín chỉ các bon từ rừng. Nhờ đó, nước ta bán được 10 triệu m3 CO2, mỗi 1m3 CO2 là 5 USD[3].

Nạn chặt phá rừng hiện đang là vấn đề đáng lo ngại ở nước ta và các quốc gia khác trên thế giới. Các cấp chính quyền, các ngành chức năng và người dân tại địa phương nơi quản lý rừng cần nâng cao tinh thần trách nhiệm để bảo vệ “lá phổi xanh”. Tháng 02/2021, cả nước có gần 59 nghìn ha rừng bị chặt phá, lấn chiếm; tính chung cả 2 tháng đầu năm 2021 diện tích rừng bị chặt, phá là118 nghìn ha. Một số tỉnh có diện tích chặt phá, lấn chiếm nhiều nhất trong tháng Hai là Kon Tum 25,8 ha, Yên Bái 14,7 ha, Kiên Giang 6 ha, Bắc Kạn gần 4,4 ha, Sơn La 2,4 ha, chiếm 90% diện tích bị chặt phá, lấn chiếm của cả nước. Trong 10 năm trở lại đây, lợi nhuận từ rừng trồng lấy gỗ hoặc trồng các loại cây ngắn ngày, như gừng, thạch đen cũng rất cao. Vì vậy, nhiều hộ dân cố ý khai thác rừng, phá rừng tự nhiên trái phép để lấy đất sản xuất, trồng rừng mới. Cháy rừng cũng là một trong các nguyên nhân làm giảm diện tích rừng hiện có, trong tháng Hai có 14,2 ha rừng bị cháy; tính từ đầu năm tổng diện tích rừng bị cháy là gần 83 ha, trong đó Quảng Ninh đứng đầu với gần 10,2 ha, tiếp theo là Bắc Kạn 2,1 ha, Bắc Giang 1,1 ha. Các địa phương có nguy cơ cháy rừng cao cần theo dõi sát sao hơn nữa để có thể ứng phó kịp thời khi xảy ra cháy rừng, không chỉ dựa vào các mức cảnh báo cháy rừng theo kỹ thuật hiện có, mà còn phải đôn đốc trực tiếp các hộ khoanh nuôi bảo vệ rừng, đảm bảo nhận thông báo kịp thời và luôn chuẩn bị sẵn sàng khi cháy rừng xảy ra.

Môi trường ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm không khí, đang tiếp tục gia tăng với tốc độ đáng báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của con người cũng như các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, nhất là ở các đô thị lớn. Quá trình đô thị hóa ở nước ta có tốc độ nhanh dẫn đến sức ép lớn lên môi trường. Hệ thống cây xanh công cộng cấp đô thị chưa được quan tâm đầu tư thích đáng, tỷ lệ đất công viên cây xanh đô thị đạt rất thấp so với tiêu chuẩn. Theo Tổng cục Lâm nghiệp, hiện nay tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân tại các đô thị lớn của Việt Nam chỉ ở mức từ 2 – 3 m2/người, trong khi đó, chỉ số tỷ lệ cây xanh/người của các thành phố hiện đại trên thế giới phổ biến từ 20 – 25 m2/người. Để nâng cao tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân ở đô thị, trong dự thảo đề án “Trồng 1 tỉ cây xanh” trong giai đoạn 2020 – 2025 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đặt mục tiêu trong 5 năm tới sẽ trồng 690 triệu cây xanh phân tán ở vùng đô thị và nông thôn.

Trong những năm qua, Việt Nam hứng chịu nhiều tác động nghiêm trọng của thiên tai, hiện tượng thời tiết cực đoan theo chiều hướng ngày càng gia tăng, để lại hậu quả nặng nề. Do đó, yêu cầu bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng nguyên sinh tự nhiên vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài có sự định hướng của Chính phủ, và trên hết cần có sự đoàn kết, chung sức của người dân cả nước nhằm phát triển đất nước theo hướng bền vững.

 
Bình luận (0)
19. Thành Long
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
16 tháng 3 2022 lúc 18:32

Có 2 dàn ý của 2 bài đầu thoy nhé, em tham khảo 

 

undefinedundefinedundefined

Bình luận (0)
Lê Phương Mai
16 tháng 3 2022 lúc 18:34

Dàn ý đề  3 : (em tham khảo)

undefined

Bình luận (2)