Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
♥ℒℴѵe♥Girl 2k8ღ<Moon)
1. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 4, trả lời các câu hỏi sau:a) Thế nào là kể chuyện?b) Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?c) Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào?2. Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn ý trả lời đúng nhất:Ai giỏi nhất?Trong rừng, Thỏ, Nhím và Sóc đều nổi tiếng là thông minh, nhanh nhẹn. Nhưng ai giỏi nhất thì chưa có dịp thi tài. Vì thế, không ai chịu ai. Mấy cậu liền tổ chức một cuộc thi và mời cô Gõ Kiến làm trọng tài, ra đề th...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 5 2017 lúc 3:51

a) Kể chuyện là kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối liên quan đến một hay một số nhân vật.

b) Mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa :

- Hành động của nhân vật.

- Lời nói, ý nghĩa của nhân vật.

- Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu.

c) Cấu tạo của bài văn kể chuyện :

- Mở bài (trực tiếp hoặc gián tiếp).

- Diễn biến câu chuyện (thân bài).

- Kết thúc câu chuyện (không mở rộng hoặc mở rộng).

Trương Minh Ngọc Nhi
Xem chi tiết
Thảo Chi ~
22 tháng 1 2019 lúc 19:48

A ) Là kể lại 1 chuỗi sự việc có đầu,cuối: liên quan đến 1 hay 1 số nhân vật. Mỗi câu chuyện nói 1 điều có ý nghĩa 

B) Tính cách của nhân vật thể hiện qua :

 + Hành động của nhân vật

+ Lời nói ,ý nghĩa của nhân vật

+ Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu

C ) Bài văn kể chuyện có cấu tạo 3 phần :

Mở đầu : trực tiếp hoặc gián tiếp

Diễn biến : thân bài

Kết thúc : kết bài ko mở rộng hoặc mở rộng

HT

vutramy
22 tháng 1 2019 lúc 19:49

Trả lời

   a) Kể chuyện là kể một chuỗi sự việc có đầu, cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa.

   b) Tính cách của nhân vật được thể hiện qua:

   + Hành động của nhân vật.

   + Lời nói, ý nghĩ của nhân vật.

   + Những đặc điểm biếu biểu về ngoại hình.

   c) Cấu tạo của bài văn kể chuvện gồm ba phần:

   + Mở đầu (mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp).

   + Thân bài (nêu diễn biến).

   + Kết bài (không mở rộng hoặc mở rộng).


 

Lê Thị Cẩm Tú
22 tháng 1 2019 lúc 19:50

a, Kể chuyện là kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật nhằm nói lên một điều có ý nghĩa

b,Tính cách của nhân vật được thể hiện qua

-Hành động của nhân vật

-Lời nói, ý nghĩ của nhân vật

-Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu

Bài văn kể chuyện có cấu tạo ba phần

-Mở đầu (mở bài trực tiếp hay gián tiếp)

-Diễn biến (thân bài)

-Kết thúc (kết bài mở rộng hoặc không mở rộng)

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 3 2017 lúc 7:22

a, Đoạn văn trên có thể chia làm 3 phần:

   + Mở bài ( từ đầu… bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn): kể khái quát về ngày sinh nhật

   + Thân bài (tiếp… chỉ gật đầu không nói) kể về lí do đến muộn và món quà độc đáo của bạn.

   + Kết bài (còn lại) cảm xúc của người viết về món quà sinh nhật

b, Lần lượt tìm và chỉ ra các yếu tố sau:

- Bài văn kể về ngày sinh nhật của Trang và món quà sinh nhật của Trinh.

   + Người kể chuyện là Trang, ngôi kể thứ nhất (xưng tôi)

- Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang, vào ngày sinh nhật, trong hoàn cảnh mọi người tới dự sinh nhật đông đủ, chỉ thiếu mỗi Trinh (bạn của Trang)

- Chuyện gồm các nhân vật: Trang, Thanh, anh Toàn, Trinh và các bạn cùng lớp.

   + Trang quý và lo lắng cho bạn

   + Trinh muốn dành cho bạn bất ngờ

- Câu chuyện diễn ra:

   + Ban đầu từ buổi sinh nhật, tất cả mọi người đều tới chỉ thiếu Trinh.

   + Đỉnh điểm câu chuyện là Trang nhận ra “âm mưu” mà Trinh nói khi ổi mới ra hoa

   + Kết thúc truyện là tấm lòng của bạn Trinh, người đã ấp ủ, nâng niu, nghĩ tới món quà sinh nhật độc đáo cho bạn

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau:

   + Miêu tả cảnh ngày sinh nhật

   + Miêu tả chi tiết món quà sinh nhật là chùm ổi

   + Biểu cảm trong tiếng reo của Thanh, trong câu trách của Trang

   + Sự cảm động của Trang khi nhận được quà.

c, Những nội dung trên (b) được kể tuần tự theo thời gian diễn ra buổi sinh nhật, tuy nhiên có sử dụng hồi ức để gợi lại cảnh ngày ổi mới ra hoa.

Thảo Phương
Xem chi tiết
datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
22 tháng 12 2023 lúc 22:24

Tham khảo
Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân. Vì chăm chỉ làm lụng nên bố mẹ tội cũng có bát ăn bát để, hi vọng sau này cho anh em tôi làm vốn sinh nhai. Nhưng rồi cha mẹ tôi mất đột ngột. Anh trai tôi đã không làm như lời cha mẹ dặn trước lúc lâm chung là chia đều tài sản cho hai anh em mà chiếm hết gia tài, chỉ để lại cho tôi một túp lều nhỏ và cây khế còi cọc ở góc vườn.

Tôi chấp nhận mà không hề kêu ca, than phiền gì. Hằng ngày, tôi phải mò cua bắt ốc, cày thuê, cuốc mướn để sống. Cây khế trở thành tài sản quý giá nhất và là người bạn thân thiết của tôi. Tôi chăm sóc nó chu đáo, tận tình như người bạn. Vì vậy mà cây khế lớn rất nhanh và chẳng bao lâu đã ra hoa kết quả. Đến mùa khế chín, những chùm khế chín vàng óng, thơm lừng báo hiệu một mùa khế bội thu. Không thể nào nói hết được niềm hạnh phúc của mọi người trong gia đình tôi. Tôi đã đan những chiếc sọt để ngày mai đem khế ra chợ đổi lấy gạo. Sáng hôm đó, khi vừa thức dậy, tôi đã nhìn thấy trên cây khế có một con chim to với bộ lông sặc sỡ đang ăn những quả khế chín. Lòng tôi đau như cắt. Tôi chạy đến dưới gốc cây và nói: “Chim ơi! Ngươi ăn khế của ta thì gia đình ta biết lấy gì để sống?”. Chim bỗng ngừng ăn và cất tiếng trả lời: “Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”. Nói rồi chim bay đi. Tôi không tin lắm vào chuyện lạ lùng đó nhưng vẫn bảo vợ may cho mình một chiếc túi ba gang. Sáng hôm sau, chim đến từ sớm và đưa tôi ra một hòn đảo nhỏ giữa biển. Tôi không thể tin vào những gì hiện ra trước mắt. Cả hòn đảo toàn vàng bạc châu báu chất đống. Cả hòn đảo ánh lên màu vàng làm tôi bị lóa mắt. Không hề có một bóng người. Tôi cảm thấy lo sợ, cứ đứng yên một chỗ. Nhưng rồi chim vỗ cánh và giục giã: “Anh hãy lấy vàng bạc, châu báu vào túi, rồi tôi đưa về.”. Lúc đó tôi mới dám nhặt vàng cho vào đầy túi ba gang rồi lên lưng chim để trở về đất liền.

Từ đó, gia đình tôi không còn phải ăn đói mặc rách nữa. Tôi dựng một căn nhà khang trang ngay trong khu vườn, nhưng vẫn giữ lại túp lều và cây khế.

Tôi dùng số của cải đó chia cho những người dân nghèo khổ trong làng. Cũng không hiểu sao từ bữa đó, chim không còn đến ăn khế nữa. Cây khế bây giờ đã to lớn, toả bóng mát xuống cả một góc vườn. Mùa khế nào tôi cũng chờ chim thần đến để bày tỏ lòng biết ơn.

Tiếng lành đồn xa, câu chuyện lan đến tai người anh trai tôi. Một sáng, anh đến nhà tôi rất sớm. Đây là lần đầu tiên anh tới thăm tôi kể từ ngày bố mẹ mất. Anh đòi tôi đổi toàn bộ gia sản của anh lấy túp lều và cây khế. Tôi rất buồn khi phải chia tay với căn nhà và cây khế. Nhưng trước lời cầu khẩn của anh, tôi đành bằng lòng. Cả gia đình anh chuyển về túp lều cũ của tôi. Ngày nào anh cũng ra dưới gốc khế chờ chim thần đến. Mùa khế chín, chim cũng trở về ăn khế. Vừa thấy chim, anh tôi đã khóc lóc, kêu gào thảm thiết và đòi chim phải trả vàng. Chim cũng hứa sáng mai sẽ đưa anh tôi ra đảo vàng và dặn may túi ba gang. Tối hôm đó, anh tôi thức cả đêm để may túi mười gang ngày mai đi lấy vàng. Sáng hôm sau, vừa ra tới đảo vàng, anh tôi đã hoa mắt bởi vàng bạc châu báu của hòn đảo. Anh tôi vội nhét vàng vào đầy túi mười gang, vào túi quần, túi áo và mồm cũng ngậm vàng nữa. Trên đường trở về nhà, chim nặng quá, kêu anh tôi vứt bớt vàng xuống biển cho đỡ nặng. Vốn tính tham lam, anh không những không vứt bớt xuống mà còn bắt chim bay nhanh hơn. Nặng quá, chim càng lúc càng mệt. Đôi cánh trở nên quá sức, yếu dần. Cuối cùng, không còn gắng được nữa, chim chao đảo rồi hất luôn anh tôi xuống biển cùng với số vàng.

Tôi trở lại sống ở nhà cũ, cùng túp lều và cây khế. Nhưng chim thần không bao giờ còn quay trở lại nữa… Anh trai tôi đã không thể quay trở về chỉ vì lòng tham vô đáy. Một nỗi buồn man mác dâng lên trong lòng tôi.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 12 2018 lúc 10:26

a, Tìm hiểu đề: Đề nêu ra những yêu cầu buộc phải thực hiện:

     + Kể một câu chuyện

     + Bằng lời văn của em

b, Lập ý

     + Lựa chọn sự kiện chính, nhân vật chính để thể hiện chủ đề

c, Lập dàn ý:

     + Mở bài: Giới thiệu câu chuyện được kể

     + Thân bài: Trình bày các chuỗi sự việc diễn ra

     + Kết bài: Kết quả của sự việc

d, Cách làm bài văn tự sự

- Bước 1: Đọc kĩ đề, nắm yêu cầu của đề

- Bước 2: Theo yêu cầu của đề xác định nội dung định kể: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện

- Bước 3: Lập dàn bài theo những ý đã lập ở bước 2

Hà Anh Nguyễn Trần
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
24 tháng 11 2023 lúc 20:08

a) Gà trống: tìm lúa mì, đập lúa, nhào bột, nhóm lò và nướng bánh
 Crúc và Véc: không làm gì cả 
b) Gà trống đã lao động nên có bánh ăn
   Crúc và Véc không làm gì cả nên không có bánh để ăn
c) Việc chung đem lại lợi ích cho nhiều người, trong đó có chính chúng ta, vì thế phải bỏ công sức, thời giờ, tích cực tham gia cùng mọi người. Có như vậy, ta mới có niềm vui thực sự khi công việc đạt kết quả.

AM Quỳnh
Xem chi tiết