Gần son thì đỏ, gần mực thì đen
Gần người hiền thì sáng, gần người tài thì thông
Gần người lành thì có đức, gần người ngu thì dại
Gần kẻ nịnh hót thì a dua
Gần đứa tham lam thì trộm cắp.
- Mạnh Tử -
Người mẹ trong truyện "mẹ hiền dạy con" đã dạy con treo triết lý dân gian " gần mực thì đen gần đèn thù sáng " . Nếu em là đứa con trong truyện thì em sẽ nghĩ như thế nào ? Khi nhà em ở gần chợ nhưng khoing chuyển được chỗ ở
Nếu em là thằng con em sẽ nghĩ
Ôi nhà mình lắm tiền thế . Mẹ ơi cho con vài chục triệu để con đi uống nước
khi nhà em ơn cạnh chợ thì mà ko chuyển dc em nghĩ
thôi ở đây cũng dc ,cũng vui và ko cần đi học
CHÚC BẠN HỌC TỐT
người mẹ trong truyện " mẹ hiền dạy con " đã dạy con theo triết lý dân gian"gần mực thì đến, gần đèn thì rạng". chẳng hạn em là đứa con trong truyện em sẽ suy nghĩ như thế nào nếu nhà em gần chợ nhưng không chuyển đi được
se khong duoc hoc va se hoc nhung dieu khong tot neu o cho .
Chuc bn hok tot
Mọi người ơi , nghĩa đen và nghĩa bóng của câu Thẳng như ruột ngựa và câu Gần mực thì đen gần đèn thì sáng là gì vậy
Nghĩa 1 là nói về ruột của con ngựa rất thẳng,nghĩa 2 là nói về người không bao giờ giấu giếm luôn nói sự thật
còn câu Gần mực thì đen gần đèn thì sáng thì sao
Dân gian đúc kết " Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Nhưng có người lại bảo " Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng" . Em hãy viết 1 bài văn thuyết phục mọi người theo ý mình
Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.
Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?
Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhiêu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.
Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.
Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.
Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.
Câu chuyện Mẹ Mạnh Tử dạy con hẳn là câu chuyện sâu sắc về tầm quan trọng của môi trường sống có tác động mạnh mẽ đến việc hình thành cũng như phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Truyện kể này nhắc nhớ ta đến câu tục ngữ quen thuộc của ông cha ta "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng", tuy nhiên trong thực tế có một số trường hợp "Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng". Vậy bạn nghĩ sao về ý kiến này?
Trước hết, chúng ta cần hiểu thế nào là "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng"? Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mượn hai hình ảnh mang ý nghĩa tương phản nhau, nếu như mực thường là chất lỏng màu đen, người xưa thường sử dụng mực Tàu đen để viết chữ hay vẽ tranh, nếu sử dụng không khéo léo sẽ bị mực dây vào tay hay quần áo thường rất bẩn. Hình ảnh mực còn là hình ảnh ẩn dụ, mang ý nghĩa tượng trưng cho những điều xấu xa, đen tối, những cám dỗ bên ngoài mà con người rất dễ mắc phải. "Gần mực thì đen" có nghĩa khi ở trong môi trường xấu, tiếp xúc với những con người không tốt, chúng ta rất dễ bị lây nhiễm những thói quen xấu và dễ dàng bị sa ngã, đi theo con đường tội lỗi. Còn khi nhắc đến "đèn" - một vật dụng chiếu sáng vào ban đêm, giúp nhìn rõ mọi vật khi không có ánh sáng tự nhiên của mặt trời, người ta thường nghĩ ngay đến ánh sáng, những gì đẹp đẽ nhất. "Gần đèn thì rạng" nghĩa là khi sống trong môi trường tốt đẹp, lành mạnh, được tiếp xúc với những con người tốt, chúng ta sẽ trở nên tốt đẹp hơn, học hỏi được những điều hay lẽ phải.
Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống đã chứng minh rằng trong một số trường hợp, "Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã sáng". Câu tục ngữ này đã khẳng định tùy thuộc vào từng tình huống, con người dù có gần đèn - sống trong môi trường lành mạnh, tốt đẹp, thậm chí sống trong điều kiện vô cùng đầy đủ nhưng không có bản lĩnh vững vàng, sẽ rất dễ bị cám dỗ, sa vào những thói xấu; có những kẻ chỉ thích hưởng thụ, hèn nhát, nhụt chí không biết vượt lên hoàn cảnh. Ngược lại, có những người sống trong hoàn cảnh khó khăn "gần mực" nhưng với bản lĩnh vững vàng đã tự mình vượt lên mọi thử thách để sống một cuộc đời có ý nghĩa. Đó là Nick Vuijic, cả thế giới đều cảm phục bởi tài năng và ý chí, nghị lực phi thường của anh. Là một người khi sinh ra không may mắn gặp phải chứng bệnh rối loạn bẩm sinh khiến anh không có tay và chân, điều này khiến anh suy sụp tinh thần và đã có ý định tự tử nhiều lần, những tưởng rằng cuộc đời của anh sẽ chìm vào trong bóng tối. Nhưng nhờ tình yêu thương của cha mẹ và những nỗ lực không ngừng nghỉ, bản lĩnh phi thường của bản thân, anh đã thoát khỏi những mặc cảm đè nén đó để vươn lên trở thành một người sống có ý nghĩa và diễn giả truyền cảm hứng sống cho biết bao con người trên khắp thế giới. Đó chẳng phải là "gần mực chưa chắc đã đen" hay sao? Hay như vận động viên người khuyết tật Lê Văn Công của Việt Nam, người đã từng phá nhiều kỉ lục thế giới trong bộ môn cử tạ để mang lại vinh quang cho đất nước. Anh sinh ra đã mắc bệnh teo chân, đã phải trải qua rất nhiều công việc vất vả để mưu sinh trước khi đến với con đường vận động viên chuyên nghiệp; bỏ qua những mặc cảm về bản thân và bằng ý chí, nghị lực phi thường cùng với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, anh xứng đáng là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo. Đó còn là những đứa trẻ mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn nỗ lực cố gắng hết sức mình trở thành những bậc tài danh, trở thành những công dân có ích, đóng góp tích cực cho gia đình và xã hội. Quả đúng là khi con người bị đẩy đến bi kịch, những đen tối của cuộc đời, chỉ có bản lĩnh và ý chí con người mới giúp con người thoát khỏi vũng bùn lầy đó để vươn lên tỏa sáng.
Để làm được những điều kì diệu, phi thường như Nick Vuijic, như vận động viên Lê Văn Công... và hàng trăm, hàng ngàn những tấm gương vượt khó khác không gì khác chính là do họ có bản lĩnh vững vàng, ý chí và nghị lực vươn lên khắc phục mọi khó khăn để tự mình gặt hái thành công. Như vậy, ý kiến "Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng" có phần phù hợp trong một số trường hợp thực tế của cuộc sống hiện nay, qua đây cũng giúp chúng ta có những nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người, tuy nhiên bản lĩnh của mỗi người là yếu tố quan trọng hơn cả để có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống dù là trong điều kiện và môi trường sống nào. Với những người sống trong những gia đình có điều kiện vật chất đầy đủ, thuận lợi lại càng cần khẳng định giá trị của bản thân và giữ vững phẩm chất tốt đẹp của bản thân, không ỷ lại vào người khác.
Như vậy, câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" đã không còn được áp dụng rộng rãi trong mọi trường hợp trong đời sống hiện nay bởi có những trường hợp "Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng" . Vậy nên mỗi người cần có nhận thức sâu sắc về hoàn cảnh sống và thường xuyên tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân mình bằng những hành động tốt đẹp để xây dựng cuộc sống ngày một văn minh, hiện đại hơn.
Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.
Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?
Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhiêu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.
Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.
Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.
Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.
8.Tìm ẩn dụ trong câu sau :
a,Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
b,Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
c, Ngoài thềm nơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
d,Buổi sáng mọi người đổ ra đường . Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mài
a,Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
b,Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
c, Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
d,Buổi sáng mọi người đổ ra đường . Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mài
a,Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
b,Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
c, Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
d,Buổi sáng mọi người đổ ra đường . Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mài
Qua việc tìm hiểu nội dung truyện “Mẹ hiền dạy con”, trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” bằng một đoạn văn.
Có thể nói, những câu tục ngữ luôn mang đến cho chúng ta những bài học đắt giá về con người, về những mối quan hệ, kinh nghiệm sản xuất và đôi khi là về tình cảm lứa đôi. Và để khuyên răn, nhắc nhở con cháu bài học về lựa chọn môi trường sống và các mối quan hệ, ông cha ta có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Câu tục ngữ ngắn gọn, có cấu trúc đối mang lại cho chúng ta thông điệp: Môi trường sống có ảnh hưởng lớn đến nhân cách của chúng ta. Từ thời xa xưa, mẹ Mạnh Tử đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của môi trường xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách mỗi người. Khi nhà Mạnh Tử ở gần nghĩa địa, ở gần khu chợ, khi nhìn thấy mọi người xung quanh làm gì về nhà Mạnh Tử cũng bắt chước làm y như vậy. Mẹ Mạnh Tử biết rằng những địa điểm đó không phù hợp để con lớn lên và học tập nên đã chuyển nhà ngay cạnh trường học. Và quả đúng như vậy, khi ở gần trường học thấy các bạn mình đi học, dùi mài kinh sử, về nhà Mạnh Tử cũng bắt chước và chuyên tâm học hành, rồi sau này trở thành một vĩ nhân mà chúng ta ngưỡng mộ. Từ ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ, bản thân em đã học được rất nhiều điều từ việc lựa chọn môi trường sống, việc chọn bạn mà chơi, và hơn hết đó là phải có lập trường vững chắc, sống đúng với nguyên tắc và bản thân mình. Câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là một bài học hay với ý nghĩa sâu sắc và thiết thực cho chính chúng ta. Qua đây, ta cũng nhận thức rõ hơn về những bài học kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút được trong quá trình sống, từ đó càng trân trọng hơn những người bạn tốt, những người thân trong gia đình và cả thầy cô giáo và xã hội, đã tạo nên một môi trường học tập tốt và bình yên.
Các bạn tìm giúp mình những dẫn chứng chính xác cho câu tục ngữ " Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng ", và những dẫn chứng cho thấy vẫn có người "gần mực" mà không đen, "gần đèn" mà "không rạng".
Mình cần gấp lắm!!! cảm ơn các bạn nha!!!!
Ta có thể thấy hình tượng hoa sen: dù sống ở chốn bùn lầy nhơ bẩn nhưng vẫn vươn đài cao kiêu hãnh và nở những đóa hoa tinh khiết.
"Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn."
Hay hình tượng những con người dù sống trong sự kìm kẹp, áp bức, mua chuộc của địch nhưng không vì bạc lụa, tiền vàng mà làm tay sai cho địch. (Hình tượng những nhân vật trong tác phẩm văn học) Những đứa trẻ nhà nghèo, thậm chí là sinh ra trong cái ác cái xấu như chú bé Hồng trong "Trong lòng mẹ"(Trích Những ngày thơ ấu), không vì những reo rắc, xúc xiểm của bà cô mà trở nên ghét bỏ mẹ.
Hoặc trong cuộc sống đời thường: có những đứa trẻ vốn được sinh ra trong môi trường tốt, nhưng rèn rũa không tốt, chây ì, ỉ lại mà phát triển lệch lạc. Nhưng cũng có những đứa trẻ nhà nghèo nhưng biết vươn lên, không vì cái nghèo mà nhụt chí, nản lòng, vẫn rất thành công, thành đạt.
=> Như vậy, nói gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng là vì thế.
Mọi người cho mình vài dẫn chứng về câu nói : '' Gần mực thì đen gần đèn thì rạng nha ''
( Giúp mình với mai KT rồi )
Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhiêu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu
có phải ạn kiểm tra rồi giò thì hởi lamg chi
Tục ngữ là kho tàng vô giá về kinh nghiệm trong sản xuất, trong học tập và đấu tranh. Nó cho ta nhiều bài học hay, nhiều nhận xét sâu sắc trong ứng xử, giao tiếp. Trải qua bao đổi thay của thế sự, nhân tình, lớp bụi thời gian có thể phủ mờ lên nhiều thứ, nhiều điểm có thể bị lãng quên... nhưng kho tàng vô giá này vẫn có một sức sống lâu bền và có nhiều ý nghĩa đối với nhân sinh. Câu tục ngữ "'Gần mực thì đen", "Gần đèn thì sáng"- hai biểu tượng tương phản nhau: “mực”, "đèn". Do đó, tác dụng cũng trái ngược nhau: “đen” và “sáng".
Màu đen của mực (mực tàu), nguồn ánh sáng của đèn là hai biểu tượng về cái xấu và cái tốt, về dở và hay, cái lạc hậu, tiêu cực và cái tiến bộ, tích cực. "Gần" là bên cạnh, đặt bên cạnh, sống gần gũi. Đối lập với gần là xa, là tách biệt, cách ly. "Mực thì đen" nhưng có ở "gần" thì mới “đen". "Đèn thì sáng" nhưng có đặt gần, ở gần thì mới sáng. Câu tục ngữ chỉ ra mối tương quan gần gũi của hai sự vật. Nhân dân ta mượn hai biểu tượng đối lập (mực, đèn) để nói lên tầm quan trọng to lớn của mối quan hệ xã hội, của môi trường tác động đến con người.
Tóm lại, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" nêu lên một bài học, một kinh nghiệm về cách sống, thái độ sống, khuyên bảo chúng ta nên biết gần gũi người tốt, xa lánh kẻ xấu, đặc biệt là biết chọn bạn mà chơi.
Câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" chứa đựng một kinh nghiệm sống, cách sống đúng đắn và hay. Con người ta sinh ra tính vốn thiện và lành nhờ sự dạy dỗ, giáo dục, học tập mà trở thành người hữu ích. Nếu sống trong một môi trường xấu thì dễ trở nên xấu như "Gần mực thì đen" vậy. Nhưng nếu sống trong một môi trường tốt, có quan hệ xã hội tốt thì có thể trở thành người tốt, chẳng khác nào “gần đèn thì sáng". Sự nhiễm bẩn lây lan rất đáng sợ, khi sống “gần mực". Điều tốt đẹp, trong sáng, cái hay, cái tôi của người, của đời sẽ toả sáng tâm hồn ta, cảm hoá lòng ta nếu ở “gần đèn".
Mối quan hệ xã hội, môi trường sống... đã tác động vào tâm hồn làm thay đổi tâm tính của mỗi người. Gần người hiền, xa kẻ dữ, chọn bạn mà chơi, học cách làm người, cách làm ăn của những gương cần cù, tài giỏi...là bài học quý báu hàm chứa trong câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng".
Đáng ngại biết bao khi ta phải sống gần gũi những kẻ bất lương, trộm cắp rượu chè, cờ bạc? Hạnh phúc biết bao khi chúng ta được ở gần, có mối quan hệ với những người bạn tốt, láng giềng tốt. Ta sẽ học được bao điều hay lẽ phải ở đời. Phương ngôn có câu: “bạn tốt quý hơn vàng" là thế! Truyện cổ tinh hoa nhắc lại chuyện bà mẹ Mạnh Tử dời nhà nhiều lần; lần sau cùng bà chuyển đến trường học. bà mới yên tâm. Có bà mẹ vĩ đại như thế mới có người con Mạnh Tử ở đời.
Trong dân gian có nhiều câu tục ngữ nói về: mối quan hệ xã hội. Mỗi câu là một khía cạnh sắc bén nói lên cách sống và mối quan hệ ở đời:
Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài,
Ở gần nhà giàu mỏi răng ăn cốm,
Sống gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn.
Ở dữ, giữ mình.
Thói thường gần mực thì đen,
Anh em bạn hữu phải liên chọn người.
Cũng cần phải quan niệm câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng'' một cách toàn diện hơn, đầy đủ hơn. Sự tác động của con người đối với hoàn cảnh, với quan hệ xã hội rất lớn. Con người giàu bản lĩnh, tài năng có thể góp phần cải tạo hoàn cảnh, làm thay đổi mối quan hệ xã hội. Họ lấy tài năng, đạo đức, tình thương của mình, mà cảm hoá đồng loại, giáo dục kẻ bất lương. Câu ca dao "Gần mực mà chẳng hôi tanh mùi bùn" càng làm cho ta cảm nhận thêm sự thật ấy. "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng", chân lý ấy hiển nhiên rồi. Nhưng nếu thiếu chí tiến thủ. không có ý thức tốt trong học tập vươn lên không khiêm tốn... thì "gần đèn" nhưng khó mà “sáng" lên được, học thiếu cố gắng... thì không thể nào “sáng" hơn chúng bạn. Môi trường, quan hệ xã hội gia đình, nhà tnường xã hội - rất quan trọng. Bởi vậy, mỗi người phải luôn luôn có ý thức tốt trong học tập, tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên, tiến bộ không ngừng.
Tuổi trẻ có bạn bè. Chọn bạn tốt mà chơi. Không đua đòi kẻ xấu. Câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" giúp ta định hướng lộ trình đi tới tương lai tốt đẹp.
CMR: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.
Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?
Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhiêu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.
Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.
Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.
Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.
Vd : khi ta ở trong xã hội đen thì chúng ta có thể như họ không
nhưng khi chúng ta ở một xã hội văn hóa thì chúng ta cần phải như họ
Vd : như một lọ nước dầu chúng ta chế một giọt nước trắng thì nó vẫn là nước dầu
nhưng khi một lọ nước sạch ta chế một giọt nươc đầu nó vân là một lọ nước sach