Giới thiệu về tác phẩm" Tức nước vỡ bờ"
( Không chép mạng; tự làm)
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh gia đình chị Dậu trong " Tức nước vỡ bờ " Mấy bn đừng chép mạng nhé, mik làm sơ đồ nên mik đọc hết rồi ._.
Đề1: Giới thiệu về tác giả Ngô Tất Tố và tiểu thuyết Tắt đèn( không phải đoạn trích Tức nước vỡ bờ đâu nhé)
Đề2: Giới thiệu về đền bà Hoàng Thị Hồng.
Các bạn cố gắng giúp mình với nhé. Mình cảm ơn nhiều!!!!!!!!!
Đề 1 :
"Tắt đèn" là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của Ngô Tất Tố, cây bút truyện kí tiêu biểu của văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Tác phẩm có 26 chương mà chương XVIII là chương xảy ra xung đột cơ bản nhất của người nông dân với bọn cường hào ác bá trong làng. Qua “Tức nước vỡ bờ" (một đoạn trích của chương XVIII), Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh xã hội đương thời, một xã hội thối nát tàn bạo và bẩn thỉu ghê tởm. Cái xã hội thực dân phong kiến đã đày đoạ người nông dân đến đường cùng mà biểu hiện trong "Tức nước vỡ bờ" chính là tên cai lệ hông hách, tàn ác; bọn người nhà lý trưởng hèn yếu mà cũng dã man không kém. Chúng như những con chuột ma ranh cố mà đục, mà khoét. Từ những của cải vật chất nhỏ nhoi của người nông dân đến những người sức lực điền mạnh mẽ nay chỉ còn là những hơi tàn sức kiệt chúng vẫn không buông tha, vẫn "dai như đỉa" mà hành hạ.
Cũng qua vài trang ngắn ngủi mà đậm nét chân thực, sinh động của "Tức nước vỡ. bờ", Ngô Tất Tố đã lên án gay gắt, căm ghét tột cùng cái xã hội thực dân phong kiến tàn ác, dã man kia để cho một kết thúc chị Dậu quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng; đồng thời tác giả cũng bày tỏ một sự cảm thông sâu sắc chân thành với số phận cùng quẫn, bi thưởng của người nông dần mà cụ thể là chị Dậu. Ôi! Cái gia đình đầm ấm yên vui của chị đã bị chính sách sưu thuế ác nghiệt kia làm cho tan nát. Số phận và tiền đồ của chị thật tối tăm như bầu trời đêm 30 không trăng sao vậy.
Không chỉ lên án gay gắt xã hội thực dân phong kiến, cảm thông sâu sắc với người nông dân, Ngô Tất Tố còn đề cao những nhân phẩm cao quý của họ với những nét đẹp truyền thống tiềm tăng: phẩm chất thương yêu chồng con tha thiết của chị Dậu, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ người chồng ốm yếu; phẩm chất thanh cao "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" không hám danh lợi tiền tài của chị và đặc biệt là sức sống tiềm tàng đã ấp ủ bấy lâu trong lòng người phụ nữ nông dân đã bùng cháy đúng lúc để cứu chồng thoát khỏi nanh vuốt của lũ hùm sói cai lệ và người nhà lý trưởng. Và cuối cùng qua "Tức nước vỡ bờ" Ngô Tất Tố đã quan tâm đến vấn đề hết sức bức thiết trong cuộc sống đương thời, đó là nhu cầu được sống những ngay bình yên, được hưởng hạnh phúc trong mái ấm gia đình bình dị của người nông dân. Đặc sắc nghệ thuật trong "Tức nước vờ bờ" của Ngô Tất Tố thực sự làm chúng ta khâm phục. Nhà văn đã xây dựng một nhân vật chị Dậu điển hình, là tượng trưng cho tất cả những người phụ nữ nông dân với những phẩm chất cao đẹp, đáng quý nhất của loài người chúng ta. Và đặc biệt nhà văn đã sử dụng những lời lẽ hết sức dân dã, đời thường mà sinh động, chân thực, làm chúng ta như đang sống giữa cuộc sống bất công đương thời để chứng kiến những điều ngang trái. Và chính sự kết hợp tài tình giữa 3 phương thức: tự sự, miêu tả và biểu cảm để làm nổi bật tình huống máu thuần cơ bản của tác phẩm giữa hai giai cấp đối kháng đã thực sự thể hiện tài năng tiểu thuyết xuất chúng của Ngô Tất Tố.
"Tức nước vỡ bờ" nói riêng và "Tắt đèn" nói chung sẽ mãi là một tác phẩm đặc sắc trong nền văn học hiện đại nước ta. Nó đã có những thành công vang dội và ảnh hưởng rõ rệt đến xã hội đương thời. Song vẫn còn có những hạn chế nho nhỏ. Nhưng "Tức nước vờ bờ", "Tắt đèn'' sẽ luôn là một tuyệt tác để chúng ta khâm phục và nhớ đến Ngô Tất Tố – nhà văn hiện thực xuất sắc.
Viết đoạn văn tổng phân hợp giới thiệu ( thuyết minh) về tác giả Ngô Tất Tố và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trong đoạn sử dụng một câu ghép và một trợ từ.
Nhắc đến văn xuôi Việt Nam trước cách mạng tháng Tám có lẽ không ai là không nhớ đến Ngô Tất Tố, một cây bút lỗi lạc của văn học hiện thực đương thời. "Tắt đèn" là tác phẩm tiêu biểu của ông viết về người nông dân và hiện thực xã hội Việt Nam trong những ngày sưu thuế ở nông thôn mà chương XVIII của tác phẩm với đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Qua “Tức nướcc vỡ bờ, Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh xã hội đương thời, một xã hội thối nát tàn bạo và bẩn thỉu ghê tởm. Cái xã hội thực dân phong kiến đã đày đoạ người nông dân đến đường cùng mà biểu hiện trong "Tức nước vỡ bờ" chính là tên cai lệ hông hách, tàn ác; bọn người nhà lý trưởng hèn yếu mà cũng dã man không kém. Chúng như những con chuột ma ranh cố mà đục, mà khoét. Từ những của cải vật chất nhỏ nhoi của người nông dân đến những người sức lực điền mạnh mẽ nay chỉ còn là những hơi tàn sức kiệt chúng vẫn không buông tha, vẫn "dai như đỉa" mà hành hạ. Tác phẩm đã để lại tiếng vang bởi giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc được thể hiện qua tính cách mỗi nhân vật.
Viết đoạn văn giải thích nhan đề ''tức nước vỡ bờ''(lưu ý không chép mạng)
Tức nước vỡ bờ một nhan đề có sức gợi hình cao, nhan đề do chính tác giả đặt tên đã bao quát toàn bộ nội dung của đoạn trích. Nhan đề dùng chính thành ngữ của người Việt để nói lên ở đâu có áp bức ở đó có sự đấu tranh, chống cự. Trước Cách mạng tháng 8 đối tượng nghèo đói, khổ cực nhiều nhất là người nông dân, đối tượng bị áp bức và bóc lột cũng là người nông dân. Họ là những con người hiền lành chất phác,lương thiện chăm chỉ làm lụng nhưng nếu một ngày nào đó bị áp bức quá mức đẩy đến bờ vực giữa sự sống và cái chết họ sẽ vùng dậy, đánh bại mọi thế lực áp bức. Chị Dậu khi bị đàn áp đã vùng lên đánh lại cái lệ cùng với người nhà lí trưởng một cách quyết liệt, mạnh mẽ, “Con giun xéo lắm cũng quằn” con người khi bị đẩy đến cùng cực sẽ phản kháng, đây cũng là sức mạnh tiềm tàng của những người nông dân.
Em hãy viết 1 đoạn văn giới thiệu về nhà văn Ngô Tất Tố và đoạn trích Tức nước vỡ bờ
Em tham khảo: (Các thông tin về tác giả trong SGK có nói chi tiết rồi nên trong đoạn văn này chỉ nói qua thôi em nhé!)
Nhắc đến văn xuôi Việt Nam trước cách mạng tháng Tám có lẽ không ai là không nhớ đến Ngô Tất Tố, một cây bút lỗi lạc của văn học hiện thực đương thời. "Tắt đèn" là tác phẩm tiêu biểu của ông viết về người nông dân và hiện thực xã hội Việt Nam trong những ngày sưu thuế ở nông thôn mà chương XVIII của tác phẩm với đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Qua “Tức nướcc vỡ bờ, Ngô Tất Tố đã vẽ lên bức tranh xã hội đương thời, một xã hội thối nát tàn bạo và bẩn thỉu ghê tởm. Cái xã hội thực dân phong kiến đã đày đoạ người nông dân đến đường cùng mà biểu hiện trong "Tức nước vỡ bờ" chính là tên cai lệ hông hách, tàn ác; bọn người nhà lý trưởng hèn yếu mà cũng dã man không kém. Chúng như những con chuột ma ranh cố mà đục, mà khoét. Từ những của cải vật chất nhỏ nhoi của người nông dân đến những người sức lực điền mạnh mẽ nay chỉ còn là những hơi tàn sức kiệt chúng vẫn không buông tha, vẫn "dai như đỉa" mà hành hạ. Tác phẩm đã để lại tiếng vang bởi giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc được thể hiện qua tính cách mỗi nhân vật.
Thuyết minh về tấc giả Ngô Tất Tố và tác phẩm Tức nước vỡ bờ
Tham khảo nhé <3
Ngô Tất Tổ là nhà văn hiện thực xuất xắc trong nền văn học Việt Nam. Ong chuyen viết về đề tài nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng 8, Tiểu thuyết "Tắt đèn" là tiểu thuyết tiêu biểu của ông viết về người phụ nũ nông dan chịu áp bức bất công nhưng vấn tiềm tàng một súc mạnh phản kháng. Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" đã thể hiện rõ hỉnh ảnh chị Dậu đối phó với tên cai lệ và người nhà lí trưởng.
Ngô Tất Tổ (1893 - 1954) qua làng Lộc Hà - huyện Từ sơn tỉnh Bắc Ninh. Ông xuất thân là một nhà nho gốc nông dân nhưng đã vươn lên thành một học giả có nhiều công trình khảo cứu, vè triết học, văn học cỏi và nhà báo nổi tiếng. Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.
Tác phẩn "Tắt dền" là tắc phẩn tiêu biểu được tác giả sáng tác vào năm 1939 . Đoạn trích " Tức nước vỡ bờ" trích trong chương XVIII của tác phẩm. Đoạn trích đã kể về sự việc chị Dậu đối phó với tên cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo về người chồng đang đau ốm. Vì thiếu suất sưu của người em trai đã mất nên anh Dậu bị đánh trói đến khi ngất sỉu mới được trả về trong đêm khuya khoắt. Đến sáng ra, anh vừa kề bat cháo lên miệng chưa kịp ăn thì người nhà lí trưởng và tên cai lệ đã sầm sập tiến đến thúc sưu. Thương chồng, chị Dậu đã dùng những lời lẽ văn xin bọn chúng để khất sưu, Nhưng bọn chúng không nghe, vẫn chửi bới và xông vào trói anh Dậu. Sâu đó, tên cai lệ đấm rồi tát chị rất mạnh. Chị Dậu không kìm nến được nữa, vùng dậy chống trả. Chị đẩy ngã tên cai lệ và túm tóc làm cho tên người nhà lí trưởng ngã nhào ra. Chị đã chiến thắng hai tên tay sai một cách hả hê. Anh Dậu đã cố ngăn chị nhưng không được.
Như vậy, về nội dung đoạn tríc đã vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân đã đẩy người nông dân vào tình cảnh khốn cùng khiến họ phải liều mạng cụ lại.
Đồng thời, đoạn trích đã cho ta thấy tài năng nghệ thuật xuất sắc của Ngô Tất Tổ trong việc xây dựng tính cách nhân vật và đã độ lộ rõ tinh thần nhân đạo của nhà văn trong việc ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân.
Qua đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", ta nhận thấy tài năng xuất sắc qua việc tạo dựng tình hướng chuyện, qua việc miêu tả ngooaij hình, ngôn ngữ cà nghẹ thuật kẻ chuyện hấp dẫn của nhà văn Ngô Tất Tố. Vì thể đoạn trích được coi là một đoạn tuyệt khéo thành công cả về nội dưng lẫn nghệ thuật.
Qua đây, ta thấy nhà văn Ngô Tất Toos là người có ngòi bút linh hoạt, sống động. Đoạn trích có các hoạt động dồn dập, rộn rịp mà vẫn rõ nét, không rối. Và tác phẩm "Tắt đèn" nói chung, đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" nói riêng là một tác phẩm thành công nhất trong nền văn học Việt Nam.
vẻ đẹp cuả người nông dân trước Cách mạng tháng 8 qua 3 tác phẩm( lão hạc, tức nước vỡ bờ, trong lòng mẹ)
Tham khảo:
Tâm hồn người nông dân rất giản dị , thật thà , chất phát .
Sẵn sàng đứng lên đấu tranh vì lẽ phải , ko sợ gian lao , khổ cực . Luôn yêu thương gia đình , yêu thương xóm làng .
Đoàn kết , chia sẻ chi nhau lúc khó khăn hoạn nạn
=> Đó là những Đức tính cao quý của nông dân trước Cách Mạng
vẻ đẹp của người nông dân trước cách mạng tháng 8 qua 3 tác phẩm( Lão Hạc, tức nước vỡ bờ, trong lòng mẹ)
Tham khảo:
Tâm hồn người nông dân rất giản dị , thật thà , chất phát .
Sẵn sàng đứng lên đấu tranh vì lẽ phải , ko sợ gian lao , khổ cực . Luôn yêu thương gia đình , yêu thương xóm làng .
Đoàn kết , chia sẻ chi nhau lúc khó khăn hoạn nạn
=> Đó là những Đức tính cao quý của nông dân trước Cách Mạng
Tham Khảo
Đoạn trích Tức nước vỡ bờ , “Trong lòng mẹ” và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.
Viết bài văn làm sáng tỏ nhận định số phận phẩm chất của người nông dân trước cách mạng tháng 8 qua tác phẩm lão hạc và tức nước vỡ bờ
Em tham khảo:
Trước cách mạng tháng Tám, người nông dân chịu rất nhiều những bất công, chà đạp, sống trong cảnh một cổ hai tròng bị đọa đầy, khó khăn. Nhưng mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, người nông dân trước cách mạng tháng Tám vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Trích Tắt đèn- Ngô Tất Tố) và truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, ta thấy rõ điều đó.
Trước cách mạng tháng Tám, số phận của những người nông dân thấp cổ bé họng gần như rơi vào tuyệt vọng bởi sự chà đạp bất công của những tên “cai trị” hống hách, ngang ngược, lộng hành, vô nhân tính thêm vào đó là một xã hội tù đọng, đẩy tình cảnh của những người ngông dân nghèo rơi vào bế tắc. Đó là bế tắc đến mức phải bán chó, bán cả con để đủ nộp tiền sưu cho một người đã chết của gia đình chị Dậu, đó là bế tắc phải bán con chó mình yêu quý vì hoàn cảnh túng quẫn. Thế nhưng, những người nông dân ấy không vì hoàn cảnh trớ trêu mà cho phép bản thân mình mất đi những phẩm chất đáng quý vốn có của mình.
Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, vợ chồng chị Dậu phải chịu nhiều những chèn ép bất công của quan lại, chính quyền khi mà không có tiền đóng thuế thân cho người em chồng đã mất từ năm ngoái. Cuộc sống hai vợ chồng chị đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn bao giờ hết bởi gia đình đông con lại mất mùa, tiền ăn còn không đủ lại còn chịu đủ mọi thứ thuế trên đời. Chồng chị thì bị đánh đập, bắt bớ khiến cho sức khỏe hao mòn, trên đôi vai nhỏ bé của chị phải gánh không biết bao nhiêu gánh nặng. Thế nhưng, sự dịu dàng, đảm đang của một người phụ nữ trong gia đình không hề mất đi mà còn sáng hơn bao giờ hết. Tình yêu thương chồng của chị thể hiện qua cách mà chị chăm chồng ốm, sự ân cần, dịu dàng chăm lo, lo lắng cho bệnh tình của chồng. Dù là khi tình cảnh gia đình đang rất khó khăn, sự ân cần mà chị dành cho chồng vẫn đầy tràn như vậy, dành tất cả những gì tốt nhất cho chồng, cho con. Thậm chí, khi cai lệ muốn trói anh Dậu trong lúc mà anh đang ốm đang, chị không màng mà chống đối lại cai lệ để bảo vệ chồng.
Còn trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, gia cảnh Lão Hạc cũng rơi vào bế tắc khi mất mùa liên miên, sức khỏe lão lại yếu không thể đi làm công như trước mà lão lại không muốn ăn vào mảnh vườn mà lão để lại cho con. Lão bán đi con chó mà cậu con trai mua cho, con chó chính là người bạn duy nhất của lão và lão sống trong hoàn cảnh thiếu thốn chỉ để giữ vườn cho con. Một ngày, lão xin Binh Tư- người làm nghề ăn trộm trong làng ít bả chó, biết chuyện, ông Giáo cứ nghĩ lão đã biến chất nhưng không phải như vậy, dù trong hoàn cảnh như vậy, lão Hạc vẫn giữ cho mình phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình. Lão xin bả chó không phải là để làm chuyện xấu mà chính là để kết liễu cuộc sống của mình, để không phải phạm phải tội lỗi, để chết đi trong sạch còn hơn là sống mà biến chất. Dù trong hoàn cảnh túng quẫn như vậy mà Lão Hạc vẫn giữ được thiên lương của mình cho dù là Lão phải trả giá bằng cái chết.
Không chỉ có chị Dậu, lão Hạc mà tất cả những người nông dân nói chung trước cách mạng tháng Tám mặc dù gặp nhiều đau khổ, bất hạnh, nhưng vẫn giữ trọn những phẩm chất tốt đẹp của mình.
Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố) và truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, ta trân trọng biết mấy những người nông dân mang những phẩm chất tốt đẹp dù trong bất kì hoàn cảnh nào đồng thời cũng xót xa cho số phận đau khổ của họ.
– Mở bài:
Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
– Thân bài:
a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:
* Chị Dậu: là một hình ảnh vừa gần gũi, vừa cao đẹp tượng trưng cho người phụ nữ
nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng:
– Là một người vợ giàu tình yêu thương (dẫn chứng).
– Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm bảo vệ chồng (dẫn chứng).
* Lão Hạc: tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân:
– Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu (dẫn chứng).
– Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (dẫn chứng).
b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng:
* Chị Dậu: Số phận điêu đứng: nghèo khổ, bị bóc lột đến tận xương tủy, chồng ốm, có thể bị bắt, bị đánh
* Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai không cưới được vợ bỏ làng đi làm đồn điền cao su, lão thui thủi sống một mình cô đơn làm bạn với cậu vàng.
– Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão, phải bán cậu vàng, sống trong đau khổ, cuối cùng chọn bả chó để tự tử một cái chết vô cùng đau đớn và dữ dội.
c. Bức chân dung của chị Dậu và lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và nhân đạo của hai tác phẩm:
– Nó bộc lộ cách nhìn về nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với bi kịch của người nông dân; đau đớn phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người.
– Kết bài:
Khẳng định vấn đề.