Cảm nhận đoạn đầu văn bản sự giàu đẹp của tiếng việt
Qua văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, phát biểu cảm nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt bằng một đoạn văn.
Văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” là tiếng nói tự hào về thứ ngôn ngữ đặc sắc của dân tộc. Tiếng Việt là thứ tiếng đẹp, tiếng hay. Bằng những lập luận chặt chẽ viết theo văn phong khoa học, tác giả đã đưa ra những lí lẽ đầy thuyết phục. Tiếng Việt đẹp bởi giàu chất nhạc, có âm hưởng, thanh điệu vô cùng uyển chuyển và tế nhị. Đó cũng là chất liệu để viết lên bao áng văn chương, bao khúc hát ngọt ngào, tinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc từ xưa đến nay. Thứ tiếng ấy còn có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt, hệ thống nguyên âm và phụ âm vô cùng phong phú. Từ ngữ qua các thời kì tăng lên ngày một nhiều. Ngữ pháp của tiếng Việt cũng dần trở nên uyển chuyển, chính xác. Điều đó khiến cho tiếng Việt trở nên phong phú, có khả năng biểu đạt đa dạng, phong phú trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, kĩ thuật, văn hóa, văn nghệ… Như vậy, tiếng Việt là niềm tự hào, là “quốc ngữ” của người Việt. Để có được điều đó, hơn bốn nghìn năm qua, cả dân tộc ta đã cùng nhau đoàn kết chống lại sự xâm lăng của văn hóa ngoại quốc, để giữ trong mình tiếng nói riêng của người Việt. Vì vậy, thế hệ trẻ chúng ta cần gìn giữ và phát huy để tiếng nói ấy ngày càng đẹp và càng hay hơn. Đó là trách nhiệm và cũng là niềm tự hào khi chúng ta mang trong mình dòng máu Lạc Hồng.
Viết 1 đoạn văn nêu cảm nhận về sự giàu đẹp của tiếng việt.
Người Việt Nam ta rất tự hào vì có vốn tiếng Việt giàu và đẹp.Tiếng Việt giàu đẹp vì nó là sự kết tinh của lịch sử đã bao đời nay cùa cha ông ta. Đó là lịch sử lao động sản xuất và chiến đấu để tồn tại và phát triển, để bảo vệ và dựng xây đất nước. Tiếng Việt giàu đẹp bởi nó là tiếng nói của đời sống dân tộc Việt Nam, phong phú và cũng rất đẹp.
Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là ở tiếng nói của quần chúng nhân dân được thể hiện trong tục ngữ, ca dao, là ở tiếng nói của các nhà văn, nhà thơ lớn đã được đẽo gọt, trau chuốt và nâng lên đến mức nghệ thuật.
Tục ngữ ca dao là ngôn ngữ của quần chúng, bản thân nó là giản dị, dễ hiểu, trong sáng vì nó là lối diễn đạt của quần chúng. Đặc tính truyền miệng và tập thể đã khiến nó ngày càng được trau chuốt, tinh tế hơn. Cuộc sống vô cùng đa dạng, tục ngữ, ca dao là tấm gương phản ánh đời sống cho nên nó cũng rất đa dạng. Đó có thể là tục ngữ ca dao về lao động sản xuất “Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống”, “Cày đồng đang buổi ban trưa - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày...” về học tập “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. “Học ăn, học nói học gói, học mở”; về cách sống “Thương người như thể thương thân”, “Uống nước nhớ nguồn”.... Trong kho tàng tục ngữ ca dao ấy, có những câu thực sự là những viên ngọc sáng ngời lên vẻ đẹp lung linh.
Hỡi cô tát nước, bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
Một câu ca dao mở ra một bức tranh lao động đầy chất thơ, đồng thời cũng là một lời tỏ tình độc đáo, ý nhị. Câu ca dao đưa ta vào một không gian yên tĩnh, hư ảo của đêm trăng, ánh trăng tỏa chiếu xuống cánh đồng có một cô gái đang tát nước. Âm thanh của từng gầu nước như đẩy không gian thêm cao hơn, rộng hơn. Ánh trăng theo từng gầu nước cũng là múc “ánh trăng vàng”. Ánh trăng theo từng gầu nước lại đổ tràn lên ruộng, vỡ ra, tan ra, lấp loáng. Thời gian đã về khuya lắm. về khuya nên mới chỉ có âm thanh của từng gầu nước và tiếng nói của người con trai hỏi cô gái. Chàng trai hỏi cô trong ngỡ ngàng, tiếc nuối. “Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”. Ánh trăng chiếu xuống nước đẹp quá, thể mà cô múc nó đổ đi. Đúng là chỉ có tâm hồn đẹp mới nhìn thấy vẻ đẹp này, thậm chí phải là tâm hồn nghệ sĩ mới có sự tiếc nuối cho cái đẹp kia. Một lời trách bóng gió: cô đang làm mất đi cái đẹp đấy! Nhưng ánh trăng vẫn cứ vô tư tỏa sáng để cô múc từng “gầu trăng”. Cô cũng đang tạo ra cái đẹp! Trách mà lại khen! Cô gái thì im lặng, im lặng vì chàng trai đã khéo gợi nên ở cô cảm xúc về cái đẹp, sự im lặng có thể là sự đồng tình tiếp nhận, và nhiều khi không nói mới là nói được nhiều nhất. Đúng là một câu ca dao thật đẹp. Và những bài ca dao khác:
Trong đầm gi đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Bài ca dao có hai lớp nghĩa. Lớp nghĩa thứ nhất là tả vẻ đẹp của “sen” có “Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng” đó là tả từ ngoài vào. Còn “Nhị vàng bông trắng lá xanh” là tả từ trong tả ra. Câu thứ tư là “phẩm chất” nghĩa thứ hai cũng toát lên ở đây: Người ta cũng đẹp như sen, dù có sống nơi “hôi tanh”, hãy cố gắng trong sạch tinh khiết như sen. Bài ca dao mượn một hình tượng đẹp đầy thẩm mĩ để nói về nhân cách con người. Người Việt Nam, ai cũng nhớ câu ca dao:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
“Nhiễu điều” là thứ lụa mỏng nhuộm màu đỏ tươi thường dùng để phủ trên bài vị nơi bàn thờ tổ tiên. “Giá gương” là cái giá có đặt khung lồng kính để bài vị gia tiên. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” là hình ảnh bản thờ tổ tiên. Đặt trong chỉnh thể của cậu ca dao, ta hiểu lời nhắn nhủ, lời kêu gọi đoàn kết thương yêu nhau ở tất cả mọi người. Đó là một bài ca dao hết sức gợi cảm, tinh tế.
Những bài ca dao ấy là đời sống tâm hồn tình cảm của người Việt Nam. nó là nguồn để nuôi dưỡng văn học bác học. Các nhà văn nhà thơ lớn của chúng ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Tố Hữu,... đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ tục ngữ, ca dao... lời văn lời thơ của họ đã được nâng lên mức nghệ thuật, tinh tế và tài hoa. Câu thơ của Nguyễn Du mà bao người đã thuộc:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.
Có thể nói đây là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ của thơ: trời xanh, nước trong, gió rất nhẹ cho nên mới “Long lanh đáy nước in trời”. Phía xa, mây biếc đùn lên như xây thành. Trời đã về chiều nên “non phơi bóng vàng”. Một câu thơ khác sống động, vừa có hình ảnh, màu sắc, âm thanh.
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.
Tiếng Việt rất giàu và rất đẹp đủ sức để diễn tả tài tình các cung bậc tâm trạng. Chúng ta hãy đọc một vài câu thơ trong Chinh phụ ngâm:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Người vợ tiễn người chồng ra trận. Người chồng dứt áo lên ngựa ra đi. Chàng đi một quãng đương rỗi quay lại nhìn vợ. Người vợ vẫn đứng đó trông chồng. Cả hai cùng khóc, họ cùng nhìn nhau mà chẳng thấy nhau vì nước mắt rơi. Giữa họ là khoảng không gian “mấy ngàn dâu” ngăn cách lòng “chàng” cũng sầu, lòng “thiếp” cũng sầu, biết ai hơn ai... Quả là tiếng Việt không giàu, không đẹp thì không thể diễn tả được cung bậc tâm trạng này.
Đến văn học hiện đai chúng ta lại được đọc lời thơ ngọt ngào đằm thắm của nhà thơ Tố Hữu:
Ta về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng...
Ngọt ngào bởi có âm hưởng của ca dao, đằm thắm bởi nó đậm đà tình người, hồn người.
Chúng ta còn rất nhiều những câu văn lời thơ để chứng minh cho tiếng Việt ta giàu đẹp. Tiếng Việt là tình cảm tâm hồn người Việt Nam. Ta ngày thêm yêu tiếng Việt, học tiếng Việt và ra sức giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta. Đó là một cách để biểu hiện lòng yêu đất nước, yêu dân tộc mình của người Việt Nam.
hiha, copy
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà phê bình văn học cho rằng tiếng việt giàu đẹp.
Vâng! Tiếng Việt được cất lên từ bờ tre, gốc rạ; từ cánh đồng xa, dòng sông vắng; từ sự lấm láp, nhọc nhằn, lam lũ của của đời sống lao động; từ những tâm tình ngọt ngào, sâu lắng của người Việt. Đó là âm thanh của “Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm”, “Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa”; âm thanh của tiếng “xạc xào gió thổi giữa cầu tre”, “Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê”, “Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ”; âm thanh của “Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng/ Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya/ Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng”… Có thể nói, mọi mặt của đời sống dân tộc - về tự nhiên và xã hội, về vũ trụ và con người - đã làm nên hồn cốt của tiếng Việt.
Ngôn ngữ là một trong những nhân tố hợp thành quan trọng, góp phần làm nên cái nền tảng về giá trị, bản sắc, tinh hoa của nền văn hóa dân tộc. Tiếng Việt - "Thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc" – là thứ tiếng “Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói” bởi nó liên quan đến ý thức xã hội, ứng xử và giao tiếp, cũng như các kết quả hoạt động vật chất và tinh thần của người Việt.
Như chúng ta đã biết với một hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, hệ thống các thanh điệu với những âm độ, âm vực, tiếng Việt có khả năng tạo ra nhiều giai điệu khác nhau: du dương trầm bổng, réo rắt, sâu lắng, thiết tha… Tiếng Việt giàu âm thanh, nhạc điệu “nói thường nghe như hát/ kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh”.
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Nhà phê bình văn học Đặng Thai Mai cho rằng: “Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử”
Tiếng Việt làm nên một dòng chảy văn hóa “Như vị muối chung lòng biển mặn /
Như dòng sông thương mến chảy muôn đời”; gắn kết quá khứ với hiện tại: “Ai thuở trước nói những lời thứ nhất/ còn thô sơ như mảnh đá thay rìu/ Điều anh nói hôm nay, chiều sẽ tắt/ Ai người sau nói tiếp những lời yêu?”; kết nối lời yêu thương những người có chung tiếng nói, chung dòng máu Việt dù người đó đang “phiêu bạt nơi chân trơi góc biển” hay ở “phía bên kia cầm súng khác”.Nó là “dòng sông thương mến chảy muôn đời”, là biển lớn của tinh thần hoà hợp dân tộc.
Bạn hãy bớt chút thời gian đọc bài văn này rồi tìm ý,cảm xúc viết nha (mặc dù hơi dài)
iếng Việt ra đời từ rất sớm, hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử. Tiếng Việt có nhiều thể loại và nhiều cách thể hiện khác nhau, từ hội họa, ca nhạc, điêu khắc, đến thơ, văn chương truyền khẩu, lời ăn tiếng nói hằng ngày. Văn học cũng là một khía cạnh của Tiếng Việt. Cũng như Tiếng Việt, văn học Việt Nam ra đời từ thời viễn cổ ((chỗ này hơi lũng cũng)), phát triển qua các giai đoạn lịch sử và phân hóa thành hai thể loại: Văn chương truyền khẩu và văn học viết ((bao gồm chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ)). Dù ở giai đoạn nào ((vh vn phát triển qua 4 giai đoạn)), thể loại ((văn xuôi, hồi kí, tùy bút, tác phẩm tự sự,ca dao, tục ngữ...)) hay hình thức thể hiện ((văn xuôi hoặc thơ)) nào thì văn học Việt Nam vẫn mang đậm truyền thống yêu nước ((Nguyễn Trãi, HCM,Huy Cận, Tố Hữu,...)) và tinh thần tự hào dân tộc ((HCM, Tế Hanh,...)), tình nhân ái, tấm lòng nhân đạo ((Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,...)), yêu thương con người và bản sắc dân tộc, yêu cảnh sắc non sông đất nước....((nên kể thêm các tp và tg: Tản Đà, Trần Huy Khải, Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh, Xuân Diệu, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Tuân,...)). Văn chương thể hiện số phận của con người, cuộc sống của người dân qua các giai đoạn lịch sử, con người trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Văn học giúp con người xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn. Văn chương thể hiện tình cảm của tác giả, nhà văn, nhà thơ trước thực tế cuộc sống. Vì vậy, có thể nói văn học Việt Nam cũng thể hiện sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
Hãy cho biết nhận định "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay" được giải thích cụ thể trong đoạn đầu bài văn “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” này như thế nào?
- Nhận định "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay" được giải thích khá rõ ràng bằng hai luận cứ qua một cấu trúc lặp có nhịp điệu: "nói thế có nghĩa là nói rằng..." gồm hai vế.
- Ở vế thứ nhất (luận cứ 1), tác giả nêu những đặc trưng cơ bản của tiếng Việt "hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.."
- Ở vế thứ hai (luận cứ 2), tiếp nối vế trước, nêu khả năng của tiếng Việt trong việc "diễn tả tình cảm, tư tưởng và thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử".
nhận xét cách lập luận của văn bản Sự giàu đẹp của tiếng việt
Bài văn này trích từ phần đầu của một bài nghiên cứu dài về nhan đề Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc (Đặng Thai Mai), nội dung nói về sự giàu đẹp của tiếng Việt. Tuy chỉ là một đoạn trích nhưng bố cục của bài văn rất rõ ràng, hợp lí.
Ở đoạn mở đầu, tác giả nêu lên luận điểm bao trùm, sau đó giải thích ngắn gọn. Phần chính tập trung chứng minh hai đặc điểm của tiếng việt là đẹp và hay trên các mặt như ngữ âm, từ vựng, cú pháp.
Từ trước đến nay đã có nhiều ý kiến, nhiều bài viết về sự giàu đẹo của tiếng việt và nhiệm vụ giữu gìn sự trong sáng, giàu đẹp ấy. Có bài nêu những ấn tượng chung, có bài lại đi vào những biểu hiện cụ thể (về từ ngữ hay một thể loại vă học... ). Ở bài viết này, Đặng Thai Mai đưa ra một cái nhìn bao quát chứ không đi sâu vào nghiên cứu những khía cạnh cụ thể, tỉ mỉ của tiếng Việt.
Bài văn chia làm hai đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu đến... qua các thời kì lịch sử: Nêu nhận định tiếng việt là một thứ tiếng đẹp và hay; giải thích nhận định ấy.
Đoạn 2: Phần còn lại: Chứng minh cái đẹp và sự giàu có, phong phú (cái hay) của tiếng việt về mặt ngữ âm, từ vựng, cú pháp. Sự giàu đẹp ấy là chứng cứ về sức sống mãnh liệt của tiếng việt.
Trong câu mở đầu, tác giả khẳng định giá trị to lớn và địa vị quan trọng của tiếng việt: Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủvà vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó. Từ đó, ông đưa ra luận điểm bao trùm : Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
Để giải thích cho nhận định trên, tác giả viết:
Nói thế có nghĩa là nói rằng : tiếng việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có ý nghĩa là nói rằng : tiếng việt có đầy để khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.
Về vẻ đẹp của tiếng việt được thể hiện qua hai yếu tố, nhịp điệu (hài hòa về âm hưởng và thanh điệu) và cú pháp (tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu).
Nhận xét này dựa trên cơ sở thực tế là khả năng biểu đạt và biểu cảm phong phú của tiếng việt : Đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.
Các câu trong đoạn văn liên kết với nhau hết sức chặt chẽ về mặt nội dung. Câu thứ nhất là nhận xét khái quát về tính chất tiếng việt. Hai câu sau giải thích ngắn gọn và rành mạch cái đẹp, cái hay của tiếng việt. Cách lập luận đi từ khái quát đến cụ thể như vậy khiến người đọc dễ theo dõi, dễ hiểu.
Ở đoạn hai, tác giả tập trung chứng minh cho nhận định đã nêu ở phần mở đầu. Để chứng minh bằng những chứng cứ có đủ sức thuyết phục, tác giả đã vận dụng sự hiểu biết về tiếng việt kết hợp với lí lẽ chặt chẽ và khoa học.
Trước hết, tác giả chứng minh tiếng việt là một thứ tiếng đẹp đầu tiên là ở mặt ngữ âm. Tiếng việt giàu chất nhạc và rất uyển chuyển trong câu kéo. Điều đó được xác nhận trên các chứng cứ lấy trong đời sống và trong khoa học : Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhận dân ta, đã có thể nhận xét rằng : tiếng việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc. Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người "nghe" và chỉ nghe thôi. Tuy vậy lời bình phẩm của họ có phần chắc không phải chỉ là một lời khen xã giao.
Các giáo sư nước ngoài am hiểu tiếng việt thì nhận xét :... tiếng việt như là một thứ tiếng "đẹp" và rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ.
Tiếng Việt giàu chất nhạc vì nhiều nguyên nhận:
Tiếng Việt chúng ta gồm có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú. Tiếng ta lại giàu thanh điệu. Giọng nói của người Việt Nam, ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình) còn có bốn thanh trắc. Do đó, tiếng việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng.
Ta thử đọc câu ca dao:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đòng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như hạt chèn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Đây là lời của một chàng trai, một sáng sớm nào đó ra thăm đồng, thấy cánh mênh mông bát ngát và cô thôn nữ trẻ trung. Chàng trai đã ngợi ca vẻ đẹp của cánh đồng, vẻ đẹp của cô gái và coi đó là cách bày tỏ tình cảm tha thiết của mình.
Bài này có nhẵng dòng thơ khác thường, keo dài tới 112 tiếng để đặc tả cánh đồng. Các điệp ngữ, đảo ngữ và phép đối xứng (đứng bên ni đồng - đứng bên tê đồng,mênh mông bát ngát - bát ngát mênh mông) gợi cho người đọc cảm giác nhìn ở phía nào cũng thấy cánh đồng trải rộng đến tận chân trời, bao la, đẹp đẽ và đầy sức sống.
Cô gái được sa sánh với hình ảnh quen thuộc của quê hương : Thân em như chènlúa đòng đòng. Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Giữa người và cảnh có sự tương đồng ở nét trẻ trung, phơi phới sức xuân.
Bài ca dao đã thể hiện được chất nhạc du dương cùng sự uyển chuyển trong câu tiếng Việt. Dẫn chứng này làm cho lập luận của tác giả về vẻ đẹp của tiếng Việt càng thêm chặt chẽ.
Thế nào là một thứ tiếng hay ? Tại sao tiếng Việt lại là một thứ tiếng hay? Tác giả giải thích: tiếng Việt hay vì nó thỏa mãn nhu cầu trao đổi tình cảm ý nghĩ giữa người với người, thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa ngày một phức tạp.
Các chứng cớ thực tế và khoa học sau đây là cơ sở để tác giả rút ra kết luận đó: tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diến đạt. Từ vựng tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều... tiếng Việt đã không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và những cách nói của các dân tộc anh em. Chúng ta có thể chứng minh luận điểm trên bằng những tác phẩm văn chương đã học. Đoạn thơ sau trong Chinh phụ ngâm khúc là một ví dụ:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chẳng ý thiếp ai sầu hơn ai ? Các sắc thái xanh được miêu tả một cách tài tình trong câu thơ. Giữa hai đầu xa cách giờ đây là một màu xanh bất tận. Ở khổ thơ trên, tác giả đã mượn những địa danh quen thuộc trong văn chương cổ như Hàm Dương, Tiêu Tương (dẫu chỉ là ước lệ) để diễn tả độ xa cách, nhưng đến khổ thơ cuối này thì sự xa cách đã tới độ bóng người đi hoàn toàn mất hút vào ngàn dâu xanh ngắt. Trớ trêu thay, cái màu xanh vốn tượng trưng cho sức sống và hi vọng ấy trong tình cảnh này chỉ gợi nên một không gian mênh mang nhuốm màu li biệt.
Tiếng Việt có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Cùng là đại từ ta nhưng sắc thái biểu cảm của nó trong bài thơ Qua đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan (Một mảnh tình riêng ta với ta) khác với đại từ ta trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến (Bác đến chơi đây ta với ta).
Ở bài thơ Qua đèo Ngang, đứng trước cảnh trời mây non nước trập trùng, sự bao la, vô tận của đất trời tô đậm sự cô đơn, chơ vơ của con người và ngược lại. Vì vậy nên nỗi buồn càng lắng đọng trong lòng nữ sĩ:
Dừng chân đứng lại trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta. Quả là nỗi buồn lớn lao, thấm thía, khó san sẻ, giải bày. Nó như kết thành hình, thành khối, thành mảnh tình riêng khiến nhà thơ phải thốt lên chua xót : ta với ta. Chỉ có ta hiểu lòng ta mà thôi! Do đó sự cô đơn càng tăng lên gấp bội.
Còn ở câu kết bài Bạn đến chơi nhà, Nguyễn Khuyến viết:
Bác đến chơi đây ta với ta Đây là một câu kết hay, hội tụ linh hồn của bài thơ. Ta với ta có nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng ; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những yếu tố lễ nghi đều trở nên tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có hcung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào so sánh được. Hai tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dậm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là đáng quý. Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giũa cho trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách là một. Những điều câu nẹ, khách khí đã bị xóa nhòa. Chỉ còn lại niềm vui chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau, được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong
Câu thơ đã thể hiện cách sử duạng từ ngữ tài tình của Nguyễn Khuyến. Đáng chú ý nhất là cụm từ ta với ta. Đại từ ta trong tiếng việt vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều. Nguyễn Khuyến dùng cả hai nghĩa: ta với ta tuy hai người nhưng là một. Tuwf với gắn kết hai từ ta lại. Bạn và nhà thơ ngồi bên nhau thủ thỉ tâm tình, hai người hòa làm một. Qủa là không gì có thể đánh đổi được tình bạn thủy chung giữa hai người.
Qua các thời kì lịch sử, cả hai mặt từ vựng và cấu tạo ngữ pháp của tiếng Việt rất phát triển, có khả năng thích ứng với thực tiễn. Đó là biểu hiện rõ rệt về sức sống dồi dào của tiếng Việt.
Tác giả đã chứng minh tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, hài hòa về mặt âm hưởng và thanh điệu. Cái hay của tiếng Việt thể hiện ở chỗ linh hoạt, uyển chuyển trong cách dùng từ, đặt câu. Tiếng Việt có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của con người, thỏa mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hóa, xã hội.
Giữa hai phẩm chất đẹp và hay của tiếng Việt có quan hệ gắn bó khăng khít. Cái đẹp của một thứ tiếng thường cũng phản ánh cái hay của thứ tiếng ấy, vì nó thể hiện sự phong phú, tinh tế trong cách diễn đạt, cũng tức là thể hiện sự chính xác và sâu sắc trong tình cảm, tư tưởng của con người. Ngược lại cái hay cũng tạo ra vẻ đẹp của một ngôn ngữ. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, sự tinh tế, uyển chuyển trong cách đặt câu, dùng từ, không chỉ là cái hay, mà còn tạo ra vẻ đẹp trong hình thức diễn đạt.
Trở lại bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, ta thấy có những câu thơ chứng minh cho sự phong phú và cách phối hợp hài hòa hệ thống thanh điệu trong tiếng Việt:
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, hoa chen hoa. Vẻ đẹp thiên nhiên như một bức tranh thủy mặc. Âm hưởng thơ gợi lên khung cảnh của một vùng rừng núi hoang vu. Cảnh đẹp nhưng nhuốm màu buồn tẻ, quạnh hiu. Những bông hoa rừng đày đó không đủ làm sáng bức tranh núi non hùng vĩ ngày tàn, đêm xuống.
Những ưu điểm nổi bật về mặt nghệ thuật của bài văn nghị luận Sự giàu đẹp của tiếng Việt là ở chỗ tác giả đã kết hợp khéo léo giữa giải thích với chứng minh, bình luận. Cách lập luận rất chặt chẽ : Nêu nhận định ở phần mở bài, sau đó giải thích và bình luận nhận định. Dùng các dẫn chứng để chứng minh, làm tăng sức thuyết phục của lí lẽ.
Bài nghị luận này thể hiện trình độ hiểu biết sâu sắc về tiếng Việt của nhà nghiên cứu của Đặng Thai Mai. Tác giả đã khơi dậy trong lòng chúng ta lòng tự hào và ý thức bảo vệ Sự giàu đẹp của tiếng việt. Yêu tiếng mẹ đẻ là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Đọc và suy ngẫm kĩ về bài văn trên, chúng ta càng thêm tin tưởng vào tương lai tươi sáng của tiếng Việt.
Trong văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt, Đặng Thai Mai đã không chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên phương diện nào ?
A. Ngữ âm
B. Các phương diện liên kết câu trong tiếng Việt.
C. Từ vựng
D. Ngữ pháp.
Văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” của tác giả nào?
A. Hồ Chí Minh
B. Đặng Thai Mai
C. Phạm Văn Đồng
D. Hòa Thanh
Qua các văn bản "Sông nước Cà Mau","Vượt Thác","Cô Tô",hãy viết 1 đoạn văn ngắn từ 15-20 dòng nêu suy nghĩ và cảm nhận của em về sự giàu có và tươi đẹp của thiên nhiên Việt Nam.
THAM KHẢO
Đất nước Việt Nam ta ôi sao mà đẹp đẽ thơ mộng lạ kì! Qua những văn bản Sông nước Cà Mau, Vượt thác, Cô Tô;... mỗi nhà văn đưa em đi về một vùng đất mới, một vùng đất giàu có, hùng vĩ còn hoang sơ tràn đầy sức sống. Đến với vùng đất tận cùng của Tổ quốc- Sông nước Cà Mau, ta bắt gặp hình ảnh một vùng sông nước với kênh rạch chằng chịt như mạng nhện. Mỗi địa danh nơi đây với những tên gọi mộc mạc gần gũi như chính con người nơi đây vậy. Chợ nổi Năm Căn với nhiều sắc màu độc đáo là hình ảnh của cuộc sống đông vui, tấp nập trù phú nhưng cũng rất nghênh ngang của vùng đất rừng xanh của người dân nơi đây. Từ vùng đất nơi có con người miền Tây giản dị mộc mạc chất phác nơi tận cùng Tổ quốc, đọc tác phẩm Vượt thác ta lại được dịp đi thuyền ngược dòng sông Thu Bồn. Dòng sông ấy, chỗ thì hiền hòa, thơ mộng, chỗ thì dữ dội đầy thác nghềnh. Chính ở vùng sông dữ này, bản lĩnh của người miền Trung bộc lộ rõ nét nhất. Con người vững vàng, dạn dày, khỏe khoắn, dũng cảm nhanh nhẹn đầy kinh nghiệm khi chèo lái con thuyền vượt qua thác nghềnh. Rời sông Thu Bồn, rời miền Trung đầy nắng, gió, chúng em đến vùng biển đảo Đông Bắc của Tổ Quốc. Đó là đảo Cô Tô. Cô Tô sau trận bão ta có thể chiêm ngưỡng một buổi sáng trong trẻo, sáng sủa nhất. Cả một vùng trời biển mênh mông như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Chân trời là một mâm bạc, đặt lòng đỏ quả trứng thiên nhiên là mặt trời. Đó là một mâm lễ phẩm của người dân chài tiến ra trong buổi bình minh dâng lên Mẹ Biển cả để mang về sự bình yên, sự ấm no cho con người. Em cảm thấy tự hào về con người và đất nước Việt Nam, tự hào vì mình là một người Việt Nam.
Em tham khảo:
Qua những văn bản Sông nước Cà Mau, Vượt thác, Cô Tô; em cảm thấy đất nước Việt Nam ta rất thơ mộng, đẹp đẽ giàu có hùng vĩ còn hoang sơ tràn đầy sức sống. Trên chuyến hành trình từ Nam ra Bắc, điểm đặt chân đầu tiên là Cà Mau vùng đất mũi của Tổ quốc. Nơi đây, hình ảnh một vùng sông nước với kênh rạch chằng chịt như mạng nhện. Tên đất, tên sông cũng mộc mạc, chân chất như con người. Chợ nổi Năm Căn với nhiều sắc màu độc đáolà hình ảnh của cuộc sống đông vui, tấp nập trù phú nhưng cũng rất nghênh ngang(?) của vùng đất rừng xanh của người dân nơi đây. Tạm biệt Cà Mau‐vùng đất tận cùng của Tổ Quốc hùng vĩ, rộng lớn và hoang sơ, chúng em tiếp tục hành trình đến miền Trung. Chúng em được đi thuyền ngược dòng sông Thu Bồn. Dòng sông ấy, chỗ thì hiền hòa, thơ mộng, chỗ thì dữ dội đầy thác nghềnh. Chính ở vùng sông dữ này, bản lĩnh của người miền Trung bộc lộ rõ nét nhất. Con người vững vàng, dạn dày, khỏe khoắn, dũng cảm, nhanh nhẹn đầy kinh nghiệm khi chèo lái con thuyền vượt qua thác nghềnh. Rời sông Thu Bồn, rời miền Trung đầy nắng, gió, chúng em đến vùng biển đảo Đông Bắc của Tổ Quốc. Đó là đảo Cô Tô. Cô Tô sau trận bão ta có thể chiêm ngưỡng một buổi sáng trong trẻo, sáng sủa nhất. Cả một vùng trời biển mênh mông như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Chân trời là một mâm bạc, đặt lòng đỏ quả trứng thiên nhiên là mặt trời. Đó là một mâm lễ phẩm của người dân chài tiến ra trong buổi bình minh dâng lên Mẹ Biển cả để mang về sự bình yên, sự ấm no cho con người. Em cảm thấy tự hào về con người và đất nước Việt Nam, tự hào vì mình là một người Việt Nam.
Tìm các câu rút gọn trong văn bản "Sự giàu đẹp của tiếng việt" của Đặng Thai Mai?
Giúp mình với!Cảm ơn.
và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó
là một phương tiện trao đổi tình cảm ý nghĩ của người với người, một thứ tiếng hay trước hết phải thỏa mãn đc nhu cầu ấy của xã hội
Nội dung và nghệ thuật văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”.
Nội dung:
- Tiếng Việt mang trong nó những giá trị văn hóa rất đáng tự hào của người Việt Nam.
- Trách nhiệm giữ gìn, phát triển tiếng nói dân tộc của mỗi người Việt Nam.
Nghệ thuật:
- Kết hợp giải thích và chứng minh.
- Lập luận chặt chẽ: mở bài nêu nhận định ngắn gọn, thân bài đã giải thích, chứng minh nhận định và kết bài sơ kết lại nhận định.
- Các dẫn chứng toàn diện, bao quát.
Dẫn chứng: Tiếng Việt đẹp (hình thức): khách quan, chủ quan; Tiếng Việt hay (nội dung): từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm