Những câu hỏi liên quan
nguyễn thị thanh mai
Xem chi tiết
Như Nguyệt
16 tháng 3 2022 lúc 15:02

TK:

 

Nếu có một gia vị làm cho cuộc sống thêm ngọt ngào, đó chính là tình yêu. Nếu có một khoảng thời gian con người nguyện sống hết mình không hối tiếc, đó chính là tuổi trẻ. Khi có những khoảnh khắc ta được sống trọn trong tình yêu và tuổi trẻ, phải chăng đó chính là mùa xuân- mùa của sống, của niềm tin và đổi thay.

Nàng đông lặng lẽ đi, xuân tới không một lời báo trước. Một ngày, ta chợt nhận ra: có gì đó đổi khác. Một mầm cây nhỏ xíu chồi lên từ bao giờ trên mặt đất hanh khô. Những lá mầm xanh non nhưng cứng cáp, như không thể chờ được nữa, phải tách mình luôn ra khỏi lòng đất để được ngắm nhìn cuộc đời. Và cuộc đời cũng hân hoan đón chào chúng bằng không khí lành lạnh dễ chịu. Chút mưa phùn giăng mắc không gian không để người ta ướt mà chỉ muốn mọi người biết đến sự tồn tại của nó. Chút nắng vàng tươi để biết đông đã qua, để những ai còn hững hờ với thời gian hãy kịp nhận ra xuân đã đến. Gió tinh nghịch vắt vẻo trên cành, gõ cửa từng hàng cây, từng tổ ấm gọi vạn vật hòa nhập trong ngày hội lớn: hội xuân.

 

Những ai không kịp thấy những cánh én chao liệng trên bầu trời chớm xuân cũng có thể nhận ra những sắc màu rực rỡ của muôn hoa thi nhau khoe sắc. Xuân nào cũng thế, luôn có những cuộc thi để tìm ra một loài hoa đẹp nhất, một nữ thần cho mùa xuân. Nhưng ai có thể phân định: hoa đào tươi tắn trong sắc hồng đẹp hơn hay những cánh hoa mai vàng dịu dàng với nắng đẹp hơn. Có người cho rằng màu hoa ly với những nụ chúm chím kiều diễm mới thật đẹp, và cả những bông hoa lay ơn đỏ tươi, những bông cúc tự tin nữa, … Nhưng chúng không tranh nhau, chúng biết người khác cũng đẹp, và chúng biết tất cả đều cùng nhau làm nên sức sống của mùa xuân, cùng tôn lên vẻ đẹp của nhau.

Những chú chim thì không thể yên lặng hơn được nữa. Chúng đã dành cả màu đông để đi khám phá và trú ngụ. Giờ là lúc để kể cho nhau nghe những điều thú vị mà mình đã làm được. Những chào mào, những sáo sậu, sáo đen, ... ríu rít suốt cả ngày, làm những chồi xanh không muốn dậy cuối cùng cũng phải trồi lên.

Và mọi người ra đường nhiều hơn. Là do không còn lạnh nữa hay chính những tiếng chim khiến ta không thể nào ngồi yên được? Những nụ hoa xinh đẹp khiến ta không thể không đi chợ hoa để ngắm nhìn và rước vài bông về nhà. Khi tiếng chim ríu rít cùng làm mọi người vui vẻ, trò chuyện mỗi khi gặp người quen trên đường. Và như thế, họ cũng tự làm nên sức sống cho mùa xuân, hay cho chính cuộc đời mình. Họ bắt đầu một năm an lành bằng cách gieo mầm những hạt cây theo lời Bác dạy: “Mùa xuân là tết trồng cây”. Những lá cờ đầy màu sắc, những lễ hội đông vui cũng làm cho ngày xuân không thể không náo nhiệt. Nụ cười của đôi trai gái cùng nhau đi lễ hội, tiếng cười giòn giã của những em thơ khi được chơi trò chơi và khuôn mặt bình an của những bà, những mẹ đi chùa cầu phúc, … Ta bỗng thấy mình trẻ lại, dẫu một mùa xuân nữa tới, một tuổi lại trôi đi. Lòng người ta vẫn mãi trẻ và tràn đầy sức sống khi người ta còn có thể cười, có thể vui và không ngừng theo đuổi hạnh phúc.

Bình luận (6)
Vũ Quang Huy
16 tháng 3 2022 lúc 15:03

tham khảo

Nếu có một gia vị làm cho cuộc sống thêm ngọt ngào, đó chính là tình yêu. Nếu có một khoảng thời gian con người nguyện sống hết mình không hối tiếc, đó chính là tuổi trẻ. Khi có những khoảnh khắc ta được sống trọn trong tình yêu và tuổi trẻ, phải chăng đó chính là mùa xuân- mùa của sống, của niềm tin và đổi thay.

Nàng đông lặng lẽ đi, xuân tới không một lời báo trước. Một ngày, ta chợt nhận ra: có gì đó đổi khác. Một mầm cây nhỏ xíu chồi lên từ bao giờ trên mặt đất hanh khô. Những lá mầm xanh non nhưng cứng cáp, như không thể chờ được nữa, phải tách mình luôn ra khỏi lòng đất để được ngắm nhìn cuộc đời. Và cuộc đời cũng hân hoan đón chào chúng bằng không khí lành lạnh dễ chịu. Chút mưa phùn giăng mắc không gian không để người ta ướt mà chỉ muốn mọi người biết đến sự tồn tại của nó. Chút nắng vàng tươi để biết đông đã qua, để những ai còn hững hờ với thời gian hãy kịp nhận ra xuân đã đến. Gió tinh nghịch vắt vẻo trên cành, gõ cửa từng hàng cây, từng tổ ấm gọi vạn vật hòa nhập trong ngày hội lớn: hội xuân.

Những ai không kịp thấy những cánh én chao liệng trên bầu trời chớm xuân cũng có thể nhận ra những sắc màu rực rỡ của muôn hoa thi nhau khoe sắc. Xuân nào cũng thế, luôn có những cuộc thi để tìm ra một loài hoa đẹp nhất, một nữ thần cho mùa xuân. Nhưng ai có thể phân định: hoa đào tươi tắn trong sắc hồng đẹp hơn hay những cánh hoa mai vàng dịu dàng với nắng đẹp hơn. Có người cho rằng màu hoa ly với những nụ chúm chím kiều diễm mới thật đẹp, và cả những bông hoa lay ơn đỏ tươi, những bông cúc tự tin nữa, … Nhưng chúng không tranh nhau, chúng biết người khác cũng đẹp, và chúng biết tất cả đều cùng nhau làm nên sức sống của mùa xuân, cùng tôn lên vẻ đẹp của nhau.

Những chú chim thì không thể yên lặng hơn được nữa. Chúng đã dành cả màu đông để đi khám phá và trú ngụ. Giờ là lúc để kể cho nhau nghe những điều thú vị mà mình đã làm được. Những chào mào, những sáo sậu, sáo đen, ... ríu rít suốt cả ngày, làm những chồi xanh không muốn dậy cuối cùng cũng phải trồi lên.

Và mọi người ra đường nhiều hơn. Là do không còn lạnh nữa hay chính những tiếng chim khiến ta không thể nào ngồi yên được? Những nụ hoa xinh đẹp khiến ta không thể không đi chợ hoa để ngắm nhìn và rước vài bông về nhà. Khi tiếng chim ríu rít cùng làm mọi người vui vẻ, trò chuyện mỗi khi gặp người quen trên đường. Và như thế, họ cũng tự làm nên sức sống cho mùa xuân, hay cho chính cuộc đời mình. Họ bắt đầu một năm an lành bằng cách gieo mầm những hạt cây theo lời Bác dạy: “Mùa xuân là tết trồng cây”. Những lá cờ đầy màu sắc, những lễ hội đông vui cũng làm cho ngày xuân không thể không náo nhiệt. Nụ cười của đôi trai gái cùng nhau đi lễ hội, tiếng cười giòn giã của những em thơ khi được chơi trò chơi và khuôn mặt bình an của những bà, những mẹ đi chùa cầu phúc, … Ta bỗng thấy mình trẻ lại, dẫu một mùa xuân nữa tới, một tuổi lại trôi đi. Lòng người ta vẫn mãi trẻ và tràn đầy sức sống khi người ta còn có thể cười, có thể vui và không ngừng theo đuổi hạnh phúc.

Xuân đến từ đất trời và cả từ lòng người nữa. Khởi đầu một năm với tuổi trẻ và tình yêu, với đam mê thì dẫu hạ có chói chang hay đông có lạnh lẽo, chúng ta vẫn có thể mỉm cười chào đón, phải không?

Bình luận (0)
Nguyễn ngọc
Xem chi tiết

Mùa xuân là mùa tưng bừng, rạo rực nhất trong năm. Làm nên không khí rộn ràng, sôi nổi ấy một phần lớn nhờ vào những lễ hội xuân náo nhiệt, ồn ã mà không kém phần trang nghiêm. Rồi cái ngày người dân quê tôi mong chờ đã đến, mùng sáu Tết, quê tôi có lễ hội làng truyền thống

Lễ hội làng tương truyền là để nhớ đến thành hoàng làng đã có công khai khẩn đất hoang lập làng lập xóm. Theo tục lệ, vào buổi sáng sẽ có lễ rước rồng. Và thế là từ sáng sớm, mọi người đã quần là áo lượt chỉnh tề để ra đường chờ đoàn rước. Những nhà nằm trên đường đoàn rước đi qua thì lập nhanh một bàn thờ nhỏ đặt trước cửa nhà nhang khói nghi ngút. "Tùng tùng tùng cắc, tùng tùng tùng ùng..." từ xa tiếng trống bất ngờ vang lên rộn rã. Đoàn rước tiến lại gần.. Đi đầu là một con rồng giả được đội múa rồng của làng tạo nên. Nó uốn lượn những đường vòng đẹp mắt, cái đầu rồng thì lắc lư chuyển động liên tục, rồng giả mà cũng oai hùng lắm! Tiếp đó là đoàn trống chiêng ồn ã, náo nhiệt đi trước dọn đường cho đoàn rước kiệu thành hoàng làng. Chiếc kiệu tám người khênh với đường nét tinh xảo được sơn son thiếp vàng cầu kì, trang nghiêm. Sau kiệu là hai chiếc lọng rất lớn màu đỏ rực rỡ. Sau lọng là một chú ngựa gỗ cao to như thật. Nối theo sau là đoàn người mang bát bảo, mang cờ ngũ sắc rực rỡ tưng bừng. Tiếp đến là những đại diện các tầng lớp xã hội trong làng: hội người cao tuổi, hội phụ nữ, hội nông dân, đội thiếu nhi. Mỗi hội người lại mang một bộ đồng phục đặc trưng: áo tứ thân, áo the khăn xếp, áo dài,... tất cả đều rực rỡ sắc màu. Đi cuối cùng đoàn rước là mọi tầng lớp nhân dân, già tre, gái trai,... họ đi theo đoàn rước để cầu khấn những điều may mắn trong năm mới. Đoàn rước đi mỗi lúc một xa nhưng gương mặt ai cũng tươi tắn, họ mang theo cảm giác tự hào, hãnh diện và sung sướng.

Phần “lễ” được diễn ra trọn vẹn vào buổi sáng như thế, còn phần “hội” sẽ được diễn ra vào buổi chiều ngày hôm ấy.

Không khí của hội dễ khiến người đi dự choáng ngợp bởi sự đông, vui tấp nập hiếm có. Những gian hàng bán quà lưu niệm chạy dài một bên đường cái mà người chủ hàng là những người trong làng trong xã, họ đến bán hàng để cầu may, cầu phúc cho năm mới. Đi sâu vào trong là khu trò chơi dân gian. Bên trái là cờ người, bên phải là đánh vật còn chếch sang trái là nấu cơm niêu đất. Trò nấu cơm niêu đất đến lạ. Hai người một nam một nữ, nam gánh nồi cơm chạy rong còn nữ sẽ phải chạy theo nam đốt lửa phía dưới bao giờ cơm chín mới được thôi. Cạnh đó là thi kéo co, kéo co chia làm hai đội mỗi đội mười người ra sức kéo một sợi dây thừng đến khi nào bên kia chịu thua mới thôi... Rồi chơi ném tiêu, bịt mắt bắt dê,... các trò chơi hiện đại khác cũng xuất hiện rất nhiều: đu quay, chạy tàu điện,...

Kết thúc buổi lễ hội, mọi người ra về trong tâm trạng phấn khởi hân hoan. Lễ hội làng tôi là một nét đẹp về văn hóa - truyền thống dân tộc, mong sao tục lễ tổ chức lễ hội đầu năm này được mãi lưu truyền.

Bình luận (0)
sư tử ngịch ngợm
28 tháng 5 2018 lúc 12:46

Mùa xuân là mùa tưng bừng, rạo rực nhất trong năm. Làm nên không khí rộn ràng, sôi nổi ấy một phần lớn nhờ vào những lễ hội xuân náo nhiệt, ồn ã mà không kém phần trang nghiêm. Rồi cái ngày người dân quê tôi mong chờ đã đến, mùng sáu Tết, quê tôi có lễ hội làng truyền thống.

Lễ hội làng tương truyền là để nhớ đến thành hoàng làng đã có công khai khẩn đất hoang lập làng lập xóm. Theo tục lệ, vào buổi sáng sẽ có lễ rước rồng. Và thế là từ sáng sớm, mọi người đã quần là áo lượt chỉnh tề để ra đường chờ đoàn rước. Những nhà nằm trên đường đoàn rước đi qua thì lập nhanh một bàn thờ nhỏ đặt trước cửa nhà nhang khói nghi ngút. "Tùng tùng tùng cắc, tùng tùng tùng ùng..." từ xa tiếng trống bất ngờ vang lên rộn rã. Đoàn rước tiến lại gần.. Đi đầu là một con rồng giả được đội múa rồng của làng tạo nên. Nó uốn lượn những đường vòng đẹp mắt, cái đầu rồng thì lắc lư chuyển động liên tục, rồng giả mà cũng oai hùng lắm! Tiếp đó là đoàn trống chiêng ồn ã, náo nhiệt đi trước dọn đường cho đoàn rước kiệu thành hoàng làng. Chiếc kiệu tám người khênh với đường nét tinh xảo được sơn son thiếp vàng cầu kì, trang nghiêm. Sau kiệu là hai chiếc lọng rất lớn màu đỏ rực rỡ. Sau lọng là một chú ngựa gỗ cao to như thật. Nối theo sau là đoàn người mang bát bảo, mang cờ ngũ sắc rực rỡ tưng bừng. Tiếp đến là những đại diện các tầng lớp xã hội trong làng: hội người cao tuổi, hội phụ nữ, hội nông dân, đội thiếu nhi. Mỗi hội người lại mang một bộ đồng phục đặc trưng: áo tứ thân, áo the khăn xếp, áo dài,... tất cả đều rực rỡ sắc màu. Đi cuối cùng đoàn rước là mọi tầng lớp nhân dân, già tre, gái trai,... họ đi theo đoàn rước để cầu khấn những điều may mắn trong năm mới. Đoàn rước đi mỗi lúc một xa nhưng gương mặt ai cũng tươi tắn, họ mang theo cảm giác tự hào, hãnh diện và sung sướng.

Phần “lễ” được diễn ra trọn vẹn vào buổi sáng như thế, còn phần “hội” sẽ được diễn ra vào buổi chiều ngày hôm ấy.Không khí của hội dễ khiến người đi dự choáng ngợp bởi sự đông, vui tấp nập hiếm có. Những gian hàng bán quà lưu niệm chạy dài một bên đường cái mà người chủ hàng là những người trong làng trong xã, họ đến bán hàng để cầu may, cầu phúc cho năm mới. Đi sâu vào trong là khu trò chơi dân gian. Bên trái là cờ người, bên phải là đánh vật còn chếch sang trái là nấu cơm niêu đất. Trò nấu cơm niêu đất đến lạ. Hai người một nam một nữ, nam gánh nồi cơm chạy rong còn nữ sẽ phải chạy theo nam đốt lửa phía dưới bao giờ cơm chín mới được thôi. Cạnh đó là thi kéo co, kéo co chia làm hai đội mỗi đội mười người ra sức kéo một sợi dây thừng đến khi nào bên kia chịu thua mới thôi... Rồi chơi ném tiêu, bịt mắt bắt dê,... các trò chơi hiện đại khác cũng xuất hiện rất nhiều: đu quay, chạy tàu điện,...

Kết thúc buổi lễ hội, mọi người ra về trong tâm trạng phấn khởi hân hoan. Lễ hội làng tôi là một nét đẹp về văn hóa - truyền thống dân tộc, mong sao tục lễ tổ chức lễ hội đầu năm này được mãi lưu truyền.

Bình luận (0)
Huỳnh Bá Nhật Minh
28 tháng 5 2018 lúc 12:54

Mùa xuân là mùa tưng bừng, rạo rực nhất trong năm. Làm nên không khí rộn ràng, sôi nổi ấy một phần lớn nhờ vào những lễ hội xuân náo nhiệt, ồn ã mà không kém phần trang nghiêm. Rồi cái ngày người dân quê tôi mong chờ đã đến, mùng sáu Tết, quê tôi có lễ hội làng truyền thống.

Lễ hội làng tương truyền là để nhớ đến thành hoàng làng đã có công khai khẩn đất hoang lập làng lập xóm. Theo tục lệ, vào buổi sáng sẽ có lễ rước rồng. Và thế là từ sáng sớm, mọi người đã quần là áo lượt chỉnh tề để ra đường đón chờ đoàn rước. Những nhà nằm trên đường đoàn rước đi qua thì lập nhanh một bàn thờ nhỏ đặt trước cửa nhà nhang khói nghi ngút. 

"Tùng tùng tùng cắc, tùng tùng tùng tùng..." từ xa tiếng trống bất ngờ vang lên rộn rã. Đoàn rước tiến lại gần. Đi đầu là một con rồng giả được đội múa rồng của làng tạo nên. Nó uốn lượn những đường vòng đẹp mắt, cái đầu rồng thì lắc lư chuyển động liên tục, rồng giả mà cũng oai hùng lắm! Tiếp đó là đoàn trống chiêng ồn ã, náo nhiệt đi trước dọn đường cho đoàn rước kiệu thành hoàng làng. 

Chiếc kiệu tám người khênh với đường nét tinh xảo được sơn son thiếp vàng cầu kì, trang nghiêm. Sau kiệu là hai chiếc lọng rất lớn màu đỏ rực rỡ. Theo sau là một chú ngựa gỗ cao to như thật. Nối theo sau là đoàn người mang bát bảo, mang cờ ngũ sắc rực rỡ tưng bừng. 

Tiếp đến là những đại diện các tầng lớp xã hội trong làng: hội người cao tuổi, hội phụ nữ, hội nông dân, đội thiếu nhi. Mỗi hội người lại mang một bộ đồng phục đặc trưng: áo tứ thân, áo the khăn xếp, áo dài,... tất cả đều rực rỡ sắc màu. Đi cuối cùng đoàn rước là mọi tầng lớp nhân dân, già trẻ, gái trai,... họ đi theo đoàn rước để cầu khấn những điều may mắn trong năm mới. 

Đoàn rước đi mỗi lúc một xa nhưng gương mặt ai cũng tươi tắn, họ mang theo cảm giác tự hào, hãnh diện và sung sướng. Phần “lễ” được diễn ra trọn vẹn vào buổi sáng như thế, còn phần “hội” sẽ được diễn ra vào buổi chiều ngày hôm ấy. Không khí của hội dễ khiến người đi dự choáng ngợp bởi sự đông, vui tấp nập hiếm có. 

Những gian hàng bán quà lưu niệm chạy dài một bên đường cái mà người chủ hàng là những người trong làng trong xã, họ đến bán hàng để cầu may, cầu phúc cho năm mới. Đi sâu vào trong là khu trò chơi dân gian. Bên trái là cờ người, bên phải là đánh vật còn chếch sang trái là nấu cơm niêu đất. 

Trò chơi nấu cơm niêu đất đến lạ. Hai người một nam một nữ, nam gánh nồi cơm chạy còn nữ sẽ phải chạy theo nam đốt lửa phía dưới bao giờ cơm chín tới mới được thôi. Cạnh đó là thi kéo co, chia làm hai đội mỗi đội mười người ra sức kéo một sợi dây thừng đến khi nào bên kia chịu thua mới thôi. Ngoài ra còn trò chơi ném tiêu, bịt mắt bắt dê,... các trò chơi hiện đại khác cũng xuất hiện rất nhiều: đu quay, chạy tàu điện,...

Kết thúc buổi lễ hội, mọi người ra về trong tâm trạng phấn khởi hân hoan. Lễ hội làng tôi là một nét đẹp về văn hóa truyền thống dân tộc, mong sao tục lệ tổ chức lễ hội đầu năm này được lưu truyền mãi.

Bình luận (0)
nguyễn thị mai hương
Xem chi tiết
Punch
16 tháng 8 2018 lúc 13:59

Năm nào cũng vậy, cứ dịp đầu xuân là trên khắp các miền của đất nước đều diễn ra những lễ hội lớn nhỏ. Đây cũng là dịp để những người dân được hòa mình vào không khí lễ hội, được giải lao sau một năm làm việc đầy mệt mỏi, căng thẳng. Không chỉ có những lế hội lớn mang tầm cỡ quốc gia mà ngay những làng quê nhỏ cũng diễn ra những lễ hội đầu xuân đầy tấp nập, đó chính là lễ hội đình làng và lễ hội mùa xuân.

Quê hương em là một miền quê nghèo thuộc đồng bằng Bắc Bộ, vì người dân sin sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp nên người dân quê em cũng rất coi trọng những tín ngưỡng dân gian, sau mỗi vụ mùa thường diễn ra những lễ hội để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Nhưng lễ hội lớn nhất ở làng quê của em đó chính là lễ hội đình làng và lễ hội mùa xuân. Lễ hội đình làng chính là dịp kỉ niệm ngày giỗ của thành hoàng làng- người đầu tiên sinh sống và truyền nghề cho những người dân quê hương em. Không chỉ có làng quê của em mà rất nhiều những làng khác cũng có thành hoàng làng, mỗi nơi thờ một người sáng lập, khai phá đất đai và cũng là người truyền nghề riêng.

Vào mỗi dịp lễ thành hoàng làng thì người dân quê hương em lại tấp nập, nhộn nhịp chuẩn bị lễ tế, những đồ vật cho ngày lễ. Món bánh truyền thống mà người dân quê hương em dâng lên thành hoàng làng đó chính là món bán dày. Ngoài ra còn thờ thêm một bó lúa chín thơm, bởi đó chính là thành quả làm ra của dân làng trong một năm vất vả.

Mỗi lần diễn ra lễ hội lại có những trò chơi dân gian vô cùng thú vị, chẳng hạn như bịt mắt bắt dê, đi cầu kiều bắt vịt hay bịt mắt đập nồi đất…Cứ mỗi dịp lễ hội về thì dù là những người làm ăn xa cũng đều sẽ trở về quây quần bên gia đình cùng đón lễ hội.

hok tốt !!!

Bình luận (0)
Nguyễn Ngân Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Thơ
10 tháng 4 2021 lúc 16:34

10 cách vẽ tranh đề tài ngày Tết lễ hội và mùa xuân đơn giản nhất  đây nè

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Sana .
11 tháng 4 2021 lúc 16:46

Tranh vẽ lễ hội đẹp nhất

Tranh của bạn đây .

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Anh Tuấn
29 tháng 8 2021 lúc 9:39

tranh trung thu undefined

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Cao Thu Trang
Xem chi tiết
Namikaze Minato
30 tháng 5 2018 lúc 13:32

Mùa xuân là mùa tưng bừng, rạo rực nhất trong năm. Làm nên không khí rộn ràng, sôi nổi ấy một phần lớn nhờ vào những lễ hội xuân náo nhiệt, ồn ã mà không kém phần trang nghiêm. Rồi cái ngày người dân quê tôi mong chờ đã đến, mùng sáu Tết, quê tôi có lễ hội làng truyền thống.

Lễ hội làng tương truyền là để nhớ đến thành hoàng làng đã có công khai khẩn đất hoang lập làng lập xóm. Theo tục lệ, vào buổi sáng sẽ có lễ rước rồng. Và thế là từ sáng sớm, mọi người đã quần là áo lượt chỉnh tề để ra đường chờ đoàn rước. Những nhà nằm trên đường đoàn rước đi qua thì lập nhanh một bàn thờ nhỏ đặt trước cửa nhà nhang khói nghi ngút. "Tùng tùng tùng cắc, tùng tùng tùng ùng..." từ xa tiếng trống bất ngờ vang lên rộn rã. Đoàn rước tiến lại gần.. Đi đầu là một con rồng giả được đội múa rồng của làng tạo nên. Nó uốn lượn những đường vòng đẹp mắt, cái đầu rồng thì lắc lư chuyển động liên tục, rồng giả mà cũng oai hùng lắm! Tiếp đó là đoàn trống chiêng ồn ã, náo nhiệt đi trước dọn đường cho đoàn rước kiệu thành hoàng làng. Chiếc kiệu tám người khênh với đường nét tinh xảo được sơn son thiếp vàng cầu kì, trang nghiêm. Sau kiệu là hai chiếc lọng rất lớn màu đỏ rực rỡ. Sau lọng là một chú ngựa gỗ cao to như thật. Nối theo sau là đoàn người mang bát bảo, mang cờ ngũ sắc rực rỡ tưng bừng. Tiếp đến là những đại diện các tầng lớp xã hội trong làng: hội người cao tuổi, hội phụ nữ, hội nông dân, đội thiếu nhi. Mỗi hội người lại mang một bộ đồng phục đặc trưng: áo tứ thân, áo the khăn xếp, áo dài,... tất cả đều rực rỡ sắc màu. Đi cuối cùng đoàn rước là mọi tầng lớp nhân dân, già tre, gái trai,... họ đi theo đoàn rước để cầu khấn những điều may mắn trong năm mới. Đoàn rước đi mỗi lúc một xa nhưng gương mặt ai cũng tươi tắn, họ mang theo cảm giác tự hào, hãnh diện và sung sướng.

Phần “lễ” được diễn ra trọn vẹn vào buổi sáng như thế, còn phần “hội” sẽ được diễn ra vào buổi chiều ngày hôm ấy.

Không khí của hội dễ khiến người đi dự choáng ngợp bởi sự đông, vui tấp nập hiếm có. Những gian hàng bán quà lưu niệm chạy dài một bên đường cái mà người chủ hàng là những người trong làng trong xã, họ đến bán hàng để cầu may, cầu phúc cho năm mới. Đi sâu vào trong là khu trò chơi dân gian. Bên trái là cờ người, bên phải là đánh vật còn chếch sang trái là nấu cơm niêu đất. Trò nấu cơm niêu đất đến lạ. Hai người một nam một nữ, nam gánh nồi cơm chạy rong còn nữ sẽ phải chạy theo nam đốt lửa phía dưới bao giờ cơm chín mới được thôi. Cạnh đó là thi kéo co, kéo co chia làm hai đội mỗi đội mười người ra sức kéo một sợi dây thừng đến khi nào bên kia chịu thua mới thôi... Rồi chơi ném tiêu, bịt mắt bắt dê,... các trò chơi hiện đại khác cũng xuất hiện rất nhiều: đu quay, chạy tàu điện,...

Kết thúc buổi lễ hội, mọi người ra về trong tâm trạng phấn khởi hân hoan. Lễ hội làng tôi là một nét đẹp về văn hóa - truyền thống dân tộc, mong sao tục lễ tổ chức lễ hội đầu năm này được mãi lưu truyền.

Bình luận (0)
Clowns
30 tháng 5 2018 lúc 13:35

Quê em là vùng đồng bằng miền Nam sông nước và kênh rạch chằng chịt. Hằng năm, lễ hội đua thuyền được tổchức vào Tết Nguyên đán thật hào hứng, náo nhiệt.

Từ trước ngày Rằm tháng Giêng một hôm, người ta treo cờ đuôi nheo đủ màu sắc trên bờ quãng sông rộng chảy qua xã em. Hai bờ xuất phát và đích đến đều có cờ phướn, băng rôn mừng xuân mới. Ngay tại đích đến bên kia sông, người ta treo nhiều chùm bóng bay đủ màu sắc rực rỡ. Đến ngày khai hội, ngay từ sáng sớm các vận động viên bơi thuyền và bà con dã tụ tập đông đảo trên hai bên bờ sông. Thuyền đua chia làm ba đội mặc áo khác màu nhau. Sau hồi trống lệnh, các vận động viên gò lưng chèo thuyền băng qua quãng sông để đến đích. Trống thúc, bà con hò reo cổ vũ, không khí thoáng rộng giữa trời cao, sông nước. Tiếng reo hò đếm nhịp rộn ràng, náo động cả khúc sông. Thuyền của đội nào cũng lướt băng băng. Tiếng mái chèo trên sóng nước bị át đi bởi tiếng reo hò cổ vũ của người xem.

Em rất yêu quê và thích những lễ hội của quê hương mình.

Bình luận (0)
minamoto mimiko
30 tháng 5 2018 lúc 13:35

Mùa xuân là mùa tưng bừng, rạo rực nhất trong năm. Làm nên không khí rộn ràng, sôi nổi ấy một phần lớn nhờ vào những lễ hội xuân náo nhiệt, ồn ã mà không kém phần trang nghiêm. Rồi cái ngày người dân quê tôi mong chờ đã đến, mùng sáu Tết, quê tôi có lễ hội làng truyền thống.

Lễ hội làng tương truyền là để nhớ đến thành hoàng làng đã có công khai khẩn đất hoang lập làng lập xóm. Theo tục lệ, vào buổi sáng sẽ có lễ rước rồng. Và thế là từ sáng sớm, mọi người đã quần là áo lượt chỉnh tề để ra đường chờ đoàn rước. Những nhà nằm trên đường đoàn rước đi qua thì lập nhanh một bàn thờ nhỏ đặt trước cửa nhà nhang khói nghi ngút. "Tùng tùng tùng cắc, tùng tùng tùng ùng..." từ xa tiếng trống bất ngờ vang lên rộn rã. Đoàn rước tiến lại gần.. Đi đầu là một con rồng giả được đội múa rồng của làng tạo nên. Nó uốn lượn những đường vòng đẹp mắt, cái đầu rồng thì lắc lư chuyển động liên tục, rồng giả mà cũng oai hùng lắm! Tiếp đó là đoàn trống chiêng ồn ã, náo nhiệt đi trước dọn đường cho đoàn rước kiệu thành hoàng làng. Chiếc kiệu tám người khênh với đường nét tinh xảo được sơn son thiếp vàng cầu kì, trang nghiêm. Sau kiệu là hai chiếc lọng rất lớn màu đỏ rực rỡ. Sau lọng là một chú ngựa gỗ cao to như thật. Nối theo sau là đoàn người mang bát bảo, mang cờ ngũ sắc rực rỡ tưng bừng. Tiếp đến là những đại diện các tầng lớp xã hội trong làng: hội người cao tuổi, hội phụ nữ, hội nông dân, đội thiếu nhi. Mỗi hội người lại mang một bộ đồng phục đặc trưng: áo tứ thân, áo the khăn xếp, áo dài,... tất cả đều rực rỡ sắc màu. Đi cuối cùng đoàn rước là mọi tầng lớp nhân dân, già tre, gái trai,... họ đi theo đoàn rước để cầu khấn những điều may mắn trong năm mới. Đoàn rước đi mỗi lúc một xa nhưng gương mặt ai cũng tươi tắn, họ mang theo cảm giác tự hào, hãnh diện và sung sướng.

Phần “lễ” được diễn ra trọn vẹn vào buổi sáng như thế, còn phần “hội” sẽ được diễn ra vào buổi chiều ngày hôm ấy.

Không khí của hội dễ khiến người đi dự choáng ngợp bởi sự đông, vui tấp nập hiếm có. Những gian hàng bán quà lưu niệm chạy dài một bên đường cái mà người chủ hàng là những người trong làng trong xã, họ đến bán hàng để cầu may, cầu phúc cho năm mới. Đi sâu vào trong là khu trò chơi dân gian. Bên trái là cờ người, bên phải là đánh vật còn chếch sang trái là nấu cơm niêu đất. Trò nấu cơm niêu đất đến lạ. Hai người một nam một nữ, nam gánh nồi cơm chạy rong còn nữ sẽ phải chạy theo nam đốt lửa phía dưới bao giờ cơm chín mới được thôi. Cạnh đó là thi kéo co, kéo co chia làm hai đội mỗi đội mười người ra sức kéo một sợi dây thừng đến khi nào bên kia chịu thua mới thôi... Rồi chơi ném tiêu, bịt mắt bắt dê,... các trò chơi hiện đại khác cũng xuất hiện rất nhiều: đu quay, chạy tàu điện,...

Kết thúc buổi lễ hội, mọi người ra về trong tâm trạng phấn khởi hân hoan. Lễ hội làng tôi là một nét đẹp về văn hóa - truyền thống dân tộc, mong sao tục lễ tổ chức lễ hội đầu năm này được mãi lưu truyền.

Bình luận (0)
Bảo Quoc
Xem chi tiết
Bin Mèo
Xem chi tiết
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
29 tháng 9 2023 lúc 20:43

 Tham khảo

Vào mùa xuân ở miền Bắc có rất nhiều lễ hội nhưng lễ hội em thích nhất là lễ hội chùa Hương. 

Lễ hội chùa Hương là một lễ hội ngày Tết lớn ở Việt Nam được tổ chức mỗi năm và thu hút rất nhiều Phật tử từ Nam ra Bắc đến tham quan và hành hương. Lễ hội được diễn ra tại khu danh thắng chùa Hương (hay còn gọi là Hương Sơn) thuộc Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thủ đô Hà Nội và kéo dài từ ngày mùng 6 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch. Du khách đến với chùa Hương không chỉ được thỏa mãn tín ngưỡng tâm linh mà còn được đắm mình vào khoảng trời non nước, ngồi thuyền ngắm cảnh và tận hưởng không khí trong lành. Phần lễ của lễ hội chùa Hương thể hiện niềm tin về tín ngưỡng tôn giáo chung ở Việt Nam bao gồm cả Phật tử và những du khách mang tín ngưỡng Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Phần hội có rất nhiều trò chơi, hoạt động văn hóa đặc sắc cũng được diễn ra tại nơi đây như chèo thuyền, hát chèo, leo núi, hát chầu văn,...ngày hội du thuyền còn mang lại một nét đẹp độc đáo của lễ hội chùa Hương bởi gợi nhớ đến cội nguồn cho người đi hội.

Du xuân Chùa Hương đầu năm để cầu bình an, sức khỏe cho một năm mới đầy may mắn và tài lộc.

Bình luận (0)
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết