Câu 1: Chuyển động nào sau đây có thể coi là sự rơi tự do?
A. Chiếc lá rơi. B. Sợi tóc rơi.
C. Chiếc khăn rơi. D. Một mẫu phấn rơi.
Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không thuộc chuyển động rơi tự do?
A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
B. Gia tốc vật rơi phụ thuộc khối lượng vật.
C. Chuyển động thẳng, nhanh dần đều.
D. Tại một vị trí và ở gần mặt đất, mọi vật rơi cùng gia tốc.
Câu 3: Trong chuyển động rơi tự do
A. gia tốc rơi thay đổi theo độ cao và theo vĩ độ trên mặt đất.
B. vật chuyển động thẳng đều.
C. vật càng nặng gia tốc rơi càng lớn.
D. thì viên bi sắt rơi nhanh hơn viên bi ve có cùng kích thước.
Câu 4: Một vật bắt đầu rơi tự do tại một nơi có gia tốc g, từ độ cao h xuống mặt đất. Công thức tính vận tốc của vật rơi tự do theo độ cao h là:
A. B. C. D.
Câu 5: Một vật bắt đầu rơi tự do từ độ cao h = 80 m. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian rơi của vật đến khi chạm đất là
A. 2 s. B. 3 s. C. 4 s. D. 5 s.
Câu 6: Một vật bắt đầu rơi tự do tại một nơi có gia tốc g, từ độ cao h xuống mặt đất hết thời gian 1s. Hỏi nếu thả rơi tự do ở độ cao 4h thì thời gian rơi là bao nhiêu?
A. 2 s B. 3 s C. 4 s D. 5 s
Câu 7: Một vật nhỏ được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc ban đầu v0. Bỏ qua sức cản không khí. Độ cao cực đại H của vật là
A. . B. . C. . D. .
Câu 8: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 36 km/h. (lấy g = 10 m/s2) Độ cao cực đại mà vật có thể đạt tới là
A. H = 5 m. B. H = 15 m. C. H = 10 m. D. H = 0,5 m.
Câu 9: Từ mặt đất người ta ném một vật thẳng đứng lên cao với vận tốc v0 = 20 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian đi lên của vật là
A. 2 s. B. 4, 5s. C. 4 s. D. 3 s.
Câu 10: Một vật bắt đầu rơi tự do từ độ cao h = 80 m. (lấy g = 10m/s2). Quãng đường vật rơi trong giây cuối cùng là
A. 5 m. B. 45 m. C. 35 m. D. 20 m.