Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Kim Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Diễm
Xem chi tiết
minh nguyet
21 tháng 10 2021 lúc 16:43

Em tham khảo:

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông.
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

     Đây là lời hát ru của bà, của mẹ trên cánh võng đong đưa giữa trưa hè nóng bức hay trong những đêm đông giá rét. Lời bài thơ giống như lời tâm tình thủ thỉ, thiết tha, sâu lắng, như lời ru gắn liền với những quan hệ tình cảm gia đình và xã hội. Trên đời này, không có bài hát ru nào mà mối quan hệ giữa người nghe và người hát lại gần gũi, ấm áp, thiêng liêng như ở bài này. Để khẳng định công cha, nghĩa mẹ, ca dao thường lấy những hình ảnh lớn lao, vĩnh hằng của thiên nhiên để so sánh. Trong văn chương, vai trò của người cha thường được ví với trời, với núi; vai trò của người mẹ ví với đất hoặc ví với biển trong các cặp biểu tượng truyền thống. Những hình ảnh ước lệ đẹp đẽ ấy lại được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ . Bởi vì chỉ có những hình ảnh lớn lao, kì vĩ ấy mới diễn tả nổi công ơn của cha mẹ. Núi ngất trời, biển rộng mênh mông(từ láy) không thể nào đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ đối với các con kể sao cho xiết! Công cha sánh đôi với nghĩa mẹ cũng là cách nói đối xứng truyền thống trong ca dao – dân ca. Nhờ nghệ thuật so sánh tài tình mà lời giáo huấn khô khan về chữ hiếu đã biến thành lời ru ngọt ngào, êm ái. Vì thế mà khái niệm trừu tượng về công cha, nghĩa mẹ cũng trở nên cụ thể, sinh động và thấm thía hơn. Công cha, nghĩa mẹ được đúc kết lại ở Cù lao chín chữ. Lời nhắn nhủ chan chứa ân tình về công cha, nghĩa mẹ, về đạo làm con dần dần thấm qua dòng sữa ngọt ngào, qua lời ru êm ái, cứ từng ngày, từng ngay nuôi dưỡng tâm hồn và nhan cách của mỗi chúng ta(Đại từ).

Jeon Tỷ
Xem chi tiết
B.Thị Anh Thơ
12 tháng 12 2020 lúc 19:57

Tham khảo nhé ! 

 

"Công cha như núi ngất trời 

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ,ghi lòng con ơi " 

Đó là những câu ca dao vẫn còn mãi luôn thấm đẫm trong tâm trí của em ,cũng giống như là một bài học lớn để em khắc ghi trong lòng

Mở đầu bài thơ ,em đã thấy được sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh.so sánh giữa công cha với núi cao ngất trời,những ngọn núi cao nhất,đồ sộ nhất,vững chãi nhất cũng được ví như tình cha mạnh mẽ và vững chắc .Chính người đã dạy dỗ hướng cho ta hướng về lẽ phải và truyền thêm cho ta sức mạnh để ta sống cuộc sống của chính mình.

Còn ở câu thứ hai của bài thơ,lại một lần nữa,biện pháp nghệ thuật so sánh đuoẹc sử dụng.Thông qua hình ảnh nước ở ngoài biển Đông to lớn và mênh mông,dòng nước biển mát lành ấy lại có vị mặn phải chăng rằng muốn qua đó,nói lên sự đắng chát khổ đau của người mẹ khi nuôi con khôn lớn và trường thành.Dòng biển Đôg ấy dào dạt không bao giờ cạn,và qua đó em mới cảm thấu tình yêu của mẹ vô tận và chứa chan bao nhiêu nỗi cực khổ biết bao nhiêu.

Qua những hình ảnh so sánh đó ,làm cho em thấy đuoẹc ý nghĩa trực trượng về Công cha,nghĩa mẹ.

Công ơn đó,ân nghĩa đó,to lớn và sâu nặng biết xiết bao.Chính vì vậy mà chỉ có hình tượng bất diệt của trời đất là núi cao và biển mới có thể so sánh được.

Có lẽ cũng vì thế mà có thêm 2 câu cuối cùng của bài thơ,nhằm nhắc nhở chúng ta phải luôn biết ơn và nhớ ơn cha mẹ cũng nhue phải làm tròn chữ hếu ,để bù đắp phần nào nói cực nhọn ,đắng cay mà ba mẹ đã trải qua vì ta.

Phạm Gia Minh
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Cát Tường
Xem chi tiết
Trần Thị Hiền
7 tháng 12 2016 lúc 23:27

3)

Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời. 4)

Bạn đã bao giờ từng nghĩ quê hương mãi là kí ức sâu sắc nhất trong lòng bạn không ? Riêng tôi thì chắc chắn đấy, vì chỉ mỗi khi nghĩ đến quê hương, lòng tôi mới như tràn bao cảm xúc bồi hồi, nhung nhớ. Tôi yêu quê hương, tôi nhớ quê hương tôi lắm, nhớ đến từng hàng cau (dừa cũng được ^^) thẳng tắp, nhớ đến cả bãi cát vàng ấm áp. Nhưng yêu nhất, nhớ nhất đối với tôi vẫn mãi là cái bãi biển, cái tâm trạng của quê hương. Sáng sớm, biển đục ngầu như chưa thức dậy. Trưa về, biển lại như đang buồn khi trời còn quá gắt nắng làm không ai ra chơi với mình. Chiều rồi tối thì may ra mới có người. Nhưng lúc đó thì biển đã choàng lên mình cái chăn đen ấm áp để đi ngủ sau lãng mạn ngắm ánh hoàng hôn tàn dần. Ôi! Biển ơi, biển có biết là nhờ có biển mà quê hương tôi ngày càng đẹp hơn, thật tình rất cảm ơn biển! Vì vậy, biển hãy mãi là niềm tự hào, hãy mãi là kí ức của tôi, biển nhé !

wink

 

Thảo Phương
16 tháng 11 2018 lúc 19:59

5)Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.
Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.Đồng lúa! Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.

Nguyễn Thanh Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hà
22 tháng 5 2022 lúc 17:05

help me!!!

laala solami
22 tháng 5 2022 lúc 17:05

tham khảo

Câu ca dao cũng là lời gửi gắm, nhắc nhở đến những người con, cần sống hiếu thuận, yêu thương cha mẹ để bù đắp cho những hi sinh lớn lao mà bố mẹ đã dành cho chúng ta. Giữa cha mẹ và con cái được gắn kết với nhau bởi mối quan hệ huyết thống gần gũi, vì vậy mà tình cảm ấy cũng thật thiêng liêng, cao quý.

laala solami
22 tháng 5 2022 lúc 17:09

tham khảo

Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.

            Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,… Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.

Sumika Rose 🐳
Xem chi tiết
Lê Tuấn Minh
3 tháng 8 2021 lúc 16:15

Chúng ta được sinh ra và lớn lên trong dòng sữa của mẹ tình cảm yêu thương của cha mẹ dành cho chúng ta.Ca dao là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn con người từ thuở ấu thơ. Nhịp võng đưa và tiếng du hời qua những làn điệu ca dao đã đưa tâm hồn trẻ thơ đi cùng quê hương, đất nước, hướng về cội nguồn dân tộc. Một trong những câu ca dao đã khắc sâu vào kí ức tôi.

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông.

Công cha được ví như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ sánh với nước trong nguồn. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả dân gian mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao cha mẹ. Bởi lẽ cha mẹ sinh thành ra ta và nuôi dưỡng ta khôn lớn nên người. Công lao của cha mẹ thật lớn, nó sánh với núi cao biển thẳm. Núi Thái Sơn không chỉ hoành tráng về hình dạng, chiều cao mà là biểu tượng của sự bất diệt thiêng liêng. Vì thế, còn nhỏ thì phải biết giúp cha mẹ những công việc vừa sức mình. Khi lớn thì phải báo đáp tình cảm bằng cách hiếu thuận với cha mẹ.

Khách vãng lai đã xóa
Lại Thanh Tùng
3 tháng 8 2021 lúc 16:17

Bạn tham khảo nha

Đời người có 3 thứ tình ai cũng có và phải biết quý trọng và nâng niu, đó là tình bạn, tình yêu và đặc biệt là tình thân (tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em), trong đó cha mẹ là người đã sinh ta ra, nuôi dưỡng và dạy bảo ta nên người, vì vậy ta phải biết ơn và bảo vệ thứ tình cảm ấy. Ca dao, tục ngữ Việt Nam có câu:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra””

Câu ca dao nói về lòng biết ơn của mình đối những bậc sinh thành đã chăm lo và nuôi dưỡng ta nên người.

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu câu ca dao này để biết được ý nghĩa sâu sắc mà ông bà ta để lại cho con cháu.

Để tìm hiểu rõ hơn về điều đó chúng ta cùng nhau phân tích những cụm từ, từ ngữ trong câu: “núi Thái Sơn”, là ngọn núi cao lớn và vững chắc nhất của đất nước Trung Quốc, tác giả dân gian ví công lao to lớn của cha mẹ giống như sự đồ sộ, to lớn của ngọn núi đã đi vào lịch sử này. “nước trong nguồn” là nước được chảy ở trong nguồn ra, tinh khiết, mát mẻ và trong lành, dạt dào và chưa bao giờ vơi, để nói về tình mẹ với con cái của mình, lúc nào cũng nhẹ nhàng, dịu dàng và tinh khiết như giọt nước trong nguồn, ca ngợi đức hy sinh của cha mẹ dành cho con cái mà tác gải chỉ có thể sử dụng những hình ảnh to lớn nhất, vĩ đại nhất để so sánh. Để từ đó khuyên nhủ chúng ta cần phải biết quý trọng và biết ơn bố mẹ, phải phụng dưỡng và chăm sóc họ thật tốt khi ốm đau hay già yếu.

Không có từ ngữ nào, hình ảnh nào để nói lên được công lao to lớn của cha mẹ, sử dụng ngọn núi Thái Sơn và nước trong nguồn, là những gì vĩ đại nhất, thiêng liêng nhất, mà tác giả biết đến để nói lên công lao to lớn của các bậc sinh thành, họ chăm lo cho chúng ta từ khi con trong bụng mẹ, đến khi chào đời rồi chúng ta lớn lên, trưởng thành, đó là cả một quá trình lâu dài phải mất hàng chục năm mới xây dựng và dạy dỗ chúng ta nên người được. Cha mẹ không nhưng lo cho chúng ta từ miêng cơm manh áo mà con dạy chúng ta biết cái nào là đúng, cái nào trái, dạy ta cách ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống này.

Chúng ta những người con đã làm cho bố mẹ của mình vất vả, hy sinh quá nhiều vì mình. Vậy ta nên làm gì để có thể đền đáp công lao to lớn ấy. Chúng ta đang trong độ tuổi học vì thế điều đơn giản nhất mà chúng ta có thể báo bố mẹ ngay bây giờ đó là ngoan ngoãn, vâng lời ông bà cha mẹ, trở thành con ngoan trò giỏi, biết yêu thương và chia sẻ với mọi người, chỉ cần như thế thôi cũng đủ để làm bố mẹ chúng ta cảm ấm lòng như thế mới xứng đáng với những gì mà bố mẹ đã hy si nh cho chúng ta.

Xin được mượn lời của bài hát “đạo làm con” của nhạc sĩ Quách Been để có thể diễn tả hết cảm xúc của con cái đối với cha mẹ của mình:

“Khi đấng sinh thành sinh ta ra đời,

Cảm ơn ông trời cho ta kiếp người,

Phải sống thế nào: để Cha đừng buồn,

Phải sống thế nào: để Mẹ được vui,

Tình Cha bao la như núi cao ngang trời,

Tình Mẹ rộng lớn như biển cả mênh mông,

Chỉ mong cho ta lớn khôn nên người,

Chỉ mong nhìn thấy nụ cười của ta,

Dù Cha ra sao cũng luôn là đấng sinh thành,

Dù Mẹ làm sao cũng luôn mang nặng đẻ đau,

… Chỉ một giây thôi … nhắm mắt quên cuộc đời, hãy nghĩ suy lại những việc làm của ta.

… Chỉ một giây thôi … nhắm mắt quên tất cả, nghĩ tới Cha Mẹ vẫn đang đong đầy yêu thương.

… Chỉ một giây thôi… nhắm mắt quên cuộc đời, hãy nghĩ suy lại ta tìm mẹ nơi đâu

… Chỉ một giây thôi…nghĩ đến cha một lần, dấu vết chân chim vẫn đang từng ngày mong ta”

Bài hát chính là tất cả những cảm xúc và tình cảm mà con cái dành cho bố mẹ, xin bố mẹ yên tâm vì bố vì mẹ con sẽ cố gắng học hành, chăm ngoan, nghe lời ông bà cha mẹ, dù bố mẹ như thế nào cũng là đấng sinh thành của mình đừng vì họ già yếu, lẩm cẩm mà bỏ rơi bố mẹ của mình, như thế là bất hiếu, là tội đồ.

Thời đại nay thật sự buồn, khi có quá nhiều trường hợp xảy ra hết sức đau lòng, khi con đánh cha mẹ, hành hạ cha mẹ cho tới chết do tính tình nóng nảy, do đua đòi, ham chơi thiếu tiền sinh ra các tệ nạn xã hội, đây là vấn đề ngày càng trở nên nhức nhối và đáng báo động.

Câu ca dao như một lần nữa nhắc nhở và khuyên bảo con cái hãy yêu thương và quý trọng bố mẹ lúc họ còn trên cõi đời này, đừng để đến lúc họ chết đi thì hối cũng không kịp.

Khách vãng lai đã xóa
Lê Hoàng Minh +™( ✎﹏TΣΔ...
3 tháng 8 2021 lúc 16:19

Cha mẹ là những người đã đưa chúng đến với thế giới rộng lớn này. Và rồi, không quản ngại bao gian nan, vất vả, cha mẹ đã nuôi nấng và dạy dỗ chúng ta nên người. Câu ca dao của cha ông ta như lời nhắc nhở với những người con về tình cảm thiêng liêng, suốt đời ta không thể trả hết:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Núi cao biển rộng mênh mang
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Cha mẹ sinh dưỡng và nuôi nấng ta lên người. Công lao của của cha được ví như ngọn núi Thái Sơn – ngọn núi cao và hùng vĩ nhất của Trung Quốc, để thấy được sự hi sinh và vất vả của cha không thể kể xiết và đong đếm được. Ngọn núi ấy được lớn dần theo năm tháng nhờ sự nâng lên của người mẹ Trái Đất và tình cha cũng ngày càng đong đầy. Sử dụng hình ảnh ngọn núi để ví với người cha cũng là ngầm ý so sánh về vai trò trụ cột, là chỗ dựa vững chắc cho cả gia đình, là người mang gánh nặng lo toan giữa cuộc đời. Ta thêm trân trọng và thấu hiểu nỗi vất vả, khó khăn mà cha gánh vác. Còn với mẹ, đó là ơn nghĩa sinh thành, mẹ đã hi sinh cả bản thân để đổi lại nụ cười và hạnh phúc của con. Nước trong nguồn chẳng bao giờ cạn như tình mẹ mênh mang, chảy dài theo dòng sông cuộc đời của con. Dòng nước ấy khiến ta nghĩ đến dòng sữa trắng trong của mẹ, đã nuôi ta khôn lớn từ thuở lọt lòng. Mội giọt sữa thơm là bao chắt chiu, tình cảm mẹ dành cho con. Công ơn nghĩa nặng được ví như biển rộng núi cao, mênh mông và trường tồn mãi mãi theo thời gian. Bởi vậy “cù lao chín chữ”, công lao cha mẹ ta hãy mãi khắc ghi và thể hiện tấm lòng hiếu thảo với mẹ cha. Bài ca dao bằng những hình ảnh, ngôn từ giản dị nhưng sâu sắc và thấm thía vô cùng. Đó là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta theo suốt cuộc đời về tình cảm thiêng liêng, bất tử dành cho cha mẹ.

Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Hà Hải Anh
Xem chi tiết
︵✰Ah
6 tháng 12 2021 lúc 20:38

Tham Khảo 
Bài ca dao là lời mẹ ru con ,nói với con về tình cảm gia đình,về công lao dưỡng dục của cha mẹ. Công cha được so sánh với "núi ngầt trời" , nghĩa mẹ được so sánh với "nước ở ngoài biển Đông" lấy cái to lớn , mênh mông vĩ đại của thiên nhiên để diễn tả công lao trời biển của cha mẹ. Hai hình ảnh "núi' và "biển' được nhắc lại hai lần có ý nghĩ biểu tượng cho văn hóa phuơng Đông thường so sành cha với trời hoặc núi, so sánh mẹ với đất hoặc nước. Nghệ thuật so sánh  kết hợp với những từ chỉ mức độ "ngất trời ", "rộng mênh mông", khẳng định công lao của cha mẹ đối với con cái là vô cùng to lớn , không thể nào đo đếm . Những hình ảnh so sánh ấy khiến cho bài ca dao trở nên đằm thắm , mượt mà, truyền cảm, hình ảnh cụ thể sinh động.
Từ láy :mượt mà 
Từ mượn tiếng Hán: ngất trời

 

nguyễn phương thảo
Xem chi tiết
❤️Hoài__Cute__2007❤️
6 tháng 9 2018 lúc 21:01

Qua bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. " Trắng " của làn da, " tròn " là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ " tấm lòng son " , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ " Ba chìm bảy nổi " được tác giả biến đổi thảnh " Bảy nổi ba chìm " , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.