Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thu Hà
Xem chi tiết
Đỗ Thùy Linh
Xem chi tiết
Đỗ Thùy Linh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 3 2017 lúc 2:45

a, Tìm hiểu đề và xác định ý

- Đối tượng phát biểu cảm nghĩ: nụ cười của mẹ

b, Lập dàn ý

- Nụ cười của mẹ hồi con còn thơ bé

- Nụ cười của mẹ mỗi khi con làm mẹ hài lòng ( học tập tiến bộ, biết giúp đỡ mẹ, giúp gia đình, biết quan tâm đến người khác

- Nụ cười mẹ khích lệ từng bước trưởng thành của con

c, Viết bài

Mở bài: Nêu cảm nghĩ chung về nụ cười của mẹ, đó là nụ cười yêu thương và thật gần gũi

Thân bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ trong một số tình huống

Kết bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ

Trang Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
25 tháng 10 2021 lúc 20:49

Tham khảo nhé

1. Mở bài: Giới thiệu về cây hoa hồng định tả

Nhà em có một khu vườn nhỏ, ba em trồng rất nhiều hoa, trong đó em thích nhất là cây hoa hồng.

 

2. Thân bài: Tả cây hoa hồng

a. Tả bao quát cây hoa hồng:

– Cây hoa hồng được trồng thành bụi

– Bên cạnh các cây hoa khác như: cúc, huệ,.. và một số cây khác trong vườn.

b. Tả chi tiết về cây hoa hồng

– Thân cây hoa: cao chừng 1 mét.

– Cành cây: cây có nhiều cành, trên cành có nhiều gai.

– Lá: lá non màu xanh nhạt, là già có màu xanh đậm, cạnh lá hình răng cưa.

– Nụ hoa hồng: nụ chúm chím, khi gần nở sẽ có vệt đỏ trên đầu cánh hoa

– Hoa: Khi hoa nở các cánh hoa xếp thành nhiều tầng, có màu đỏ tươi rất đẹp và nổi bật. Giữa hoa có nhị vàng.

– Hoa có mùi thơm nhẹ nhàng.

– Thu hút rất nhiều ong bướm khi hoa nở rộ.

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về cây hoa hồng

– Em rất thích hoa hồng.

– Hoa hồng dùng để trang trí rất đẹp.

*****Bốn mùa xuân hạ thu đông, mùa nào cũng vẻ đẹp riêng, mùa hè đến với những hàng cây xanh rộn vang tiếng ve cùng những đóa hoa phượng rực lửa, mùa xuân về với cành đào, cành mai xinh đẹp bắt mắt. Mỗi loài hoa đều mang một phong thái một màu sắc một hương thơm riêng nhưng có lẽ loài hoa em yêu thích nhất lại là hoa hồng.

 

Hoa hồng từ lâu vốn đã được mệnh danh nàng công chúa kiêu kì với vẻ đẹp quý phái, kiêu sa toát ra từ bộ váy hồng lộng lẫy của nàng. Hoa hồng có nhiều loại: hoa hồng nhung, hoa hồng bạch, hoa hồng tỷ - muội, hoa hồng đen,… nhưng loại nào cũng mang màu sắc cao quý, xinh đẹp giống như những tiểu thư đài các.

Hoa hồng có rất nhiều cánh, cánh hoa mềm, mịn, nhẹ như lông vũ. Nhụy hoa màu vàng tươi bắt mắt được bao bọc bởi những cánh hoa hồng. Bông hồng khi chưa nở sẽ khum khum giống như chiếc cốc uống trà vậy, còn khi hoa nở thì chúng sẽ xòe to ra như muốn cho cả thế giới biết đến vẻ đẹp của mình. Trên thân hoa là những chiếc gai nhọn như những chàng lính ngự lâm bảo vệ nàng công chúa yêu kiều. Hoa hồng đẹp là vậy nhưng ai không biết và không cẩn thận khi chạm vào sẽ bị những chiếc gai nhọn tấn công và gây thương tích.

 

Hoa hồng phân bố ở rất nhiều vùng miền với khí hậu khác nhau, nóng ẩm ấm áp là đa số nhưng có một số loại hoa hồng có thể sống được trong điều kiện khắc nghiệt như hoa hồng đen hoặc hoa hồng tuyết. Hoa hồng bắt nguồn từ Ả - Rập Xê - Út xa xôi, sau đó lan ra các nước trong đó có châu, châu Á và rất nhiều nước trên thế giới.

Hoa hồng được rất nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp cùng mùi hương nồng nàn, cũng bởi hoa hồng có rất nhiều tác dụng. Ví như hoa hồng bạch được coi là một loại dược liệu rất tốt, nó có thể giảm ho và giúp cho chúng ta dễ ngủ, ngoài ra còn rất nhiều tác dụng khác của hoa hồng mà chúng ta có thể sử dụng. Tết đến xuân về ngoài những cành hoa đào, hoa mai - biểu tượng của ngày tết, vẫn có rất nhiều người muốn mua một bông hồng để chơi Tết, đặc biệt là giới trẻ hiện nay lại càng ưa chuộng những nàng công chúa kiêu kì ấy. Hè về, hoa hồng lại càng thêm kiều diễm dưới ánh nắng mặt trời và sau mỗi trận mưa rào trắng xóa chợt đến rồi chợt đi, bộ cánh hồng thắm của các nàng lại được dát thêm một lớp pha lê tinh xảo. Nàng tiên mùa hạ tinh nghịch rời đi là lúc nàng tiên mùa thu dịu dàng hiền thục bước đến mang theo ánh nắng vàng ngọt ngào như mật ong cùng bầu trời xanh trong, cao vời vợi. Những nàng tiểu thư hoa hồng đã không còn được xinh đẹp như khi mùa hạ đến hay khi mùa xuân về nữa mà những chiếc lá từ từ chuyển sang màu vàng úa, rồi khi những cơn gió bấc tràn về với cái lạnh cắt da cắt thịt thì các bông hoa hồng cũng chẳng thể chống chọi lại với thời tiết khắc nghiệt mà héo tàn.

Ở những nước châu có một loại hoa hồng có thể chịu được những trận bão tuyết vùi dập mà vẫn có thể kiêu hãnh nở hoa, hay ở những sa mạc nóng bỏng cũng có loại hoa chịu được cái nóng khắc nghiệt. Hoa hồng cũng có thể dùng để làm vật trang trí trong nhà, có thể cắm vào bình thủy tinh cùng những loại hoa khác để ở bàn uống nước hoặc bàn phòng khách đều tôn lên vẻ kiêu sa quý phái của những nàng tiểu thư hoa hồng. Nhưng cũng có thể cắm hoa hồng vào các giỏ nhỏ treo trên tường trông cũng rất thanh lịch và tạo cho chúng ta cảm giác thoải mái khi bước vào. Ở vườn nhà em cũng có trồng một vài khóm hoa hồng, ngày nào em cũng ra vườn ngắm nhìn những bông hoa xinh đẹp ấy, hoa hồng đẹp là vậy nhưng để chăm sóc được hoa không phải là một điều dễ dàng. Hoa hồng rất kén người chăm, người nào muốn chăm sóc được hoa hồng chắc chắn phải có sự kiên nhẫn rất lớn bởi hoa hồng rất dễ chết.

Em thấy hoa hồng rất đẹp và cũng là biểu tượng cho một tình yêu nồng nàn, thắm thiết. Em yêu hoa hồng rất nhiều và luôn muốn nhìn thấy những bông hoa xinh đẹp ấy nở đỏ thắm.

 

Phạm Thị Huệ
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
25 tháng 11 2016 lúc 18:53

DÀN BÀI

I. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

Bài làm

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ thâm thúy dó là câu “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải có lòng biết ơn đối với những ai đã làm nên thành quả cho mình hưởng.

“Uống nước nhớ nguồn” là bài học làm người mà ai cũng phải thực hiện, nhất là đối với những người đang hưởng thụ. Sự hưởng thụ ở đây được ví như “ăn quả”, “uống nước”. Quả ngon, nước mát ở đâu mà có? Phải chăng có quả là do người trồng cây, nuôi dưỡng chăm sóc cây. Có nước mát, nước trong là nhờ những mạch nước đầu nguồn. Nơi ấy nước không bao giờ vơi cạn. Nhờ có nguồn mà sông, suối, ao, hồ và biển cả quanh năm cổ nước. Như nhà thơ Quang Huy đã viết:

Dà giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng nhờ một vùng núi non.
(Cửa sông)

Lời thơ của Quang Huy nêu cao đạo lí “nhớ nguồn” như câu tục ngữ. Đây chính là đạo lí làm người của người Việt Nam. “Nguồn” ở đây là nguồn gốc, cội nguồn, và tất cả những thành quả mà con người được hưởng. Sự hưởng thụ thành quả, hưởng thụ vật chất và tinh thần chính là sự “uống nước”.

Lòng biết ơn, tri ân, gìn giữ, phát huy những thành quả vật chất hoặc tinh thần do con người tạo ra để ta hưởng thụ chính là sự “nhớ nguồn”. "Nhớ nguồn” là sự biết ơn tổ tiên, cội nguồn dân tộc, biết ơn chạ mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, biết ơn thầy cô đã cung cấp cho ta kiến thức, biết ơn người lao động đã đem lại những cái ta cần, biết ơn những người đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ quê hương, bảo yệ cuộc sống của chúng ta.. Lòng biết ,ơn đó phải thể hiện bằng việc làm cụ thể ở mỗi con người.

Ngày nay, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” được thể hiện rất rõ. Bởi “nhớ nguồn” nên nhân dân luôn hướng về cuội nguồn dân tộc: “Gánh vác phần người đi trước để lại”. Dù mấy nghìn năm lịch sử trôi qua nhưng hình ảnh vua Hùng dựng nước Văn Lang vẫn mãi mãi trong tâm hồn dân tộc Việt Nam:

Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.
(Nguyễn Khoa Điềm)

Nhớ ngày giỗ Tổ, lập đền thờ các vị anh hùng dân tộc, xây đựng lăng tẩm, nghĩa trang… là những biểu hiện của lòng biết ơn; của đạo lý sống có nghĩa có tình, có nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ tiên và đối với những người có công với dân, với nước. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” thể hiện rất rõ trong nhân dân ta là lòng biết ơn Bác, biết ơn Đảng, biết ơn các chiến sĩ cách mạng đã đèm lại hòa bình, đem lại cơm no áo ấm cho chúng ta. Đạo lí ấy không chỉ ở trong tâm khảm của con người mà nó biểu hiện bằng việc làm cụ thể, đó là hành động và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, luôn quan tâm chăm sóc các bà mẹ chiến sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ, thăm viếng và bảo vệ nghĩa trang liệt sĩ… Làm được những điều này là thực hiện đạo lí sống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Truyền thống tốt đẹp đó còn biểu hiện trong từng gia đình, dòng tộc của chúng ta. Đó là lòng biết ơn ông bà cha mẹ, biết ơn người đã nuôi dưỡng mình, là tục lệ cúng giỗ, Tết Nguyên Đán với những nén hương tỏa khói nghi ngút trên bàn thờ gia tiên để tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mỗi gia đình đối với Tổ tiên…

Tóm lại, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ một đạo lí của dân tộc, khuyên chúng ta cần biết đạo lí, sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.

Eren Jeager
26 tháng 8 2017 lúc 15:29

Bạn tham khảo nha !

1. Kiểu bài: Giải thích một vấn đề.

2. Nội dung: Phải nhớ ơn những người đã tạo nên thành quả cho mình

được hưởng.

3. Tưliệu: Thực tế cuộc sống.

DÀN BÀI

I. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

- Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

- Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

Tùng Trầnn
Xem chi tiết
Phương Thủy Trương Nguyễ...
Xem chi tiết
Phương Thủy Trương Nguyễ...
4 tháng 4 2022 lúc 19:17

nhanh với ạ

TN NM BloveJ
4 tháng 4 2022 lúc 19:18

em chịu hh

Đỗ Nam Trâm
Xem chi tiết
OH-YEAH^^
24 tháng 12 2021 lúc 14:21

B

phung tuan anh phung tua...
24 tháng 12 2021 lúc 14:22

B

Đồng Quỳnh Anh
24 tháng 12 2021 lúc 14:23

B. Tìm hiểu đề - tìm ý - lập dàn bài - viết bài - sửa bài

Xem chi tiết
Knight™
19 tháng 1 2022 lúc 18:57

tội Hân qué :))