HẢY NÊU TÓM TẮT CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA HAI BÀ TRƯNG VỚI QUÂN HÁN (LỊCH SỬ 6 BÀI 17)
1.Nêu tóm tắt diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
2.Nêu tóm tắt cuộc khởi nghĩa Lý Bí.
Lịch sử lớp 6 nha !
Nguyên nhân trực tiếp
Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.Nguyên nhân gián tiếp
Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ.Chia ra 2 lần:Lần 1:Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội).Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu.Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn.Lần 2:Năm 42, nhà Hán tăng cường chi viện, Mã Viện là người chỉ đạo cánh quân xâm lược này gồm có: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu. Chúng tấn công quân ta ở Hợp Phố, nhân dân ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả nhưng vẫn gặp thất bại trước quân Hán.
Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành 2 đạo thủy bộ tiến Lục Đầu và gặp nhau tại Lẵng Bạc:
Đạo quân bộ: đi men theo đường biển, lẻn qua Quỷ Môn Quan để xuống Lục Đầu.Đạo quân thủy: đi từ Hải Môn vượt biển tiến thẳng vào sông Bạch Đằng, sau đó từ Thái Bình đi lên Lục Đầu.Sau khi nhận được tin tức, Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về nghênh chiến với địch tại Lẵng Bạc. Quân ta giữ vững được Cổ Loa và Mê Linh nhưng Mã Viện tiếp tục đuổi theo buộc quân ta phải lùi về Cẩm Khê (nay thuộc Ba Vì – Hà Nội).
Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh ở Cẩm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn kéo dài đến tháng 11 năm 43 sau đó mới bị dập tắt.
Kết quả:
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng dành được thắng lợi lần 1 vào năm 40 nhưng lại gặp phải thất bại sau khi nhà Hán tăng cường chi viện vào năm 42 và cuộc kháng chiến kéo dài đến hết năm 43 mới kết thúc.
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tuy cuối cùng vẫn gặp phải thất bại nhưng cũng đã giành được thắng lợi to lớn. Nguyên nhân của thắng lợi này là do sự ủng hộ hết mình của nhân dân, sự chỉ huy xuất sắc của Hai Bà Trưng và sự chiến đấu anh dũng của nghĩa quân.
Ý nghĩa:
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử.Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước.Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ – kiên cường.Câu 2 nekVào tháng 1 năm 542, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa tại Thái Bình (Sơn Tây).Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí được sự ủng hộ của nhân dân khắp nơi, nhiều anh hùng hào kiệt đã tham gia vào nghĩa quân như Triệu Túc và Triệu Quang Phục ở Chu Diên, Phạm Tu ở Thanh Trì, Tinh Thiều ở Thái Bình, Lý Phục Man ở Cổ Sơ.Sau 3 tháng từ khi cuộc KN Lý Bí diễn ra, nghĩa quân đã giành được thắng lợi, chiếm được hầu hết các quận, huyện. Thứ sử Tiêu Tư của nhà Lương hoảng sợ, đã bỏ thành Long Biên (nay là Bắc Ninh) bỏ chạy về Trung Quốc.Tháng 4 năm 542, nhà Lương tăng cường huy động quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Lý Bí nhưng đã gặp phải thất bại, nghĩa quân anh dũng chiến đấu đánh đuổi được quân Lương và giải phóng được Hoàng Châu.Đầu năm 543, nhà Lương vẫn chưa từ bỏ ý định tiếp tục cho quân sang tấn công quân ta lần 2. Quân ta nghênh chiến và đánh địch tại Hợp Phố. Sau thời gian chống trả quyết liệt, quân ta cũng đã giành được thắng lợi, buộc nhà Lương phải rút quân. KN Lý Bí có kết quả tốt đẹp. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
a﴿ Nguyên nhân; ‐ Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc. ‐ Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết.
b﴿ Diễn biến; ‐ Mùa xuân năm 40 ﴾ tháng 3 dương lịch ﴿. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ﴾ Hà Nội ﴿, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu. ‐ Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.
c﴿ Kết quả: ‐ Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi.
Lực lượng tham gia khởi nghĩa đông đảo, trong đó có phụ nữ đóng vai trò quan trọng. có chủ tướng chỉ huy là phụy nữ
hãy tóm tắt diễn biến và nêu ý nghĩa cuộc khởi nghĩa HAI BÀ TRƯNG
*Diễn biến:
- Năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn. Khởi nghĩa được nhân dân ủng hộ
- Nghĩa quân đánh bại kẻ thù sớm, làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa, Luy Lâu
- Tô Định bỏ trốn, quân xâm lược bị đánh bại
=> Khởi nghĩa thắng lợi
*Ý nghĩa:
- Đánh đuổi quân xâm lược Hán, giành lại chủ quyền dân tộc
- Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Thể hiện ý chí bất khuất, quật cường của Hai Bà Trưng
a) Nguyên nhân:
- Nhằm giành lại độc lập cho dân tộc.
b) Diễn biến:
- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội)
- Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu.
c) Kết quả
Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi.
d) Ý nghĩa
Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống lại chế độ Bắc thuộc, đánh đuổi thế lực cai trị của Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ. Mang lại 3 năm độc lập cho người Việt tại vùng đất Giao Chỉ.
nêu tóm tắt diễn biến của cuộc khởi nghĩa hai bà trưng năm (42 - 43)
Diễn biến:
Lần 1:- Mùa Xuân năm 40 (tháng 3 Dương lịch), Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội), nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Luy Lâu.Tô Định hoảng hốt, bỏ thành lẻn trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng bị đánh tan. Cuộc kháng chiến thắng lợi.
Lần 2:- Năm 42, Mã Viện chỉ huy đạo quân xâm lược gồm: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu tấn công ta ở Hợp Phố, nhân dân ta ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả .
- Sau khi chiếm đc Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành hai đạo quân thủy bộ tiến vào nước ta.
+ Đạo quân bộ: Men theo đường biển, lẻn qua Qủy Môn Quan, xuống Lục Đầu.
+ Đạo quân thủy: Từ Hải Môn vượt biển vào sông Bạch Đằng, từ Thái Bình lên Lục Đầu. Hai đạo quân gặp nhau ở Lãng Bạc.
- Lúc đó Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về Lãng Bạc nghênh chiến rất quyết liệt. Quân ta về giữ hai vùng Cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện đuổi theo, quân ta lui về Cấm Khê (Ba Vì - Hà Nội), nghĩa quân kiên quyết chống trả.
- Tháng 3 năm 43 (tức ngày 16 tháng 2 Âm lịch) Hai Bà Trưng đã hi sinh ở Cấm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục tới tháng 11 năm 43.
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
Nguyên nhân:
- Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc.
- Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết.
Diễn biến:
Lần 1:- Mùa Xuân năm 40 (tháng 3 Dương lịch), Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội), nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Luy Lâu.Tô Định hoảng hốt, bỏ thành lẻn trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng bị đánh tan. Cuộc kháng chiến thắng lợi.
Lần 2:- Năm 42, Mã Viện chỉ huy đạo quân xâm lược gồm: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe thuyền và nhiều dân phu tấn công ta ở Hợp Phố, nhân dân ta ở Hợp Phố đã anh dũng chống trả .
- Sau khi chiếm đc Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành hai đạo quân thủy bộ tiến vào nước ta.
+ Đạo quân bộ: Men theo đường biển, lẻn qua Qủy Môn Quan, xuống Lục Đầu.
+ Đạo quân thủy: Từ Hải Môn vượt biển vào sông Bạch Đằng, từ Thái Bình lên Lục Đầu. Hai đạo quân gặp nhau ở Lãng Bạc.
- Lúc đó Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về Lãng Bạc nghênh chiến rất quyết liệt. Quân ta về giữ hai vùng Cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện đuổi theo, quân ta lui về Cấm Khê (Ba Vì - Hà Nội), nghĩa quân kiên quyết chống trả.
- Tháng 3 năm 43 (tức ngày 16 tháng 2 Âm lịch) Hai Bà Trưng đã hi sinh ở Cấm Khê. Cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục tới tháng 11 năm 43.
1)Cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng năm 40 và kháng chien chống quân Hán thời Trưng Vương có ý nghĩa tác dụng như thế nào?(lịch sử 6)
2)2014x2015=?
Ai trả lời mình sẽ L I K E
1/ thể hiện tinh thần bất khuất, kiên cường của quân và dân ta (đúng 100%, mình cam đoan thiệt đó)
2/ 2014x2015=4.058.210
1,
Thể hiện ý chí quật cường ,bất khuất của nhân dân ta
2,
=4058210
Câu 1. Mùa xuân năm 40 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử Việt Nam?
A. Hai Bà Trưng kháng chiến chống quân Hán xâm lược.
B. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa..
C. Bà Triệu dựng cờ khởi nghĩa.
D. Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa.
tóm tắt ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa hai bà trưng (năm 40)
Tham khảo: Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đã khôi phục được nền độc lập của dân tộc, mở ra một trang mới trong lịch sử. Trong và sau thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã cho thấy được tinh thần yêu nước, ý chí quyết đấu, quyết thắng của nhân dân trong việc giành lại độc lập chủ quyền của đất nước.
Tham khảo
Cuộc khởi nghĩa đã đánh đuổi được lực lượng cai trị nhà Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ (tương đương một phần Quảng Tây, Trung Quốc và Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay), mang lại độc lập trong 3 năm cho người Việt tại đây.
Tham khảo phần 2:
Khẳng định vai trò của người phụ nữNói lên sự biết ơn tôn kính của nhân dân trước công lao to lớn của Hai Bà Trưngnêu nguyên nhân thắng lợi , ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
*Nguyên nhân thắng lợi :
-Tinh thần yêu nước và đoàn kết của quân dân.
-Được nhân dân ủng hộ và tài chỉ huy của Hai Bà -
* Ý nghĩa:
- Độc lập dân tộc được khôi phục.
-Thể hiện tinh thần yêu nước , ý chí quật cường của dân tộc , của phụ nữ Việt Nam .
-Đem lại độc lập cho đất nước
-Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của dân tộc ta
Về ý nghĩa xã hội, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã thể hiện vai trò to lớn của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử vẻ vang của dân tộc.
lời thề Trưng Trắc vẫn còn lưu truyền đến ngày nay:
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này
“ Trích: “Thiên Nam ngữ lục”.
Cuộc khởi nghĩa mùa xuân năm 40 do Hai Bà Trưng lãnh đạo quả là bằng chứng hùng hồn của tinh thần yêu nước, yêu tự do cũng như khí phách “tấn công cả trời” của tổ tiên ta thời đó, đồng thời nó lại còn định ra một loại hình chiến tranh trước đấy chưa hề có và sau đấy dân tộc ta thường phải sử dựng: chiến tranh giải phóng dân tộc.
Khi ấy cả nước đang ở dưới ách thống trị của giặc Hán. Từng huyện đều có quân thù, mà là quân thù đang trong thế cường thịnh. Nổi dậy chống lại cả một lực lượng ngoại tộc đô hộ có dư hai trăm năm kinh nghiệm cai trị là một việc làm thật sự phi thường. Lại không chỉ dám nổi dậy mà còn đánh thắng, quét sạch chúng ra ngoài bờ cõi thì quả là vĩ đại.
Làm được như vậy tất phải là phong trào của quần chúng, của toàn dân. Nhân dân Âu Lạc ngày ấy đã ý thức được quyền làm chủ, thiết tha với tự do và độc lập, đã vươn mình đứng lên đấu tranh với một ý chí kiên cường, dám hy sinh xả thân. Có thế mới đủ sức quật ngã kẻ thù hung bạo.
Mặt khác, cũng dễ nhận ra ngay là tập hợp và tổ chức được nhân dân lại thành một lực lượng để mà chiến đấu và chiến thắng kẻ thù thì đó chính là tài năng và công lao của những người lãnh đạo phong trào, đứng đầu là Hai Bà Trưng. Suốt hai nghìn năm trở lại đây là những người phụ nữ mà lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa thành công thì không chỉ ở nước ta mà ngay cả trên thế giới cũng không có ai. Tiếc rằng rất thiếu tài liệu nên chưa thể tìm hiểu về thiên tài quân sự của Hai Bà. Chỉ có thể khẳng định một sự thực là chính Hai Bà Trưng đã định ra một phương thức tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc chưa từng có trong lịch sử: cùng nổi dậy ở mọi nơi. Bên cạnh những mũi tiến công của nghĩa quân chủ lực, Hai Bà đã vận động nhân dân và lạc tướng ở các địa phương đồng loạt khởi nghĩa. Cùng trong một thời gian, tất cả nổi dậy tiến công những cứ điểm của quân thù. Như thế, kẻ địch ở chỗ nào cũng bị đánh và quân khởi nghĩa không chỉ còn là vài ba vạn người mà là toàn dân: mọi người dân Âu Lạc đều trở thành nghĩa sĩ.
Định ra được loại hình chiến tranh ấy và đích thân tổ chức nên chiến thắng, đó chính là nghệ thuật quân sự tuyệt diệu, đầy sáng tạo của Hai Bà.
*
**
Nếu nhìn rộng ra xung quanh thì ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa này còn có một tầm vóc khác. Thời đó không phải người Hán chỉ đô hộ có một nước Âu Lạc. Về phía bắc, họ chiếm Triều Tiên, cũng chia ra thành quận huyện. Phía tây họ thần phục các bộ tộc ở Tây Vực (Tân Cương, Tây Tạng...). Phía tây - nam họ thôn tính các nước Dã Lang (Quý Châu), Điền (Vân Nam), Cùng Đô (Tứ Xuyên) v.v... Phía đông - nam họ hoàn thành công cuộc chinh phạt các tộc Mân Việt, U Việt, Đông Việt, Nam Việt... (vùng các tỉnh Triết Giang, Phúc Kiến, Lưỡng Quảng).
Nhưng rõ ràng là chỉ có người Lạc Việt và Âu Việt tức nhân dân ta ngày ấy, nhân dân Âu Lạc, đã dám đứng lên đánh lại chính quyền đô hộ nhà Hán và đánh thắng.
Nếu lại đặt ở bình diện nhân loại thì vào thời kỳ đầu Công nguyên, trên thế giới chỉ mới xảy ra ba cuộc khởi nghĩa của nhân dân bản địa chống chính quyền ngoại tộc đô hộ. Đó là cuộc khởi nghĩa của nhân dân xứ Gôlơ (nước Pháp thời cổ) do Vécxanhgiêtôric lãnh đạo nổ ra năm 52 tr.c.n chống chính quyền đô hộ La Mã của Xêda, cuộc khởi nghĩa của dân Do Thái ở Giêrudalem năm 66 s.c.n chống chính quyền đô hộ La Mã của Tituýt và cuộc khởi nghĩa của dân Cáctagiơ (Bắc phi Châu) do Goócđiên lãnh đạo năm 68 s.c.n cũng chống chính quyền Tituýt. Nhưng cả ba phong trào đấu tranh giải phóng đó đều thất bại!
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đúng là niềm tự hào chính đáng của dân tộc Việt Nam ta. tick nhe 24 gio
- Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
+ Thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết và anh dũng, bất khuất của dân tộc ta.
+ Được nhân dân hưởng ứng, ủng hộ và tài chỉ huy đánh giặc của Hai Bà Trưng.
- Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
+ Giành lại độc lập cho đất nước.
+ Thể hiện tinh thần đoàn kết, anh dũng của nhân dân ta.
+ Báo hiệu phong kiến phương Bắc không thể cai trị vĩnh viễn nước ta.
Vì sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc chiến chống quân xâm lược đầu tiên trong lịch sử chứ không phải là cuộc chiến của An Dương Vương ?
dựa vào kết quả thất bại
Hai Bà Trưng: hất bại xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là so sánh lực lượng chênh lệch giữa ta và địch. - Ta: là một chính quyền tự chủ còn non trẻ, lực lượng đã bị tồn thất nhiều trong cuộc khởi nghĩa năm 40. - Địch: đông đảo về lực lượng và vũ khí chiến đấu (hai vạn quân tinh nhuệ, hàng nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu.
An Dương Vương:
Do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình, không đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù.
- Nội bộ không đoàn kết, thống nhất cùng nhau chống giặc.
- Yêu con mù quáng, quá tin vào nỏ thần, tự mãn với chiến thắng
Hai Bà Trưng:thất bại xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là so sánh lực lượng chênh lệch giữa ta và địch. - Ta: là một chính quyền tự chủ còn non trẻ, lực lượng đã bị tồn thất nhiều trong cuộc khởi nghĩa năm 40. - Địch: đông đảo về lực lượng và vũ khí chiến đấu (hai vạn quân tinh nhuệ, hàng nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu.
An Dương Vương:
Do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình, không đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù.
- Nội bộ không đoàn kết, thống nhất cùng nhau chống giặc.
- Yêu con mù quáng, quá tin vào nỏ thần, tự mãn với chiến thắng