Những câu hỏi liên quan
trần lệ hằng
Xem chi tiết
Cô nàng Thiên Bình
18 tháng 1 2018 lúc 20:04

1.

– Hạ lưu của sông Mê Công chảy trên lãnh thổ nước ta (trên 200 km) và chia thành hai nhánh sông Tiền và sông Hậu đổ ra biển bằng chín cửa nên có tên là Cửu Long (chín con rồng).
+ Ở Tây Nam Bộ: Hằng năm vào mùa lũ, nước các sông dâng cao làm ngập một diện tích lớn, mang theo lượng phù sa màu mỡ. Mùa khô thiếu nước ngọt.
+ Ở Đông Nam Bộ: Có nhiều hồ lớn như Dầu Tiếng, hồ Trị An, hàng loạt sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

2.Nhờ có Biển Hồ ở Cam – pu – chia chứa nước vào mùa lũ nên nước sông Mê Công lên xuống điều hòa. Nước lũ dâng cao từ từ ( không lên nhanh & dữ dội như sông Hồng ), ít gây thiệt hại về nhà cửa & cuộc sống nên người dân không đắp đê ven sông để ngăn lũ. Mùa lũ là mùa người dân được lợi về đánh bắt cá, nước lũ ngập đồng bằng còn có tác dụng thau chua rửa mặn cho đất & làm cho đất thêm màu mỡ do được phủ thêm phù sa.

 

Nguyễn Hồng Diệp
Xem chi tiết
Lê Tùng Đạt
7 tháng 4 2017 lúc 5:02

Đặc điểm về địa hình và sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ:

- Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển.

- Đây là đồng bằng lớn thứ hai của nước ta do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên .

- Đồng bằng có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi ; ven các sông có đê ngăn lũ .

be.Xuan
Xem chi tiết
Đăng Đào
Xem chi tiết
Thịnh Xuân Vũ
26 tháng 7 2019 lúc 20:49

* Địa hình và khí hậu đã ảnh hưởng đến đặc điểm sông ngòi, Bắc Bộ, sông ngòi Trung bộ, sông ngòi Nam bộ

- Địa hình ¾ diện tích là đồi núi nên sông ngòi nước ta mang đặc điểm của sông ngòi miền núi: ngắn, dốc, nhiều thác ghềnh, lòng sông hẹp nước chảy xiết. Ở đồng bằng lòng sông mở rộng nước chảy êm đềm.

- Hướng nghiêng địa hình cao ở Tây Bắc thấp dần về Đông Nam nên sông ngòi nước ta chủ yếu chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam: sông Đà, sông Hồng, sông Mã, sông Tiền, sông Hậu... Ngoài ra địa hình nước ta có hướng vòng cung nên sông ngòi nước ta còn chảy theo hướng vòng cung: sông Lô, sông Gâm, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam...

- Ở miền Trung do địa hình cao ở phía Tây thấp dần về phía Tây nên sông ngòi chảy theo hướng Tây- Đông: sông Bến Hải, sông Thu Bồn...

- Địa hình nước ta bị chia cắt phức tạp, độ dốc lớn vì vậy tốc độ bào mòn nhanh làm cho sông ngòi nước ta bị chia cắt phức tạp, hàm lượng phù sa lớn.

Tấn Phát
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
26 tháng 11 2023 lúc 10:31

Tham khảo

Đặc điểm sông ngòi của vùng Đồng bằng Bắc Bộ

- có nhiều sông ngòi.

- Sông Hồng và sông Thái Bình là hai sông lớn, bồi đắp nên đồng bằng Bắc Bộ. Khi chảy qua đồng bằng, sông chia thành nhiều nhánh rồi đổ ra biển. Các sông trong vùng có nhiều phù sa, nước lên xuống theo mùa.

+ Vào mùa cạn, nước sông xuống rất thấp.

+ Vào mùa lũ, nước sông dâng cao nên thường gây ngập lụt ở những vùng trũng của đồng bằng.

Đinh Anh Thư
Xem chi tiết
Mạnh
14 tháng 5 2021 lúc 21:54
Dài lắm ko rảnh
Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Kim Thoa 1977...
15 tháng 5 2021 lúc 9:39

1) Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

+ Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

+ Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

- Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam vì: 


+ Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ và là dạng địa hình phổ biến nhất. 


+ Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan tự nhiên(sự phân hóa đai cao). 


+ Đồi núi chứa nhiều tài nguyên:đất,rừng,khoáng sản,trữ năng thủy điện. 


+ Đồi núi ảnh hưởng nhiều đến kinh tế-xã hội. 

 
Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Kim Thoa 1977...
15 tháng 5 2021 lúc 9:41

2) Đặc điểm đồi núi nước ta:

- Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nước ta.

- Hệ thống núi: Hệ thống núi chạy dọc bên bờ Biển Đông, kéo dài trên 1 400 km từ biên giới Việt - Trung đến Đông Nam Bộ. Các dãy núi lan ra sát biển thu hẹp diện tích đồng bằng.

- Hướng dãy núi: Các dãy núi nước ta có hai hướng chính : hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

- Phân bậc rõ rệt: Hệ thống núi ở nước ta có sự phân bậc rõ ràng, trong đó đồi núi thấp chiếm ưu thế với 60% diện tích cả nước, núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm khoảng 1%. Những vùng núi cao địa hình rất hiểm trở, lắm đèo dốc như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên,

Khách vãng lai đã xóa
buidangdang96
Xem chi tiết
Nkokmt
16 tháng 12 2018 lúc 20:53

??? OK

❤  Hoa ❤
17 tháng 12 2018 lúc 13:45

Câu 1 : Vị trí địa hình Châu Á : 

* Vị trị địa lý : 

- tiếp giáp vs Châu Âu , Châu PHi , và tiếp giáp vs biển : Ấn độ dương , Bắc Băng dương , Thái Bình Dương 

- Tổng diện tích là 41,5 triệu km2 , nếu tính các đảo phụ thuộc thì rộng tới 44,4 triệu km2

- Là Châu lục rộng nhất thế giới 

- Vị trí thuận lời để gia lưu phát triển kinh tế các nước ..

* Địa hình : 

- Có các dạng địa hình chủ yếu : Đồng bằng , sơn nguyên , núi cao , thung lũng đan xen nha 

- Trong đó địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích 

- Cao nhất là dãy núi Hi - ma lay -a  và đỉnh núi e - vơ - rét cao  8848 m 

=> Địa hình Châu  Á bị chia cắt phức tạp vs 2 hương chính Đông tây  hoặc gần đông tay , bắc nam hoặc gần bắc nam 

❤  Hoa ❤
17 tháng 12 2018 lúc 13:52

Câu 2 : 

ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI CHÂU Á :

- sông ngòi Châu Á khác phát triển nhưng phân bố ko đều :

Có 3 hệ thống sông ngòi :

+ Bắc Á : mạng lưới sông ngòi dày , mùa đông có nước đóng băng , mùa xuân có lũ do băng tan 

+ Tây Nam Á và Trung Á : Rất ít sông ngòi nguồn cung cấp chủ yếu là so tuyết , băng tan . Lương mưa giảm dần về hạ thu .

+ Đông Nam Á và Nam Á : Có nhiều sông , sông có nhiều nước , lương nước lên xuống theo mùa .

Giá trị : giao thông , thủy điện , sinh hoạt , du lịch ,...

Đoàn Thuần
Xem chi tiết