Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Thảo Hiền
Xem chi tiết
Đan Khánh
23 tháng 10 2021 lúc 9:33

I think life in the countryside has many advantages. Firstly, people are very friendly. Secondly , the space is very large. We can play, shout or run around without disturbing others. Thirdly, we can go swimming, go fishing interesting things. Moreover, life is peaceful. Then food is very fresh and especially vegetables. Finally , there are a lot of tradition activities that I can join. In short, if I have a chance to live in the country. I think I will be very happy.

Bình luận (0)
Quỳnh Hương
Xem chi tiết
Balyd____team: ƒさ→☪ℴ☪ℴท...
29 tháng 11 2021 lúc 21:58

mik ko hiểu đề lắm

Bình luận (0)
lạc lạc
29 tháng 11 2021 lúc 22:19

ghi rõ bài nào nhé 

Bình luận (2)
Bảo Chu Văn An
30 tháng 11 2021 lúc 7:25

Cậu tham khảo:
 

Cả 2 câu thơ này ta thấy rõ chữ vế đối không bằng nhau ( 4/3) Song về mặt từ loại cà cú pháp thì lại rất nhanh

Câu 1 : Thiếu tiểu li gia >< lão đại hồi ( trẻ đi >< già trở lại nhà )

Câu 2 : Có 1 bộ phận đối chính cả ý lẫn lời ( thường âm , mẫn mao ) và ( vô cải : không đổi ; tồi : thay đổi )

Như vật câu 1 là câu kể khái quát quãng đời xa quê làm quan , sự thay đổi về con người , tuổi tác và hé lộ 1 phần nào về tinh yêu quê hương của tác giả . Câu 2 là câu tả , dùng yếu tố thay đổi của mái tóc để làm nổi bật yếu tố không thay đổi ( hương âm : tiếng nói quê hương ) . Ở đây tác giả kết hợp dùng 1 chi tiết chân thật kết hợp với ý nghĩa tượng trưng để làm nổi bật tình cảm yêu quê hương của mình

_ Hai câu trên nói về sự thay đổi của tác giả về hình thức, tuổi tác . Sự từ giã triều đình , kinh đô trở về quê hương của tác giả

_Hai câu dưới do có quá nhiều thay đổi nên chẳng còn ai nhận ra ông nữa . Ông trở về nơi chôn rau cắt rốn mà lại bị xem là " khách" . Với lòng hiếu khách , các em nhi đồng đã niềm nở , vui cười đón tiếp ông

 

Bình luận (0)
le thi thuy trang
Xem chi tiết
le thi thuy trang
2 tháng 12 2016 lúc 13:08

mình viết nhầm : đỏi => đổi

Bình luận (0)
Dung Phạm
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Trâm
3 tháng 2 2017 lúc 19:51

b1)

Quê hương trong xa cách là cả một dòng cảm xúc dạt dào, lấp lánh suốt đời Tế Hanh. Cái làng chài nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng nước bao vây cách biển nửa ngày sông đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tế Hanh, đã trở thành nỗi nhớ da diết để ông viết nên những vần thơ thiết tha, lai láng. Trong dòng cảm xúc ấy, Quê hương là thành công khởi đầu rực rỡ.

Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu thiết tha, trong Sáng, đầy thơ mộng của mình. Nổi bật lên trong bài thơ là cảnh ra khơi đánh cá của trai làng trong một sớm mai đẹp như mơ:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Tâm hồn nhà thơ náo nức những hình ảnh đầy sức mạnh:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Đằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc họa tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy.

Cảnh đón thuyền đánh cá trở về ồn ào, tấp nập cũng được miêu tả với một tình yêu tha thiết:

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Ở đoạn trước, khi tả cảnh ra đi mạnh mẽ vượt trường giang của đoàn thuyền, hơi thở băng băng, phơi phới. Đến đoạn này, âm điệu thơ thư thái và dần lắng lại theo niềm vui nó ấm, bình yên của dân làng. Chính từ đây, xuất hiện những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của Quê hương:

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Chỉ ai sinh ra và lớn lên ở nơi sông nước mới viết được những câu thơ như thế. Tế Hanh xây dựng tượng đài người dân chài giữa đất trời lộng gió với hình khối, màu sắc và cả hương vị không thể lẫn: bức tượng đài nồng thở vị xa xăm – vị muối mặn mòi của biển khơi, của những chân trời tít tắp mà họ thường chinh phục. Chất muối mặn mòi ấy ngấm vào thân hình người dân chài quê hương, thấm dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã ngấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn thơ Tế Hanh để thành niềm cảm xúc bâng khuâng, kì diệu?

Một tâm hồn như thế khi nhớ nhung tất chẳng thể nhàn nhạt, bình thường. Nổi nhớ quê hương trong đoạn kết đã đọng thành những kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi. Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá – câu thơ cuối cùng cho ta rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh.

Quê hương của Tế Hanh đã cất lên một tiếng ca trong trẻo, nồng nàn, thơ mộng về cái làng vạn chài từng ôm ấp, ru vỗ tuổi thơ mình. Bài thơ đã góp phần bồi đắp cho mỗi người đọc chúng ta tình yêu quê hương thắm thiết.
Bình luận (0)
ooOooGirlooOoo
Xem chi tiết
vuong que chi
23 tháng 11 2017 lúc 21:07

chép trên mạng xuống

Bình luận (0)
ooOooGirlooOoo
23 tháng 11 2017 lúc 21:08

Mk quên chưa nhắc :" Ko chép mạng nhé!"

Bình luận (0)
Park Bo gum
27 tháng 11 2017 lúc 11:37

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

                     Quê hương nếu ai không nhớ

                    Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô



 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 3 2018 lúc 6:01

Hai câu thơ đầu có giọng điệu nhẹ nhàng, bình thản, khách quan song pha lần nỗi buồn ngậm ngùi bởi quá lâu rồi tác giả mới về thăm quê.

Trẻ đi, già trở lại nhà

Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu

Hai câu sau là giọng điệu hóm hỉnh, bi hài chứa đựng một nỗi buồn ngậm ngùi, cô đơn của tác giả khi về đến quê nhà. Mâu thuẫn trong nội tâm là ở chỗ tình cảm sâu nặng thủy chung của nhà thơ đối với quê hương nhưng nay bỗng thành người xa lạ. Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn.

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?

Bình luận (0)
nguyen hai Yen
Xem chi tiết
Minamoto Shizuka
4 tháng 4 2016 lúc 21:08

Bài làm của mk đây:

       Quê hương em trước đây chỉ là

..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................           Em rất yêu quê hương em. Hết!

Bình luận (0)
Hội những người ghét bọn...
4 tháng 4 2016 lúc 21:11

em có một quê hương

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Em rất yêu quý quê hương em.

Bình luận (0)
TrầnTrongNhan
4 tháng 4 2016 lúc 21:20

Quê hương của em từng bị bão cuốn Hu.....Hu

bây giờ nó ko còn gì để tả

(đây chỉ là giỡn,ko có thiệt nha mấy chế)   <3

Bình luận (0)
Minh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết