Em hãy nêu các trận chiến từ năm 40 đến 1975 và ý nghĩa của chúng
1.Hãy nêu những nét chính của trận Bạch Đằng năm 938. Theo em , trong cách đánh giặc của Ngô Quyền có điểm gì độc đáo ? Ý nghĩa lịch sử chiến thắng Bạch Đằng năm 938
2.Hãy nêu những hoạt đọng kinh tế của cư dân Chăm Pa và thành tựu văn hóa Chăm Pa.Em hãy cho biết xa hội Chăm Pa có những tầng lớp nào? Mô tả công việc của họ
3.Trình bày vè phạm vi lãnh thổ , sự ra đời , phát triển , suy vong của vương quốc Phù Nam . Vẽ sơ đồ tư duy về những thành tựu văn hóa tiêu biểu của vương quốc Phù Nam.
4.Sự ra đời và phát triển của các quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam (nhà nước Văn Lang , Âu Lạc ; vương quốc Chăm Pa , Phù Nam ) có vị trí , ý nghĩa lịch sử như thế nào ?
giúp mềnh đi :(((
1. Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.Trước sự chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết[1]. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc
Sau chiến thắng này, Ngô Quyền lên ngôi vua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị "vua của các vua" trong lịch sử Việt Nam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông.
Sử dụng trận địa cọc ngầm, dụ quân địch lọt vào trận địa và chờ thủy triều rút đã giúp dân ta giành thắng lợi.
Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam, nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.
Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt Nam trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.
Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế quốc lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục miền Bắc xứ Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc du mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu (Đài Loan), Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: "Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư).
Từ đầu Công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hán không phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sáp nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.
Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 - trở thành vị vua có "công tái tạo, vua của các vua" theo như nhận định của Đại Việt Sử ký Toàn thư.[1] Ông xứng đáng với danh hiệu là "vị Tổ Trung hưng" của dân tộc như nhà yêu nước Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.
Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các triều đại Lý, Trần, Lê.
2. Những hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Champa xưa là:
+ Sản xuất nông nghiệp.
+ Nghề thủ công.
+ Khai thác lâm sản.
+ Buôn bán (qua đường biển).
- Hoạt động kinh tế nào vẫn được cư dân miền Trung Việt Nam ngày nay chú trọng là: sản xuất nông nghiệp và đánh cá.
- Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của cư dân Chăm-pa:
+ Từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Chăm vổ.
+ Cư dân Chăm-pa thờ tín ngưỡng đa thần và du nhập các tôn giáo từ bên ngoài (Phật giáo, Hin-đu giáo...)
+ Xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, phật như: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương
+ Lễ hội và các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo gắn liền với đời sống hiện thực.
– Vua là người đứng đầu
– Qúy tộc và tu sĩ là những thành phần thuộc tầng lớp quý tộc
– Nông dân chiếm số đông, làm nông nghiệp, đánh cá và thu kiếm lâm sản, thợ thủ công và nghệ nhân, đánh cá
3. Hình thành:
- Trên cơ sở văn hoá Óc Eo, quốc gia cổ Phù Nam hình thành vào khoảng thế kỉ I
Phát triển:
- Từ thế kỉ III - V, là quốc gia phát triển nhất khu vực Đông Nam Á, là trung tâm kết nối giao thương và văn hóa của các cộng đồng dân cư trong khu vực với Ấn Độ và Trung Quốc.
- Từ thế kỉ III, mở rộng lãnh thổ chinh phục các xứ lân bang
Suy vong:
- Thế kỉ VI, suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính
- Sụp đổ vào khoảng đầu thế kỉ VII.
4. - Từ khoảng thế kỉ VII TCN đến những thế kỉ đầu Công nguyên, trên lãnh thổ Việt Nam đã hình thành các quốc gia cổ như: Văn Lang (sau đó là Âu Lạc); Chăm-pa và Phù Nam. Sự ra đời và phát triển cùng với đó là những thành tựu văn hóa đặc sắc của các quốc gia này đã:
+ Cho thấy lịch sử dựng nước từ sớm và lâu đời của dân tộc Việt Nam.
+ Tạo cơ sở cho sự hình thành quốc gia dân tộc Việt Nam sau này.
+ Góp phần quan trọng trong việc tạo dựng nên những giá trị truyền thống cốt lõi, định hình bản sắc văn hóa dân tộc.
1. Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.Trước sự chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết[1]. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc
Sau chiến thắng này, Ngô Quyền lên ngôi vua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị "vua của các vua" trong lịch sử Việt Nam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông.
Sử dụng trận địa cọc ngầm, dụ quân địch lọt vào trận địa và chờ thủy triều rút đã giúp dân ta giành thắng lợi.
Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam, nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.
Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt Nam trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.
Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế quốc lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục miền Bắc xứ Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc du mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu (Đài Loan), Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: "Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư).
Từ đầu Công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hán không phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sáp nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.
Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 - trở thành vị vua có "công tái tạo, vua của các vua" theo như nhận định của Đại Việt Sử ký Toàn thư.[1] Ông xứng đáng với danh hiệu là "vị Tổ Trung hưng" của dân tộc như nhà yêu nước Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.
Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các triều đại Lý, Trần, Lê
Hãy lập bảng hệ thống những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta ở hai miền Nam - Bắc trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975).
Thời gian | Thắng lợi tiêu biểu |
21 - 7 - 1954 | Ký Hiệp định Giơnevơ kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương |
1959 - 1960 | Phong trào “Đồng khởi” thắng lợi, phá vỡ từng mảng hệ thống kìm kẹp của địch, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, làm phá sản “chiến lược Aixenhao”. |
20 - 2 - 1960 | Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra đời đã làm nhiệm vụ đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Mĩ - Ngụy. |
9 - 1960 | Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng. |
1961 - 1965 | Đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. |
1965 - 1968 | Đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ. |
Năm 1968 | Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân |
1969 - 1973 | Đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”. |
Năm 1972 | Tổng tiến công chiến lược |
Năm 1973 | Thắng Mĩ trận “Điện Biên Phủ trên không”. |
21 - 7 - 1973 | Ký kết Hiệp định Pari |
em hãy cho biết tổng tiến công nổi dậy vào mùa xuân năm 1975 trải qua mấy chiến dịch phân tích ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chông mĩ cứu nước 1954 1975 đánh giá vai trò của đại tướng võ nguyên giáp trong cuộc kháng chiến chống mĩ
aiii giusppp em voi mai kt học kì
Tổng tiến công nổi dậy vào mùa xuân năm 1975 là chiến dịch lớn nhất của Bộ Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1954 đến 1975. Chiến dịch này có ý nghĩa lịch sử quan trọng và đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh Việt Nam, với thắng lợi của miền Bắc Việt Nam và lực lượng Dân tộc Giải phóng Miền Nam.
Chiến dịch tổng tiến công nổi dậy vào mùa xuân năm 1975 được chia thành các chiến dịch con, bao gồm:
1. Chiến dịch Hòa Bình: Bắt đầu từ ngày 13 tháng 3 năm 1975, chiến dịch này nhằm giành lại quyền kiểm soát vùng đất ở miền Nam, cụ thể là tỉnh Phước Long.
2. Chiến dịch Tây Nguyên: Tiến công vào TP. Kon Tum và Pleiku, nhằm cô lập và tiêu diệt các căn cứ quân sự của quân đội miền Nam tại Tây Nguyên.
3. Chiến dịch Lam Sơn 719: Trận chiến xuyên biên giới ở Lào, mục tiêu là làm suy yếu và tiêu diệt các căn cứ quân sự của miền Nam được hỗ trợ bởi Mỹ.
4. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng: Đánh chiếm thành phố Huế và Đà Nẵng, tiến công từ miền Trung vào miền Nam.
5. Chiến dịch Hồ Chí Minh : Tiến công vào TP. Saigon (nay là TP. Hồ Chí Minh), chấm dứt chiến tranh Việt Nam và thống nhất đất nước.
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ 1954 đến 1975 bao gồm:
1. Tổ chức và lãnh đạo: Sự tổ chức rất tốt của Bộ Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam và cách lãnh đạo thông minh của Đảng Cộng sản Việt Nam đã giúp định hình một chiến lược và triển khai hiệu quả các chiến dịch.
2. Sự đoàn kết của nhân dân: Cuộc Kháng chiến không chỉ dựa vào quân đội mà còn sự tham gia và hỗ trợ mạnh mẽ từ nhân dân. Sự đoàn kết với vai trò quan trọng của các lực lượng dân quân và công tác tư tưởng đã giúp duy trì sự phổ biến và ủng hộ rộng rãi trong cuộc chiến.
3. Chiến thuật và chiến lược: Đội quân Việt Nam đã sử dụng chiến thuật bất ngờ, linh hoạt và đánh giá đúng tình hình để tấn công và tiêu diệt các căn cứ quân sự Mỹ và miền Nam.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đóng vai trò quan trọng trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông là một nhà lãnh đạo, chiến lược gia và tướng quân xuất sắc. Ông đã đưa ra những chiến lược và chiến
Em hãy nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã kết thức cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nguyên đối với Đại Việt. Trong ba lần tấn công xâm lược, với quyết tâm cao, quân địch đã huy động một lực lượng hùng mạnh, nhiều tướng giỏi hòng đè bẹp nhân dân Đại Việt nhưng cả ba lần đều thất bại.
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của Mông – Nguyên, một kẻ thù mạnh và tàn bạo nhất thế giới lúc bấy giờ để bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chủ quyền quốc gia của Đại Việt.
Câu 16. Hãy kể tên những trận thuỷ chiến tiêu biểu trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta thời phong kiến. Trình bày hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của trận thuỷ chiến TK XVIII và nêu nhận xét của em về vị anh hùng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và thắng lợi của phong trào khởi nghĩa nông dân TK XVIII?
Câu 17. Trong các cuộc khởi nghĩa nông dân TK XVI – XVIII, em ấn tượng nhất về cuộc khởi nghĩa nào? Vì sao?
Câu 18. Hãy kể tên các cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến từ TK XVI -TK XVIII. Cuộc chiến tranh nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất đối với đất nước? Hãy trình bày những hiểu biết của em về cuộc chiến tranh đó và nhận xét, đánh giá về thời kì lịch sử này?
Trong giai đoạn lịch sử từ năm 1945 đến năm 1975, quân và dân ta đã có rất nhiều chiến thắng oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Phát và chống Mĩ, em hãy kể tên 1 chiến thắng của quân và dân ta mà em ấn tượng nhất.
theo em em ấn tượng nhất là chiến thắng điện biên phủ lừng lấy năm châu chấn đọng địa cầu đó là chiến thắng mà em ấn tượng nhất ạ
Nhân dịp Kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2022), chúng ta cùng tìm hiểu về lịch sử, ý nghĩa của ngày này. Cách đây 47 năm, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từ đây tập trung sức lực và trí tuệ hàn gắn vết thương chiến tranh xây dựng cuộc sống mới; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chiến thắng ngày 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng hội do Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng, chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc. Quân và dân ta đã đánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất của loài người tiến bộ; kết thúc oanh liệt cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng thế giới, góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới. (...)Vào lúc 17 giờ ngày 26/4, quân ta đã nổ súng mở đầu chiến dịch, năm cánh quân của ta đã vượt qua tuyến phòng thủ của địch để tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng. 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các của Sài Gòn, Dương Văn Minh vừa lên chức tổng thống ngày 28/4 đã phải tuyên bố đầu hàng quân ta không điều kiện. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đại thắng mùa xuân 1975 đã chứng minh trí tuệ và tài thao lược của Đảng ta trong lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh cách mạng, cũng như chứng minh tinh thần quật khởi của người dân Việt Nam trong đấu tranh chống ngoại xâm. Chiến thắng đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc, cả nước cùng tiến lên CNXH. Thắng lợi này đã đi vào lịch sử nước ta và của thế giới, như một trang sử chói lọi ở những năm 70 của thế kỷ XX, mang tầm quốc tế, tầm thời đại sâu sắc. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới của đất nước, chúng ta mãi tự hào và biết ơn sự hy sinh to lớn của các anh hùng, các thế hệ cha ông ta đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc. Chúng ta càng tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt tài tình của Đảng cộng sản Việt Nam, vào tinh thần quật cường bất khuất và trí thông minh, sáng tạo của dân tộc ta, của quân đội ta. Mỗi người dân Việt Nam nguyện tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, tinh thần đại đoàn kết toàn dân, quyết tâm vươn lên hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh theo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra. Hãy chỉ ra các yếu tố cho thấy văn bản mang đặc điểm của văn bản thông tin. Tóm tắt các ý chính của mỗi đoạn văn trong văn bản. Giúp em với ạ, em cần gấp
các bn ơi ! hãy đọc lm và đọc thuộc các câu này vì thi cuối kì 2 sẽ có đấy . 1/vì sao mỹ phải kí hiệp định pa - ri về chấm dứt chiến tranh ở việt nam 2/ nêu ý nghiã lịch sử của chiến thắng 30-4-1975 .3/ em hãy nêu vị trí địa lý và giới hạn của châu á . 4/ nêu đặc điểm địa hình và khí hậu của châu á. 5/ em có thể lm j để tránh lãng phí điện .6/em có thể lm j để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại
Em hãy lập bảng niên biểu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và nêu ý nghĩa của mỗi trận đánh
TK:
Thời gian | Các sự kiện |
Đầu năm 1416 | Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở Lũng Thai(Thanh Hóa) |
Ngày7-2- 1418 | Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn(Thanh Hóa) |
Giữa năm 1418 | Quân Minh huy động một lực lượng bao vây căn cứ Chí Linh. Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi phá vòng vây, hy sinh cứu chủ |
Mùa hè năm 1423 | Lê Lợi đề nghị tạm hòa, được quân Minh chấp thuận, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn |
Cuối năm 1424 | Quân Minh trở mặt, tấn công nghĩa quân |
Năm 1425 | Giải phóng Tân Bình,Thuận Hóa |
Tháng 9 năm1426 | Lê Lợi và bộ chỉ huy mở cuộc chiến tiến ra Bắc |
Cuối năm 1426 | Trận Tốt Động-Chúc Động |
Tháng 10-1427 | Trận Chi Lăng-Xương Giang |
Ngày 10-12-1427 | Hội thề Đông Quan |
Tham khảo:
Thời gian | Các sự kiện |
Đầu năm 1416 | Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở Lũng Thai(Thanh Hóa) |
Ngày7-2- 1418 | Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn(Thanh Hóa) |
Giữa năm 1418 | Quân Minh huy động một lực lượng bao vây căn cứ Chí Linh. Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi phá vòng vây, hy sinh cứu chủ |
Mùa hè năm 1423 | Lê Lợi đề nghị tạm hòa, được quân Minh chấp thuận, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn |
Cuối năm 1424 | Quân Minh trở mặt, tấn công nghĩa quân |
Năm 1425 | Giải phóng Tân Bình,Thuận Hóa |
Tháng 9 năm1426 | Lê Lợi và bộ chỉ huy mở cuộc chiến tiến ra Bắc |
Cuối năm 1426 | Trận Tốt Động-Chúc Động |
Tháng 10-1427 | Trận Chi Lăng-Xương Giang |
Ngày 10-12-1427 | Hội thề Đông Quan |