Cảm nghĩ của em khi bố trổ tài nấu nướng
Help me!
Cảm nghĩ của em khi bố trổ tài nấu nướng
HELP ME!
bình thường quá. Bố lúc nào chả nấu nướng. Có phải là phải mẹ lúc nào cũng nấu đâu
bố em nấu ắn rất tệ
tệ ko thể tả nổi
mỗi khi bố vào bếp là em chạy trốn
hề hề
trời đó là 1 ác mộng của mk khi mẹ đi vắng.Mẹ mk đi vằng còn mỗi bố và mk cả em nữa , tối hôm đó bố trổ tài nấu nướng . mk thấy cái mùi rất kì dị và khi ăn nó xong rồi đi bệnh viện. Thế là từ đó mk hc cách nấu ăn của mẹ và ko bao giờ muốn ăn đồ bố làm nữa.
xong rùi đấy học tốt
Viết bài văn nêu cảm nghĩ về nghười bố của em.
please, help me
Chiều nay cơn mưa rào chợt đến, thì thào rót vào tai những điệu buồn thôn dã, khiến lòng tôi nhớ về người cha nơi quê nghèo, đã một thời cùng tôi rong ruổi trên những bước đường xa lặng lẽ, mênh mông.
Dòng sông, bao giờ cũng âm thầm cuộn chảy và mạch đời vẫn sống mãi giữa tháng năm, những gì đã qua đi thì không bao giờ trở lại và nét chữ cũng phai mờ theo dấu vết thời gian. Nhưng đối với tôi, những kỷ niệm đó, nó hầu như sống mãi, cứ ngỡ như mới hôm qua. Những hình bóng thân thương, những kỷ niệm vui buồn bên cha, luôn hiện hữu mãi trong lòng tôi.
Cha! Là duy nhất, là tất cả. Vâng, cha là tất cả. Hầu như mọi người trong chúng ta, khi nói về công ơn dưỡng dục, phần lớn thường nghĩ về mẹ. Có mấy ai nhớ rằng, trong từng nhịp thở của ta là có cả một vùng trời bao la mà cha dành tặng. Tuy âm thầm lặng lẽ, nhưng chan chứa vạn tình thương. Càng nghĩ đến cha, tôi thấy mình dâng lên niềm thổn thức. Bóng chiều chóng qua, màn đêm buông xuống, đất trời đang tràn ngập dưới ánh trăng vàng lung linh,lặng lẽ. Giờ này, có lẽ cha vẫn còn thức!… Cha ơi!
Nói đến cha, hình bóng thân thương ngày nào trong tôi bỗng sống lại, tôi bâng khuâng nghĩ về ngày ấy. Vâng, có lẽ đó là những chuỗi ngày đối với tôi vừa là êm đềm, vừa là phong ba bão táp.
Ngày đó, gia đình tôi nghèo khổ lắm, tôi phải xa mẹ trong hạn cuộc biệt ly của thế thái nhân tình, như bèo hợp để mà tan. Đêm đến, trong ngôi nhà nhỏ, chỉ hai bóng hình cha và con in trên tường vách. Càng nghĩ, càng thấy thương cha, thương nhiều lắm. Đối với tôi lúc này mà nói, thì tôi chẳng thấy buồn gì cả, nhưng sao trong tận đáy lòng bỗng nghe trống vắng, không có sự nuông chiều, không có người nhõng nhẽo, mà ngược lại hầu như thường xuyên đón nhận những lời răn đe và ánh mắt nghiêm nghị của cha.
Thế nhưng, dù nghiêm khắc, ít nói nhưng tình thương cha dành cho, tôi cảm nhận được. Đêm đến, cha thay mẹ ôm ấp tôi vào lòng, sưởi ấm cho tôi ngon giấc. Những lúc mưa to, gió lớn sợ tôi giật mình tỉnh giấc, cha lo lắng không yên. Những đêm hè đến, cha cùng tôi ngắm trăng, ngắm những vì sao lấp lánh, cùng bát ngát nương rẫy ngô khoai. Lẳng lặng trong đêm,những điệu nhạc buồn của những chú ễnh ương khi trời vừa tạnh, trên những vũng nước,cùng những điệu nhạc buồn của những chú dế rên rỉ đâu đây. Ôi thật tuyệt! Nghe như một khúc nhạc ly kỳ được hòa tấu bằng một dàn âm thanh tổng hợp. Những giây phúc ấy, chính là niềm hạnh phúc vô biên mà mấy ai diễm phúc có được. Bên cha, tôi thấy ấm áp và an toàn làm sao! Cái cảm giác đó khó mà dùng ngôn từ để diễn tả hết được. Vì con, cha hi sinh tất cả, những năm tháng thanh xuân của thời trai trẻ,bao nhiêu tình thương, cha dành hết cho con, nuôi con khôn lớn.
Thương cha lam lũ một đời
Tìm trong xa vắng những lời xa xưa
Bồng bềnh gió đẩy mây đưa
Bơ vơ con đứng bóng mưa ngập lòng.
Nhiều lúc ngồi suy ngẫm lại, tôi thấy thương cha vô ngần. Thật đúng với câu “tấm lòng của người cha là một tuyệt tác của tạo hóa”, sự hiện diện của cha là sự có mặt của lòng dũng mãnh trong hành động và lặng lẽ trong tình thương.
Giờ đây, tôi còn nhớ rất rõ, có một lần về thăm nhà, sau bao nhiêu năm xa cách, cảm giác vui mừng lúc đó không thể nào diễn tả hết được. Lúc ấy, tôi chỉ mới 15 tuổi, là một bé con lâu ngày mới được về thăm nhà. Cha thấy tôi, ông mừng lắm, thay vì ôm chằm lấy tôi như người mẹ, nhưng không, ông chỉ nở một nụ cười đầy hoan hỷ. Nhưng rồi chẳng được bao ngày thì “bèo hợp để tan, người gần để ly biệt”, tôi phải ra đi khi sương khuya còn đang lung linh trên đầu cây ngọn cỏ, khi màn đêm cô tịnh đang chuyển dần cho bình minh ló dạng, cánh đồng cỏ mênh mông đang xào xạc vẫy chào để tiễn bước chân tôi. Cha vội vã dúi vào tay tôi một ít tiền rồi đứng lặng yên nhìn chiếc xe từ từ lăn bánh đưa tôi khuất bóng và mất hút trong rừng cây. Trong cái tờ mờ ấy, tôi chợt nhận ra đôi mắt cha đang buồn bã nhìn theo, như cố níu lại những giọt lệ sắp lăn dài trong vùng trời thương nhớ. Cha nhìn theo tôi, tuy không nói một lời nhưng chính là nói tất cả. Tôi hiểu và tôi rất hiểu về cha, tôi mỉm cười, một nụ cười như được giải tỏa một điều gì đó. Tôi ngẩn mặt lên nhìn theo những hàng cây, cố tìm hình bóng cha giữa hàng cây sâu thẳm, nhưng tất cả chợt hiện ra rồi tan theo sương mờ.
Mãi cho đến hôm nay, dù trên vạn nẻo đường sương gió, tôi luôn có cảm giác cha vẫn đâu đó âm thầm theo mỗi bước chân tôi. Dẫu giờ đây, tôi không còn bé nữa, cũng như cha ngày một cằn cỗi với năm tháng, như bóng xế chiều tà, tôi vẫn thấy cha hiên ngang sừng sững như ngọn núi Thái Sơn hùng vĩ, lúc nào cũng che chắn cho con giữa ngàn cơn bão tố. Bởi lẽ, “cha là duy nhất, một trái tim cho con được thở, cha là ánh sáng một bầu trời bao la rộng mở…Cha! Là cánh gió, nâng con lên vút tận trời cao”.
Tham khảo:
Trong gia đình em, ai em cũng yêu cũng thương như nhau, mỗi người trong gia đình lại chiếm một vị trí đặc biệt khác nhau, không ai có thể thay thế được ai cả, nhưng người em kính trọng nhất là bố em. Vì bố là niềm tự hào và mong ước trong lòng em.
Bố em là bộ đội, thời gian ở nhà rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay, từ bé có khi em chẳng mấy khi được gặp, chẳng mấy khi đươc ôm bố, không được như bọn bạn em được gọi bố hàng ngày, được bố lai đi học, được nũng nịu. Đôi lúc em còn không tưởng tượng ra được bố mình như thế nào nữa, vì khoàng cách với bố quá xa vời, muốn gặp đâu phải thích là được, bố còn bận rất nhiều công việc khác, nên khó ở bên cạnh em xuốt được.
Bố em có khuôn mặt tròn, mà đặc biệt nhất là chiếc trán hói, nhìn rất là đáng yêu. Đôi mắt bố trong và rất đẹp, bố không có bị cận nên lúc nào bố cũng nhắc nhở em phải cẩn thận giữ đôi mắt của mình. Bố sống rất bình dị, mọi thứ bố đều rất tiết kiệm. Tuổi thơ của bố không được chơi nhiều như em bây giờ, từ bé bố đã phải lo công việc trong nhà, nên rất vất vả, vừa cố gắng học vừa làm giúp cha mẹ.
Bố kính yêu của em khá là nghiêm khắc, chắc bị lây từ bố, nên tính cách của em khá là khó tính và hơi để ý như bà cụ non, việc cần cẩn thận thì không bao giờ cẩn thận, nhưng những việc không cần thì lại làm tốt hơn người khác. Chẳng hiểu sao mỗi lần thấy bố mặc gì cũng đẹp cũng xinh.
Em hay lôi ảnh của bố lúc trẻ ra ngắm, rồi hỏi mẹ linh tinh những câu chuyện về bố. Bé mỗi lần nhớ bố quá, lại cố gắng viết một lá thư thật dài cho bố, nói là “con nhớ bố”, “bố về mua bánh socola cho con”. Nhưng khi bố về, bố dang đôi tay ra để ôm thì lại chạy thật xa khỏi đấy vì quá sợ hãi không biết phải làm như thế nào.
Bố rất quan tâm mọi người, mỗi lần đi đâu xa bố đều mua quà cho từng người, coi em học bài dù trời đã muộn, thấy bố vẫn xem phim xong học xong thấy bố ngủ khì ở ghế uống nước. Bố chẳng mấy khi nói ra thương con như thế nào nhưng bố luôn âm thầm từ phía sau.
Bố rất hay mắng và bắt em học bài, nhiều lúc ghét bố lắm, nhưng mỗi lần được điểm cao là hạnh phúc vô cùng. Người làm cha làm mẹ chỉ muốn tốt cho con cái thôi.
Bố em rất tâm lí, vào ngày lễ hay dịp gì cũng đều mua bao nhiêu là hoa hồng thơm nức, thích gì đòi bố một tí là được mua.
Em chỉ nhớ có một lần rất lâu về trước, ngày mà bố đi công tác về em không nhận ra bố mình, một đứa trẻ con không nhận ra bố có phải rất đáng thương không. Đó là lần duy nhất trong cuộc đời em không nhận ra bố mình. Giờ thì bố em cũng về nhiều hơn trước một chút rồi, nhưng nó không đủ cho em.
Bố em rất thích làm vườn và trồng cây cảnh, bố em trồng bao nhiêu cây xanh quanh nhà, cây nào cũng đẹp, cũng đáng yêu, mỗi lần về là bố lại bón phân rồi tỉa lá, bắt sâu. Bố rất yêu công việc, lúc nào cũng làm lụng trồng rau cho mẹ, bố em dạy em cách tận hưởng thiên nhiên, dạy em cách sống là chính mình. Có đôi lúc em thấy mình thật may mắn, có lẽ vì em xa bố em lâu quá, nên em không có những trận đánh đòn, không có những ngày bị bố la mắng, nhưng bị bố mắng khóc những lúc làm sai thì tất nhiên là có.
Em rất thương bố, rất muốn lớn thật nhanh để làm giúp bố tất cả mọi việc. Cuộc sống bên ngoài toàn cạm bẫy và những sự đố kị, đôi lúc muốn mình nhỏ bé bên vòng tay cha mẹ để tránh tất cả những nguy hiểm của cuộc sống. nhưng phải lớn thôi vì cuộc sống là không chờ đợi, bố mẹ cũng đang đợi mình tự tin vững bước vào tương lai.
Chúc bạn học tốt!
Cảm nghĩ của em khi xem diễn văn nghệ
HELP ME!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Đêm hội diễn văn nghệ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 10 của Công ty thương mại Khatoco đã đọng lại trong tôi nhiều ấn tượng, cảm xúc và ngạc nhiên nhất, sân khấu với ánh sáng và âm thanh hiện đại như đưa người xem đang thưởng thức một show diễn của các ca sĩ chuyên nghiệp. Bất ngờ nhất là đây, các nghệ sỹ, ca sỹ, các diễn viên không chuyên của chúng ta, đã cống hiến một đêm diễn văn nghệ đầy lắng đọng và cảm xúc.
Hội diễn văn nghệ lần này thật sự gây nhiều hình ảnh mới lạ, người xem cảm nhận được đặc trưng của văn hóa vùng miền, sự cần mẫn, mộc mạc của cô thôn nữ miền tây, cái rắng rỏi, kiên trung đối đầu với những ngọn sóng dữ của người lính trường sa. Và đây, lễ hội với những câu giao duyên quan họ, trong tiếng khèn thánh thót vùng tây bắc đến miền đất phù sa đặc sản trái cây miền sông nước Nam Bộ. Nơi đất Quảng với những điệu múa chăm huyền bí đã gây ấn tượng mạnh với tinh thần tập luyện miệt mài của các bạn chi nhánh Đà nẵng. Rực sáng ngọn lửa, âm thanh cồng chiên vang dội của đội Đồng Nai đã khơi lại hào khí hùng hồn của chiến trường chiến khu Đ năm nào.
Tuy còn có những tiết mục chưa gây được ấn tượng lắm, nhưng nhìn chung hội diễn văn nghệ lần này đã đạt được yêu cầu về chất lượng và nội dung mà Ban Lãnh đạo công ty đã đề ra.
Tinh thần luyện tập, tham gia hội diền văn nghệ của các chi nhánh, các tổ thị trường lần này thật đáng được trân trọng. Các bạn, các nhân viên thị trường đã thực sự cháy hết mình cho đêm diễn của mình.
Đợt công diễn này đã thể hiện trách nhiệm đầy quyết tâm của các chi nhánh, không vì sân chơi này mà các đội tham gia cho có mặt hoặc thể hiện một cách qua loa mà ngược lại họ đã làm, đã diễn rất hay và đầy nhiệt huyết, tôi đã xúc động thực sự khi xem các nghệ sỹ không chuyên của nhân viên thương mại Khatoco diễn xuất đêm ấy – Cám ơn các bạn nhiều lắm!
Giải thưởng đã được trao cho các đội xứng đáng nhất. Trên hết là Ban lãnh đạo công ty đã tạo ra một sân chơi có ý nghĩa tinh thần to lớn, tạo cơ hội gặp mặt, giao lưu giữa các nhân viên thị trường, các chi nhánh trên toàn quốc. Và tất cả đã tập trung về đây, mái nhà Khatoco, cùng góp tay xây dựng mái nhà chung luôn vững vàng và vươn xa mãi.
Đêm hội diễn văn nghệ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 10 của Công ty thương mại Khatoco đã đọng lại trong tôi nhiều ấn tượng, cảm xúc và ngạc nhiên nhất, sân khấu với ánh sáng và âm thanh hiện đại như đưa người xem đang thưởng thức một show diễn của các ca sĩ chuyên nghiệp. Bất ngờ nhất là đây, các nghệ sỹ, ca sỹ, các diễn viên không chuyên của chúng ta, đã cống hiến một đêm diễn văn nghệ đầy lắng đọng và cảm xúc.
Hội diễn văn nghệ lần này thật sự gây nhiều hình ảnh mới lạ, người xem cảm nhận được đặc trưng của văn hóa vùng miền, sự cần mẫn, mộc mạc của cô thôn nữ miền tây, cái rắng rỏi, kiên trung đối đầu với những ngọn sóng dữ của người lính trường sa. Và đây, lễ hội với những câu giao duyên quan họ, trong tiếng khèn thánh thót vùng tây bắc đến miền đất phù sa đặc sản trái cây miền sông nước Nam Bộ. Nơi đất Quảng với những điệu múa chăm huyền bí đã gây ấn tượng mạnh với tinh thần tập luyện miệt mài của các bạn chi nhánh Đà nẵng. Rực sáng ngọn lửa, âm thanh cồng chiên vang dội của đội Đồng Nai đã khơi lại hào khí hùng hồn của chiến trường chiến khu Đ năm nào.
Tuy còn có những tiết mục chưa gây được ấn tượng lắm, nhưng nhìn chung hội diễn văn nghệ lần này đã đạt được yêu cầu về chất lượng và nội dung mà Ban Lãnh đạo công ty đã đề ra.
Tinh thần luyện tập, tham gia hội diền văn nghệ của các chi nhánh, các tổ thị trường lần này thật đáng được trân trọng. Các bạn, các nhân viên thị trường đã thực sự cháy hết mình cho đêm diễn của mình.
Đợt công diễn này đã thể hiện trách nhiệm đầy quyết tâm của các chi nhánh, không vì sân chơi này mà các đội tham gia cho có mặt hoặc thể hiện một cách qua loa mà ngược lại họ đã làm, đã diễn rất hay và đầy nhiệt huyết, tôi đã xúc động thực sự khi xem các nghệ sỹ không chuyên của nhân viên thương mại Khatoco diễn xuất đêm ấy – Cám ơn các bạn nhiều lắm!
Giải thưởng đã được trao cho các đội xứng đáng nhất. Trên hết là Ban lãnh đạo công ty đã tạo ra một sân chơi có ý nghĩa tinh thần to lớn, tạo cơ hội gặp mặt, giao lưu giữa các nhân viên thị trường, các chi nhánh trên toàn quốc. Và tất cả đã tập trung về đây, mái nhà Khatoco, cùng góp tay xây dựng mái nhà chung luôn vững vàng và vươn xa mãi.
Hằng năm, cứ vào dịp Kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 là chúng em lại được thưởng thức những tiết mục văn nghệ, nghệ thuật đặc sắc và hấp dẫn của các bạn học sinh và các thầy cô giáo trong trường. Năm nay cũng vậy, buổi biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày tôn vinh quý thầy cô của trường em làm em thật sự ấn tượng.
Mở đầu là những tiết mục văn nghệ của các chi đội 2A và 4C. Các bạn ấy hát thật hay, múa thật đều và dẻo. Sau khi cô Hiệu trưởng đọc diễn văn là lời phát biểu của Trưởng ban đại diện học sinh. Chương trình văn nghệ chào mừng bắt đầu. Đồng ca lớp 4A đã khiến cho tất cả các khán giả trong hội trường trật tự và theo dõi. Các bạn nữ lớp 1B với tiết mục hát múa Đi học. Các bạn ấy rất chăm chút về phần trang phục diễn.
Em rất thích cách các bạn ấy điều khiển những chiếc ô đủ màu sắc. Trông chúng thật bắt mắt làm sao! Nhìn lên sân khấu, ai ai cũng thấy yêu những cô bươm bướm nhỏ 1B. Tiếp đến là tiết mục nhảy aerobic của nhóm lớp 3A và lớp 3B. Những động tác khỏe mạnh và nhanh gọn được các bạn thể hiện đều tăm tắp. Cô Tổng phụ trách còn tiết lộ rằng các bạn ấy chỉ tập bài này trước buổi diễn có 2 tuần. Thật là cảm phục các bạn ấy! Đến tiết mục của cô Hải dạy nhạc, ai ai cũng hào hứng vỗ tay. Cô thật đẹp trong chiếc áo dài màu hồng phấn, tiếng hát cô ngân vang với bài Khúc ca người giáo viên.
Một tiết mục đơn ca đặc sắc nữa đến từ chi đoàn 5B, bạn Tú Linh hát bài Bụi phấn khiến mọi người đều xúc động. Khép lại buổi biểu diễn văn nghệ là tiết mục hài kịch của chi đoàn em, chi đoàn 3C, khiến mọi người đều cảm thấy vui nhộn, sôi nổi. Chúng em lần lượt mang những bó hoa tươi thắm lên tặng các thầy cô và chụp ảnh lưu niệm. Buổi mít tinh kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam kết thúc trong tiếng vỗ tay và reo hò của học sinh toàn trường.
Bằng lời ca tiếng hát của mình, các bạn học sinh đã tri ân và tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô của mình. Em rất vui và thích thú với những buổi biểu diễn văn nghệ như vậy tại trường. Hi vọng rằng các dịp kỉ niệm tiếp theo trường em cũng sẽ có những tiết mục văn nghệ đặc sắc như năm nay.
Cảm nghĩ của em về mẹ khi em nhận được điểm tốt
HELP ME!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
mẹ làm giấy vụn. tại vì điểm cao hay điểm thấp đem về khoa mẹ xong được gì đâu. Đóng khung treo tường ak
Mặt lạnh tanh à. Mẹ tui có quan tâm đâu.
Bài văn xúc động về mẹ của nữ sinh Đà Nẵng
07:17 10/10/2012 145Đọc qua bài viết tôi thật sự ngỡ ngàng về suy nghĩ của con gái tôi đối với những người thân yêu của mình - trong đó người mẹ là biểu tượng làm bài viết của con", chị Trần Thị
Tình mẹ, một tình cảm thiêng liêng, cao quý luôn hiện hữu trong mỗi người con dành cho đấng sinh thành của mình. "Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già".
Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta, không thể nói hết bằng lời. Và cho dù có đi, ở đâu thì đúng thật, không ai tốt, chăm sóc, lo lắng cho chúng ta bằng chính cha mẹ.
Và thật xúc động khi cô học trò nhỏ con gái của chị Trần Thị Sương, đang theo học lớp 10 chuyên Hóa trường chuyên Lê Quí Đôn (Đà Nẵng) đã gửi gắm những tình cảm thiêng liêng dành cho mẹ vào trong chính bài văn của mình.
Dưới đây là bài văn của cô bé"
Mọi người chúng ta ai cũng được sinh ra và lớn lên trong vòng tay âu yếm của mẹ hiền. Vẫn biết bên mình có biêt bao nhiêu người thân yêu - đến trường ta có bạn bè thân thương, có ngôi trường thương mến, có thầy cô kính yêu hằng ngày vỗ về, dạy dỗ ... nhưng chắc chẵn có ai không cảm nhận được tình yêu thương đầy ắp, nồng ấm của người mẹ hiền đi theo ta đến suốt cuộc đời là cao cả nhất.
Tình yêu đó cứ lớn dần theo năm tháng, đến bây giờ khi bước chân vào trường trung học phổ thông ta mới phần nào hiểu được tình yêu thiêng liêng của mẹ.
Một sớm mai thức dậy, ta đã cảm nhận được bàn tay mẹ hiền ôm ấp đêm qua, giờ đây lại chuẩn bị nắm cơm buổi sáng trước lúc ta đến trường. Khi ta vào lớp, bàn tay mẹ lại tần tảo nắng mưa ngoài nương rẫy lo cho ta buổi cơm thường nhật, từng mảnh áo ấm trong những tiết trời lập đông. Cứ thế, tình mẫu tử luôn hiện hữu, cứ mãi chở che, mơn trớn, vỗ về, yêu thương, trìu mến trên mỗi nẻo đường con đến lớp.
Tình mẹ tràn đầy, trinh trắng như mặt nước hồ thu buổi sớm mà vẫn chân chất, mộc mạc, gần gũi tinh tươm tựa trang giấy học trò. Có lẽ khi con người còn chưa biết mặt chữ thì tình mẫu tử đã thể hiện đủ đầy, lung linh như ánh trăng rằm trong những câu ca dân gian xưa. Nay trên tất cả các phương tiện trao đổi thông tin, nghệ thuật, hình ảnh người mẹ lại càng được tôn vinh hơn nhưng chắc vẫn chưa bao giờ đủ để nói lên sự hy sinh và tình yêu người mẹ dành cho ta.
Từ tấm bé, khi biết cảm nhận cuộc đời, tình mẹ luôn dần lớn lên bên con theo năm tháng...
“ Ầu ơ ... ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi, Khó đi mẹ dắt con đi...”
Câu hát ru con bất ngờ của nhà ai hàng xóm trong đêm sâu quạnh quẽ của miền quê có lẽ cũng đủ đưa ta theo nguồn yêu thương của tình mẹ bao la! Tình mẹ thể hiện mọi nơi trên trái đất nầy với bất kỳ không gian nào.
Một sớm mai trong bài giảng của thầy ở lớp, vẫn còn nhớ như in câu hò đầm ấm, du dương mà mênh mông tình mẫu tử:
“Hò ơ! Mẹ già như chuối chín cây, Gió lay mẹ rụng... gió lay mẹ rụng ... con phải mồ côi”.
Buổi chiều về, đem cảm xúc nầy thổ lộ với ba, con lại nghe ba sụt sùi tiếc thương đã một lần lầm lỡ khi vô tình để mẹ buồn lúc tuổi thời cắp sách. Ba rất sợ mồ côi chăng? Có lẽ thế! Mồ côi với tình yêu thiêng liêng bất tận! Mồ côi bàn tay chăm bẵm tự buổi sơ sinh! Mồ côi sự chở che từ tấm bé! Mồ côi ngay cả lúc đã là người lớn như ba! Mồ côi sự nuông chiều trong thời thơ dại! Mồ côi cả trong buổi xế chiều!... Ba chỉ ngậm ngùi đọc câu ca dao xưa cũ:
“Công cha như núi Thái sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Ta chợt rùng mình sợ hãi thật sự nếu trên đời nầy, ta hay bất kỳ ai lỡ thiếu vắng đi một tình yêu thương của mẹ hiền!
Một đêm sốt xoàng thôi ta đủ biết mẹ chẳng bao giờ yên giấc, bàn tay mẹ nhẹ nhàng sờ trán thăm khám nhiệt độ, đắp chăn, tất tả lo thuốc men, rồi mẹ nấu lá xông mà khi nhỏ ta cứ ngỡ nồi lá xông là thuốc thần để con hết bệnh!
“Con ho lòng mẹ tan tành. Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi”.
Cơn sốt của con đã là cơn lửa đốt lòng mẹ! Cơn ho của con chắc đã làm khuôn mặt mẹ thêm hằn những vết chân chim!
Hình ảnh người mẹ luôn bên đời ấm áp, mãi hy sinh, chở che! Cất tiếng khóc đầu tiên chào đời là ta đã nằm trọn trong tình yêu thương đó. Từng bước đi chập chững trước tiên của đời người, ai đã cầm tay ta dắt đi từng bước một? khi lỡ ngã đau, ai lên tiếng xít xoa? Cảm nhận được nổi đau lúc nầy là ai ngoài mẹ? Ai mừng vui nhất khi ta cất tiếng nói bi bô? Khi bước chân vào trường, đằng sau ta không bao giờ thiếu vắng cặp mắt dõi theo đầy lo lắng của mẹ hiền! Và có ai tả được ánh mắt mừng vui của mẹ mỗi khi ta được điểm mười ?
Giờ đây, khi ngồi trên ghế nhà trường với những trang sách mới thơm tho như còn phảng phất mùi hương lúa mới đồng quê và những giọt mồ hôi tảo tần của mẹ, với bộ trang phục màu xanh hôm nay đây chắc không thiếu đi niềm hy vọng cho con nên người tự miền quê xa lắc. Khi phố lên đèn ta chắc mẹ mới rời công việc đồng áng, thoăn thoắt bước chân về nhà dưới làn sương đêm mà mẹ chưa một lần ta thán.
Còn nhớ như in những lúc học bài khuya, mẹ vẫn thức cùng con và ngồi bên may vá, khâu lại từng chiếc khuy, đắp bạ từng mãnh vai áo đã sờn. Ngồi bên con, chắc mẹ sợ con thức khuya không đủ sức mai dậy sớm đến trường, mẹ lại tất tả lo cho con từng ly nước cam ngọt lịm tình yêu thương. Đến khi con chim nhạn lạc bầy kêu sương đâu đó giữa không gian miên mang của đêm miền quê xứ Quảng, con lại lo rằng để mẹ cùng thức quá khuya làm sao ngày mai mẹ tiếp tục ra đồng dưới nắng?
Cũng đã có nhiều lần phạm lỗi, sau cái nhìn nghiêm khắc của mẹ, ta vẫn nhận được sự vỗ về bằng những lời khuyên mộc mạc, chân tình nhưng lắng sâu nỗi bao dung. Mỗi lần như vậy, con như lớn thêm lên, cứng cáp hơn lên và tự hứa với lòng sẽ không bao giờ phạm lỗi. Ta có biết đâu tuổi thơ vẫn cứ êm đềm trôi đi trong lúc lưng mẹ ngày thêm còng xuống theo dấu ấn ngiệt ngã của tháng năm, lỗi lầm xưa con e rằng chưa có dịp nào chuộc lại, tóc mẹ lại trắng thêm khi ta chưa kịp nên người. |
Ngày tựu trường phổ thông trung học chuyên, hai mẹ con rụt rè trên phố như không khí “ngày tựu trường đầu tiên” của Thanh Tịnh. Trong trang phục của quê nghèo lạ lẩm tại góc phố phồn hoa nhưng con vẫn cảm nhận được sự rắn rỏi, cứng cáp của mẹ để con vững tin mà tiếp xúc môi trường mới mẽ. Có ai đó thì thầm xót xa, ái ngại nhưng có gì đâu? Người ta có thể có nhiều thứ hơn nhưng con vẫn tin rằng con đã có một gia sản quí nhất trên đời chưa chắc ai sánh kịp đó là tình mẹ của con.
Hôm nay trên chiếc xe đạp mẹ mua cho con vẫn còn thơm mùi sơn mới, con đến trường trong niềm hân hoan như đang trong vòng tay mẹ, con đã tiếp cận môi trường mới, Thầy cô mới, bạn bè mới trong veo tuổi thơ học trò, con chắc vẫn không bao giờ thiếu sự lo lắng, nhớ thương của người mẹ hiền tần tảo.
Cuộc đời mẹ là cả một đời mãi hy sinh cho con, tình yêu của mẹ dành cho con mênh mông như trời biển vẫn như câu ca dao xưa đó thôi: “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, và nước trong nguồn vẫn luôn chảy mãi như để tình mẹ luôn tồn tại vĩnh hằng.
Giờ đây, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tưởng như báo đáp công ơn trời biển của mẹ bằng cả sự quyết tâm học hành của con! Con hứa với mẹ con sẽ giữ mãi màu xanh đồng phục của con bên cạnh bạn bè con, của trường con luôn trong sáng như niềm tự hào của chính con, như niềm hy vọng ngọt ngào vô tư của mẹ hiền dành cho con.
Mẹ ơi! Tình mẹ thật bao la! Con chỉ là đứa bé thích luôn được nằm trong vòng tay âu yếm, trìu mến của mẹ, của gia đình! Con nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân con nên người, góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình.
Theo Giáo Dục Việt Nam
những lời nói của giôn xi trong đoạn từ khi trời hửng sáng cho đến xem chị nấu nướng giúp, em hiểu gì về nhân vật và nội dung đoạn từ khi trời hửng sáng cho đến xem chị nấu nướng giúp
lúc này Giôn- xi đã lấy lại được chính bản thân mk, cô đã tự tin lên, cô đã muốn sống trở lại khi cô thấy chiếc lá thường xuân vẫn còn.
Trong nhịp sống tất bật, hối hả quay cuồng , nếu không có một khoảng lặng, một phút dừng lại ngắm nhìn cuộc đời, hẳn con người sẽ không bao giờ tìm được chút bình yên, thanh thản cho tâm hồn mình. Những lo toan thường nhật, cuộc mưu sinh bận rộn với bao toan tính, đắn đo đã cuốn con người vào vòng quay bất tận. Nhưng không, ở đâu đó, hơi ấm tình người vẫn lặng lẽ toả sáng. Ngay trong một khu phố nhỏ tồi tàn, vẫn cất lên bản nhạc dịu dàng giữa một xã hội phồn vinh, rộng lớn. Nơi ấy, nhà văn Mĩ O’ Henri, bằng tấm chân tình của mình, đã giúp người đọc phát hiện bao vẻ đẹp của tình thương yêu giữa những người lao động nghèo khổ. Đoạn trích trong “Chiếc lá cuối cùng” diễn tả đầy đủ vẻ đẹp những trái tim nhân hậu cao cả .
“Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn kể về những người nghệ sĩ nghèo. Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống trong một căn hộ thuê rẻ tiền ở khu quảng trường Griniz gần công viên Oa-sinh-tơn. Bệnh viêm phổi và sự nghèo túng đã khiến Giôn- xi ngã gục trên con đường tìm về với sự sống. Cô nằm bất động trên giường bệnh, dõi theo những chiếc lá thường xuân qua ô cửa sổ và tin rằng mình sẽ ra đi khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Vẻ chán nản làm bệnh tình của cô ngày một trầm trọng. Xiu vô cùng lo lắng và bộc lộ nỗi niềm với cụ Bơ-men - người hoạ sĩ nghèo luôn ấp ủ ước mơ vẽ một kiệt tác nhưng chưa bao giờ thực hiện được, đành sống qua ngày bằng tiền vẽ tranh quảng cáo và ngồi làm mẫu cho các hoạ sĩ trẻ cùng xóm... Một buổi sáng, Giôn- xi lại thều thào ra lệnh cho Xiu kéo chiếc màn cửa sổ để cô nhìn ra ngoài. Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng đêm trước, một chiếc lá vẫn bướng bỉnh bám trên cành thường xuân. Đó là chiếc lá cuối cùng của cây. Cả ngày hôm ấy, Giôn-xi chờ cho chiếc lá rụng xuống và cô sẽ chết. Nhưng sáng hôm sau, chiếc lá vẫn còn nguyên trên cây, tiếp thêm cho Giôn- xi sức sống và niềm hi vọng một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-plơ. Khi Giôn-xi gần như chiến thắng được bệânh tật thì cụ Bơ-men qua đời, vì bệnh lao phổi. Chiếc lá thường xuân giúp Giôn-xi vượt qua cơn nguy hiểm là kiệt tác cụ Bơ-men đã vẽ trên tường trong đêm mưa gió dữ dội, tàn bạo, cái đêm mà chiếc lá cuối cùng không chịu nổi sức gió đã lìa cành... Đoạn trích thấm đượm tình người đã rung lên những sợi dây cảm xúc trong tâm hồn độc giả.
Tình người cao đẹp được thể hiện trước hết ở nhân vật Bơ-men và bức kiệt tác của cụ. Ngay từ đầu đoạn trích, người hoạ sĩ già khắc khổ này chỉ xuất hiện qua một vài chi tiết: Xiu và cụ Bơ-men “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”; “cụ Bơ-men mặc chiếc áo sơ mi cũ màu xanh, ngồi đóng vai một tay thợ mỏ già trên cái ấm đun nước lật úp giả làm tảng đá” và cuối cùng chỉ thấp thoáng qua lời kể của Xiu. Nhưng có lẽ đôi hình ảnh hiếm hoi ấy mãi còn lại trong tâm trí bao người. Giây phút “nhìn cây thường xuân” đầy lo lắng là lúc cụ cảm nhận rõ nhất dáng ngủ yếu ớt cũng như mạng sống mong manh của Giôn-xi. Không ai biết trong ánh nhìn lặng lẽ chẳng nói năng và cái dáng ngồi làm mẫu bất động, cụ đang ấp ủ một điều gì. Đã từ lâu, ông cụ già “nhỏ nhắn dữ tợn” tự coi mình là một ***** xồm lớn chuyên canh gác và bảo vệ cuộc sống của hai nữ hoạ sĩ trẻ yếu đuối Xiu và Giôn-xi.Với cụ Bơ-men cô độc, có lẽ hai cô gái không khác gì những người ruột thịt, những người thân yêu nhất trong những năm tháng tuổi già hiu quạnh. Thường ngồi làm mẫu cho những bản vẽ của cô chị và hay tâm tình về tác phẩm kiệt xuất của mình, phải chăng đó là những tình cảm ấm áp mà cụ dành cho họ? Cụ hiểu tâm trạng Giôn-xi và nỗi lòng Xiu. Và... O’ Hen-ri không kể ông cụ làm gì sau khi về căn hộ cũ tồi tàn của mình. Cách cắt đoạn tạo một khoảng không gian riêng mà trong đó, chẳng ai có thể đoán được cụ Bơ-men sẽ có những hành đông cụ thể nào. Nhưng rồi, qua lời kể của cô chị Xiu, Giôn-xi và người đọc chợt ngỡ ngàng hiểu rõ công việc mà cụ đã âm thầm làm trong im lặng, trong những tiếng gào thét dữ dội của giông bão. Một mình cụ, với ngọn đèn bão, với bảng màu và chiếc thang mà có lẽ phải vất vẻ lắm cụ mới có thể lôi được nó ra khỏi chỗ cũ.... đã hoàn thành bức kiệt tác của cuộc đời mình. Thân già khổ sở trong đêm tối khủng khiếp đang nhăm nhe quật ngã mọi thứ, phải dũng cảm, chịu khó, bến bỉ như thế nào thì cụ Bơ-men nhỏ nhắn mới có thể gắng sức đương đầu với cơn mưa phũ phàng như vậy? Hơn nữa, vẽ - dẫu chỉ là vật nhỏ nhoi như một chiếc lá - trong hoàn cảnh khắc nghiệt, không ai giúp đỡ lại càng khó khăn gấp bội. Chiếc lá rất thật: “tuy ở gần cuống lá vẫn còn giữ màu xanh sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa” được vẽ nên bằng tất cả tấm lòng, tâm huyết và tài năng của người hoạ sĩ già Bơ-men. Nhưng điều quan trọng nhất là mục đích cuối cùng của người hoạ sĩ “thất bại trong nghệ thuật” đã đạt được. Chiếc lá mỏng manh chống chọi, thách thức cùng gió rét đã tiếp thêm sức sống và niềm tin cho Giôn-xi, kéo cô từ vực sâu của chết chóc và bệnh tật lên đỉnh chiến thắng. Nhưng bù lại, cụ Bơ-men đã vĩnh viễn ra đi. Hoá ra ông cụ già “hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai” lại là một người có thể hi sinh mạng sống của mình vì người khác. Chiếc lá là minh chứng cho tất cả tâm lòng thương yêu và sự quyết tâm cứu cô hoạ sĩ trẻ đầy tài năng với tương lai phía trước của cụ. Có thể cụ không nghĩ rằng đó là một kiệt tác. Dẫu bức tranh chẳng phải là tác phẩm có thể đưa cụ và hai cô gái trẻ ra khỏi nơi ẩm thấp rẻ tiền mà họ đang trú ngụ, nhưng có lẽ dưới suối vàng cụ vẫn sẽ mỉm cười mãn nguyện. Ngay hành động của cụ cũng đã là một kiệt tác, một kiệt tác vô giá dù không màu sắc, không đường nét, không âm thanh... nhưng chan chứa tình người. Tác giả không trực tiếp miêu tả mà tiết lộ cách “sáng tác” âm thầm, lặng lẽ ấy qua lời nói của Xiu tạo một sự bất ngờ cho người đọc, đồng thời tô đậm thêm tấm lòng cao cả và đức hi sinh như thánh thần của một hoạ sĩ già nghèo khổ.
Cũng như cụ Bơ-men, khi nhìn cây thường xuân chỉ còn trơ trọi vài chiếc lá, Xiu đã không giấu được nỗi lo sợ của mình. Giôn-xi tuy không ruột rà máu mủ gì với cô, nhưng cô thương Giôn-xi như một người em gái. Khoảnh khắc lặng nhìn cây thường xuân là khoảng lặng nặng nề đè trĩu tâm tư Xiu. Vì thế, sáng hôm sau, khi Giôn-xi yêu cầu kéo rèm cửa lên, cô “làm theo một cách chán nản”. Rõ ràng trong cô vẫn bị ám ảnh bởi tâm trạng bi quan của Giôn-xi. Cô không tin vào điều định mệnh về “chiếc lá cuối cùng” mà Giôn-xi nghĩ đến, nhưng cô sợ, với tình cảnh này, Giôn-xi sẽ thực sự rời xa cô mất. Cụ Bơ-men không nói gì với cô về việc làm của mình, về ý định thay thế chiếc lá thiên nhiên đã rơi rụng bằng một chiếc lá “nhân tạo” nên khi thấy trên cành chỉ còn duy nhất một chiếc la ùlay lắt, mỏng manh, yếu ớt, Xiu không khỏi thắt lòng lo sợ. Tiếng thều thào đoán định của Giôn-xi: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sã chết” như bóp nghẹt trái tim Xiu. Trước mặt Giôn-xi, Xiu tỏ ra mạnh mẽ là thế - một Xiu luôn cứng cỏi gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực của em - nhưng Giôn-xi có biết từ sâu thẳm tâm hồn Xiu cũng yếu đuối và đa cảm lắm? Cô thương Giôn-xi đến nỗi lo sợ không biết rồi mình sẽ ra sao nếu Giôn-xi chết đi “Em thân yêu, thân yêu! Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?” Lời động viên tràn đầy tình thươmng yêu để Giôn-xi hiểu rằng với Xiu, Giôn-xi như nửa cuộc đời cô. Giôn-xi mất đi rồi, liệu cuộc sống của cô có còn gì gọi là ý nghĩa? “Ngày hôm đó trôi qua, và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường”, một câu kể ngỡ như bình thường mà chứa đựng bao nỗi niềm. Trong bóng tối đang dần buông xuống, những đôi mắt vẫn không ngừng dõi theo chiếc lá cuối cùng như muốn chứng kiến cảnh chống chọi của nó với thiên thiên khắc nghiệt. Niềm hi vọng vẫn còn đó, nhưng có thể phụt tắt bất cứ lúc nào, khác gì ngọn đèn leo lét trước cơn gió dữ. Nhà văn không dùng một từ ngữ nào để miêu tả tâm trạng Xiu khi sang ngày sau nữa, chiếc lá vẫn dũng cảm bám chặt trên cành, nhưng vẫn có thể hình dung nét mặt tươi tắn của cô. Hẳn Xiu rất mừng khi Giôn-xi muốn ăn cháo. Những cử chỉ chăm sóc tận tình đã được đáp lại. Lời nói của vị thầy thuốc “Được năm phần mười rồi. Chăm sóc chu đáo thì chị sẽ thắng” càng khơi dậy niềm hi vọng vốn có lúc tưởng như tắt lụi. Cùng với sự cổ vũ của “chiếc lá dũng cảm” - kiệt tác của cụ Bơ-men - Xiu đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp Giôn-xi tìm lại được niềm tin và sự sống. Tình bạn và tấm lòng chân thật đã chiến thắng lão già viêm phổi quái ác. Lại một khoảng thời gian nữa trôi qua, khoảng thời gian thể hiện sự tinh tế và chín chắn trong vai trò làm chị của Xiu. Khi Giôn-xi đã lấy lại được sự vui vẻ, Xiu mới nhỏ nhẹ nói cho em sự thật mà có lẽ cô cũng chỉ mới biết không bao lâu. Nếu Xiu biết trước ý định của cụ Bơ-men thì truyện sẽ mất đi nhiều sức hấp dẫn, và chắc chắn cũng sẽ không có đoạn văn thể hiện tâm trạng lo lắng thấm đượm tình người của Xiu. Cô không phải là trung tâm tác phẩm nhưng lại đem đến cho người đọc một tình cảm êm dịu, hiền hoà, góp thêm một phần vào bức tranh với những gam màu sáng của tình người cao đẹp.
Còn Giôn-xi, người biết sự thật cuối cùng? Cảnh ngộ của cô thật đáng thương. Cái nghèo túng cùng cơn bệnh hoành hành cướp đi của cô tất cả sức lực. Cô gần như tuyệt vọng. Mỗi tiếng đếm lùi khi từng chiếc lá rơi xuống là mỗi lúc cô cảm thấy gần kề với cái chết hơn. Lưỡi hái tử thần cứ chập chờn trước mặt Giôn-xi đầy đe doạgắn với hình ảnh của nhưng chiếc lá thường xuân nhỏ bé. Sự sống mong manh của cô khác nào những chiếc lá ấy, chỉ một cơn gió thoảng qua là có thể lìa cành? Người đọc chợt căng thẳng, hồi hộp mỗi khi Giôn-xi bảo Xiu kéo mành lên. Ngay ngày hôm trước, sự tuyệt vọng của Giôn-xi làm nên nỗi niềm lo sợ trong Xiu và cụ Bơ-men, để rồi nỗi lo sợ lại len lỏi vào lòng người đọc. Lần thứ nhất kéo mành chỉ còn lại một chiếc lá, khiến không ai có thể dứt mắt khỏi sự sống nhỏ nhoi ấy suốt một ngày một đêm. Lần kéo mành thứ hai, liệu chiếc lá có còn và tính mạng của Giôn-xi sẽ ra sao? Giôn-xi có tàn nhẫn quá không khi bóp nghẹt trái tim người thân yêu bằng cách ra lệnh kéo mành như thế? Thật khó mà hồn nhiên, vui vẻ khi nghĩ rằng mình sắp chết, nhất là lúc con người đang ở vào độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời! Nghe những lời thủ thỉ tâm tình của Xiu, Giôn-xi cũng cô đơn lắm chứ. “Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình”. Cô đơn “khi những mối dây ràng buộc cô với tình bạn và với thế giới xung quanh cứ lơi lỏng dần từng sợi một”. Và nỗi sợ hãi choán hết tâm trí cô. Nhưng khi đêm đã qua rồi mà chiếc lá cuối cùng vẫn chưa lìa cành, Giôn-xi “nằm nhìn chiếc lá hồi lâu”,cái nhìn như dần sưởi ấm trái tim yếu đuối giá lạnh của cô. Có lẽ cô đang nghĩ và so sánh mình với sự mạnh mẽ của chiếc lá: “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy mình đã tệ như thế nào” và chợt nhận ra “muốn chết là cái tội”. Khoảng thời gian diễn ra sự hồi sinh diệu kì trong tâm hồn cô. Chiếc gương tay, ý muốn được ngồi dậy xem Xiu nấu nướng là những biểu hiện rõ rệt nhất của sự sống. Và niềm hi vọng được vẽ cảnh vịnh Na-plơ lại bùng cháy. Nhận được sự dộng viên, khích lệ âm thầm lặng lẽ của cụ Bơ-men, của Xiu, Giôn-xi đã tự mình biến cái không tưởng thành hiện thực. Tất cả sẽ trở nên vô nghĩa nếu như giờ phút này cô lại chấp nhận buông xuôi. Nhưng không, người đọc có thể thở phào nhẹ nhõm trước một sự sống mới đang hình thành.
cảm nghĩ của em về một mùa trong năm?
help me!!!
Hoa mai vàng đã nở báo hiệu cho mùa xuân cho mùa xuân đã về. “Xuân xuân ơi xuân đã về Có nỗi vui nào vui hơn ngày xuân đến... Bất chợt được nghe bài hát của ca sĩ Thanh Thảo thì trong em tràn về bao nhiêu niềm vui và rộn ràng khi mùa xuân đến. Ngày xuân đem lại cho em nhiều điều thích thú gợi nhớ. Mùa xuân thường bắt đầu từ những đóa pháo hoa đêm giao thừa, đó là thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới. Ai cũng ngước nhìn những tràn pháo hoa sáng lung linh đủ sắc màu tung ra như những ngôi sao bé nhỏ nhảy nhót tung tăng vui đùa. Mọi người cầu khẩn chúc nhau. Độ 6,7 giờ sáng mặt trời bắt đầu chiếu những tia sáng yếu ớt đầu tiên xuống vạn vật. Bầu trời dường như cao hơn. Những cánh én chao liệng trên bầu trời cùng với điệu nhạc du dương. Mùa xuân là mùa của trăm hoa đua nở, cây cối đâm chồi nảy lộc, tất cả đều khoác lên chiếc áo màu xanh mơn mởn. Dường như chúng được nàng Đông ủ ấm sau một thời gian dài để trồi ra những chiếc lá li ti mạnh mẽ, nhà nào cũng có những cành mai, chậu cúc để tô thêm cho một mùa xuân tràn trề hạnh phúc. Mùa xuân là mùa mà các bạn trẻ thiếu nhi thích nhất, được nhận những bao lì xì, được mặc những bộ quần áo đẹp, được ba mẹ chở về quê chơi,... Ôi! Thật tuyệt! Đã gần trưa mà bầu không khí vẫn trong lành mát mẻ. Đâu đây em ngửi thấy mùi bánh chưng bánh giầy thơm ngon tuyệt vời. Gia đình hội tụ. Tiếng cười, tiếng nói chuyện râm ran, đong vui, em chúc Tết ông bà, cha mẹ an khang thịnh vượng. Mùa xuân năm nay đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên. Em sẽ nhớ mãi. Em ước gì mình là cánh chim có thể bay tung tăng trên bầu trời ngày xuân để cất tiếng hát “Tết, tết, tết, tết đến rồi...”. Em cũng mong rằng những tháng ngày buồn phiền của năm cũ sẽ vơi hết đi và bắt đầu cho một năm mới yên lành và hạnh phúc.
Khi chiếc lá ngả màu vàng úa, làn gió khẽ mơn man đổ mùa xô nghiêng trên vai, khi những con đường se lạnh co rúm mình lại trong màu hoàng hôn tím ngắt, lòng chợt buồn man mác khi nhớ về những điều đã qua nghĩa là thu đã về
Trới thật xanh và nằng thật nhạt nhưng cũng đủ để nhận thấy sự tồn tại của nắng. Sẽ không có gì khoan khoái bằng cảm giác đi trong tiết trời se lạnh, trên con đường dài ngun ngút hai hàng cây và lắng tai nghe tiếng lá vàng xào xạt dưới chân. Thỉnh thoảng lại có cơn giá nhẹ thổi qua nựng nhẹ các cánh hoa cúc vàng bên đường như thầm khen cho vẻ đẹp bình dị của loài hoa có hương thơm rất nhẹ này. Đó là những gì tôi tưởng tượng ra và thường thấy trong các giấc mơ của mình
Theo tháng năm, tôi lớn lên và đại học. Những năm tháng lăn lộn ở giảng đường cùng vô vàn những kỳ thi. Và sau những kỳ thi là giấc mơ – Giấc mơ của tôi luôn là những quyển sách dày cộp với những ghi chú chi chit và đường gạch bằng bút dạ quang xanh đỏ.
Rồi tôi cũng ra trường, đi làm, không còn bị điểm số ám ảnh nữa, nhưng luôn có cái gì đó làm tôi không có mấy khi được mơ tiếp những giấc mơ mùa thu bỏ dở. Thậm chí có lúc tôi không còn nhớ mình thích mùa thi đến thế nào.
Trời xanh lắm, xanh ơi là xanh nhưng không phải là xanh lè như cái kiểu tôi hay nói chuyện. Nằng cũng rất vàng nhưng lại cũng rất dịu. Cây cối vừa thay chiếc áo mới, chiếc áo vàng điểm hoa đỏ - nhìn đẹp cứ như những cô gái mười tám đôi mươi. Đẹp tới mức gió không nỡ lay động mà chỉ nhẹ nhàng vỗ về vừa đủ tạo ra những âm thanh xào xạt vui tai và đem hương lá khô thoảng nhẹ khắp không gian.
Tôi cũng không biết là mùa thu ở đây đẹp hơn hay mùa thu trong mơ của tôi đẹp hơn. Nhưng tôi đã ngồi liên tục hàng giờ trong công viên, qua nhiều ngày liên tiếp để đắm mình trong sắc thu, trời thu và để nghe tiếng vọng của mùa thu, hương thơm và hơi thở của mùa thu
Bạn tham khảo nha!
Cơn gió lạnh thổi qua, những chiếc lá rập rờn theo, vài chiếc rơi lả tả xuống gốc. Chợt như thấy bước chân của nàng xuân đang về, cũng ngập ngừng e ấp,cũng thẹn thò, rụt rè. Chúng chưa đủ làm nên một mùa xuân ngập tràng hương sắc nhưng cũng đủ để tâm hồn người xao động, chờ mong.
Trong bốn mùa, mùa xuân có thể nói là một mùa đẹp nhất, không phải chỉ vì những nét yêu kiều diễm lệ của nó như cây lá xanh tươi, nghìn hoa đua nở, chim chóc véo von, mà còn cả vì cái khí tiết ôn hòa và ấm áp.
Bài văn cảm nghĩ của em về mùa xuân - Ảnh minh họa
Mùa xuân mới đang dần tới, sắc xuân rực rỡ trên những phố phường, cây cỏ dang cành lá quấn quít với gió xuân, lòng ta tràn ngập niềm vui sướng trong sự thanh bình, chợt lặng lại, bồi hồi nghe những lời ca chân thành của người nhạc sĩ đa tài luôn tin vào những giá trị chân thật của cuộc sống con người. Một điệu valse nhẹ nhàng, êm ái thật thích hợp khi trời đất đang bẽn lẽn khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của mùa xuân.
Mùa xuân dặt dìu theo con én lượn về, mênh mang, mơ màng. Tưởng chừng như xuân thật đơn giản với tiếng gà gáy xa xa khi những giọt nắng trưa vàng cùng những sợi khói bềnh bồng len nhè nhẹ qua vòm cây, kẽ lá song lại có sức biểu cảm, lay động lòng người. Người người hớn hở trước cảnh mùa xuân tươi.
Mùa xuân là mùa của đất trời giao hòa, mùa của hy vọng và ước mơ, mùa của mùa màng no ấm và xum họp. Mùa xuân là mùa của sức sống mãnh liệt, mùa để cây lá đâm chồi nảy lộc, mùa của những mầm non xanh mơn mởn thoát khỏi lớp vỏ bọc xù xì để vươn vai đón chào những tia nắng ấm áp diệu kì. Mùa xuân mang lại cho con người thêm một tuổi. Đối với thiếu nhi mùa xuân là mùa của sự trưởng thành về thể chất lẫn tâm hồn. Mùa xuân là sự mở đầu cho một năm mới, kế hoạch, một dự định mới, tương lai mới. Mùa xuân là mùa của sự đoàn tụ gia đình.
Ai có tâm hồn yêu cái đẹp chẳng từng một lần thấy rung động trước vẻ đẹp của mùa xuân. uân tới, hồi sinh sức sống cho muôn loài, xuân tươi vui từ cái nắng vàng hửng lên, từ cái lá cây xanh biếc, từ chồi non mơn mởn, từ cơn mưa phùn lất phất, từ những loài hoa đua nhau khoe sắc đến màu nâu mỡ màng của đất, cái màu nâu giản dị mộc mạc ấy nhưng lại nuôi sống muôn loài...
Tôi thích ngắm nhìn những cành hoa mai trong một ngày nắng tạnh, tiết xuân ấm áp và trong trẻo. Khi ấy vừa vui sướng hạnh phúc mà trong lòng lại thấy nuối tiếc một điều gì đó, chỉ sợ xuân sẽ qua và ngày xanh của mình cũng đang dần trôi đi mất không gì có thể níu giữ nổi và không tài nào có thể lấy lại được. Cho nên cứ mãi phân vân giữa niềm vui và nỗi buồn. Tất cả là sự lưng chừng, một nửa...
Hôm nay, ngọn gió xuân ấm áp đã thổi qua hồn tôi. Yêu xuân lắm đấy xuân có biết không!
Mùa xuân đem đến cho con người sự gần gũi với thiên nhiên, được cảm nhận và hòa mình vào sự thay đổi của sự giao mùa. Chính những sản vật được tạo hóa ban tặng cho Mùa Xuân làm cho chúng ta càng phải biết nâng niu và trân trọng nó thêm. Một năm mới đang đến với bao điều mới lạ, chúc mọi người có một mùa xuân vui vẻ, ấm áp và hạnh phúc để đón nhận hết tình yêu thương khi sự chuyển giao của năm đang tới gần.
Viết một đoạn văn nêu " cảm nghĩ " của bạn về bố bạn!
HELP ME
trên đời không chỉ mẹ là quan trọng nhất mà bố còn đứng thứ 2 trong tầm quan trọng đó . bố là 1người rất yêu thương con cái , hỏi han trong việc học hành . nói chung đối vs tôi bố là 1 người hoàn hảo ,yêu thương gia đình , và bt chăm sóc giữ gìn tổ ấm...
Cảm nghĩ về tình bạn thân thiết nhất của em. (Văn biểu cảm)
HELP ME, PLEASE!!!
Trong đời sống tinh thần của con người có rất nhiều tình cảm thiêng liêng như tình cha con, mẹ con, tình anh em, tình thầy trò, bè bạn… Nhu cầu về tình bạn là nhu cầu cần thiết và quan trọng, vì vậy mà trong ca dao, dân ca có nhiều câu rất cảm động về vấn đề này:
Bạn bè là nghĩa tương tri,
Sao cho sau trước một bề mới yên.
Có những tình bạn lưu danh muôn thuở trong văn chương như Lưu Bình với Dương Lễ, Bá Nha với Chung Tử Kì, như Nguyễn Khuyến với Dương Khuê… Trong cuộc sống xung quanh ta cũng có rất nhiều tình bạn đẹp đẽ.
Vậy thế nào là một tình bạn đẹp? Theo em, trước hết đó phải là một tình cảm chân thành, trong sáng, vô tư và đầy tin tưởng mà những người bạn thân thiết dành cho nhau. Tình bạn bước đầu thường được xây dựng trên cơ sở cảm tính nhiều hơn lí tính. Trong số đông bạn bè chung trường, chung lớp, ta chỉ có thể chọn và kết thân với một vài người. Đó là những người mà ta có thiện cảm thực sự, hiểu ta và có chung sở thích với ta, mặc dù là cùng hoặc không cùng cảnh ngộ.
Tình bạn trong sáng không chấp nhận những toan tính nhỏ nhen, vụ lợi và sự đố kị hơn thua. Hiểu biết, thông cảm và sẵn sàng chia sẻ vui buồn, sướng khổ với nhau, đó mới thực sự là bạn tốt. Còn những kẻ: Khi vui thì vỗ tay vào, Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai không xứng đáng được coi là bạn.
Đã là bạn thân thì thường dễ dàng xuê xoa, bỏ qua những thói hư tật xấu của nhau. Đó là một sai lầm nên tránh. Nể nang, bao che… chỉ làm cho bạn dấn sâu hơn vào con đường tiêu cực mà thôi. Trong tình huống như thế, bạn rất cần những lời khuyên đúng đắn, sáng suốt và đầy tình thân ái. Giúp bạn sửa chữa sai lầm cũng chính là giúp mình, giữ cho mình đi trên đường ngay lối thẳng để tu dưỡng thành người hữu ích.
Một yếu tố cơ bản để giữ cho tình bạn được bền lâu chính là niềm tin tưởng. Tin bạn cũng như tin mình, luôn nghĩ về bạn bè với những điều tốt đẹp. Có như vậy bạn bè mới trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của ta trong cuộc đời.
Tục ngữ có câu: Học thầy không tày học bạn với nội dung đề cao vai trò của bạn bè không chỉ trong phạm vi học hành mà còn ở nhiều mặt khác. Bạn tốt là gương sáng cho ta noi theo, nhiều lúc bạn đóng vai trò người thầy dẫn dắt, chỉ vẽ cho ta những điều hay lẽ phải. Đường đời vạn nẻo không ít gian nan, thử thách. Trên con đường dằng dặc ấy, nếu có được vài người bạn tâm giao cùng chí hướng, cùng quyết tâm, kề vai sát cánh thì lòng ta ấm áp thêm nhiều và nghị lực cũng tăng lên gấp bội.
Vì những lẽ đó mà tình bạn cao quý là một món quà tinh thần vô giá dành cho những ai biết tôn trọng và nâng niu nó. Tình bạn không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của một quá trình gắn bó dài lâu giữa những người bạn trung thành, thân thiết.
Ta hãy thử hình dung cuộc sống của một người không có bạn bè sẽ tẻ nhạt và cô độc biết bao nhiêu! Cuộc sống ấy u ám như mặt đất thiếu ánh mặt trời, như khu vườn hoang vắng thiếu sắc màu rực rỡ của những bông hoa, thiều tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nói tóm lại, đó là cuộc sống buồn bã và vô vị.
Tình bạn đáng yêu, đáng quý như vậy nên chúng ta phải biết giữ gìn, vun trồng cho nó mãi mãi xanh tươi. Đối với tuổi trẻ, tình bạn lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Nào! Chúng ta hãy giạng rộng vòng tay, nối kết tình bạn bè và tình thân ái. Các bạn ơi hãy nhở: Tình bạn – đó là niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi con người!
Tham khảo nhé , chúc bn hok tốt !
Yêu cầu các bạn khong chép tren mạng.
viết cảm nghĩ của em về bài "sông núi nước Nam"
Help me!!!!
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại thư.
Người xưa kể rằng,Lí Thường Liệt sáng tác bài thơ “sông núi nước nam” trong một cuộc chiến đấu chống quân Tống xâm lược.Ông không chỉ là một vị tướng tài giỏi mà còn là một người có tấm lòng yêu nước thương dân,là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học việt nam.
Khi quân Tống do sự chỉ huy của Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm quân sang xâm lược nước ta thì quân ta dưới sự chỉ huy của một vị tướng tài ba Lí Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm không ngại hy sinh và chặn đánh chúng trên sông Như Nguyệt.
Câu thơ đầu:
“ Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
Ngay từ những dòng thơ đầu tiên tác giả đã đưa ra chân lí “sông núi Nam Việt vua Nam ở” nhân dân ta phải trải qua biết bao cuộc đấu tranh gian khổ để giành lại độc lập chủ quyền của đất nước, chân lí ấy vẫn thật đơn sơ vì nó phản ánh đúng sự gian khổ hy sinh của biết bao nhiêu đồng bào dân tộc.Không chỉ vậy mà dân tộc ta đã nhiều lần khẳng định chân lí ấy bằng chính sức mạnh quân sự của mình,bằng chính tình đoàn kết của những người dân Việt Nam một lòng vì non sông đất nước nhất định phải giải phóng đất nước nhất định phải giành độc lập
Không những vậy lũ giặc ngoại xâm còn ra sức bóc lột nhân dân ta nặng nề,luôn có tham vọng cướp thuộc địa của ta và biến ta thành thuộc địa của chúng.Ý nghĩa câu thơ không dừng lại ở đây tác giả xưng danh nước ta là “Nam” ngầm gạt bỏ ý định của chúng định biến nước ta thành thuộc địa của chúng bấy lâu nay và đồng thời cũng gạt bỏ thái độ khinh miệt nước ta.Tác giả hẳn là người có vốn kiến thức thật uyên bác tinh sâu chỉ từ thể hiện qua những vần thơ mà đã nêu rõ được ý của mình,đặt nước mình là “Nam quốc” tức ngang hàng với “Bắc quốc” (vua phương bắc) đồng thời tác giả còn xưng vua Nam “Nam đế” cũng là bác bỏ ý nghĩ của chúng tự cho rằng chúng là con của chúa trời.
Câu thơ
“Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
(vằng vặc sách trời chia xứ sở)
Câu thơ ấy lại một lần nữa khẳng định chủ quyền của nước ta đã được ghi rõ trên sách trời không gì có thể thay đổi được.Sách trời đã chia riêng bờ cõi điều đó là bất khả xâm phạm.Câu thơ ấy đã khiến cho chân lí càng tăng thêm giá trị.Không gì có thể thay đổi được chân lí thiêng liêng ấy,nước nào có vua nước đấy.
Cuối năm 1076, mấy chục vạn quân Tống hai hai tên tướng Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm đầu sang cướp nước ta. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Lí Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm, chặn chân chúng lại ở phòng tuyến bên sông Như Nguyệt. Truyền thuyết kể rằng một đêm nọ, quân sĩ nghe vẳng vẳng trong đền thờ Trương Hồng và Trương Hát (hai tướng quân của Triệu Quang Phục đã hi sinh vì nước) có tiếng ngâm bài thơ này. Điều đó ý nói thần linh và tổ tiên phù hộ cho quân ta. Bài thơ đã góp phần khích lệ binh sĩ quyết tâm đánh tan quân giặc, buộc chúng phải rút lui nhục nhã vào tháng 3 năm 1077.
Từ trước đến nay, người ta thường cho rằng vị tướng Lí Thường Kiệt làm bài thơ này chỉ với mục đích động viên khí thế binh sĩ của mình. Tất nhiên là thế, nhưng câu thứ tư (Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm) lại rõ ràng là lời cảnh cáo quân giạc. Thì ra đối tượng nghe thơ không chỉ là quân ta mà còn là quân địch. Chính vì thế mà bài thơ được coi là một văn bản địch vận nhằm lung lya ý chí chiến đấu của đối phương.
Tác giả khẳng định: Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.
Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.
Bài thơ lưu lại từ xưa không có tựa đề. Các sách thường lấy mấy từ Nam quốc sơn hà trong câu đầu làm tựa đề cho bài thơ (Dịch là Sông núi nước Nam):
Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở Giặc dữ cớ sao phạm đến đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
Câu thứ nhất nêu lên chân lí: Sông núi nước Nam vua Nam ở. Lẽ ra phải nói là dân Nam ở thì đúng hơn nhưng thời bấy giờ, vua đại diện cho quốc gia, dân tộc. Chân lí ấy thật đơn sơ, hiển nhiên nhưng nhân dân ta phải gian khổ đấu tranh bao đời chống giặc ngoại xâm mới giành lại được.
Từ khi nước nhà có chủ quyền cho đến năm 1076, dân tộc Đại Việt đã nhiều lần khẳng định chân lí ấy bằng sức mạnh quân sự của mình. Lũ giặc phương Bắc quen thói hống hách, trịch thượng, luôn nuôi tham vọng cướp nước nên chúng khăng khăng không chấp nhận.
Ý nghĩa câu thơ không dừng lại ở đó. Tác giả xưng danh là nước Nam với chủ ý gạt bỏ thái độ khinh miệt coi nước ta là quận huyện vẫn tồn tịa trong đầu óc lũ cướp nước bấy lâu nay. Đặt nước mình (Nam quốc) ngang hàng với (Bắc quốc). Xưng vua Nam (Nam đế) cũng là bác bỏ thái độ ngông nghênh của bọn vua chúa phương Bắc hay tự xưng là thiên tử (con trời), coi thường vua các nước chư hầu gọi họ là vương. Các từ nước Nam, vua Nam vang lên đầy kiêu hãnh, thể hiện thái độ tự hào, tự tôn cùng tư thế hiên ngang làm chủ đất nước của dân tộc Việt. Đó không phải là lời nói suông. Chiến dịch tấn công ào ạt của quân ta vào căn cứ của quân cướp nước mấy tháng trước đó là một bằng chứng hùng hồn. Do đó, chân lí nói trên càng có cơ sở thực tế vững chắc.
Ngày ấy, triều đình nhà Tống lấy cớ ta dám quấy nhiễu vùng biên ải nên phải "dấy binh hỏi tội". Đầu năm 1076, quân ta đã tiêu diệt các căn cứ lương thảo, vũ khí, quân đội... nhằm chuẩn bị cho cuộc xâm lược của kẻ thù ngay bên đất chúng. Cho nên Lí Thường Kiệt nhắc lại chân lí này để quân dân nước Nam đang chiến đấu nắm chắc thêm lưỡi gươm giết giặc, mặt khác để vạch trần bộ mặt phi nghĩa của quân thù và đánh mạnh vào tinh thần chúng.
Câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Vằng vặc sách trời chia xứ sở) khẳng định chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trên sách trời. Sách trời đã chia cho vua Nam có riêng bờ cõi.
Người xưa quan niệm rằng các vùng đất đai dưới mặt đất ứng với các vùng sao trên trời. Nước nào có vua nước đó. Điều đó là do thiên định nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh khiến cho chân lí nêu ở câu trên càng tăng thêm gái trị.
Câu thơ thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm? (Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?) là câu hỏi nghiêm khắc đối với binh tướng giặc. Chủ quyền độc lập của nước Nam không chỉ là chuyện của con người mà còn là chuyện vằng vặc ( rõ ràng, minh bạch) trên sách trời, không thể chối cãi, ai cũng phải biết, phải tôn trọng. Vậy cớ sao quân giặc kia lại dám xâm phạm tới? Câu hỏi thể hiện thái độ vừa bực tức vừa khinh bỉ của tác giả. Bực tức vì tại sao tướng sĩ của một nước tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời? Khinh bỉ vì coi chúng là nghịchlỗ, tức lũ giặc cướp ngỗ ngược, ngang tàng. Gọi chúng là nghịch lỗ tức là tác giả đã dặt dân tộc Việt Nam vào tư thế chủ nhà và tin rằng có đủ sức mạnh để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền độc lập.
Tác giả tăng cường sức khẳng định cho chân lí hiển nhiên đã nêu ở trên bằng nghệ thuật đối lập giữa cai phi nghĩa của lũ giặc dữ với cái chính nghĩa của nước Nam và sự phân chia minh bạch ở sách trời.
Câu thứ tư: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng mày nhát định phải tan vỡ), ý thơ vẫn tiếp tục thể hiện thái độ khinh bỉ quân giặc và niềm tin sắt đá vào chiến thắng tất yếu của quân ta.
Ở trên, tác giả gọi quân xâm lược là giặc, là nghịch lỗ thì đến câu này, ông gọi đích danh như có chúng trước mặt: chúng mày. Cách xưng hô không khác gì người trên với kẻ dưới hàm ý coi thường, đồng thời nghiêm khắc cảnh cáo chúng: nhất định phải tan vỡ. Y như là sự việc đã sắp đặt trước, chỉ chờ kết quả. Kết quả sẽ ra sao? Đó là chúng mày không chỉ thua, mà thua to và thất bại thảm hại. Mười vạn quân giặc do hai tướng giỏi chỉ huy, quân ta đau phải dễ đánh bại nhưng vì hàng động của chúng phi nghĩa nên tất yếu chúng sẽ bại vong. Ngoài ý cảnh cáo giặc, câu thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh quân dân ta trên dưới đồng lòng và một niềm tự hào cao vút.
Câu thơ nguyên văn bằng chữ Hán: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư có nghĩa là : Rồi xem, chúng bay sẽ tự chuốc lấy phần thất bại thảm hại. Thất bại ghê gớm của giặc là điều không thể tránh khỏi bởi chúng là kẻ dám xâm phạm tới điều thiêng liêng nhất của đạo trời và lòng người.
Một lần nữa, chân lí về chủ quyền độc lập rất thuận lòng người, hợp ý trời của nước Nam đã được tác giả khẳng định bằng tất cả sức mạnh của lòng yêu nước, căm thù giặc.
Bài Thơ Thần ra đời trong một hoàn cảnh cụ thể và nhằm vào một mục đích cụ thể. Cuộc đối đầu giữa quân ta và quân địch trước phòng tuyến sông Như Nguyệt đang ở thế gay go ác liệt. Để tăng thêm sức mạnh cho quân ta và đánh một đòn chí mạng vào tinh thần quân địch, bài thơ ấy đã vang lên đúng lúc và được lan truyền nhanh chóng. Có thể tưởng tượng rằng lúc ấy quân dân ta như được hun đúc trong ánh lửa thiêng liêng, máu sôi lên và khí thế giết giặc ngùn ngụt ngất trời.
Tính chân lí của bài thơ có giá trị vinhc hằng bởi nó khẳng định chủ quyền độc lập của nước Nam là bất khả xâm phạm. Tác dụng to lớn, mạnh mẽ của bài thơ không chỉ bó hẹp trong hoàn cảnh lúc bấy giờ mà còn kéo dài vô tận. Hơn mười một thế kỉ, quân xâm lược phương Bắc cố tình thôn tính nước ta nhưng dân tộc ta đã đồng lòng đứng lên chiến đấu đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi để bảo vệ chủ quyền ấy.
Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó.
Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan tham vọng xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam.