Những câu hỏi liên quan
Hoi Tran
Xem chi tiết
Phùng Tuệ Minh
20 tháng 11 2018 lúc 10:17

Dàn ý:

I: Mở bài:

Hoa với em chơi thân với nhau từ hồi còn học mẫu giáo. Chúng em có một kỉ niệm đáng nhớ lúc còn học tiểu học, lúc đó, em suýt mất đi một người bạn thân. Nhưng vì lòng bao dung, độ lượng mà em với Hoa ngày càng thân thiết. Chuyện là thế này:

II: Thân bài:

- Cô giáo nhắc chúng em mang tiền để sáng thứ hai ủng hộ các bạn học sinh nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Mỗi bạn mang mười nghìn.

- Tối hôm đó, em về xin mẹ 10 000 và đến sáng thứ hai, em đã lấy 10 000 đó để mua bim bim, bánh kẹo. Thế là em lỡ tiêu hết số tiền mẹ cho để ủng hộ.

- Em nghĩ chỉ cần bảo với cô là quên và nói với mẹ là mình ủng hộ rồi là xong. Ai ngờ, đầu giờ, cô bảo bạn nào quên cô sẽ nhắn tin cho phụ huynh vì ngày mai vẫn còn ủng hộ được.

- Đúng lúc Hoa nhờ em giữ mười nghìn hộ để nó đi có chút việc. Nhân cơ hội đó, em lấy luôn 10 000 của Hoa.

- Khi Hoa về, em nói dối với Hoa rằng mình làm rơi ở đâu rồi và biết Hoa tốt bụng, không bao giờ đòi em đền tiền nên em giả vờ nói Hoa cứ cầm tiền của mình đi và đúng theo dự đoán, Hoa không lấy.

- Đến giờ chào cờ, em để tờ 10 000 đã lấy vào hòm ủng hộ, nhưng em thấy Hoa hơi buồn vì nhà bạn lại nghèo khó, bạn mất 10 000 rồi lại phải xin mẹ thêm để ủng hộ tiếp. Nhìn Hoa em thấy rất thương nên đã thú nhận với bạn. Và nói với cô hãy nhắn tin cho bố mẹ mình thay vì cho Hoa. Tưởng Hoa tức giận, nào ngờ bạn lại nói một cách nhẹ nhàng và tha thứ cho em.

KB: Cũng từ đó, tình bạn của hai chúng em ngày càng thân thiết cho đến bây giờ. Em hứa sẽ không bao giờ lấy trộm tiền của ai nữa và tiêu tiền mẹ cho đúng mục đích.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 5 2017 lúc 12:10
Dàn ý

A. Mở bài :

- Giới thiệu về lần em trót xem nhật kí của bạn. Lỗi lầm đó khiến em có cảm xúc thế nào trong hiện tại.

B. Thân bài

- Hoàn cảnh khi nhìn thấy nhật kí

   + Trong một lần ngồi trong lớp coi lớp giờ thể dục, tôi thấy cuốn sổ nhỏ rơi ở gần bục giảng

- Khi nhìn thấy cuốn nhật kí, tôi khá lưỡng lự, đã định giữ và trả cho bạn nào đánh rơi

- Suy nghĩ một hồi lâu, tôi không thắng nổi tính tò mò của mình nên đã mở ra để xem trong đó viết gì

- Sau khi lật mở những trang đầu ra, tôi không thể kiềm lòng mình nên đã mở những trang tiếp theo

- Bỗng lúc đó, bạn An (chủ nhân cuốn sổ bước vào lớp) thấy tôi đang đọc thì rất tức giận

- An không làm lớn chuyện nhưng bạn ấy không nói, không chơi với tôi trong một tuần

- Tôi đã rất ân hận vì hành động xâm phạm bí mật riêng tư của người khác, tôi đã xin lỗi An và mong bạn ấy bỏ qua

C.Kết bài

- Qua chuyện đó, chúng tôi thân nhau hơn, và tôi rút ra bài học cho mình: không bao giờ xâm phạm tới bí mật riêng tư của người khác

Dàn ý

Tuổi học trò, có thể bạn không phải là học sinh xuất sắc, không có mối tình gà bông chớm nở đầy màu hồng nhưng người bạn thân chắc hẳn là ai cũng có. Tôi cũng vậy, tôi với Nguyệt là bạn thân với nhau từ hồi mẫu giáo, chúng tôi thân thiết như hai chị em ruột. Chính vì vậy mà tôi đã rất hối hận, chỉ vì tính tò mò của bản thân mà đã trót dại đọc trộm nhật kí của cậu ấy.

Tôi và Nguyệt học chung lớp, ngồi cùng bàn, luôn đi học cùng nhau, lúc nào cũng dính lấy nhau. Vì thế, từ lâu tôi đã phát hiện Nguyệt có một quyển vở màu hồng xinh xắn luôn giấu trong ngăn bàn, quyển vở mà ngay cả người bạn thân như tôi cũng chưa từng được xem. Tôi rất tò mò với quyển vở ấy.

Hôm ấy, tôi ngủ dậy muộn nên không thể đến lớp cũng Nguyệt. Vào đến lớp thì đã trễ, trong lớp chỉ có mình tôi, cả lớp tôi đã ra ngoài sân học thể dục. Tôi nghĩ bụng phải cất cặp sách thật nhanh rồi ra ngoài học kẻo bị thầy phạt. Tuy nhiên đúng lúc ấy, quyển vở màu hồng từ trong ngăn bàn của Nguyệt rơi xuống đất vì động tác cất cặp của tôi.

Nhặt quyển sách lên, ngay trang bìa tôi đã đọc được dòng chữ “Nhật kí tuổi học trò”. Sai lầm sẽ không xảy ra nếu lúc ấy tôi cất quyển nhật kí ấy lại chỗ cũ. Nhưng tôi lại làm một việc mà mỗi khi nhớ lại tôi lại giận và không thể tha thứ cho chính bản thân mình khi ấy.

Tôi lén lút nhìn ra cửa sổ xem có ai không rồi mở ra, lật từng trang, từng trang. Mỗi trang nhật ký đều được Nguyệt trang trí rất tỉ mỉ, từng dòng chữ nắn nót. Tôi vừa thấy có lỗi lại vừa tò mò,lén lút như một kẻ trộm xem trộm nhật ký của Nguyệt mà không có sự đồng ý của cậu ấy.

Lật tới trang cuối cùng, tôi liếc qua thấy Nguyệt kể về cuộc đi chơi của chúng tôi chiều qua. Bỗng nhiên, cảm xúc tội lỗi dâng lên trong lòng tôi mãnh liệt. Tôi vội cất quyển nhật kí đi, gục mặt xuống bàn, bỏ qua cả hai tiết thể dục hôm ấy. Ngày hôm ấy tôi không dám nói chuyện với Nguyệt, tôi sợ khi Nguyệt biết điều này cậu ấy sẽ buồn và thất vọng về tôi lắm.

Tôi trằn trọc suy nghĩ cả ngày hôm ấy, cho đến sáng hôm sau tôi quyết định phải nói sự thật với Nguyệt và xin cậu ấy tha thứ. Mới đến lớp tôi đã kéo Nguyệt ra một góc và thành thật những gì tôi đã làm. Rất may với tôi là Nguyệt đã nhanh chóng tha thứ cho lỗi lầm ấy của tôi nhưng tôi vẫn luôn thấy hành động khi đó của mình là rất không tốt.

Lần xem trộm nhật ký đó cũng là lần cuối cùng tôi xem trộm chuyện riêng tư của người khác. Tôi đã nhận ra hành động xem trộm nhật ký mà chưa được sự cho phép là vô cùng sai trái, là điều đáng xấu hổ. Từ đó tôi đã rút ra được một bài học rằng: Cần tôn trọng sự riêng tư của người khác nếu không cảm giác tội lỗi sẽ luôn đeo bám trong lòng bạn.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 4 2017 lúc 16:21

Mở bài:

- Trong cuộc sống, ai cũng đã từng mắc sai lầm.

- Với tôi, đó là một lần trót xem trộm nhật kí của bạn.

Thân bài:

- Một hôm đến nhà bạn học nhóm, tôi vô tình nhìn thấy quyển nhật kí của bạn.

- Tôi cầm lên tay, đấu tranh nội tâm nên xem hay không?

- Cuối cùng sự tò mò đã chiến thắng, quyết định cầm quyển nhật kí rồi mở ra xem

- Kể lại một số nội dung được ghi trong nhật kí: Hoàn cảnh khó khăn hiện tại của gia đình bạn? Suy nghĩ của bạn về tình bạn, tình thầy trò?...

- Kể lại tâm trạng: Tôi hiểu bạn, vỡ lẽ ra nhiều điều, tự trách bản thân mình, ân hận vì hành động vội vàng, thiếu văn hóa của mình, thấy xấu hổ, thầm xin lỗi bạn (kể đan xen với bộc lộ nội tâm qua ngôn ngữ độc thoại).

Kết bài:

- Tình cảm với người bạn sau sự việc ấy.

- Rút ra bài học ứng xử cho bản thân.

Bình luận (0)
Meoww
Xem chi tiết
Cong chua disney
12 tháng 6 2018 lúc 9:14

Hiện nay, một số bạn học sinh đang chạy theo những “mốt” quần áo rất đắt tiền nhưng có hình dáng rất “kì dị”. Các bạn cho rằng như vậy là hợp thời nhưng các bạn đâu có nhận ra là rnình phai nhạt đi nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam ta. Vậy thì việc chạy theo mốt như vậy có đúng hay không?

Bình luận (0)
Lương Hữu Thành
12 tháng 6 2018 lúc 9:14

Trong SGK trang 125 ,127 có 2 ý về thay đổi cách ăn mặc

Bình luận (0)
Cong chua disney
12 tháng 6 2018 lúc 9:15

Người xưa có câu: “Cái răng cái tóc là góc con người”. Vẻ bề ngoài của mỗi người cũng phần nào thể hiện tính cách của người đó. Trang phục cũng thể hiện văn hóa của mỗi người. Vậy mà hiện nay, một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn cảnh gia đình.
 

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
30 tháng 9 2023 lúc 0:38

1.

Bài tham khảo:

Hè về, nắng trong vắt như mật ong, gió thoảng từng cơn oi nồng. Bọn học trò chúng em bận bịu với những bài ôn thi, những dòng lưu bút viết vội. Một hương vị mùa hè lan tỏa khắp trường. Mọi người vội nhìn ra sân: hoa phượng nở đỏ sân trường rồi. Nhìn cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em, chúng em biết mùa hè đã thật sự đến.

Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học. Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể. Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn. Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.

Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi. Khi mùa hè đến, cây phượng nở hoa đỏ rực. Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.

Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.
2. 

Em tiến hành đọc soát và chỉnh sửa. 
3. 

Em tiến hành trao đổi với người thân về bài văn tả cây em đã viết và xin ý kiến góp ý. 

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
30 tháng 9 2023 lúc 0:27

1. 

Bài tham khảo: 

- Lựa chọn cây để miêu tả: cây phượng

- Lựa chọn trình tự miêu tả cây: tả từng bộ phận của cây.

- Quan sát hoặc nhớ lại kết quả đã quan sát.

+ Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học. 

+ Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể. 

+ Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn. 

+ Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.

+ Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi.

+ Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.
2.

Bài tham khảo 1:

- Mở bài: Hè về, nắng trong vắt như mật ong, gió thoảng từng cơn oi nồng. Bọn học trò chúng em bận bịu với những bài ôn thi, những dòng lưu bút viết vội. Một hương vị mùa hè lan tỏa khắp trường. Mọi người vội nhìn ra sân: hoa phượng nở đỏ sân trường rồi. Nhìn cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em, chúng em biết mùa hè đã thật sự đến.

- Thân bài:

+ Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học. 

+ Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể. 

+ Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn. 

+ Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.

+ Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi.

+ Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.

- Kết bài: Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.
3. 

Em tiến hành góp ý và chỉnh sửa dàn bài. 

Bình luận (0)
Trần kiều Thanh Ngọc
Xem chi tiết

-MB: Thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá phát triển đất nc ngày nay mọi người k chỉ quan tâm hơn tới vẻ đẹp bề ngoài của ngôi nhà, của đường phố mà bản thân mỗi người, đặc biệt là học sinh hiện nay cũng đang quan tâm chú ý hơn tới vẻ đẹp bên ngoài của mỳnk. Đó quả là 1 điều đáng vui mừng nhưng thực trạng trang phục của 1 bộ phận học sinh hiện nay lại đang làm mất dần phong cách và vẻ đẹp của con người Việt Nam truyền thống. 

-TB: 

+ Trang phục áo dài của VN đc Unessco công nhận là di sản văn hoá thế giới. Đó quả là niềm tự hào của toàn nhân dân. Nhưng học sinh hiện nay đang làm mất dần vẻ đẹp ấy. Điều đó là đúng hay sai? 

+ Học sinh bây h là 1 "tập đoàn" lớn toàn là các thế hệ 8x, 9x năng động, trẻ trung, sôi nổi, sống theo 1 cách khác, nghĩ theo 1 cách khác, làm theo 1 cách khác....điều đó k sai, thậm chí là rất tích cực nhưng trong đó, có 1 số phần tử của xã hội đã sống, nghĩ và làm theo 1 hướng rất tiêu cực. 

+ Chính cái phong cách sống, nghĩ và làm của HS nói riêng và thế hệ trẻ nói chung ấy đã tác động k nhỏ tới nhận định của HS. Lớp trẻ bây h k thể mặc áo bà ba dịu dàng, k thể mặc áo dài duyên dáng....do cuộc sống của họ quá nhộn nhịp và sôi nổi, và họ cũng k thể theo suy nghĩ lạc hậu của các bà các mẹ, vì thế nên việc HS "diện" quần jean áo phông hiện nay đc cho là rất trẻ trung, năng động 

+ k phải HS nào cũng có thể mặc áo dài khi đến trường hay trong những ngày hội, ngày lễ nhưng cũng k có nghĩa là đc ăn mặc 1 cách tự do k có văn hoá. 

+ Những chiếc áo, váy ngắn cũn cỡn, với vô vàn những hình ảnh k phù hợp bắt đầu xuất hiện. 

+ Những chiếc quần thủng vá lỗ chỗ lại đc HS diện bởi vì "mốt". 

+ Việc xỏ lỗ mũi, lỗ tai bắt đầu trở thành 1 trào lưu 

+ Đầu tóc nhuộm, ép....bắt đầu phổ biến 

--> Hình ảnh người VN bắt đầu bị lu mờ trong mắt người quốc tế 

+ Các GSTS, các nhà văn, nhà phê bình....đã từng nói: " Giới trẻ đặc biệt là học sinh thời nay ăn mặc quá lố bịch,...", xã hội lên tiếng phê bình, cha mẹ suốt ngày trách mắng.... 

+ Những chiếc áo phông hình con thỏ hay chuôt Mickey ngộ nghĩnh, dễ thương đc thay dần bằng những đầu lâu, xương người, hay những lời lẽ Tiếng Anh thô lỗ. Có bạn kịch liệt phản đối, phê bình, lên án, có bạn lại săn tỳm những chiếc áo đó như là "mốt" để khoe bạn bè.... 

+ Những chiếc quần jean năng động thay dần = những quần rách lung tung, và cũng đc ưa chuộng vì "mốt" 

+ Đâu phải mặc những chiếc áo k phù hợp là sành điệu? Đâu phải diện quần mốt mới là dân chơi? Chúng ta còn là những HS - chủ nhân tương lai của đất, cần phải gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp cua dân tộc 

+ Nhưng k phải tất cả HS bây h đều đua đòi theo những "mốt" đó. 

+ HS chúng ta chỷ cần ăn mặc thật thoải mái, miễn là k hở hang quá mức hay những bộ trang phục k phù hợp vs lứa tuổi và cộng đồng. 

 Nhưng các bậc phụ huynh, thầy cô cũng k nên quá khe khắt vs việc trang phục của HS. Những suy nghĩ con gái phải nhẹ nhàng, dịu dàng, nữ tính vs váy và màu hồng là những suy nghĩ quá cổ hủ và lạc hậu. Nhịp sống sôi động của lớp trẻ thời nay cho phép HS nữ đc mặc những trang phục phù hợp, thậm chí là hơi...con trai. Các bậc phụ huynh và cha mẹ nên chấp nhận những nếp sống, suy nghĩ cũng như phong cách của con cái 

 Nhưng k vì thế mà muốn “diện” trang phục thế nèo cũng đc. Bởi vì kéo theo đó còn là mặt trái – tác hại của những phong cách ăn mặc của HS hiện nay: 

 Việc mặc những bộ trang phục theo ý thích k sai nhưng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình. 1 “công tử” hay “ tiểu thư” nhà nghèo chạy theo “mốt” hoàn toàn là tác hại, điều kiện gia đình k khá giả, cha mẹ làm nông chân lấm tay bùn để có từng đồng bạc cho con sắm quần mua áo, điều đó là k thể chấp nhận đc. Nhưng học trò bồng bột, áo đẹp quần xinh có khả năng “cám dỗ” hơn những công việc ướt đầm lưng áo ngoài ruộng. Đó k phải là hành động tốt, đó là hành động đua đòi những trang phục xa xỉ vs điều kiện gia đình. 

1 bộ phận nhỏ HS cũng lao đầu theo những mốt quần mốt áo mới mà quên mất nhiệm vụ học tập, giúp đỡ gia đình. Đó lại là 1 tác động k nhỏ rất có hại cho HS 

Từ đơn giản những việc rất nhỏ như cái quần cái áo, cũng sẽ khiến 1 số HS “ bận bịu” mải lo trang phục mà sa đà vào việc ăn chơi đua đòi 

 Vẻ đẹp bên ngoài của con người bắt đầu đc cải thiện, đặc biệt là lớp trẻ nói chung và HS nói riêng hiện nay. Việc những bộ trang phục của HS k phù hợp vẫn còn tồn tại. Chúng ta - những mầm non tương lai phải gìn giữ và phát huy truyền thống của dân tộc. Điều đó k có nghĩa HS phải "diện" trang phục áo dài truyền thống. Nhưng trang phục của học sinh cần phải phù hợp vs điều kiện, lứa tuổi và xã hội. Có thể ăn mặc theo phong cách của mỳnk, thoải mái và k gây cảm giác khó chịu miễn là k hở hang quá mức hay ảnh hưởng tới nét đẹp văn hoá dân tộc ngàn đời nay. Và xã hội nói chung và các bậc phụ huynh nói riêng cũng k nên gò bó HS qua mức trong việc trang phục, ăn mặc, hãy rộng lòng tiếp nhận phong cách mới, suy nghĩ mới của lớp trẻ nói chung và HS nói riêng hiện nay

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thương Đoàn
Xem chi tiết
Bơ Ngố
16 tháng 3 2022 lúc 16:36

Tham khảo:

Cuộc sống con người không thể thiếu những mối quan hệ, những tiếp xúc cá nhân với cá nhân thường ngày. Xã hội càng phát triển mọi thứ yêu cầu ngày càng cao, cả về những điều đời thường nhiều khi vì cuồng quay cuộc sống ta vô tình bỏ qua, trong đó vấn đề quan trọng về trang phục văn hóa không thể không nói tới.

Để đánh giá một quốc gia có lịch sự, văn minh hay không, trước tiên người ta sẽ tìm hiểu về những công dân sinh sống và làm việc trong đất nước ấy như thế nào. Việc đầu tiên không thể không nhắc tới về trang phục, không phải ngẫu nhiên mà các nước trên thế giới đều có những quốc phục riêng, những trang phục đó không những đẹp, tinh tế, mà còn mang nhiều ý nghĩa, thông điệp. Vì sao từ ngàn đời nay, đất nước ta không ngừng phát triển, trang phục cũng phải thay đổi cho phù hợp với thời thế? Vì sao tà áo dài được xem là một trong những trang phục đẹp nhất? Phù hợp hơn cả với người con gái Việt Nam?

Tất cả những điều đó đều thể hiện tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt không thể chủ quan của yếu tố trang phục và văn hóa. Chúng ta có thể hiểu, trang phục là những thứ chúng ta mang bên mình hằng ngày, như quần áo, vật dụng trang sức, thể hiện vẻ bề ngoài của mình, những thứ đó tuy với người mặc chỉ là vật bề ngoài, nhưng với người khác lại là thứ trực tiếp, tiếp xúc và gợi lên những suy nghĩ, đánh giá từ phía họ. Trang phục thể hiện văn hóa của chủ nhân, văn hóa thể hiện nhiều khía cạnh có cả những hành vi cử chỉ, có thái độ đúng mực, có quy tắc, có lịch sự, biết cư xử, đối nhân xử thế phải phép. Có văn hóa cũng chính là có sự lịch sự, tôn trọng người khác. Vì thế, khi tiếp xúc với một người, những trang phục ta khoác lên mình không những tố cáo những phẩm chất của chủ nhân, mà còn khiến đối phương có cảm tình với ta hay không? Và xét một cách rộng ra, nó còn có thể liên quan tới những thành công, hay thất bại của chúng ta nữa.

Vì thế, trang phục thực sự quan trọng, trang phục văn hóa phải hợp thời, hợp hoàn cảnh, hợp đối tượng. Người luôn biết cách ăn mặc hợp lý chính là người thể hiện văn hóa trong việc lựa chọn trang phục. Như khi đi lễ chùa, ta không được ăn mặc hở hang, đi học không được tùy tiện mặc váy ngắn nếu không hợp với đồng phục của trường, mỗi đất nước đều có những trang phục ngày lễ riêng, nước chúng ta có 54 dân tộc, nhưng mỗi dân tộc đều có những trang phục riêng, và mỗi dân tộc đều tôn trọng và ngưỡng mộ những trang phục ấy, đó cũng chính là một sự văn hóa. Hay như mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ có cho mình những trang phục hợp với từng độ tuổi khác nhau, ăn mặc phù hợp sẽ thể hiện con người mình có văn hóa, thể hiện thái độ tôn trọng, nhận được thiện cảm yêu mến của mọi người. Ở đất nước ta có tà áo dài, tuy được cách tân nhiều qua thời gian, nhưng đều thể hiện một ý nghĩa vô cùng quan trọng, nói lên cả một nhân cách, phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ. Đoan trang hiền thục, kín đáo mà tinh tế biết chừng nào, thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của trang phục ta càng phải học cho mình sự lựa chọn và phối hợp trang phục một cách cẩn thận phù hợp, tránh không hợp đối tượng, sai hoàn cảnh…

Chúng ta nhận thấy rằng, cuộc sống càng phát triển, đòi hỏi con người ngày càng phải giỏi giang, có năng lực nhiều hơn nữa để thành công, cạnh tranh thì việc chú trọng quan tâm đến trang phục ngày càng trở nên hữu ích và cần thiết đến nhường nào, văn hóa và trang phục luôn đi liền với nhau, vì thế hãy học cách rèn luyện cả hai để bản thân mình hoàn thiện và tốt nhất. Từ đó giúp chúng ta thành công hơn trong cuộc sống. Cũng qua đó phê phán những ai lạc hậu, coi thường trang phục – văn hóa, hay chưa có hiểu biết ăn mặc lố lăng, không hợp độ tuổi, không hợp hoàn cảnh…

Tóm lại, để rèn luyện việc mặc trang phục để hợp với văn hóa không phải điều quá khó khăn, nhưng lại là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Hãy luôn chú ý tới trang phục của mình hoàn thiện nhất để bản thân luôn nhận được những điều tốt đẹp, và thành công hơn trong cuộc sống của mình.

Bình luận (0)
Hồng Trâm 9B
Xem chi tiết
lạc lạc
29 tháng 10 2021 lúc 14:06

tham khảo

 

Khi con người ta trưởng thành, có một số thứ quên đi, có một số thứ chúng ta giữ lại để trận trọng và mỉm cười khi nhớ về. Nhưng với em, ở trong kí ức này, có một điều khi nhớ lại em thấy xấu hổ với bản thân mình và với bạn ấy. Đó là lần em đã trót xem trộm nhật kí của Lan Anh, cô bạn thân suốt 4 năm học trung học cùng em. Đó là lẫn “lỡ dại” khiến em vẫn ăn năn cho đến tận hôm nay.

Em và Lan Anh học chung lớp, ngồi cùng bàn, đi học cùng nhau, có việc gì cũng cùng nhau làm. Các bạn trong lớp vẫn bảo chúng em là đôi bạn cùng tiến. Mọi thứ cứ trôi qua bình lặng, chúng em hằng ngày đến trường, vui chơi, học tập. Những lúc rảnh rỗi đạp xe qua nhà nhau chơi, nhiều khi còn rủ nhau hái trộm xoài của bác hàng xóm nhà em. Có rất nhiều điều khiến em nhớ lại và mỉm cười vì nó thật tuyệt. Tuy nhiên chỉ duy nhất một lần ấy, một lần khiến em đỏ mặt, xấu hổ và không biết phải giấu mặt đi đâu. Đó là vào đầu năm lớp 8, cũng đã hai năm trôi qua nhưng hành vi không nên ấy của em vẫn còn đọng lại trong kí ức. Lan Anh có quyển sổ nhật kí xinh xắn, màu nâu chàm rất ấn tượng. Chúng em đều biết ai cũng có sổ nhật kí nhưng không ai được phép xem nhật kí của nhau. Dù là bạn thân thì cũng không được xem. Bởi ai cũng có nhiều chuyện riêng tư, chuyện không kể ra được cùng bạn bè, và nhật kí chính là người bạn tâm tình của bản thân.

Vậy mà hôm đó em đã không kiềm chế được sự tò mò của bản thân mình, trót xem trộm nhật kí của Lan Anh. Hôm đó vào tiết thể dục, em bị đau bụng nên không ra sân tập. Một mình ngồi trong phòng không biết làm gì nên em đã không cưỡng lại sự tò mò của bản thân mình. Em thấy cuốn nhật kí của Lan Anh đặt ngay trên bàn, em cũng không định xem nhật kí của bạn ấy nhưng không hiểu sao em lại làm việc đáng trách như vậy. Em run run nhìn ra cửa sổ xem có ai không rồi mở ra, lật từng trang, từng trang đến nỗi không dám đọc, chỉ lật như thế thôi. Hành động đó của em như một kẻ trộm sợ người khác bắt gặp được. Nhưng mà cũng đúng thôi, em không khác gì một kẻ trộm đang xem trộm suy nghĩ của người khác mà không được cho phép. Mặc dù em chưa đọc được gì, nhưng em cũng đã cảm thấy bản thân mình không nên làm những việc như thế này. Em đã rất hối hận sau khi mới chỉ lật dở nhật kí của Lan Anh. Có lẽ Lan Anh nếu biết điều này cậu ấy sẽ rất buồn và thất vọng về tôi lắm.

Chỉ một lần duy nhất từ năm lớp 8, việc xem trộm nhật kí của một người bạn thân mà cho đến bây giờ em không dám lặp lại việc đó thêm lần nào nữa. Bởi rằng mỗi lần nhớ lại hành động đó em lại thấy bản thân mình không tốt. Nếu cứ xem trộm nhật kí của người khác chẳng khác gì em là một kẻ cắp, mà kẻ cắp thì là người xấu và không được ai yêu quý nữa. Và cũng từ lần đó em đã rút ra được bài học cho bản thân mình. Có những chuyện không nên biết sẽ tốt hơn, tò mò quá cũng không phải là điều tốt. Những gì là riêng tư của người khác, họ không muốn tâm sự với mình thì chắc chắn đó là điều mà họ muốn giữ ở trong lòng.

Bình luận (0)