Thuyết minh chiếc áo đồng phục học sinh của em
Em được tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng. Hãy lắng nghe và ghi tóm tắt nội dung của các bài thuyết trình.
Cho đi mà không cần nhận lại
11h trưa, trước cổng nhà số 26 Hàng Trống, chị Nguyễn Phương Bảo Ngọc (32 tuổi) lựa từng xuất thực phẩm gồm gạo, mì gói trao cho chú công an và bạn trẻ mặc áo xanh thanh niên.
Nhiều năm gắn bó với hoạt động từ thiện, nhưng chưa lần nào chị thấy cuộc sống bà con lao động nghèo lại khốn khó như lúc này. Suốt 2 năm trời chiến đấu với dịch bệnh, cuộc sống của họ càng kiệt quệ hơn
Để đảm bảo giãn cách, các phường đều chủ động đến tận địa chỉ các nhà hảo tâm để nhận lương thực thực phẩm và chuyển đến tận tay cho bà con tại địa phương mình
Chị mua khoảng 2 - 3 tấn gạo, dự định phát 1.500 suất ở Hàng Trống, chỉ trong 2 ngày đã phát sạch trơn. Trên mạng xã hội chia sẻ, người nọ truyền tai người kia, người kéo đến xin nhận quà ngày một đông.
Lo sợ không đảm bảo giãn cách, chị Ngọc quyết định chuyển đổi cách thức, kết hợp với chính quyền địa phương để phát nhu yếu phẩm đến cho bà con nghèo tại địa phương đó. Mỗi ngày điện thoại, Facebook có rất nhiều trường hợp lao động tự do gọi đến xin giúp đỡ, với các trường hợp này chị Ngọc cho biết có thể phối hợp với chính quyền, đoàn thể tại địa phương đó xác minh hoàn cảnh cụ thể.
"Kho lương" của chị chứa được hơn 45 tấn gạo, hàng ngàn thùng mì. Chị cho biết các phường sẽ chủ động đưa xe đến nhận gạo, mì tại Hàng Trống và trao tận tay cho bà con để vừa đảm bảo giãn cách, vừa đúng người đúng đối tượng.
Bản thân chị và những người tham gia hỗ trợ phân chia lương thực thực phẩm cứ cách 2 - 3 ngày đi xét nghiệm COVID-19 một lần để đảm bảo an toàn cho mình cũng như những người xung quanh.
"Mong muốn những hoàn cảnh khó khăn vượt qua được đại dịch, đó là niềm vui nhất. Cho đi mà không cần nhận lại, chỉ muốn san sẻ giúp đỡ mọi người, chỉ mong bà con biết rằng trong khó khăn vẫn có người sẵn sàng đưa tay ra", chị Ngọc tâm niệm.
Giải toán về tỉ số phần trăm
Một cửa hàng có 600 bộ quần áo đồng phục học sinh . Lần thứ nhất bán được 40% số bộ quần áo đó , lần thứ hai bán được 55% số bộ quần áo còn lại . Hỏi cả hai lần , cửa hàng đó bán được bao nhiêu bộ quần áo?
Lần thứ nhất bán số quần áo là : 600 : 100 x 40 = 240 ( bộ quần áo )
Cửa hàng còn lại số quần áo là : 600 - 240 = 360 ( bộ quần áo )
Lần thứ hai bán số quần áo là : 360 : 100 x 55 =198 ( bộ quần áo )
Cả hai lần , của hàng đó bán số quần áo là : 240 + 198 = 438 ( bộ quần áo )
Đ/s : 438 bộ quần áo
Nhớ ( k ) có nghĩa là chọn CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG cho mình nhé !
Lần thứ nhất cửa hàng bán được số bộ quần áo là :
600 : 100 x 40 = 240 ( bộ )
Sau lần thứ nhất cửa hàng bán được số bộ quần áo là :
600 - 240 = 360 ( bộ )
Lần thứ hai cửa hàng bán được số bộ quần áo là :
360 : 100 x 55 = 198 ( bộ )
Cả hai lần cửa hàng bán được số bộ quần áo là :
240 + 198 = 438 ( bộ )
Đáp số : 438 bộ quần áo
Từ bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận nhằm thuyết phục người khác?
Từ bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em học được cách đưa ra dẫn chứng phù hợp, luận điểm, luận cứ rõ ràng, mang tính xác thực khi viết bài văn nghị luận nhằm thuyết phục người khác.
Một bộ quần áo được bán như sau: Cái quần bán với giá 290 000 đồng trong đó số tiền lãi là 46 000 đồng. Cái áo bán với giá 150 000 đồng. Biết tỉ lệ tiền lãi của cái quần so với chiếc áo 3/2. Hỏi tiền vốn bỏ ra của bộ quần áo đó là bao nhiêu?
Nhân dịp khai trương, một cửa hàng bán quần áo may sẵn đã giảm giá 20 % tất cả các mặt hàng, vì vậy một chiếc áo sơ mi chỉ mua hết 190 000 đồng. Hỏi:
A. Giá ban đầu của chiếc áo sơ mi là bao nhiêu?
B. Sau khi khai trương muốn bán chiếc áo ấy với giá ban đầu thì phải tăng giá lên bao nhiêu%
Giá ban đầu của chiếc áo sơ-mi là:
190 000 ( 100 : 80 = 237 500 (đồng)
Giá ban đầu so với giá đã bán chênh lệch số liền là:
237 500 - 190 000 = 47 500 (đồng)
Số phần trăm tăng giá thêm để trở về giá ban đầu là:
47 500 : 190 000 ( 100 = 25 (%)
Đáp số: a) 237 500 đồng ; b) 25%
Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam ( Không chép trên mạng nha )
Giúp mình với mình sẽ tick cho nha !
tham khảo nhé
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.
Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thời gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.
Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: Cũng giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: Gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lại thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.
Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh...
Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: Dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà... Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: Mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm áo dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miền Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.
Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giữa phố đông chật chội người và xe, ồn ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bận rộn.
Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho người ấy, không thể là một công nghệ "sản xuất đại trà" cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.
Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: "Xin chào các bạn", cả hội trường Ba Đình trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.
Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.
Để viết được bài văn thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam hay nhất các em học sinh cần có kiến thức và sự hiểu biết cơ bản về chiếc áo dài. Chính vì thế việc tham khảo tập làm văn mẫu thuyết minh về áo dài là rất cần thiết để các bạn hoàn thiện bài văn thuyết minh của mình một cách chính xác, diễn đạt rõ ràng và đầy đủ các ý cần thiết mà một bài văn thuyết minh cần trình bày.
Với các em học sinh đang ôn thi cho kỳ thi Phổ thông quốc gia quan trọng trước mắt, bài văn mẫu thuộc thể loại phân tích nhân vật như bài phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở là tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích để các em tham khảo, tuy bài phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở chỉ là một đoạn ngắn trong cuộc đời của Chí Phèo nhưng nó là một phần vô cùng quan trọng và là bước ngoặt để thay đổi cuộc đời Chí.
Các nội dung chính của bài văn thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam lớp 8 bao gồm các kiến thức về lịch sử chiếc áo dài, cấu tạo của một chiếc áo dài, công dụng, cách bảo quản áo dài như thế nào. Để đạt được hiệu quả thuyết minh tốt nhất các em cần lập dàn ý thuyết minh về chiếc áo dài trước, gạch ra các ý chính cần trình bày để dựa vào đó hoàn thiện nội dung bài tập làm văn với luận điểm, luận cứ rõ ràng. Người đọc có thể hình dung được chiếc áo dài, hiểu được ý nghĩa của chiếc áo dài Việt Nam.
Để tìm hiểu rõ hơn về cách viết văn thuyết minh, các em học sinh lớp 8 có thể tham khảo thêm bài văn thuyết minh về chiếc kính đeo mắt được tổng hợp và đăng tải ngay tại đây. Dạng văn thuyết minh là nội dung quan trọng trong chương trình ngữ văn lớp 8 và bài văn thuyết minh về chiếc kính đeo mắt cũng được các thầy cô lựa chọn ra đề thi rất nhiều vì thế các em học sinh cần lưu ý ôn tập.
Ngoài các bài văn thuyết minh, các em học sinh lớp 8 có thể tham khảo thêm rất nhiều các bài văn mẫu lớp 8 khác được tổng hợp từ những bài văn hay của các bạn học sinh khá giỏi. Với các bài văn mẫu lớp 8 hay, các em học sinh sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới và trau dồi cho mình những cách viết bài tập làm văn hay và ấn tượng nhất.
bí quyết giùo bn tự làm bài thuyết minh đấy
học tốt
Aó dài đặc trưng cho phụ nữ Việt Nam dân tộc mk,phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.
Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thời gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.
Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: Cũng giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: Gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lại thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.
Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh...
Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: Dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà... Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: Mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm áo dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miền Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.
Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giữa phố đông chật chội người và xe, ồn ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bận rộn.
Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho người ấy, không thể là một công nghệ "sản xuất đại trà" cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.
Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: "Xin chào các bạn", cả hội trường Ba Đình trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.
Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.
Trong bài này em sẽ tiếp tục luyện tập cách trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống với những lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, cách bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe (đã học ở bài 6, Hành trình tri thức).
* Bài nói tham khảo:
Gia đình có vai trò thật quan trọng đối với con người. Vậy đâu là những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương?
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được rằng một gia đình luôn yêu thương, đầm ấm thì sẽ tạo ra những thành viên tích cực. Họ sẽ biết chia sẻ buồn vui cùng nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn và bảo vệ nhau trong cuộc sống. Đặc biệt, khi con người trưởng thành sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng nếu có gia đình luôn đứng phía sau động viên, khích lệ thì sẽ có được nguồn động lực to lớn để vượt qua.
Tình cảm gia đình là thứ thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được. Của cải, vật chất là những thứ có thể mua được, nhưng những tình cảm gia đình thì thật sự là vô giá. Nhưng để có một gia đình bình yên, hạnh phúc phải đến từ sự cố gắng của các thành viên trong gia đình. Không chỉ ở cha mẹ mà còn cả con cái.
Cha mẹ không chỉ là tấm gương để con học tập theo, mà cần trở thành một người bạn của con. Có nghĩa là cha mẹ sẽ cùng chia sẻ với con những vấn đề trong cuộc sống, đưa ra những lời khuyên hay lời động viên đúng lúc. Còn con cái thì cần biết vâng lời, lễ phép và học tập những đức tính tốt đẹp của cha mẹ. Khi gặp phải vấn đề khó khăn trong cuộc sống, con cái nên chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay lời khuyên đúng đắn. Đối với anh chị em trong một gia đình cần sống hòa thiện, nhường nhịn, chia sẻ và giúp đỡ nhau. Có đôi khi, tình yêu thương lại xuất phát từ những hành động vô cùng nhỏ bé. Đó có thể là cả gia đình cùng nhau ăn một bữa cơm, lời nhắc nhở người cha người mẹ mặc ấm, cùng chụp chung một tấm ảnh vào năm mới… Tuy nhỏ bé nhưng lại đem đến sự ấm áp vô cùng.
Xã hội càng hiện đại, con người càng trở nên vô tâm. Duy chỉ có gia đình là đem đến cho con người tình yêu thương chân thành nhất. Bởi vậy chúng ta cần phải biết quý trọng những người thân yêu. Mỗi thành viên trong gia đình hãy cùng nhau xây dựng một tổ ấm hạnh phúc.
Trên đây là phần trình bày của em về những việc cần làm để gia đình trở thành một tổ ấm yêu thương, rất mong nhận được sự góp ý của mọi người để bài nói của em ngày càng hoàn thiện hơn. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe.
viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về trang phục của người học sinh hiện nay
Tham khảo:
Dân gian xưa đã có câu "Cái răng cái tóc là góc con người". "Góc con người" ở đây chính là thể hiện phần nào đó gu thẩm mỹ, tính cách, sở thích của mỗi cá nhân. Và điều này thể hiện rõ nhất qua trang phục mà chúng ta mặc hàng ngày. Đặc biệt với học sinh, việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, lối sống càng đóng vai trò quan trọng.
Trang phục là từ gọi chung tất cả những thứ chúng ta mang trên người từ quần áo, giày dép đến các loại phụ kiện đi kèm như túi xách, kính mắt, đồng hồ, vòng tay, vòng cổ... Trang phục bản chất giống như một thứ sản phẩm có chức năng giữ ấm, che chở bảo vệ cho con nhưng nhưng ở dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại ví như tác phẩm nghệ thuật mà mỗi người tạo nên. Trang phục giúp chủ nhân của nó thể hiện họ là ai, nghề nghiệp gì, thị hiếu thẩm mỹ như thế nào. Người ta sẽ đánh giá nhân cách của bạn qua những thứ bạn mang lên người nhiều hơn những biểu cảm trên gương mặt của bạn. Một bộ trang phục đẹp và phù hợp cũng chính là thứ vũ khí lợi hại để giúp chúng ta trở nên tự tin, làm chủ được cuộc giao tiếp.
Việc xã hội ngày càng phát triển đem đến nhiều sự thay đổi trong cuộc sống con người, bao gồm cả vấn đề ăn mặc. Và bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là những học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nếu trước kia, hình ảnh người học sinh được gắn với chiếc áo sơ mi trắng, quần đen thì giờ đây khi bước ra đường, chúng ta có lại thấy dăm ba thứ quần áo lòe loẹt, màu mè và có phần chơi trội của một số bộ phận. Họ tự biến mình thành những "cô chiêu, cậu ấm", những "công chúa hoàng tử" theo phong cách riêng khác người. Họ trút bỏ bộ đồng phục tinh khôi để khoác lên mình vài thứ đáng chê trách, không phù hợp với lứa tuổi. Số học sinh này giống như con thiêu thân lao vào lửa nhưng u mê nghĩ mình đang trở thành kẻ dẫn đầu tiên phong trong lĩnh vực thời trang. Và sự thật, điều này có hại hơn có lợi.
Bản thân bộ đồng phục của học sinh mang những ý nghĩa rất thiêng liêng. Nó góp phần tôn vinh nét đẹp trong sáng, thuần khiết của tuổi học trò. Khi một tập thể cùng nhau mặc đồng phục sẽ giúp xóa nhòa khoảng cách phân biệt, sự mặc cảm giàu nghèo giữa các thành viên. Bộ đồng phục còn nhắc nhở chúng ta ý thức trách nhiệm cũng như lòng tự hào đối với truyền thống ngôi trường đang theo học. Nó thể hiện sự chỉn chu, gọn gàng của các bạn học sinh nam và nét duyên dáng đáng yêu của các bạn học sinh nữ. Việc các bạn trẻ từ chối không mặc đồng phục cũng chính là từ chối tư cách học sinh của mình.
Đánh giá một học sinh ngoan, không chỉ qua năng lực học tập mà còn qua đạo đức phẩm chất họ thể hiện ra bên ngoài. Khi chưa thể kiếm ra đồng tiền cho chính mình thì chính sự đua đòi để trở thành kẻ sành điệu là một điều vô cùng tai hại. Nó khiến bản thân người học sinh tiêu tốn tiền của, lãng phí thời gian một cách vô ích, từ đó việc học tập bị ảnh hưởng nặng nề. Nghiêm trọng hơn, chỉ vì những bộ quần áo hợp mốt cho bằng bạn bằng bè mà nhiều người vòi vĩnh, thậm chí ăn cắp tiền bạc khiến bố mẹ phải chịu tiếng xấu.
Bản thân mỗi người học sinh hãy luôn ghi nhớ rằng, trang phục đẹp không phải thứ trang phục hào nhoáng đắt tiền mà nó phải phù hợp với lứa tuổi cũng như tính cách của mỗi người. Ngay cả những người giàu có nhất cũng không bao giờ khoe mẽ qua vài ba thứ vật chất tầm thường. Để trở thành một học sinh gương mẫu, được đánh giá cao về nhân cách và lối sống thì bản thân các bạn nên tránh việc ăn mặc hở hang, lố lăng, chưng diện không phù hợp. Thay vào đó, hãy quý trọng bộ đồng phục khi đến trường, chọn trang phục hài hòa, lịch sự, nhã nhặn, trẻ trung khi khi đi chơi. Đừng để người khác đánh giá xấu về con người bạn chỉ vì một bộ quần áo.
Mặc dù việc lựa chọn phong cách ăn mặc, trang phục, quần áo, tóc tai như thế nào là quyền riêng của mỗi cá nhân nhưng đừng cố ngược dòng khác biệt để thể hiện bản thân. Chỉ những bộ trang phục đúng đắn, phù hợp mới thể hiện rõ nhất bạn là ai - một học sinh đáng mến hay một kẻ đua đòi.
Một cửa hàng định giá một chiếc áo lãi 10% so với giá nhập vào. Trên thực tế chỉ bán được với giá 85% so với giá định bán và đã lỗ 6500 đồng. Hỏi chiếc áo được nhập với giá bao nhiêu tiền