Những câu hỏi liên quan
Kỳ Anh Nguyễn Vũ
Xem chi tiết
Kudo Shinichi AKIRA^_^
6 tháng 12 2021 lúc 20:57

TK

Một trong những bài thơ lục bát mà em thích nhất chính là bài thơ Việt Nam quê hương của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Bài thơ được viết bằng thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết để lại cho em ấn tượng sâu sắc : " Việt Nam đất nước ta ơi...... sớm chiều". Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh màu sắc hài hòa, tươi đẹp, rất đặc trưng của làng quê Việt. Giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình. Đánh đổi cho sự thanh bình ấy chính là máu, là nước mắt của biết bao những người con anh dũng kiên cường chiến đấu hết mình bảo vệ đất nước. Chỉ bằng 4 dòng thơ đầu thôi, cũng đủ khơi gợi cho chúng ta niềm tự hào về thiên nhiên, về mảnh đất Việt Nam yêu dấu

Bình luận (14)
Vũ Trọng Hiếu
6 tháng 12 2021 lúc 21:10

Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:

            “Trong đầm gì đẹp bằng sen

             Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

             Nhụy vàng bông trắng lá xanh

             Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.

Bình luận (0)
Mai Hà
Xem chi tiết

TK#

Ngày nay, khi giới trẻ được làm quen và tiếp cận với những nền văn minh mới hiện đại và tiên tiến hơn thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trở nên cần thiết và cấp bách hơn bất cứ khi nào hết.

Xã hội hiện nay đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập. Nhiều bản sắc bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thay vào đó, giới trẻ có xu hướng theo đuổi những và ưa chuộng những văn hóa của các nước khác.

Hậu quả của việc chạy theo những nền văn hóa khác nhau là những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Nhiều đứa trẻ hiện nay không hiểu nền văn hóa truyền thống của đất nước mình bằng sự tân tiến của thế giới. Những điều này sớm muộn gì cũng khiến cho con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.

Để khắc phục tình trạng trên, trước hết mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu và tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.

Mỗi con người một hành động nhỏ sẽ đem lại những giá trị to lớn cho đất nước. Chính vì thế chúng ta cần có ý thức đúng đắn và bắt tay vào hành động để giữ gìn những truyền thống văn hóa đẹp đẽ của đất nước Việt Nam này, khiến đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.

Bình luận (0)
Trâm Bakaaa
Xem chi tiết
Hiền Nekk^^
22 tháng 11 2021 lúc 20:57

THAM KHẢO

Tình yêu quê hương đất nước trở thành nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các thi nhân, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi góp thêm một bông hoa cho vườn văn học yêu nước – bài thơ Việt Nam quê hương ta. Những câu thơ của Nguyễn Đình Thi vút lên sôi nổi, trầm hùng biết bao: 

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập

rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

       Bốn câu thơ đầu mở ra cảnh thanh bình của làng quê Việt Nam bao đời nay sau lũy tre làng gần gũi thân thương. Để có được sự thanh bình ấy dân tộc ta đã phải trải qua rất nhiều đau thương mất mát và hi sinh: “Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau/ Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”. Càng trong gian khó, phẩm chất và ý chí của con người Việt Nam lại càng ngời sáng hơn, từ những người bé nhỏ bình dị chăm chút làm ăn, khi đất nước lâm nguy họ vụt lớn lên thành những anh hùng bất khuất, kiên trung, không kẻ thù nào có thể khuất phục “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Điều đó đã lí giải vì sao một dân tộc bé nhỏ như dân tộc Việt Nam lại có thể chiến thắng những kẻ thù sừng sỏ nhất. Vẻ đẹp của những con người gan dạ dũng cảm đó không chỉ là chỉ biết cầm súng chiến đấu mà chính là bản chất hiền hòa, đôn hậu, yêu chuộng hòa bình “Đạp quân thù xuống đất đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”.Quê hương dưới đôi mắt của nhà thơ Nguyễn Đình Thi hiện lên vô cùng tươi đẹp, chan hòa ánh nắng, nơi có “Hoa thơm, cỏ ngọt bốn mùa trời xanh”, nơi con người biết “Yêu ai yêu trọn tấm lòng thủy chung”, nơi gắn bó bao kỉ niệm của tuổi thơ êm đềm và trở thành phần kí ức không thể xóa nhòa trong tâm trí. Để mỗi khi đi xa thì nỗi nhớ lại càng trào dâng: “Ta đi ta nhớ núi rừng/ Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ”. Nếu không có một tình yêu sâu nặng với quê hương đất nước thì chắc hẳn không thể viết nên những câu thơ chạm tới miền tình cảm thiêng liêng nhất trong trái tim mỗi người dân đất Việt. Mỗi lần đọc lại những vần thơ này của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, ắt hẳn trong chúng ta không khỏi dấy lên niềm tự hào về quê hương đất nước mình.

Bình luận (1)
Khanh Tran
22 tháng 3 2022 lúc 8:10

Bài thơ Việt Nam quê hương ta của nhà thơ Nguyễn Đình Thi là một bài thơ lục bát mang đậm âm hưởng hào hùng, chứa đựng tình yêu và tự hào về quê hương mãnh liệt. Với những hình ảnh so sánh, nhân hóa đặc sắc, tác giả đã tái hiện lại đất nước và con người Việt Nam với những vẻ đẹp mộc mạc mà đáng quý.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thanh Huyền
Xem chi tiết
Re
23 tháng 11 2021 lúc 21:13

Tình yêu quê hương đất nước trở thành nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các thi nhân, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhà thơ Nguyễn Đình Thi góp thêm một bông hoa cho vườn văn học yêu nước – bài thơ Việt Nam quê hương ta. Những câu thơ của Nguyễn Đình Thi vút lên sôi nổi, trầm hùng biết bao: 

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập

rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

       Bốn câu thơ đầu mở ra cảnh thanh bình của làng quê Việt Nam bao đời nay sau lũy tre làng gần gũi thân thương. Để có được sự thanh bình ấy dân tộc ta đã phải trải qua rất nhiều đau thương mất mát và hi sinh: “Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau/ Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”. Càng trong gian khó, phẩm chất và ý chí của con người Việt Nam lại càng ngời sáng hơn, từ những người bé nhỏ bình dị chăm chút làm ăn, khi đất nước lâm nguy họ vụt lớn lên thành những anh hùng bất khuất, kiên trung, không kẻ thù nào có thể khuất phục “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Điều đó đã lí giải vì sao một dân tộc bé nhỏ như dân tộc Việt Nam lại có thể chiến thắng những kẻ thù sừng sỏ nhất. Vẻ đẹp của những con người gan dạ dũng cảm đó không chỉ là chỉ biết cầm súng chiến đấu mà chính là bản chất hiền hòa, đôn hậu, yêu chuộng hòa bình “Đạp quân thù xuống đất đen/ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”.Quê hương dưới đôi mắt của nhà thơ Nguyễn Đình Thi hiện lên vô cùng tươi đẹp, chan hòa ánh nắng, nơi có “Hoa thơm, cỏ ngọt bốn mùa trời xanh”, nơi con người biết “Yêu ai yêu trọn tấm lòng thủy chung”, nơi gắn bó bao kỉ niệm của tuổi thơ êm đềm và trở thành phần kí ức không thể xóa nhòa trong tâm trí. Để mỗi khi đi xa thì nỗi nhớ lại càng trào dâng: “Ta đi ta nhớ núi rừng/ Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ”. Nếu không có một tình yêu sâu nặng với quê hương đất nước thì chắc hẳn không thể viết nên những câu thơ chạm tới miền tình cảm thiêng liêng nhất trong trái tim mỗi người dân đất Việt. Mỗi lần đọc lại những vần thơ này của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, ắt hẳn trong chúng ta không khỏi dấy lên niềm tự hào về quê hương đất nước mình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Min:))
Xem chi tiết
Đức phú Vũ
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 2 2019 lúc 6:05

Đáp án

a. Mở bài (0.5đ)

   - Nước Đại Việt ta là đoạn trích mở đầu trong Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Có thể nói, đoạn trích là một áng văn tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc.

   - Thôi thúc từ tinh thần ấy, mỗi cá nhân ý thức được trách nhiệm của mình trước vận mệnh đất nước.

b. Thân bài (9đ)

   - Giải thích: Tinh thần tự hào dân tộc (2đ):

      + Sự ngưỡng mộ, tự tôn về những vẻ đẹp trong bản sắc dân tộc.

      + Ý thức về việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc.

      + Là biểu hiện kết tinh song hành cùng lòng yêu nước.

   - Phân tích – chứng minh (5đ):

* Biểu hiện của tinh thần tự hào dân tộc:

      + Nhận thức rõ hơn về bản sắc dân tộc, quảng bá hình ảnh quê hương, đất nước, luôn giữ gìn những vẻ đẹp truyền thống của bản sắc dân tộc.

      + Thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế, mang những vẻ đẹp về giá trị cốt lõi của dân tộc mình đến thế giới.

      + Tự hoàn thiện bản thân, sống có ích, tử tế, có đam mê và hoài bão.

* Tại sao chúng ta có tinh thần tự hào dân tộc?

      + Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước để ghi tên mình vào bản đồ thế giới, mang lại ấm no cho nhân dân của Việt Nam trải qua không ít khó khăn, gian khổ. Dân tộc ta đã vượt qua tất cả, để “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.

      + Chúng ta có nền văn hiến lâu đời, có kho tàng văn chương phong phú, có các di sản vật thể và phi vật thể đại diện của nhân loại, có những vị anh hùng, hiền triết nổi danh thế giới (Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp...).

      + Chúng ta có những truyền thống tốt đẹp làm rạng danh dân tộc: yêu nước, tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, đoàn kết...

   - Bình luận (2đ):

      + Tự hào dân tộc là tinh thần đáng trân quý và hoàn toàn đúng đắn.

      + Tuy nhiên, không nên tự hào dân tộc mù quáng, thái quá mà vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác.

      + Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động. Thế hê trẻ phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình: có ý thức trong việc giữ gìn và thể hiện bản sắc dân tộc, ra sức tìm tòi, học tập từ bạn bè quốc tế, tự hoàn thiện bản thân, sống xứng đáng với thế hệ đi trước đã đổ xương máu để chúng ta được hưởng nền hòa bình tự chủ như hôm nay.

c. Kết bài (0.5đ)

   - Khẳng định lại giá trị và sự cần thiết của việc hun đúc ở mỗi người tinh thần tự hào dân tộc.

Bình luận (0)
Tuyết Lâm Như
Xem chi tiết
Vũ Quang Huy
20 tháng 3 2022 lúc 9:40

tham khảo

Dàn ý

I. Mở bài:

Giới thiệu được bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh và nêu cảm nhận, ý kiến khái quát

II. Thân bài:

* Khổ 1:

- Những cảm nhận tinh tế bất ngờ: Không có lá rụng của thơ xưa, không có màu vàng như trong "Thơ mới", tác giả cảm nhận mùa thu rất riêng, rất mới, bằng sự rung động tinh tế.

Khứu giác (hương ổi) ---> xúc giác (gió se) ---> cảm nhận thị giác (sương chùng chình qua ngõ) ---> cảm nhận của lý trí (hình như thu đã về).

Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng qua các từ “bỗng”, “hình như".

---> Tác giả thực sự yêu mùa thu, yêu làng quê, gắn bó với quê hương mới có cảm nhận tinh tế như vậy.

* Khổ 2:

Từ cảm nhận của các giác quan, cảm xúc của tác giả về mùa thu dần hòa vào cảnh vật chung quanh.

Sự vật ở thời điểm giao mùa hạ - thu đã bắt đầu chuyển đổi: sông "dềnh dàng" - chim "bắt đầu vội vã", đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu".

Hai khổ thơ đầu, các từ ngữ "chùng chình", "dềnh dàng", "vội vã", "vắt nửa mình" vốn là những từ ngữ dùng để chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để chỉ miêu tả thiên nhiên, vì thế cảnh vật trở nên sống động có hồn.

* Khổ 3:

Cảm nhận về thời điểm giao mùa dần đi vào lý trí.

Hai dòng thơ cuối bài cần hiểu với hai tầng nghĩa: Hình ảnh tả thực "mưa, nắng, sấm" nhưng gợi cho ta liên tưởng đến một tầng ý nghĩa khác - ý nghĩa về con người và cuộc sống.

* Tóm lại

Nghệ thuật: Bài thơ hấp dẫn bởi những từ ngữ gợi cảm, gợi nhiều về cảnh về tình. Nhân hóa làm cho cảnh vật có hồn, gần gũi với cuộc sống.

Nội dung: tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.

III. Kết bài:

Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ.

Nêu cảm xúc khái quát.

bài làm

 

Sang thu của Hữu Thỉnh chỉ vỏn vẹn với 12 câu thơ năm chữ, nhưng nó đã vẽ nên một bức tranh đầu thu tinh tế, đẹp đẽ với sự biến chuyển nhẹ nhàng, giao cảm của đất trời khoảnh khắc giao mùa.

Bằng những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của mình, Hữu Thỉnh đã phát hiện ra tín hiệu giao mùa qua hương ổi chín thoảng qua trong làn gió se lạnh:

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se

Hương ổi chín là một mùi hương đặc biệt quen thuộc ở vùng nông thôn Việt Nam. Dường như chính tác giả cũng ngỡ ngàng khi phát hiện sự biến đổi của đất trời lúc sang thu. Từ “bỗng” đã mang đến cho người đọc một cảm giác bất ngờ khi một mùi hương vốn dĩ quen thuộc mà lại có lúc bị bỏ quên. Mãi đến khi chớm sang thu, người ta mới có cơ hội tận hưởng từng chút hương vị thân thuộc của làng quê.

Tác giả sử dụng từ “phả” - sự bốc mạnh và tỏa ra thành luồng - để gợi nên sự liên tưởng cho người đọc về hương thơm nồng nàn tỏa ra từ những vườn ổi chín nơi vườn quê Bắc Bộ. Lúc này, làn gió đầu thu mang theo chút se lạnh càng làm nổi bật hương thơm ổi thêm nồng nàn. Đó là một mùi hương rất đổi quen thuộc với người Việt mà xa lạ với thi ca, nhưng lại được Hữu Thỉnh đưa vào ý thơ một cách vô cùng tự nhiên.

 

Sau làn gió se lạnh mang theo mùi hương ổi chín nồng nàn là làn sương mỏng đang chuyển động nhẹ nhàng khắp xóm nhỏ:

Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.

Làn sương mỏng được miêu tả với hai từ “chùng chình” như đang lan dần đến một cách chầm chậm theo nhịp thở của mùa thu. Có lẽ, chính sự xuất hiện của mùi hương ổi chính cùng làn sương mỏng đã khiến tác giả phải ngỡ ngàng, ngạc nhiên và bâng khuâng. Từ “hình như” chính là một sự phỏng đoán mơ hồ của tác giả trước một vài tín hiệu sang thu của vạn vật. Để cảm nhận bức tranh mùa thu tuyệt đẹp đó, nhà thơ đã dùng tất cả giác quan và sự rung động tinh tế của mình:

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã.

Tác giả đã có sự chuyển đổi tầm nhìn từ trong vườn ra ngoài ngõ, rồi mở rộng không gian bao la bên ngoài với dòng sông, bầu trời rộng lớn và khép lại bằng sự suy ngẫm về triết lý, giá trị sống trong cuộc đời. Những sự vật xuất hiện trong bài thơ đều miêu tả cảnh vạn vật đang chuyển dần sang thu một cách ngập ngừng. Dòng sông phải chăng đang cố ý trôi một cách chậm chạp, nhẹ nhàng để tận hưởng sự yên bình của mùa thu.

Trái ngược với trạng thái tận hưởng ấy là những cánh chim đang vội vã làm tổ, tha mồi để chuẩn bị đối phó với mùa đông khắc nghiệt. Sự trái chiều ấy chính là quy luật tự nhiên không đồng đều trong thời điểm giao thoa của muôn loài. Đồng thời, nó cũng là tâm trạng của con người khi đứng trước sự thay đổi của cuộc sống.

Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.

Đây là hình ảnh rất độc đáo được thể hiện qua cảm nhận tinh tế của tác giả. Mùa hạ mùa thu đang ở hai đầu bến và đám mây phải chăng chính là nhịp cầu ô thước vắt qua. Qua đó, nhà thơ đã sử dụng không gian để miêu tả chuyển động của thời gian. Tuy nhiên, ẩn sau hình ảnh thơ ấy là một thoáng bâng khuâng trong tâm trạng của Hữu Thỉnh.

Nếu tinh tế, người đọc có thể cảm nhận được âm điệu có phần trầm lắng trong sự sâu lắng của hai câu thơ này. Nói sơ qua về hoàn cảnh sáng tác thì bài thơ này được viết vào năm 1977 - hai năm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc. Hữu Thỉnh lúc này là một người lính đã trở về với cuộc sống đời thường.

 

Trong giây phút cảm nhận sự chuyển mùa ấy, dường như tác giả bất giác nhớ về những người đồng đội đã mãi mãi an nghỉ giữa tuổi thanh xuân rực cháy cùng khát vọng trở thành “đám mây mùa hạ” cống hiến cho quê hương của mình. Để rồi, trong lời thơ dường như có chút gì đó nuối tiếc, có chút sự vấn vương, lại như là sự hồi tưởng như đám mây đang trôi nhẹ nhàng vì tiếc nuối mùa hạ. Vì thế mà câu thơ “vắt nửa mình sang thu” không chỉ là hình ảnh thiên nhiên, mà nó còn là sự lắng đọng trong nỗi ưu tư, trăn trở của tâm hồn thi nhân.

Hình ảnh của mùa hạ còn sót lại cũng được nhà thơ miêu tả một cách tinh tế, thi vị:

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.

Sự chuyển giao mùa của đất trời vẫn chưa được hoàn thiện khi trong không gian vẫn còn đọng lại chút dư vị của mùa hạ. Mùa hạ vẫn còn chưa đi nên nắng hạ vẫn còn nồng, còn sáng, chỉ có điều là nó đã bắt đầu nhạt dần đi. Những cơn mưa mùa hạ lúc này cũng đã vơi dần đi khi hơi thở của mùa thu đang dần ôm trọn không gian. Những tiếng sấm bất chợt cũng vì thế mà dần dần ít đi.

Những hình ảnh đặc trưng của mùa hạ vẫn còn, nhưng độ gay gắt của nó đang giảm để rồi chuyển hóa thành dịu êm. Dấu hiệu của mùa thu đang dần tăng lên nhưng sự phân hóa ranh giới hai mùa cũng vô cùng mong manh. Sự phân chia hai mùa vì thế mà chỉ có thể xác định qua sự nhạy cảm của giác quan, sự tinh tế của hồn người.

Âm điệu của khổ thơ giờ đang mang một màu trầm lắng đầy suy tư. Sự chuyển giao mùa chính là một quy luật tất yếu của tự nhiên, của cuộc đời. Vì thế, ta dẫu có tiếc nuối mùa hạ thì vẫn phải tiếp nhận mùa thu một cách an nhiên.

Trong hai câu thơ cuối, hình ảnh hàng cây đứng tuổi chính là một chứng nhân đang quan sát từng sự chuyển động của vạn vật xung quanh. Và phải chăng, hình ảnh này cũng mang những nỗi niềm suy tư mà Hữu Thỉnh muốn gửi gắm qua bài thơ? Tiếng sấm là những vang động bất thường của ngoại cảnh, và hàng cây đứng tuổi chính là những người đã từng trải, đã đi qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống.

Khi người ta đã từng trải, người ta sẽ không còn quá bất ngờ trước những tác động của ngoại cảnh. Người ta cũng chẳng sợ hãi mà vững vàng khi biến động kéo đến. Chỉ khi đặt hai câu thơ trong hoàn cảnh đất nước khó khăn thì ta mới hiểu hết được thông điệp cũng như ý nghĩa của hai câu cuối. Đó chính là lời khẳng định cho bản lĩnh của dân tộc ta, dám đương đầu trước mọi khó khăn sóng gió để giành về cuộc sống bình yên cho dân tộc.

Nói tóm lại, qua Sang thu, người đọc có thể cảm nhận được sự biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của vạn vật của đất trời cuối hạ đầu thu. Qua đó, thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm đến độc giả cũng được truyền tải một cách tinh tế, khiến cho người ta thêm yêu quý quê hương, đất trời Tổ quốc mình.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Diễm
Xem chi tiết