Những câu hỏi liên quan
Hoàng Huệ Cẩm
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Bin
17 tháng 2 2016 lúc 15:32

a. Khái niệm.

- Là loại hình kinh tế hoạt động dựa trên tri thức, kỹ thuật và công nghệ cao.

b. Đặc điểm.

- Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ là chủ yếu trong đó các ngành nghề cần nhiều tri thức (Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm…) chiếm ưu thế tuyệt đối.

- Công nghệ chủ yếu để thúc đẩy phát triển: Công nghệ cao, điện tử hóa, tin học hóa, siêu xa lộ thông tin…

- Cơ cấu lao động: Công nhân tri thức là chủ yếu.

- Tỉ lệ đóng góp của khoa học – Công nghệ trong tăng trưởng kinh tế cao.

- Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn..

- Công nghệ thông tin và truyền thông có vai trò quyết định.

c. Điều kiện phát triển.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng vững mạnh cho việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ.

- Tăng cường xây dựng các trung tâm nghiên cứu, trường Đại học…Chú ý phát triển các trung tâm công nghệ cao, các công viên khoa học, đầu tư lớn cho việc nghiên cứu và phát triển khoa học.

- Chú trọng phát triển công nghệ thông tin.

- Coi trọng việc phát triển giáo dục – đào tạo, cần có chiến lược ưu tiên phát triển GD - ĐT, đặc biệt là phát triển nhân tài.

d. Điều kiện thuận lợi gì để tiếp cận nền kinh tế tri thức.

- Đường lối chính sách của Đảng về phát triển GD - ĐT, khoa học và công nghệ.

- Tiềm năng về trí tuệ và tri thức con người Việt Nam lớn, lao động trẻ, dồi dào, năng động, sáng tạo.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng vững mạnh.

- Vị trí địa lí thuận lợi cho việc mở cửa tiếp cận giao lưu hội nhập.

e. Phương hướng phát triển nền kinh tế tri thức Việt Nam trong tương lai.

- Đẩy mạnh GD – ĐT, xây dựng đội ngũ tri thức.

- Đổi mới tư duy trong quản lí và thực hiện, ứng dụng linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh của đất nước.

- Có chính sách thỏa đáng để tạo nguồn nhân lực và khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực mới như GD, thông tin, tri thức.

- Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, công nghệ sinh học.

- Chủ động tiếp cận nền kinh tế tri thức của thế giới

Bình luận (0)
Chung Chu
Xem chi tiết
Quang Nhân
2 tháng 2 2021 lúc 21:59

Những thách thức lớn của nước ta khi hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới?

A. Khó khăn trong việc tiếp cận với thị trường mới, nhất là thị trường các nước tư bản

B. Cạnh tranh về kinh tế, thương mại, tài nguyên, năng lượng, thị trường.

C. Chất lượng sản phẩm thấp, khó cạnh tranh với thị trường quốc tế và khu vực.

D. Nền kinh tế còn trong tình trạng chậm phát triển.

Bình luận (0)
Trần Mạnh
2 tháng 2 2021 lúc 21:59

Những thách thức lớn của nước ta khi hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới?

A. Khó khăn trong việc tiếp cận với thị trường mới, nhất là thị trường các nước tư bản

B. Cạnh tranh về kinh tế, thương mại, tài nguyên, năng lượng, thị trường. C. Chất lượng sản phẩm thấp, khó cạnh tranh với thị trường quốc tế và khu vực.

D. Nền kinh tế còn trong tình trạng chậm phát triển.

Bình luận (0)
you me
12 tháng 6 2021 lúc 12:50

D

Bình luận (0)
Chung Chu
Xem chi tiết
Quang Nhân
2 tháng 2 2021 lúc 22:00

Những thách thức lớn của nước ta khi hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới?

A. Khó khăn trong việc tiếp cận với thị trường mới, nhất là thị trường các nước tư bản

B. Cạnh tranh về kinh tế, thương mại, tài nguyên, năng lượng, thị trường. C. Chất lượng sản phẩm thấp, khó cạnh tranh với thị trường quốc tế và khu vực. D. Nền kinh tế còn trong tình trạng chậm phát triển.

Bình luận (0)
Uyên Nguyễn
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
27 tháng 1 2018 lúc 3:55

1. Khái quát chung

- Bao gồm các tỉnh: Kon Turn, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển.

-Diện tích: 54475 k m 2 .

2. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên

a) Thuận lợi

*Vị trí địa lí

-Phía đông giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, giao lưu khá dễ dàng bằng đường bộ (đường 24, 19, 25, 26, 27, 28). Duyên hải Nam Trung Bộ là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên.

-Phía nam giáp Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển nhât nước la, giao lưu khá dễ dàng bằng các tuyến đương 14, 20. Đông Nam Bộ là cửa ngõ ra biển của các lính phía nam Tây Nguyên.

-Phía tây giáp với miền Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia

-Vì thế, Tây nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng và xây dựng kinh tế

*Điều kiện tự nhiên vù tài nguyên thiên nhiên

-Địa hình: gồm các cao nguyên xếp tầng (Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh) có bề mặt tương đối bằng phẳng và rộng lớn

-Đất đai

+Phần lớn là đất feralit hình thành trên đá badan (đất badan: 1,36 triệu ha, chiếm 66% diện tích đất badan cả nước), có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố chủ yếu trên các cao nguyên với những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn (trồng cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè, dâu tằm, cây thực phẩm,...).

+Ngoài ra còn có đất feralit trên các loại đá khác, đất xám trên phù sa cổ (Gia Lai, Đắk Lắk), đất phù sa ven các sông, các loại đất khác và núi đá, thích lợi cho việc trồng rừng, cây công nghiệp,...

-Khí hậu: cận xích đạo, lại có sự phân hóa theo độ cao. Vì thế, ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,...) khá thuận lợi.

-Tài nguyên nước khá phong phú, nhất là tài nguyên nước ngầm, rất quan trọng cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp vào mùa khô. Trữ năng thủy điện và thủy lợi trên các sông Xê Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai tương đối lớn (chiếm khoảng 21% trữ năng thuỷ điện cả nước).

-Rừng: Tây Nguyên được mệnh danh là “kho vàng xanh” của nước ta. Diện tích: gần 3 triệu ha (chiếm 29,2% diện tích rừng tự nhiên cả nước). Trong rừng còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sen), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...).

-Khoáng sản: bôxit có trữ lượng vào loại lớn, hơn 3 tỉ tấn. Ngoài ra, còn có đá axít, asen.

-Tài nguyên du lịch sinh thái rất phong phú

+Có các vườn quốc gia: Chư Mom Ray (Kon Turn), Kon Ka Kinh (Gia Lai), Yok Đôn, Chư Yang Sin (Đắk Lắk), Biđoup - Núi Bà (Lâm Đồng)

+Có các thắng cảnh đẹp: Hồ Xuân Hương, hồ Lắk, Biển Hồ, núi Lang Biang huyền thọai, Pleiku,..

+Đà Lạt là thành phố nghỉ mát trên núi nổi tiếng

*Điều kiện kinh tế- xã hội

-Dân cư và nguồn lao động

+Dân số năm 2002: hơn 4,4 triệu người

+Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân lộc ít người (Xêđăng, Bana, Giarai, Êđê, Cơho, Mạ, Mơnông...) với truyền thống văn hoá độc đáo.

+Có các di sản về văn hóa, lễ hội độc đáo (lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, lễ hội đâm trâu,...) thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật:

+Có một số cơ sở công nghiệp quy mô nhỏ, chủ yếu là chế biến sản phẩm cây công nghiệp

+Bước đầu đã thu hút được vốn đầu tư nươc ngoài

-Đường lối chính sách phù hợp vơi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng: chính sách giao đất, giao rừng cho nhân dân, cho vay vốn phát triển sản xuất; phát triển cây công nghiệp chủ lực (cà phê, cao su, chò,...); đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến.

b) Khó khăn

-Mùa khô thường kéo dài, dẫn tới nguy cơ thiếu nước, cháy rừng nghiêm trọng; sự đắp đổi giữa mùa khô kéo dài và mùa mưa trên vùng đất badan vụn bở còn đe dọa xơi mòn đất nếu lơp thực vật bị phá họai.

-Việc chặt phá rừng quá mức để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt động vật hoang dã đang ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống dân cư.

-Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học - kĩ thuật

-Mức sống của nhân dân còn thấp, tỉ lệ ngươi chưa biết đọc, biết viết còn cao

-Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn nhiều, trước hết là mạng lưới đường giao thông, các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ kĩ thuật

-Công nghiệp trong vùng mới trong giai đoạn hình thành, với các điểm công nghiệp

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
19 tháng 9 2017 lúc 7:54

Thuận lợi:

+ Đất đai rộng lớn.

+ Tài nguyên đa dạng (khoáng sản, gỗ, đồng cỏ, thủy điện).

Khó khăn:

+ Địa hình chia cắt mạnh: núi cao, sông sâu, vực thẳm.

+ Khí hậu, thời tiết khắc nghiệt.

+ Đường sá khó xây dựng, bảo dưỡng.

+ Dân cư ít và phân tán.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Phương Dung
Xem chi tiết
Thanh Thao
Xem chi tiết
︵✰Ah
10 tháng 3 2023 lúc 20:48

 Câu a :
Phía bắc giáp Trung Quốc 
Phía tây giáp Lào, Campuchia
Phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương.
 Câu b : 
Ý nghĩa của vùng biển
 *Thuận lợi :
+ Vùng biển rộng lớn, nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế. Bờ biển kéo dài có nhiều vũng vịnh kín gió thuận lợi cho xây dựng các cảng nước sâu
=> Điều kiên phát triển dịch vụ hàng hải.
* Khó khăn: thiên tai bão kèm mưa to gió lớn, sạt lở bờ biển, cát bay cát chảy,...

Bình luận (0)
minyoonji
11 tháng 3 2023 lúc 13:13

a. Biên giới đất liền: Trung Quốc,Thái Lan,Lào,Campuchia

b. 

*Thuận lợi: vùng biển VN có giá trị to lớn về kinh tế,trên biển có nhiều khoáng sản,đặc biệt là dầu khí,hải sản phong phú,có nhiều bãi biển đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch,bờ biển có nhiều vũng vịnh kín thuận lợi để xây dựng hải sảng,phát triển giao thông vậntải biển,biển nước ta còn là một kho muối khổng lồ

- khó khăn: thiên tai thường xảy ra ( bão, nước biển dâng,sạt lở bờ biển,..) môi trường biển bị ô nhiễm đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân

Bình luận (0)
quả lê và trang
Xem chi tiết