Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ? Nếu bỏ từ "bài thơ"thì ý nghĩa nhan đề có thay đổi không?
a) Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ? Nếu bỏ từ "bài thơ"thì ý nghĩa nhan đề có thay đổi không?
- Nhan đề độc đáo khác lạ và khá dài ghi lại hiện thực muốn nói đến chất thơ, vẻ lãng mạn được cất lên từ hiện thực khắc nghiệt của chiến trường. Ngoài ra nhan đề còn làm nổi bật lên hình ảnh của những chiếc xe không kính
- Nếu bỏ đi từ "bài thơ" thì ý nghĩa nhan đề sẽ thay đổi vì từ bài thơ nhằm tạo nên ấn tượng chất thơ của hiện thực, nhấn mạnh sự chiến đấu khốc liệt của các chiến sĩ lái xe
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
Thanh Hải có tên thật là Phám Bá Ngoãn quê ở Thừa Thiên Huế, ông hoạt động văn nghệ cả hai thời kì đó là chống Pháp và cả chống Mĩ, ông được đánh giá cây bút có nhiều đóng góp vào xây dựng nền văn học miền Nam trong thời gian đầu tiên.
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được ông viết một thời gian trước khi qua đời (trước năm 1980), thể hiện tình yêu cuộc sống, đất nước và mong ước của tác giả.
2. Ý nghĩa nhan đề bài thơ
Ông viết bài thơ này trong thời điểm cuối đời, khi đã cảm nhận cái chết đã cận kề, khoảnh khắc đó ông muốn cống hiến sức lực nhỏ nhoi của bản thân cho đất nước và góp phần làm nên mùa xuân cho đất trời.Chỉ đơn giản như vậy ông đã đặt bài thơ với tiêu đề“ Mùa xuân nho nhỏ”.
Nhan đề của bài thơ cũng tạo nên sáng tạo đó là phát hiện mới mẻ của ông. Bài thơ cũng thể hiện quan điểm thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cái cá nhân và cái cộng đồng. Ngoài ra, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ còn nói lên mong ước cháy bỏng của tác giả Thanh Hải đó là ông muốn thật tốt sống cống hiến bằng sức sống tươi trẻ, mong muốn được cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho mùa xuân của đất trời và đất nước ngày càng tươi đẹp.
Em có nhận xét gì về cách dùng từ gặp trong nhan đề bài thơ Gặp lá cơm nếp?
Cách dùng từ sáng tạo và mang giá trị nghệ thuật của tác giả. Thường từ “gặp” dùng để chỉ cuộc gặp gỡ giữa người với người nhưng ở đây lại dùng trong trường hợp “gặp lá cơm nếp” dụng ý đầy nghệ thuật nhằm nhấn mạnh sự vật được nhắc đến.
Sau khi đọc và tìm hiểu bài thơ, em có nhận xét gì về cách dùng từ trong nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? Nhan đề đó gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?
- Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Mùa xuân vốn là một khái niệm trừu tượng chỉ thời gian nhưng ở đây, mùa xuân lại có hình, có khối, mang một hình hài “nho nhỏ”, xinh xắn.
- Nhan đề gợi cho em cảm xúc về sự cống hiến của mỗi người đối với đất nước. “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo để nói về một khát vọng, một lẽ sống cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước
Nhan đề bài thơ “Sang thu” có ý nghĩa gì?
Ý nghĩa nhan đề:
- Nhan đề bài thơ thể hiện cách lựa chọn khoảnh khắc thời gian, bắc cầu giữa cái không và cái có. Chính cảm giác mơ hồ, tinh tế đã chuyên chở cho tâm hồn thu theo cách của mùa thu.
- Nhạy cảm, nhẹ nhàng, vừa lạ vừa quen, nó đã đánh thức nơi ta những gì da diết nhất.
- “Sang thu” còn là của đời người. Đời người sang thu (sang tuổi xế chiều) nhiều từng trải, vững vàng hơn trước những biến động của cuộc đời.
Bạn có cảm nhận gì về nhan đề Tràng giang? Nhan đề và lời đề từ liên quan thế nào với nội dung cảm xúc của bài thơ?
- Nhan đề “Tràng giang” với vần “ang” ở hai tiếng gợi ra không gian bất tận, mênh mông cả về chiều dài và chiều rộng của con sông. Vần “ang” kéo dài vô tận như nỗi niềm sầu muộn, suy tư của Huy Cận khi đứng trước sự mênh mông, vô định của dòng sông.
⇒ Nhan đề “Tràng giang” không chỉ góp phần hé mở nội dung bài thơ mà tràng giang còn chứa đựng được bao tâm sự, nỗi niềm thầm kín của Huy Cận về cuộc đời thế sự.
Nhan đề của bài thơ “Nói với con” có ý nghĩa gì? Nêu nội dung chính của bài thơ.
● Nhan đề bài thơ khái quát được ý nghĩa của toàn bài thơ, bài thơ đi từ tình cảm gia đình rồi mở ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha để nâng lên lẽ sống. Cảm xúc chủ đề của bài thơ được bộc lộ, dẫn dắt một cách tự nhiên, có tầm khái quát nhưng vẫn thắm thiết. Nhan đề toát lên sắc thái bình dị, gần gũi đời thường.
● Nội dung chính: Toàn bài thơ là những lời tâm sự, dặn dò, nhắn nhủ vừa nghiêm khắc vừa thấm đẫm tình yêu thương của cha dành cho con. Người cha nói với con về tuổi thơ con, về cội nguồn sinh thành nuôi dưỡng con. Từ đó nói với con về lẽ sống sao cho xứng đáng với tình yêu thương của mẹ cha với truyền thống của quê hương.
Nội dung :
- Bài thơ là lời người cha muốn nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người rằng con được lớn lên trong tình yêu thương của gia đình , lớn lên trong sự đùm bọc , che chở của quê hương . Qua đó , muốn ca ngợi những đức tính cao đẹp của người đồng mình mà mong ước của người cha đối với con
Nêu ý nghĩa nhan đề của bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
Nhan đề bài thơ gây ấn tượng độc đáo và gợi suy ngẫm cho người đọc:
● Nhan đề mang đề tài của bài thơ: Tiểu đội xe không kính.
● Tiểu đội là đơn vị cơ sở nhỏ nhất trong biên chế của quân đội ta. Tiểu đội xe có ý nghĩa trong lịch sử chiến tranh chống Mĩ từ năm 1965 – 1968, đội hình xe chủ yếu là tiểu đội do tình hình đường xá, cầu cống, hệ thống pháo cao xạ bảo vệ… chưa cho phép chạy xe với đội hình đông hơn. Sau này, chiến dịch phát triển, từ tiểu đội lên đại đội, tiểu đoàn, sư đoàn xe với hàng trăm chiếc, nên tiểu đội xe không kính trong bài thơ mang ý nghĩa khốc liệt của chiến tranh.
● Một cái tên trần trụi, không mĩ miều, hàm súc như bao nhan đề bài thơ khác, đối lập với quan niệm cái đẹp văn chương thuần túy. Cái đẹp với Phạm Tiến Duật là từ trong những diễn biến sôi động của cuộc sống mà ùa vào thơ.
● Tác giả thêm vào hai chữ bài thơ, là muốn thể hiện quan niệm thơ nói, thơ kể nhưng vẫn rất thơ. Chất thơ vút lên từ hiện thực, từ tâm hồn hào hoa lãng mạn, lạc quan yêu đời của người lính – tuổi trẻ Việt Nam giữa khói bom lửa đạn với đầy niềm tự hào, chiến đấu và chiến thắng.
Ý nghĩa nhan đề "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là:
- Nhan đề "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng từ đó thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó.
- Làm nổi bật hình ảnh toàn bài là những chiếc xe không kính, thể hiện sự gắn bó, am hiểu đời sống chiến tranh của tác giả.
- Hai chữ "bài thơ" cho thêm vào nhan đề trên cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả và muốn nói về chất thơ của hiện thực khốc liệt thời chiến tranh, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt lên thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy của thời chiến.
- Nhan đề trên góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm là khắc họa hình ảnh độc đáo của những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ với những phẩm chất tốt đẹp.
Trong bài thơ Bếp lửa, nhà thơ Bằng Việt đã viết:
Lận đận đời bà biếtmấy nắng mưa.
Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.
Xét theo từ loại, nhan đề bài thơ thuộc loại từ gì? Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ.
Từ nhóm trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa như thế nào?
Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh đã viết: “Từ những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, người cháu đã bộc lộ những suy ngẫm về bà và bếp lửa”.
Lấy câu văn trên làm câu mở đoạn, hãy hoàn thành một đoạn văn theo kiểu tổng – phân - hợp khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu cảm thán (gạch chân và ghi rõ chú thích).
Chép 07 câu thơ tiếp theo:
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
- Nhan đề tác phẩm là danh từ.
- Ý nghĩa nhan đề tác phẩm:
+ Bếp lửa là một hình ảnh thực, quen thuộc trong mỗi gia đình và nó là hình ảnh gắn với kỉ niệm thời ấu thơ về một người bà cụ thể, có thật của tác giả.
+ Bếp lửa còn là hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: Nó gợi lên sự tần tảo, vất vả, chăm sóc, yêu thương cháu của người bà. Đồng thời, bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn… đã nâng bước người cháu trên suốt hành trình cuộc đời.
Từ nhóm trong đoạn thơ vừa chép được hiểu theo hai nghĩa:
- Nghĩa tả thực: Nhóm là một hoạt động, làm cho lửa bén vào, bắt vào những vật dễ cháy như rơm, rạ, củi, than, .. để tạo thành bếp lửa có thật trong đời sống hàng ngày của người dân vùng thôn quê.
- Nghĩa ẩn dụ: Nhóm là gợi dậy tình yêu thương, đánh thức dậy những kí ức đẹp, tình cảm tốt đẹp, có giá trị trong cuộc sống của mỗi con người.
* Giới thiệu khái quát về xuất xứ, vị trí đoạn trích và vấn đề cần nghị luận.
* Những suy ngẫm về bà và bếp lửa:
- Cháu suy ngẫm về cuộc đời bà:
+ Cuộc đời bà là cuộc đời đầy gian truân, vất vả, nhiều lận đận, trải qua nhiều nắng mưa: lận đận, nắng mưa.
+ Suy ngẫm về thói quen dậy sớm nhóm bếp của bà. Đây là một thói quen bà đã làm mấy chục năm rồi và đến tận bây giờ vẫn vậy.
+ Bà nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm để nấu nồi xôi gạo, khoai sắn ngọt bùi, nhóm tình yêu thương và nhóm dậy cả những ước mơ, khát vọng của người cháu.
- Cháu suy ngẫm về bếp lửa:
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa
+ Bếp lửa với người cháu là kì lạ nơi phương xa bếp lửa đã đánh thức trong cháu những cảm xúc, khơi nguồn cảm hứng để cháu viết nên một bài thơ hay về tình bà cháu.
+ Bếp lửa là thiêng liêng vì nói đến bếp lửa là nói đến người bà thân yêu, nói đến tình yêu thương
của bà dành cho cháu, nói đến những năm tháng tuổi thơ đầy ý nghĩa khi sống bên bà, ...
+ Câu thơ cảm thán với cấu trúc đảo ngữ thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của người cháu như khám phá ra một điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị.
* Đánh giá khái quát:
- Về nghệ thuật:
+ Thể thơ 8 chữ;
+ Từ láy lận đận, hình ảnh ẩn dụ nắng mưa;
+ Điệp từ nhóm được nhắc lại 4 lần vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ;
+ Sử dụng câu cảm thán.
- Đoạn thơ cho thấy tình cảm sâu sắc của cháu đối với bà và với bếp lửa – nơi cất giữ những kỉ niệm tuổi thơ của cháu.
: Nhận xét cách tổ chức, sắp xếp trật tự từ trong nhan đề bài thơ “Sang thu”. Chỉ ra nét đặc sắc về đối tượng cảm xúc của bài thơ được gợi ra từ nhan đề ấ
Cách sắp xếp nhan đề: Đặt động từ lên trước danh từ. Nhấn mạnh sự cảm nhận tinh tế của tác giả về sự chuyển biến của thiên nhiên đất trời trong thời điểm giao mùa.
HỌC TỐT!