Vu Thanhh Dat
Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự Câu 1 (trang 97 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự tăng tiến, trình tự thời gian. Cho thấy lòng tham vô đáy của mụ vợ tăng lên, mang ý nghĩa phê phán rõ ràng: - Ông lão đánh cá bắt được cá vàng, cá hứa trả ơn và ông thả cá đi không đòi hỏi. - Vợ ông lão bắt ông ra biển đòi hỏi cá trả ơn (5 lần): + Xin cái máng lớn. + Xin cái nhà đẹp. + Xin cho mụ vợ làm nhất phẩm phu nhân. + Xin cho...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Đinh Thị Thanh Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Sơn
28 tháng 7 2020 lúc 14:21

Câu 1 : 

+) Ngôi kể thứ 1 : giúp tác giả bộc lộ được tâm tư , tình cảm một cách trực tiếp , làm cảm xúc của nhân vật được thêm chân thực , sống động.

+) Ngôi kể thứ 3 : Làm tăng tính khách quan cho câu chuyện.

Câu 2 : 

Tác dụng : Thể hiện sự tiếp nối về mặt thời gian ( việc xảy ra trước thì kể trước, việc xảy ra sau thì kể sau ).

Câu 4 :

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin, Một người chính trực, Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca,...

Câu 5 :

(1) Ngỗ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, không có người rèn cặp, dạy dỗ nên lêu lổng, hư hỏng, mọi người xa lánh.

(2) Ngỗ nghịch ngợm trêu chọc, làm mất lòng tin của mọi người.

(3) Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu nhưng không ai đến cứu.

(4) Ngỗ phải băng bó, tiêm vắc-xin trừ bệnh dại.

TD của cách kể câu truyện : nhấn mạnh ý nghĩa bài học của câu truyện .

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 9 2017 lúc 14:03

Thứ tự trong truyện kể này được trình bày ngược: kể sự việc vừa diễn ra trên cơ sở đó nhớ lại truyện quá khứ.

      + Bắt đầu từ hậu quả xấu (bị chó căn nhưng không ai tới cứu) rồi ngược lên nguyên nhân.

→ Thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng cho người đọc

Bình luận (0)
Mi Nguyễn
Xem chi tiết
Diệu Huyền
18 tháng 10 2019 lúc 8:39

1, Một ông lão đánh cá nghèo ra biển. Lần thứ nhất kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ hai kéo lưới được cây rong, lần thứ ba thì bắt được con cá vàng. Cá vàng kêu van, hứa trả ơn và ông lão đã thả.

Mụ vợ biết chuyện, mắng lão một trận và năm lần bắt ông ra biển, đòi cá vàng đáp ứng những yêu cầu của mụ:

Lần thứ nhất, mụ đòi cá giúp cho một chiếc máng lợn mới.

Lần thứ hai, mụ vợ lại "quát to hơn" và bắt ông lão ra biển đòi cá vàng mội cái nhà rộng.

Lần thứ ba, mụ vợ "mắng như tát nước vào mặt" ông lão và đòi làm một bà nhất phẩm phu nhân.

Lần thứ tư, mụ vợ lại "nổi trận lôi đình" và đòi cá cho làm nữ hoàng.

Lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương để bắt cá vàng hầu hạ.

Cá vàng tức giận, lấy lại tất cả những thứ đã cho và ông lão trở về lại thấy túp lều nát ngày xưa, trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.

Bình luận (0)
Diệu Huyền
18 tháng 10 2019 lúc 9:01

2, Thứ tự của các sự việc như sau:

- Ngỗ mồ côi cha mẹ, không có người rèn cặp, trở nên lêu lổng, hư hỏng, bị mọi người xa lánh.

- Ngỗ tìm cách trêu chọc, đánh lừa mọi người, làm họ mất lòng tin.

- Khi Ngỗ bị chó dại cắn thật, kêu cứu thì không ai đến cứu.

- Ngỗ bị chó cắn phải băng bó, tiêm thuốc trừ bệnh dại.

* Thứ tự kể: bắt đầu từ hậu quả xấu rồi ngược lên kể nguyên nhân. Cách kể này làm nổi bật ý nghĩa của một bài học.

Bình luận (0)
❥๖ۣۜ๖ۣۜ야미에๖ۣۜღღ
Xem chi tiết
minhduc
22 tháng 10 2017 lúc 17:36

Tôi đi học
Tác giả Thanh TỊnh vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng mùa thu, lá rụng nhiều, tiết trời se lạnh. Con đường đến trường đối với chú bé ấy vỗn đỗi quen thuộc bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng pha lẫn hồi hộp, e dè, chú bé có những ý nghĩ thật non nớt và ngây thơ: "Chắc chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước". Trong bộ quần áo mới, tác giả Thanh Tịnh càng "thấy mình trang trọng và đứng đắn" hơn, những suy nghĩ nhẹ nhàng lướt qua như làn mây trắng xốp bồng bềnh. Lúc tới trường, nghe ba hồi trống, lòng chú bé lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc ấm áp vang lên, khuyến khích những chú chim non vào lớp. Nhân vật tôi trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã nhẹ nhàng giúp con vào lớp. Chú bé nhìn bàn ghế, người bạn ngồi kế bên và cảm thấy thân quen dẫu chưa bao giờ gặp gỡ. Rồi quàng tay lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần dòng chữ thầy giáo viết: "Tôi đi học"...
 

Bình luận (0)
nguyen thi ngoc nhu
6 tháng 11 2017 lúc 18:02

Hieu hai so la 55. Tï so cua hai so la 4/9 .Tim hai so do

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 12 2017 lúc 15:24

Kể lại câu chuyện “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca”.

   An-drây-ca sống với mẹ và ông. Ông em đã già nên rất yếu.

Một buổi chiều nọ ông lên cơn đau nặng. Mẹ bảo An-drây-ca đi mua thuốc, em vội vã đi ngay. Nhưng dọc đường An-drây-ca gặp các bạn chơi bóng. Cậu hăm hở tham gia cùng các bạn.

Một lúc lâu sau, An-drây-ca chợt nhớ lời mẹ. Cậu vội vã đi mua thuốc rồi chạy như bay về nhà.

 

Về đến nhà, An-drây-ca thấy mẹ mình đang nức nở khóc. Thì ra, ông của An-drây-ca đã mất.

Từ đó trở đi, mặc dù mẹ đã nói rất rõ rằng cậu không hề có lỗi trong cái chết của ông là vì ồng đã chết ngay khi cậu ra khỏi nhà nhưng An-drây-ca luôn tự dằn vặt mình vì buổi chiều mải chơi hôm đó.

Bình luận (0)
Vương Thu Nhi
17 tháng 12 2023 lúc 7:53

ok lun

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 9 2017 lúc 10:05

Tóm tắt truyện ông lão đánh cá và con cá vàng

    Một ông lão đánh cá nghèo ra biển kéo cá. Tới lần thứ ba thì ông kéo được con cá vàng, con cá van xin ông tha mạng và hứa sẽ trả ơn.

     Ông lão về kể với vợ thì bị mụ mắng và bắt ông ra biển đòi cá vàng:

     Lần thứ nhất, mụ muốn cái máng lợn mới.

     Lần thứ hai, mụ quát to hơn và đòi một cái nhà lớn

     Lần thứ ba, mụ vợ mắng như tát nước vào mặt, bắt ông lão đi xin cho mụ làm nhất phẩm phu nhân.

     Lần thứ tư, mụ nổi trận lôi đình đòi cá cho làm nữ hoàng.

     Lần thứ năm, mụ đòi làm long vương và bắt cá hầu hạ.

     Cá vàng tức giận lấy lại tất cả những thứ đã cho, ông lão trở về thấy mụ vợ ngồi cạnh túp lều rách nát.

- Thứ tự trong truyện kể theo trình tự thời gian tuyến tính.

     + Thứ tự này tăng tiến theo những ham muốn tham lam của mụ vợ.

     + Đây là đặc trưng chung của các truyện kể dân gian.

Bình luận (0)
Hà Kiều Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Minh Châu
18 tháng 12 2019 lúc 14:18

2/ - Là trình bay 1 chuỗi các sự vật, sự việc này dẫn đến sự vật, sự việc kia, cuối cùng dẫn đến kết thúc, Thể hiện 1 ý nghĩa

    - Dàn ý chung

+ MB: Giới thiệu ccaau chuyện (Hoàn cảnh,không gian, thời gian, nhân vật,...)

+ TB : Những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến sự việc

+ KB: Kết thúc câu chuyện ( Có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật, hoặc 1 chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa )

6/ - Nguyên Nhân

    - Diễn biến

    - Kết quả 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hà Kiều Mỹ Duyên
18 tháng 12 2019 lúc 19:36

Còn các câu  khác thì sao bn ?????

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
nguyễn quỳnh trân
Xem chi tiết
lạc lạc
10 tháng 11 2021 lúc 15:35

tham khảo

 

Ngày xưa, vương quốc Đa-ghet-xtan được trị vì bởi một ông vua nổi tiếng bạo ngược. Cuộc sống của nhân dân lầm than; đến nỗi có một bài hát lên án sự tàn bạo của ông mà mọi người từ già đến trẻ đều thuộc và ca hát say sưa.

Một ngày nọ, bài hát đến tai nhà vua. Lập tức, ông xuống lệnh tìm cho ra tác giả của bài hát. Lùng sục mãi vẫn không tìm được, vua sai bắt giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.

Ba hôm sau, vua cho giải họ vào cung và yêu cầu mỗi người hãy hát bản nhạc do chính mình sáng tác. Các lời ca, tiếng nhạc lần lượt được tấu lên với nội dung ca ngợi trí tuệ hơn người, trái tim nhân hậu và sức mạnh quyền uy của đức vua. Đặc biệt, chỉ có ba nhà thơ không hát. Vua ra lệnh tống giam cả ba vào ngục tối và thả tất cả nhừng người kia.

Ba tháng sau, cả ba nhà thơ được giải đến vua. Một trong ba nhà thơ cất lời ca tụng đức vua và được thả ngay. Hai người còn lại bị đưa lên giàn hỏa, chuẩn bị hành hình. Một trong hai người lên giàn hỏa bỗng hát lên bài hát ca tụng nhà vua và được thả tức khắc.

Nhà thơ thứ ba vẫn im lặng. Sự im lặng ấy khiến nhà vua không kềm được cơn giận dữ và ra lệnh nổi lửa. Ngọn lửa vừa bốc lên, nhà thơ đã cất tiếng hát. Bài hát vạch trần bộ mặt tàn ác, giả dối của vua. Tiếng hát dũng cảm vang lên với những lời ca trung thực, thẳng thắn, không khuất phục trước ngọn lửa tàn bạo đã rung động cả hoàng cung. Nhà vua lập tức thét quân lính cởi trói cho nhà thơ và dập tắt ngay ngọn lửa.

Cuối cùng, nhà vua đã tìm ra được một nhà thơ chân chính của đất nước

Bình luận (0)
Thư Phan
10 tháng 11 2021 lúc 15:35

Tham khảo

 

Câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

Có mỗi cậu bé tên là An-đrây-ca chín tuổi sống với mẹ và ông ngoại. Ông cậu đã 96 tuổi nên sức khỏe rất yếu. Một buổi chiều mẹ ông nói với mẹ của An-đrây-ca Bố thấy khó thở lắm ! Mẹ câu bảo cậu nhanh chân chạy đi mua thuốc cho ông. Dọc đường, cậu gặp mấy đứa bạn rủ đá bóng, cậu nhập cuộc ngay. Chơi được một lúc, chợt nhớ lời mẹ dăn, cậu vội vàng chạy đi mua thuốc mang về. Vừa bước vào phòng ông nằm, cậu nghe tiếng mẹ khóc nức nở, cậu hoảng lên. Ông cậu đã qua đời. Cậu nghĩ : Có lẽ mình mải chơi bóng, đưa thuốc về chậm mà ông qua đời. Cậu ân hận quá, òa lên khóc và kể hết sự việc cho mẹ nghe. Mẹ cậu an ủi : Trong việc này, con không có lỗi. Chảng ai cứu được ông cả. Con vừa đi ra khỏi nhà thì ông qua đời. Dù sự thật là như thé nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm ấy, cậu không tài nào ngủ được. Cậu ra ngồi khóc nức nở dưới gốc cây táo ông trồng. Rồi mãi sau này khi đã trưởng thành cậu vận luôn dằn vặt mình: Giá như mình không mải đá bóng ,mua thuốc về nhanh thì ông cậu còn sống thêm được vài năm với mẹ con cậu

Bình luận (0)
nguyễn quỳnh trân
10 tháng 11 2021 lúc 15:43

cảm ơn mn

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 2 2019 lúc 16:25

Đoạn trích ( a) và (b ) có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự nhưng đều là văn bản nghị luận. Nhờ các yếu tố này mà luận cứ của văn bản nghị luận chân thực, rõ ràng, sinh động và có sức thuyết phục mạnh mẽ.

    + Các yếu tố tự sự ở đoạn (a ) để kể về kiểu bắt lính kỳ quặc, tàn ác và nhẫn tâm của bọn thực dân

    + Các yếu tố miêu tả ở đoạn ( b) để trình bày sự lừa gạt trắng trợn, những lời lẽ rêu rao về "lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại" của phủ toàn quyền.

  - Nhận xét:

    + Nhờ có các yếu tố miêu tả mà biểu cảm giúp cho việc trình bày luận cứ được cụ thể, sinh động, do đó có tính thuyết phục mạnh mẽ hơn.

Bình luận (0)