Những câu hỏi liên quan
Le Kieu Linh
Xem chi tiết
Thảo Phương
20 tháng 10 2017 lúc 20:35

Những sự việc chính:
-Giới thiệu về Mã Lương và ước mơ của em.
-Mã Lương được thần thưởng cho cây bút thần.
-Mã Lương vẽ các sự vật trở thành vật thật. Em vẽ cho người nghèo công cụ lao động.
-Mã Lương bị tên địa chủ bắt vẽ theo ý muốn của hắn,em kiên quyết không vẽ,em trừng trị hắn và bỏ đi vùng khác.

Bình luận (2)
Love yourself
Xem chi tiết
SKY
17 tháng 10 2017 lúc 17:52

Mã Lương là một em bé thông minh,mồ côi nghèo khổ say mê học vẽ, vẽ giỏi,ao ước có một cây bút vẽ. Được thần thưởng cho cây bút thần. Có bút thần trong tay em vẽ các sự vật trở thành vật thật. Em vẽ cho người nghèo công cụ lao động. Việc đến tai tên địa chủ, em bị hắn bắt vẽ theo ý hắn. Mã Lương kiên quyết không vẽ, trừng trị hắn rồi bỏ đi vùng khác. Em vẽ tranh để kiếm sống , sơ ý để lộ tài năng. Vua đã bắt em về vẽ theo ý muốn . Mã Lương chống lại nên bị bắt giam vào ngục. Vua cướp bút thần để vẽ nhưng không thành. Mã Lương được thả, em vờ đồng ý, rồi vẽ biển,vẽ sóng to gió lớn trừng trị tên vua tham lam, độc ác. Mã Lương trở về với nhân dân đem tài năng vẽ cho người nghèo khổ.

Bình luận (0)
SONGOKU DRAGON BALL
Xem chi tiết
thành hưng quách
30 tháng 9 2018 lúc 10:09

dell biết ok !!!

Bình luận (0)
Phạm Thị Ngân Hà
30 tháng 9 2018 lúc 15:31

người xưa muốn giải thích tại sao giặc Ân bị đánh bại. Và tại sao lại có một đền thờ ở làng Phù Đổng

Bình luận (0)
Trần Lê Duy
16 tháng 1 2022 lúc 19:52

ướm chân lên dấu chân siêu toa khổng lồ mà cs thai '-'

mang bầu hơn 1 năm ms đẻ ,3 tuổi ko nói  ko cười,đặt đâu nằm đấy

yêu cầu áo giáp sắt,roi sắt,ngựa sắt , lớn nhanh như thổi ,quần áo ms may xong đã nứt chỉ

đánh bại giặp rồi  bay về trời

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Selina Moon
Xem chi tiết
phamminhhai
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mai Hương
14 tháng 10 2018 lúc 21:49

Bánh chưng,bánh giầy:

Hùng Vương về già muốn truyền ngôi cho một trong hai mươi người con trai của ngài, người nối ngôi không cần phải là con trưởng. Ngài không biết chọn ai bèn cho các lang làm lễ Tiên Vương để vừa ý ngài. Các lang đua nhau làm lễ thật hậu vì muốn được ngôi báu. Lang Liêu là người thiệt thòi nhất vì mồ côi mẹ từ sớm rồi ra ở riêng nên không biết phải làm gì. Một đêm nọ, có một vị thần tới mách Lang Liêu làm bánh từ gạo.Chàng làm như lời thần dặn và vào ngày lễ Tiên vương, bánh của Lang Liều được vua Hùng chọn. Lang Liều được nối ngôi, ừ đó nước ta làm bánh chưng,bánh giầy vào ngày Tết.

Con Rồng cháu Tiên:

Ngày xưa ở Bắc Bộn nước ta có thần Lạc Long Quân thường giúp đỡ dân lành, thần mình rồng và là con trai thần Long Nữ.Ở vùng núi cao phương Bắc có nàng Âu Cơ xinh đẹp đến vùng đất Bắc Bộ để tìm hoa thơm cỏ lạ. Lạc Long Quân và Âu Cơ yêu nhau, nên duyên vợ chồng. Một thời gian sau,Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng nở ra một trăm người con, họ lớn nhanh như thổi mà không cần ăn uống. Về sau, Lạc Long Quân vốn ở nước cảm thấy ko ở trên cạn mãi được đành chia năm mươi con theo cha, năm mươi con theo mẹ đi cai quản các phương. Người con trưởng theo Âu Cơ làm vua và thành lập ra nhà nước Văn Lang.

Thánh Gióng:

Đời vua Hùng thứ sáu ở làng Gióng có đôi vợ chồng già nhân hậu muốn có một đứa con, một lần người vợ ra đồng thấy vết chân to bà lấy chân mình ướm thử thì về nhà có mang. Mười hai tháng sau bà sinh ra một đứa trẻ, đứa trẻ đó cho tới 3 tuổi vẫn không biết nói,không biết đi,không biết cười,cứ đặt đâu thì nằm đấy.Khi ấy giặc ngoại xâm muốn chiếm nước ta, vua sai người đi tìm người tài, nghe thấy tiếng rao đưa trẻ nhờ mẹ mời sứ giả vào, đứa bé yêu cầu sứ giả về bẩm vua đưa cho một con ngựa sắt,một chiếc roi sắt và một áo giáp sắt. Cậ bé lớn nhanh như thổi,bà con trong xóm góp gạo nuôi cậu bé. Khi sứ giả mang đồ tới,cậu mặc vào,vươn vai thành tráng sĩ.Tráng sĩ phi ra chiến trường, đón đầu giặc đánh hết tất cả bọn chúng. Bỗng roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ bụi tre bên đường đnahs giặc.Tráng sĩ phi ngựa đến chân núi Sóc Sơn,cởi áo giáp rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời.Vua nhớ ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương.Hiện nay có một làng là làng Cháy do bị lửa từ ngựa phun ra thiêu cháy ngôi làng

sự tích hồ Gươm mai viết tiếp.

Bình luận (0)
nguyễn thị hà châu
14 tháng 10 2018 lúc 22:58

bánh trưng bánh giầy :

Vua Hùng thứ sáu có hai mươi người con trai, cả hai mươi người con, ai cũng đều giỏi giang nên vua không thể lựa chọn được người sẽ nối nghiệp mình. Nhà vua luôn nói với những người con trai của mình rằng, người được lựa chọn không nhất thiết phải là con trưởng, người con nào làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương của mình thì sẽ được đức vua truyền ngôi cho.

Các lang đều đua nhau sắm những lễ vật thật hâu, thật ngon và độc nhất vô nhị, đây đều là những sản vật được các lang cho người đi khắp nơi tìm kiếm chỉ với mong muốn lấy được lòng của nhà vua. Nhưng chỉ duy nhất có người con trai thứ mười tám của đức vua là Lang Liêu, chàng vẫn rất buồn vì chàng rất nghèo, chàng không có đủ tiền để tìm kiếm sản vật như các anh trai của mình được. Do ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà chàng không có của để, thứ duy nhất chàng có là lúa. Vì suy nghĩ quá nhiều mà chàng đã thiếp đi, trong giấc mơ, một vị thần đã bảo với chàng cách làm lễ vật. Tỉnh dậy, chàng lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, một loại bánh tròn tượng trưng cho trời, một loại bánh vuông, tượng trưng cho đất. Bánh tròn chàng đặt tên là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng. Nhà vua rất hài lòng về lễ vật của Lang Liêu dâng lên nên ngài đã quyết định nhường ngôi cho chàng.

Cũng bởi vậy mà trong ngày tết cổ truyền của Việt Nam không thể nào thiếu 2 món bánh đơn giản nhưng đầy ý nghĩa trên bàn thờ tổ tiên.

Con rồng cháu tiên: 

Ngày xưa ở Lạc Việt có một vị thần nòi rồng gọi là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn trừ bọn yêu quái và dạy dân trồng trọt. Ở vùng núi cao bấy giờ có nàng Âu Cơ tuyệt trần nghe tiếng miền đất Lạc thần đã tìm đến thăm. Âu Cơ, Lạc Long Quân gặp nhau và trở thành vợ chồng. Âu Cơ có mang, sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra 100 người con khôi ngô khỏe mạnh. Vì không quen sống ở cạn nên Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển – Âu Cơ đem 50 con lên núi, dặn nhau không bao giờ quên lời hẹn. Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi. Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

thánh gióng: 

Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ăn ở phúc đức, mãi không có con. Một hôm ra đồng, bà vợ ướm vào vết chân to, về thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra cậu bé khôi ngô tuấn tú lên ba tuổi không biết đi không biết nói cười. Mãi tới khi xứ giả loan tin tìm người đánh giặc lúc này Gióng mới cất tiếng nói xin vua roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc. Gióng được bà con láng giềng góp gạo nên lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ rồi cưỡi ngựa xông vào giết giặc. Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh giặc. Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay lên trời.

sự tích hồ gươm

Vào thời giặc Minh đô hộ, ở vùng Lam Sơn có một nghĩa quân nổi dậy chống giặc. Đức Long quân quyết định cho mượn gươm thần.

       Lê Thận, trong ba lần đánh cá đều vớt được một thanh sắt, nhìn kĩ dưới ánh lửa nhận ra đó là lưỡi gươm. Một hôm Lê Lợi đến nhà Lê Thận, thấy lưỡi gươm phát sáng trên đó có khắc chữ “Thuận Thiên”, Lê Lợi tra vào chuôi gươm nạm ngọc thì vừa vặn. Trong tay Lê Lợi có gươm thần làm cho quân Minh tan tác, bạt vía.

       Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần. Vua nâng gươm trao trả gươm, Rùa Vàng ngậm gươm rồi lặn xuống đáy hồ, từ đó hồ Tả Vọng mang tên là hồ Hoàn Kiếm.

Bình luận (0)
happy time
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh Châu
13 tháng 4 2017 lúc 10:52

-Bài học đường đời đầu tiên:là bài học ý nghĩa cho cuộc sống,trong cuộc sống chúng ta không nê kiêu căng hống hách ,tự đắc...Với tài năng của mình.Trước khi làm một việc gì cần suy nghĩ kĩ càng tránh hậu quả cho người khác.

-Sông nước Cà Mau:qua văn bản ca ngợi vẻ đẹp trù phú của thiên nhiên vùng đất Cà Mau.Qua đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước của tác giả Đoàn Giỏi.

Nếu thấy đúng tick cho 1 cái nha các bạnleuleu

Bình luận (0)
Despacito
Xem chi tiết
OoO_TNT_OoO
4 tháng 10 2017 lúc 18:01

Dưới thời Gia Tĩnh triều Minh, ông bà Vương Viên ngoại ở Bắc Kinh sinh được 3 người con, hai gái, một trai:

"Một trai con thứ rót lòng,
Vương Quan là chữ nổi dòng nho gia.
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân".

Hai chị em Kiều có nhan sắc "mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười", và đã đến "tuần cập kê".

Mùa xuân năm ấy, 3 chị em đi thanh minh. Lúc ra về khi bóng chiều đã ngả, họ gặp chàng văn nhân Kim Trọng "vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa". Sau cuộc kì ngộ ấy, Kiều và Kim Trọng yêu nhau, hai người thề nguyền "Trăm năm tạc một chữ "đồng" đến xương". Kim Trọng nhận được thư nhà, chàng phải vội về Liêu Dương "hộ tang" chú.

Sau đó, gia đình Kiều gặp tai biến, bị thằng bán tơ vu oan. Cha và em Kiều bị bắt, bị tra tấn dã man. Bọn sai nha, lũ đầu trâu mặt ngựa ập đến đập phá nhà cửa tan hoang, cướp bóc tài sản "sạch sành sanh vét cho đấy túi tham". Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh với giá "vàng ngoài bốn trăm" để đút lót cho bọn quan lại, cứu cha và em. Nàng đã trao duyên cho Thúy Vân. Mã Giám Sinh đưa nàng về Lâm Tri. Kiều biết mình bị đẩy vào lầu xanh bèn rút dao tự vẫn nhưng không chết. Nàng được ma Đạm Tiêm báo mộng là phải đến sông Tiền Đường sau này mới hết kiếp đoạn trường. Mụ Tú Bà dỗ dành Kiều ra ở lầu Ngưng Bích; mụ thuê Sở Khanh đánh lừa Kiều, đưa nàng đi trốn. Kiều bị Tú Bà giăng bẫy, mắc lừa Sở Khanh. Thúy Kiều bị Tú Bà đánh đập, ép nàng phải sống cuộc đời ô nhục. Tại lầu xanh, Kiều gặp Thúc Sinh, một khách làng chơi giàu có. Thúc Sinh chuộc Kiều ra lầu xanh và lấy Kiều làm vợ lẽ. Hoạn Thư, vợ cả Thúc Sinh lập mưu bắt cóc Thúy Kiều đưa về Vô Tích để đánh ghen.

Kiều bỏ trốn, nương tựa cửa chùa Giác Duyên... Kiều lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh, bị đẩy vào lầu xanh lần thứ hai. Từ Hải, khách biên đình tìm đến gặp Kiều. Từ Hải chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, cưới nàng làm vợ "Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng". Một năm sau, Từ Hải đã có 10 vạn tinh binh, rạch đôi sơn hà, lập nên một triều đình "Năm năm hùng cứ một phương hải tần". Kiều báo ân báo oán.

Hồ Tôn Hiến tổng đốc trọng thần "xảo quyệt lập kế" chiêu an. Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết chết. Hắn bắt Kiều hầu rượu đánh đàn trong bữa tiệc quan. Hắn ép gả Kiều cho viên thổ quan. Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử. Giác Duyên đã cứu sống Kiều và đưa nàng nương nhờ của Phật.

Sau nửa năm về Liêu Dương... . Kim Trọng trở lại Bắc Kinh, tìm đến vườn Thúy. Kim Trọng kết duyên với Thúy Vân. Kim Trọng và Vương Quan thi đỗ, được bổ đi làm quan. Cả gia đình tìm đến sông Tiền Đường lập đàn giải oan cho Kiều. Bất ngờ vãi Giác Duyên đi qua và cho biết Kiều còn sống, đang tu ở chùa.

Kiều gặp lại cha mẹ, hai em và chàng Kim sau 15 năm trời lưu lạc. Trong bữa tiệc đoàn viên, cả nhà ép Kiều phải lấy Kim Trọng, nhưng rồi hai người đã đem tình vợ chồng đổi thành tình bè bạn:

"Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy".

Bình luận (0)
An Nhiên
4 tháng 10 2017 lúc 18:00

Tham khảo :

Thúy Kiều, nhân vật chính trong Truyện Kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn, có tâm hồn cao thượng. Nhận dịp du xuân, nàng gặp Kim Trọng, một thanh niên hào hoa phong nhã. Hai người yêu nhau và cùng nhau thề nguyền thủy chung. Nhưng tai họa bất ngờ ập đến với Kiều. Gia đình bị nạn. Kiều tự nguyện bán mình chuộc cha. Bị bọn Mã Giám Sinh và Tú Bà đưa vào lầu xanh. Kiều định tự tử để thoát khỏi cảnh ô nhục nhưng không được. Sau lần mắc mưu Sở Khanh đi trốn bị bắt lại, bị đánh đập tàn nhẫn, nàng đành chịu tiếp khách. Ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh – một kẻ giàu có say mê nàng, chuộc nàng về làm vợ lẽ. Nhưng chưa được một năm Kiều lại bị Hoạn Thư, vợ cả của Thúc Sinh, bày mưu bắt về hành hạ. Nàng bị bắt làm con ở hầu rượu gãy đàn mua vui cho vợ chồng ả. Khổ nhục quá, Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư nhưng lại lọt vào một lầu xanh khác. Ở đây, nàng gặp Từ Hải và trở thành vợ người anh hùng này. Phất cờ khởi nghĩa, hùng cứ một phương, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Nhưng cũng chẳng bao lâu, Kiều bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến, nàng khuyên Từ Hải ra hàng phục triều đình, Từ Hải bị phản bội và chết đứng. Kiều bị làm nhục và bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, nàng đã tự tử ở sông Tiền Đường nhưng lại được   sư Giác Duyên cứu sống. Kim Trọng và gia đình Thúy Kiều đi tìm. Sau mười lăm năm trời lưu lạc, Kiều trở lại sum họp với gia đình. Nàng từ chối không chắp nối mối duyên xưa cùng Kim Trọng mà họ trở thành bạn bè để giữ tình cảm cho được trong sáng và đẹp đẽ.

Bình luận (0)
OoO_TNT_OoO
4 tháng 10 2017 lúc 18:03

Thúy Kiều, nhân vật chính trong Truyện Kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn, có tâm hồn cao thượng. Nhân dịp du xuân, nàng gặp Kim Trọng, một thanh niên hào hoa phong nhã. Hai người yêu nhau và cùng nhau thề nguyền thủy chung. Nhưng tai họa bất ngờ ập đến với Kiều. Gia đình bị nạn. Kiều tự nguyện bán mình chuộc cha. Bị bọn Mã Giám Sinh và Tú Bà đưa vào lầu xanh. Kiều định tự tử để thoát khỏi cảnh ô nhục nhưng không được. Sau lần mắc mưu Sở Khanh đi trốn bị bắt lại, bị đánh đập tàn nhẫn, nàng đành chịu tiếp khách. Ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh – một kẻ giàu có say mê nàng, chuộc nàng về làm vợ lẽ. Nhưng chưa được một năm Kiều lại bị Hoạn Thư, vợ cả của Thúc Sinh, bày mưu bắt về hành hạ. Nàng bị bắt làm con ở hầu rượu gảy đàn mua vui cho vợ chồng ả. Khổ nhục quá, Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư nhưng lại lọt vào một lầu xanh khác. Ở đây, nàng gặp Từ Hải và trở thành vợ người anh hùng này. Phất cờ khởi nghĩa, hùng cứ một phương, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Nhưng cũng chẳng bao lâu, Kiều bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến, nàng khuyên Từ Hải ra hàng phục triều đình, Từ Hải bị phản bội và chết đứng.

Kiều bị làm nhục và bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, nàng đã tự tử ở sông Tiền Đường nhưng lại được sư Giác Duyên cứu sống. Kim Trọng và gia đình Thúy Kiều đi tìm.

Sau mười lăm năm trời lưu lạc, Kiều trở lại sum họp với gia đình. Nàng từ chối không chắp nối mối duyên xưa cùng Kim Trọng mà họ trở thành bạn bè để giữ tình cảm cho được trong sáng và đẹp đẽ.

MÌNH KHÔNG BIẾT LÀ NÓ ĐÚNG HAY SAI ẤY NHA !!!

Bình luận (0)
Taehyng Kim
Xem chi tiết
Hồ Hà Thi Quân
19 tháng 12 2017 lúc 14:12

6. Cây hô hấp suốt ngày đêm . Tất cả các bộ phận của cây đều tham gia hô hấp

Bình luận (0)
Hồ Hà Thi Quân
19 tháng 12 2017 lúc 14:14

2. - Rễ của cây có hai chức năng: hấp thụ chất dinh dưỡng và bám xuống lòng đất đễ cây đứng vững. Rễ hấp thụ nước, chất dinh dưỡng và chất khoáng như đồng, sắt, kẽm, mangan, v.v. để cây tăng trưởng.

Các miền của rễ :

- miền trưởng thành

- miền hút

- miền chóp rễ

- miền sinh trưởng

Các chức năng của từng miền :

- miền trưởng thành : dẫn truyền

- miền hút : hấp thụ nước và muối khoáng

- miền chóp rễ : che chở cho đầu rễ

- miền sinh trưởng : giúp cho rễ dài ra

Bình luận (0)
Hồ Hà Thi Quân
19 tháng 12 2017 lúc 14:15

Câu 2:

Thân cây gồm các bộ phận sau: Thân chính, cành , chồi ngọn và chồi nách. Chồi nách có 2 loại : chồi lá và chồi hoa.

Thân cây có nhiệm vụ vận chuyển dưỡng chất từ rễ cây lên nhánh, lá.

Bình luận (0)
Nguyen thi thuy tien
Xem chi tiết
PHẠM BÙI MỸ LINH
18 tháng 6 2020 lúc 21:48

Số lượng bút mực là: [240 : (7 - 3)] . 7 = 420 (cây)

Số lượng bút chì là: [240 : (7 - 3)] . 3 = 180 (cây)

Đáp số: 420 cây bút mực, 180 cây bút chì.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyen thi thuy tien
19 tháng 6 2020 lúc 18:39

Cam on cam ban

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa