Chứng minh lão hạc là người rất nhân hậu và giàu lòng tự trọng
giúp mk vs ạ. mai mk hc r
bài 1. tìm ý CM lão hạc là người nông dân nhân hậu, giàu thương yêu
bài 2. tìm ý CM lão hạc là người nông dân giàu lòng tự trọng
Bài 1:
Nhân vật lão Hạc trích trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một ông lão nông dân giàu lòng nhân hậu. Vợ mất sớm, lão chỉ còn lại 1 người con trai, một con chó vàng và một mảnh vườn nhỏ. Do không đủ tiền cưới vợ cho con, người con trai lão phẫn chí, bỏ đi làm đồn điền cao su. Còn lại mình lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó, ông Lão yêu thương chăm sóc nó như một thành viên trong gia đình (âu yếm gọi nó là "cậu Vàng"; cho nó ăn trong bát như của nhà giàu; Lão Hạc cứ ăn một miếng thì lại gắp cho nó một miếng; rồi tắm rửa, bắt rận cho nó; mắng yêu nó...). Khi hoàn cảnh quá khó khăn, lão bị ốm một trận dài làm sức khỏe giảm sút, bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào thuốc men, lão không kiếm được việc làm, bao nhiêu việc nhẹ đàn bà con gái trong làng tranh nhau làm hết, đắn đo mãi, Lão Hã buộc lòng phải bán cậu Vàng mặc dù vô cùng đau khổ, thương xót nó vì lão đã quá nặng lòng yêu thương nó, nhất là lão đã tự dằn vặt, tự trách mình, day dứt, ấn hận tự cho là mình đã lừa một con chó (gọi nó về ăn cơm để cho thằng Mục, thằng Xiên đến bắt nó đi giết thịt) và lão khóc vô cùng đau khổ: "Những nếp nhăn xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra". Nói tóm lại, lão Hạc tuy chỉ là một lão nông dân nghèo khổ, hiền lành chất phác song ở lão có một tấm lòng nhân hậu đáng quý. Tình cảm của lão dành cho con chó Vàng khiến cho người đọc phải xúc động tận đáy lòng. Bài 2:Dù nghèo khổ nhưng lão Hạc chảng bao giờ phiền lụy đến ai. Ông giáo thương cảm muốn ngấm ngầm giúp đỡ thì “lão từ chối tất cả. Từ chối đến mức gần như là hách dịch”. Phải chăng lão hiểu nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của người khác, Lão đã từng nói với ông giáo “Để phiền cho hàng xóm, chết không nắm mắt được”. Ngay đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại nhờ bà con làm ma cho. Cái chết của lão chính là câu trả lời cho ai đó chỉ thấy vẻ bề ngoài “gàn dở bần tiện”, lão đã sống với chết đi với ý thức tự trọng lớn lao.Nhân vật lão Hạc trích trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một ông lão nông dân giàu lòng nhân hậu. Vợ mất sớm, lão chỉ còn lại 1 người con trai, một con chó vàng và một mảnh vườn nhỏ. Do không đủ tiền cưới vợ cho con, người con trai lão phẫn chí, bỏ đi làm đồn điền cao su. Còn lại mình lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó, ông Lão yêu thương chăm sóc nó như một thành viên trong gia đình (âu yếm gọi nó là "cậu Vàng"; cho nó ăn trong bát như của nhà giàu; Lão Hạc cứ ăn một miếng thì lại gắp cho nó một miếng; rồi tắm rửa, bắt rận cho nó; mắng yêu nó...). Khi hoàn cảnh quá khó khăn, lão bị ốm một trận dài làm sức khỏe giảm sút, bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào thuốc men, lão không kiếm được việc làm, bao nhiêu việc nhẹ đàn bà con gái trong làng tranh nhau làm hết, đắn đo mãi, Lão Hã buộc lòng phải bán cậu Vàng mặc dù vô cùng đau khổ, thương xót nó vì lão đã quá nặng lòng yêu thương nó, nhất là lão đã tự dằn vặt, tự trách mình, day dứt, ấn hận tự cho là mình đã lừa một con chó (gọi nó về ăn cơm để cho thằng Mục, thằng Xiên đến bắt nó đi giết thịt) và lão khóc vô cùng đau khổ: "Những nếp nhăn xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra". Nói tóm lại, lão Hạc tuy chỉ là một lão nông dân nghèo khổ, hiền lành chất phác song ở lão có một tấm lòng nhân hậu đáng quý. Tình cảm của lão dành cho con chó Vàng khiến cho người đọc phải xúc động tận đáy lòng.
2.
Nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một nhân vật có nhiều đặc điểm đáng quý, đáng trân trọng. Từ lão Hạc, người nông dân Việt Nam có quyền tự hào về tâm hồn và phẩm cách của mình. Dựng lên nhân vật này, nhà văn Nam cao đã khẳng định một quan điểm giàu tính nhân đạo sâu sắc.
Đọc văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao có ý kiến cho rằng: “ Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu thương con”. Em hãy chứng minh nhận xét trên.
(1) Trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao, ta thấy nhân vật lão Hạc là một người nông dân nghèo sống trong xã hội xưa nhưng lại có tấm lòng lương thiện và tình yêu thương con sâu sắc.(2) Tình cảm của lão đc thể hiện qua việc khi con ko lấy đc vợ vì nhà gái thách cưới cao , lão khuyên con và ko cho con bán vườn khi con đòi bán và nếu bán thì tương lai con sẽ ra sao.(3) Mặc dù biết con vẫn yêu thầm con kia thì lão cũng chỉ biết thương con và đau đớn trong thầm lặng.(4) Kể cả khi con phẫn chí đi đồn điền cao su, lão chới với với nỗi đau mất con cùng 3 đồng bạc nặng trĩu trên tay , lão nghẹo ngào khóc : “ Thẻ nó ng ta dữ, hình nó ng ta chụp, giờ nó là ng của ng ta chứ ko còn là con tôi nữa”.(5) Với tình yêu thương con nên lão luôn dằn vặt, mặc cảm, đau đớn vì ko lo nổi cho con và vì ko làm tròn bổn phận ng cha.(6) Dù con lão đi đồn điền cao su, lão luônđếm tường ngày con xa vắn và trong đầu luôn thườn trực hình ảnh con.(7) Lão khắc khoải mong con trở về và mơ ước một ngyà đc xum họp.(8) Lão quyết giữ mảnh vườn cho con mặc dù khi bị đặt vào tình thế nghiệt ngã nhưung lão vẫn ko ăn phạm và tiền của con mà con chọn cái chết để bảo toàn nó.(9) Từ đó cho ta thấy hình ảnh một ng cha yêu con thật thiêng liêng và đằm thắm của Lão Hạc dành cho con đáng kính biết bao.
Lão Hạc mang một tấm lòng tự trọng cao cả. Lão tự trọng từ với một con chó, với con trai lão, với bà con hàng xóm, với ông giáo và với cả chính bản thân mình.Khi bán con chó, lão đau khổ, vì lão “bằng này tuổi đầu mà còn trót lừa một con chó”. Lão nhớ ánh mắt của cậu Vàng, mà theo như lời lão là một ánh mắt đầy trách móc, mắng lão tệ hại: “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão thế mà lão đối xử với tôi thế này à?”. Ánh nhìn đó làm lão ám ảnh và day dứt không nguôi. Lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão lại chuẩn bị sẵn tiền làm ma cho bản thân, gửi ông giáo, để khi lão có việc thì ông giáo đưa ra, coi như là của lão có chút ít, còn lại thì nhờ bà con hàng xóm cả. Lão làm vậy để không phiền lụy tới ai. Từ đó, lão bòn vườn, mò cua,ốc, trai ăn để sống qua ngày, thà chết chứ không chịu mắc nợ ai. Có lẽ hành động bán cậu Vàng của lão chính là bước chuẩn bị cho cái chết của lão. Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt cho nhà khác – một lý do làm Binh Tư tự nghĩ lão giả bộ hiền lành thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã “khóc vì trót lừa một con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”.Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tử tự, để giữ vẹn nguyên tấm lòng trong sáng của lão. Lão ăn bả chó, lão chết như một con chó, vật vã, quằn quại trong đau đớn, để chuộc tội với cậu Vàng. Lão ăn bả chó cũng là để không bị cuộc sống dồn đẩy, bị tha hóa biến chất như Binh Tư, hay Chí Phèo… Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão sống mà phải dựa vào tiền của con thì thà lão chết con hơn. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng – lòng tự trọng của lão nông nghèo nhưng trong sạch. Lão chọn “chết trong còn hơn sống đục” khi bị dồn vào đường cùng.
Viết đoạn văn 8-10 dòng, lão hạc là người rất giàu lòng tự trọng và là 1 người cha hết lòng yêu thương con😉😉
tham khảo:
Nhân vật lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc bao nỗi xót thương về một con người dù sống trong hoàn cảnh nghèo khó, túng quẫn nhưng vẫn giữ tấm lòng trong sạch đáng quý. Ông là một lão nông nghèo khổ, tài sản của ông chỉ có ba sào vườn, một túp lều và một con chó vàng. Hoàn cảnh của ông thật bất hạnh, vợ mất sớm từ lâu, một mình ông “gà trống nuôi con” nhưng vì không đủ tiền cưới vợ cho con nên con trai ông phẫn uất bỏ đi đồn điền cao su biền biệt. Đó là nỗi đau khiến ông luôn day dứt khi không thể lo cho con cuộc sống đầy đủ. Do đó, từ ngày con đi, lão tích cóp dành dụm và cố gắng giữ trọn mảnh vườn để khi về con trai có tiền lấy vợ. Vắng con, ông chỉ có cậu Vàng làm bạn, ông coi nó như người bạn thân thiết, như con cháu của mình. Ông trò chuyện, mắng yêu nó, nói với nó như nói với một đứa bé. Nhưng trận ốm yếu kéo dài cùng trận bão to đã khiến cuộc sống của ông càng lúc khó khăn. Lão không nuôi nổi nó nữa và sợ phải tiêu lạm vào số tiền dành dụm cho con. Đó là nỗi đau đớn của lão. Bởi vậy lão cứ đắn đo, do dự mãi khi quyết định bán chó, lão khóc mà “đôi mắt ầng ậc nước”. Cả đời sống trung thực, lương thiện mà giờ đây ông phải lừa dối, ông thấy lương tâm đau nhói khi nhìn ra trong đôi mắt con chó bất ngờ bị trói có cái nhìn trách móc. Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Nam Cao đã diễn tả được nỗi khổ tâm, dằn vặt, niềm xót thương của lão Hạc với cậu Vàng lên đến tột độ. Phải là người có trái tim vô cùng nhân hậu thì con người mới có tâm trạng đau đớn đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con chó đến mức như vậy, Cũng chính bởi sự hối hận đó, lão đã chọn cho mình cái kết cái kết bi thảm: ăn một liều bả chó để tự tử, đó là cái chết dữ dội và thê thảm. Lão có quyền chọn cho mình cách kết thúc nhẹ nhàng hơn thế nhưng lão đã chọn cách đau đớn này, phải chăng vì những dằn vặt khi lão lừa bán cậu Vàng. Câu chuyện khép lại nhưng mở ra trong lòng người đọc bao nỗi xót thương. Trong cảnh đời nghèo khó, bất hạnh ấy ta lại thấy lấp lánh những nét đẹp trong nhân cách lão Hạc: một người cha hết lòng vì con, sẵn sàng chấp nhận cái chết để hi sinh cho con; một người nông dân dù đến bước đường cùng vẫn giữ trọn nhân cách của mình “chết trong còn hơn sống đục”.
THAM KHẢO:
Nhân vật lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc bao nỗi xót thương về một con người dù sống trong hoàn cảnh nghèo khó, túng quẫn nhưng vẫn giữ tấm lòng trong sạch đáng quý. Ông là một lão nông nghèo khổ, tài sản của ông chỉ có ba sào vườn, một túp lều và một con chó vàng. Hoàn cảnh của ông thật bất hạnh, vợ mất sớm từ lâu, một mình ông “gà trống nuôi con” nhưng vì không đủ tiền cưới vợ cho con nên con trai ông phẫn uất bỏ đi đồn điền cao su biền biệt. Đó là nỗi đau khiến ông luôn day dứt khi không thể lo cho con cuộc sống đầy đủ. Do đó, từ ngày con đi, lão tích cóp dành dụm và cố gắng giữ trọn mảnh vườn để khi về con trai có tiền lấy vợ. Vắng con, ông chỉ có cậu Vàng làm bạn, ông coi nó như người bạn thân thiết, như con cháu của mình. Ông trò chuyện, mắng yêu nó, nói với nó như nói với một đứa bé. Nhưng trận ốm yếu kéo dài cùng trận bão to đã khiến cuộc sống của ông càng lúc khó khăn. Lão không nuôi nổi nó nữa và sợ phải tiêu lạm vào số tiền dành dụm cho con. Đó là nỗi đau đớn của lão. Bởi vậy lão cứ đắn đo, do dự mãi khi quyết định bán chó, lão khóc mà “đôi mắt ầng ậc nước”. Cả đời sống trung thực, lương thiện mà giờ đây ông phải lừa dối, ông thấy lương tâm đau nhói khi nhìn ra trong đôi mắt con chó bất ngờ bị trói có cái nhìn trách móc. Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Nam Cao đã diễn tả được nỗi khổ tâm, dằn vặt, niềm xót thương của lão Hạc với cậu Vàng lên đến tột độ. Phải là người có trái tim vô cùng nhân hậu thì con người mới có tâm trạng đau đớn đến thế, mới cảm thấy có lỗi với một con chó đến mức như vậy, Cũng chính bởi sự hối hận đó, lão đã chọn cho mình cái kết cái kết bi thảm: ăn một liều bả chó để tự tử, đó là cái chết dữ dội và thê thảm. Lão có quyền chọn cho mình cách kết thúc nhẹ nhàng hơn thế nhưng lão đã chọn cách đau đớn này, phải chăng vì những dằn vặt khi lão lừa bán cậu Vàng. Câu chuyện khép lại nhưng mở ra trong lòng người đọc bao nỗi xót thương. Trong cảnh đời nghèo khó, bất hạnh ấy ta lại thấy lấp lánh những nét đẹp trong nhân cách lão Hạc: một người cha hết lòng vì con, sẵn sàng chấp nhận cái chết để hi sinh cho con; một người nông dân dù đến bước đường cùng vẫn giữ trọn nhân cách của mình “chết trong còn hơn sống đục”.
(1) Trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao, ta thấy nhân vật lão Hạc là một người nông dân nghèo sống trong xã hội xưa nhưng lại có tấm lòng lương thiện và tình yêu thương con sâu sắc.(2) Tình cảm của lão đc thể hiện qua việc khi con ko lấy đc vợ vì nhà gái thách cưới cao , lão khuyên con và ko cho con bán vườn khi con đòi bán và nếu bán thì tương lai con sẽ ra sao.(3) Mặc dù biết con vẫn yêu thầm con kia thì lão cũng chỉ biết thương con và đau đớn trong thầm lặng.(4) Kể cả khi con phẫn chí đi đồn điền cao su, lão chới với với nỗi đau mất con cùng 3 đồng bạc nặng trĩu trên tay , lão nghẹo ngào khóc : “ Thẻ nó ng ta dữ, hình nó ng ta chụp, giờ nó là ng của ng ta chứ ko còn là con tôi nữa”.(5) Với tình yêu thương con nên lão luôn dằn vặt, mặc cảm, đau đớn vì ko lo nổi cho con và vì ko làm tròn bổn phận ng cha.(6) Dù con lão đi đồn điền cao su, lão luônđếm tường ngày con xa vắn và trong đầu luôn thườn trực hình ảnh con.(7) Lão khắc khoải mong con trở về và mơ ước một ngyà đc xum họp.(8) Lão quyết giữ mảnh vườn cho con mặc dù khi bị đặt vào tình thế nghiệt ngã nhưung lão vẫn ko ăn phạm và tiền của con mà con chọn cái chết để bảo toàn nó.(9) Từ đó cho ta thấy hình ảnh một ng cha yêu con thật thiêng liêng và đằm thắm của Lão Hạc dành cho con đáng kính biết bao.
tìm ý cho đề văn:
Cho câu chủ đề: "Lão Hạc là người nông dân nhân hậu và giàu lòng tự trọng". Bằng 1 đoạn văn từ 10 đến 15 câu. Em hãy làm rõ nhận định trên.
Nhân vật lão Hạc trích trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một ông lão nông dân giàu lòng nhân hậu. Vợ mất sớm, lão chỉ còn lại 1 người con trai, một con chó vàng và một mảnh vườn nhỏ. Do không đủ tiền cưới vợ cho con, người con trai lão phẫn chí, bỏ đi làm đồn điền cao su. Còn lại mình lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó, ông Lão yêu thương chăm sóc nó như một thành viên trong gia đình (âu yếm gọi nó là "cậu Vàng"; cho nó ăn trong bát như của nhà giàu; Lão Hạc cứ ăn một miếng thì lại gắp cho nó một miếng; rồi tắm rửa, bắt rận cho nó; mắng yêu nó...). Khi hoàn cảnh quá khó khăn, lão bị ốm một trận dài làm sức khỏe giảm sút, bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào thuốc men, lão không kiếm được việc làm, bao nhiêu việc nhẹ đàn bà con gái trong làng tranh nhau làm hết, đắn đo mãi, Lão Hã buộc lòng phải bán cậu Vàng mặc dù vô cùng đau khổ, thương xót nó vì lão đã quá nặng lòng yêu thương nó, nhất là lão đã tự dằn vặt, tự trách mình, day dứt, ấn hận tự cho là mình đã lừa một con chó (gọi nó về ăn cơm để cho thằng Mục, thằng Xiên đến bắt nó đi giết thịt) và lão khóc vô cùng đau khổ: "Những nếp nhăn xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra
Mk chỉ lm đk dàn ý thui bn tham khảo nhé!
Lão Hạc là người nhân hâụ , giàu tình thương , sống có ân nghĩa, thủy chung, chân thực
-“…nó làm như trách tôi…lão già tệ lắm…tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó…”
nhân hâụ, ân nghĩa, giàu tình thương
miêu tả tâm lí nhân vật :
+phân vân,không muốn bán
+tâm trạng đau đớn, xót xa,
+day dứt, ân hận
Đó là phẩm chất tốt đẹp của lão Hạc - một người dân nghèo Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Trước khi bán chó: “Có lẽ tôi bán con chó đấy …”
phân vân, không muốn bán
miêu tả ngoại hình sinh động
Trong lời kể, phân trần của Lão Hạc có những câu: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng…nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng
- Đó là những câu nói đượm màu triết lí dân gian dung dị nhưng khát khao cuộc sống tốt đẹp của những người dân nghèo, từng trải
- Vì túng quẫn không thể giữ chó lại, bán để không dùng vào tiền để dành cho con -> Thương con sâu sắc là người nhân hâụ , giàu tình thương , sống có ân nghĩa, thủy chung, chân thực.
Hay thì k mk nhak
Thanks <3
cho câu chủ đề "Lão hạc là một người giàu lòng tự trọng và có tình yêu thương con sâu nặng".Hãy viết tiếp 11 câu đề"Lão hạc là một người giàu lòng tự trọng và có tình yêu thương con sâu nặng".Hãy viết tiếp khoảng 11 câu để hoàn chỉnh đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch làm rõ câu chủ đề trên.Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một tình thái từ.Gạch chân và chú thích câu ghép với tình thái từ đó.
Câu 3 ; Hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 – 12 câu có sử dụng trợ từ , thán từ chứng minh Lão Hạc là một người nhân hâu, lương thiện và giàu lòng tự trọng ? Gạch chân và chú thích rõ trợ từ, thán từ sử dụng trong đoạn văn (5,0 điểm).
Em tham khảo:
Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là(Trợ từ) người nông đân nghèo khổ, bất hạnh nhưng giàu lòng tự trọng. Với nhân vật cùng tên với tác phẩm thì tác giả đã xây dựng nên một '' lão hạc - người giàu lòng tự trọng ''. Tại sao lại có ý kiến như vậy và nó có ý nghĩa như thế nào? Lão Hạc là người giàu lòng tự trọng ở nhiều phương diện về mặt vật chất, tinh thần. Từ việc lão đã bán đi Cậu Vàng - con chó cùng chung sống với lão bao năm nay trong khi con trai lão đi phu đồn điền. Chao ôi!(Thán từ) Đó là con chó mà lão rất thương và xem như là con của mình nhưng vì không muốn sài đất mà vợ lão tậu cho con trai nên lão đành bán con chó. Ngoài ra, lão đã từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo bởi lão không muốn làm phiền đến vợ chồng ông giáo. Hơn thế nữa, lão Hạc đã tính toán rất chỉnh chu cho việc làm ma sau này cho mình, nhờ ông giáo giữ hộ số tiền khi nào lão chết thì lấy để lo hậu sự chứ không muốn phiền đến bà con trong làng. Qua từng chi tiết đó, ta có thể nhận thấy Lão Hạc rất giàu lòng tự trọng.
nỗi đau đớn và vẻ đẹp của người nông dân trước cách mang tháng 8 qua hình tượng nhân vật chị Dậu trong tác phẩm "Tắt đèn"(Ngô Tất Tố) và lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
hướng dẫn làm bài:
A. Mở bài:
Gới thiệu nhân vật chị Dậu với tác phẩm tắt đèn của Ngô Tất Tố và nhân vật lão Hạc với tác phẩm lão Hạc của Nam Cao
B. Thân bài:
- phân tích số phận của chị Dậu và lão Hạc để thấy được nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần của họ (nêu dẫn chứng)
- phân tích những phẩm chất làm nên vẻ đẹp của người nông dân: lão Hạc đôn hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực yêu thương con. Chị Dậu thông minh, đảm đang, tháo vát, yêu thương chồng con,...(nêu dẫn chứng)
- khái quát: về chị dậu và lão Hạc chính là hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng tám, họ bị xã hội phong kiến bần cùng hóa, đau đớn về thể xác lẫn tinh thần... nhưng tâm hồn họ vẫn trong sáng, thủy chung, giàu lòng tự trọng,....Đoa là nét đẹp ngàn đời của người nông dân Việt Nam...
C. Kết bài:
- suy nghĩ về ssoa phận người nông dân trước cách mạng tháng 8.
-liên hệ hình ảnh người nông dân ngày nay
Viết một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu chứng minh ý kiến sau: "Lão Hạc tuy nghèo khổ nhưng rất giàu tình yêu thương và lòng tự trọng". Trong đoạn văn có sử dụng trợ từ. Gạch chân dưới trợ từ
(Mình cần gấp ạ!)